1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bản chất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?

26 120 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 57,38 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bản chất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bản chất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bản chất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bản chất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bản chất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 6

I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6

1 Khái niệm tư tưởng 6

2 Khái niệm TTHCM 6

II CƠ SỞ HÌNH THÀNH TTHCM 7

1 Cơ sở khách quan 7

1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành TTHCM 7

1.2 Những tiền đề tư tưởng - lí luận 13

2 Nhân tố chủ quan 18

3 Đánh giá cơ sở hình thành TTHCM 19

III NGUỒN GỐC QUYẾT ĐỊNH BẢN CHẤT CÁCH MẠNG VÀ KHOA HỌC CỦA TTHCM 19

1 Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa 19

2 Quá trình tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh: từ những nhận thức ban đầu đi lên nhận thức lí tính 20

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại" 22

4. Sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam 24

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Dân tộc Việt Nam ta đã từng trải qua biết bao trận đổ máu, áp bức bóc lột tàn

ác của thế lực kẻ thù, giặc ngoại xâm Đã từng bao người anh hùng đứng lên lãnh đạo,tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị, nhưng đều thất bại ViệtNam lúc bấy giờ tưởng chừng mãi mãi chỉ là thuộc địa, nô lệ khi bao giờ “ngoi ngóc”khỏi bọn thực dân phong kiến Thế rồi chúng ta đã được sống trong hoà bình, đượcđộc lập tự do như ngày hôm nay, thật tự hào khi nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - vịlãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã có công lao vô cùng to lớn Người đã vạch ra conđường đúng đắn, Người không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dântộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đềtrọng yếu nhất của Cách mạng nước ta Chính đường lối Cách mạng độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tácdụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta

Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã hoàn thành sựnghiệp Cách mạng dân tộc, dân chủ Đảng cộng sản Việt Nam, từ đại hội đại biểu toànquốc lần thứ II (1951) đã luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lốichính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách, Hồ Chí Minh đối với cáchmạng Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới, nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thế vàlực được nâng cao Tuy nhiên những thành tựu đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng Chính vì thế, toàn Đảng, toàn dân cần tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc,vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn kiên định mụctiêu độc lập dân tộc gắn liền dựng nước và giữ nước, thực hiện chính sách đối ngoạihoà bình, tự chủ, hợp tác và phát triển, góp phần hình thành một trật tự thế giới mớicông bằng và bình đẳng

Để có thể vận dụng đúng đắn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới vàphát triển đất nước thì chúng ta cần phải hiểu rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và cơ sởhình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Và nguồn gốc nào quyết định bảnchất Cách mạng và Khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh?

Trang 3

NỘI DUNG

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TTHCM

1 Các khái niệm cơ bản

I.1 Khái niệm tư tưởng

Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của conngười với thế giới chung quanh Là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luậnđiểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận)nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hìnhthành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn nhất định vàtrở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực

I.2 Khái niệm TTHCM

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về

những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhândân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triểnchủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoadân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóngcon người

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giànhthắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta Tư tưởng Hồ Chí Minhkhông phải là một tập hợp đơn giản những ý tưởng, những suy nghĩ cụ thể của Hồ ChíMinh trong những hoàn cảnh cụ thể, mà là một hệ thống những quan điểm, quan niệm

về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Lênin

Mác-Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyềnthống văn hoá, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hoá nhânloại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Trang 4

hệ đối ngoại Người An Nam sống ở nước ngoài sẽ đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp,

từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở toàn Việt Nam

+ Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương.Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng

bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế

độ thống trị khác nhau Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giaicấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế Nhân dân tamất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực

+ Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lầnthứ nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy ViệtNam là trọng điểm

Tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su, càphê, chè ) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sắt, thiếc, vàng ) để thu lợi nhuậnnhiều và nhanh Tư bản Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt,phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương Ngân hàng ĐôngDương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuếthân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi

Kết quả là nền kinh tế nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bảnchủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp

+ Về văn hoá, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ hệthống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế Pháp mở nhà

tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờbạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc

Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ

Trang 5

bên ngoài.

- Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt:

+ Sự thay đối tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam:

Giai cấp địa chủ, đa số là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, căm ghét,vừa có tinh thần dân tộc chống Pháp, số đại địa chủ, tay sai, chỗ dựa của thực dânPháp là đối tượng của cách mạng

Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóclột, cuộc sống cực khổ nên rất tích cực chống đế quốc và phong kiến

Tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinhviên phát triển khá nhanh Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nênhăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai củathực dân Pháp Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở thành taysai của chúng Bộ phận tư sản còn lại, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn

ép nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhấtcủa thực dân Pháp (1897 - 1914) và phát triển khá nhanh Năm 1914 khoảng 10 vạn,đến năm 1929 tăng lên 22 vạn Giai cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng ít, ra đờimuộn so với công nhân nhiều nước nhưng mang đầy đủ đặc điểm chung của giai cấpcông nhân quốc tế là có tính chất tiên tiến, triệt để cách mạng, tính kỷ luật và tính chấtquốc tế, cùng với được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin

=> Trở thành lực lượng các mạng độc lập, có tư duy tiến bộ

=> Trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng sau này

Trong xã hội Việt Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản Mâu thuẫn cơ bản thứnhất đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam vớithực dân Pháp Mâu thuẫn cơ bản thứ hai giữa nhân dân Việt Nam, đa số là nông dânvới địa chủ phong kiến

Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi đồng thời giải quyết Độclập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam nhưngđộc lập dân tộc là yêu cầu cơ bản, chủ yếu nhất vì phản ánh nguyện vọng bức thiết của

cả dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dấy lên mạnh mẽ nhưng đều thất bại

Trang 6

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:

Tiêu biểu nhất là phong trào cần Vương do vua Hàm Nghi phát động Phongtrào cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa

vũ trang

Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo(1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng tổ chức(1885 - 1886); cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu (1885 -1892) Kéo dài và quyết liệt nhất là phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng HoaThám lãnh đạo (1884 - 1913)

Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đó tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước, ý chíbất khuất chống xâm lược của dân tộc ta và làm cho thực dân Pháp tổn thất nặng nề,không ổn định thống trị hàng chục năm trời

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước theo khuynhhướng phong kiến do thiếu đường lối đúng đắn Giai cấp phong kiến đã không đủ sứclãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam đi đến thành công

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

Đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng các cuộc cách mạng tư sản bên ngoài, phongtrào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi theo hai khuynh hướng chính:

Khuynh hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo Ông tổ chứcphong trào Đông Du (1906 - 1908) chủ trương nhờ Nhật Bản giúp đỡ Phong trào duhọc diễn ra gần hai năm, Pháp - Nhật Bản thoả hiệp trục xuất Phan Bội Châu và du họcsinh Việt Nam Phong trào Đông Du thất bại

Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội Châu vềTrung Quốc thành lập Việt Nam Quang phục Hội, chủ trương vũ trang chống Pháp ởtrong nước, khôi phục độc lập dân tộc

Khuynh hướng cải cách dân chủ do Phan Châu Trinh (1782 - 1926) tổ chức.Những năm 1906 - 1908, ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao dân trí, cổ vũ tinhthần, cải thiện đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo động, công khai khai hoá cảicách, chấn hưng văn hóa, công nghệ, chống mê tín dị đoan

Các phong trào khác như phong trào dạy học theo lối mới ở Trường Đông KinhNghĩa Thục, Hà Nội (1907); phong trào biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ (1908);phong trào đấu tranh của Đảng Lập Hiến (1923), Đảng Thanh Niên (1926) Mạnh mẽ

Trang 7

nhất là phong trào của Việt Nam quốc dân Đảng (1929- 1930).

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phản ánh tinh thầndân tộc của một bộ phận trí thức, tư sản Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại Nguyênnhân thất bại chính là do thiếu đường lối đúng đắn Địa vị kinh tế, chính trị non yếucủa giai cấp tư sản Việt Nam đã không đủ sức lãnh đạo cách mạng

Kết quả, các cuộc kháng chiến của ta đều bị dập tắt trong bể máu, các cuộckháng chiến thất bại chủ yếu do kháng chiến nổ ra còn mang tính tự phát, thiếu đườnglối đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo

Đây là thời kì Việt Nam chìm trong khủng hoảng, không có đường lối cứunước, nhân dân bị áp bức bóc lột một cách nặng nề, triều đình nhà Nguyễn nhu nhượcđầu hàng Pháp

Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành với hai bàn taytrắng quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc

Bối cảnh thời đại

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, trở thành kẻ thù

chung của dân tộc thuộc địa và giai cấp công nhân thế giới

+ Xuất hiện nhiều mâu thuẫn:

 Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa gaygắt dẫn đến các cuộc chiến tranh để phân chia thuộc địa

 Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc; giữa giai cấp tư sản vớinhân dân lao động giữa các nước tư bản

 Mâu thuẫn trên đã dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.+ Các nước đế quốc luôn mâu thuẫn gay gắt với nhau

 Các cường quốc đế quốc đấu tranh với nhau để phân chia và phân chialại lãnh thổ thế giới

 Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triểnmạnh

Trang 8

 Đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, các nước đế quốc đã hoàn thành phânchia lãnh thổ thế giới và bước vào đấu tranh gay gắt để phân chia lại

 Cụ thể: Năm 1914: 6 đế quốc gồm Anh, Nga, Pháp, Đức, Mĩ, Nhậtchiếm 65 triệu Km2 thuộc địa với 523,4 triệu dân Số dân thuộc địa Anh gấp 12 lầnthuộc địa Nga, bằng 7 lần của Pháp Pháp nhiều hơn số dân thuộc địa của 3 nước Đức,

Mĩ, Nhật cộng lại

 Các cường quốc đấu tranh để phân chia lại lãnh thổ thế giới

- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga mở ra thời đại cách mạng chống đếquốc, giải phóng dân tộc

Cách mạng Tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhànước Nga Xô viết Cách mạng Tháng Mười nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917(theo lịch Julius), do Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo

Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2/11/1917 (theo lịch Nga cũ),Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga,tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với cácvấn đề dân tộc, khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc

có quyền tự quyết

+ Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc

+ Quyền của các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do

+ Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc.+ Các dân tộc thiểu số và các nhóm dân chúng sống trên lãnh thổ Nga được pháttriển tự do

Với những người cộng sản và các phong trào giải phóng dân tộc chịu ảnh hưởngcủa cuộc cách mạng này, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhànước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xâydựng chủ nghĩa xã hội Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trên

Đế quốc Nga khỏi thân phận phụ thuộc, bị chế độ Sa hoàng áp bức, bóc lột Sau cuộccách mạng này, hàng loạt nhà nước của các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga

ra đời Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấutranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nước thuộc địa, mở ra con đườngcải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức

Trang 9

Trên phạm vi thế giới, Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện cóảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX Nó đánh dấu việc ra đời của Nhà nước Liên Xô,một nhà nước ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.Vào thời bấy giờ, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều bị các nước thực dân phươngTây xâm chiếm và biến thành thuộc địa Trong suốt hàng trăm năm, các phong trào đòiđộc lập ở các nước này đều bị dập tắt do trang bị thô sơ, lại không có lực lượng quốc

tế nào ủng hộ Sau khi ra đời, Liên Xô đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất và ngoại giao đểgiúp các nước này giành độc lập Nhiều nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La -tinh vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đến những năm

1970 thì hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây đã bị tan rã sau 300 năm tồn tại

Năm 1927, trong cuốn sách sách giáo khoa lý luận chính trị đầu tiên của cáchmạng Việt Nam - "Đường kách mệnh", nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn ÁiQuốc (1890 - 1969) giới thiệu tính chất và kinh nghiệm những cuộc cách mạng đã diễn

ra trong lịch sử thế giới Đặc biệt, đối với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, ông coi

đó là con đường giải phóng cho dân tộc khỏi ách thực dân:

Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất

Năm mươi năm sau cuộc Cách mạng Tháng Mười, Hồ Chí Minh nhớ lại:

“ Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười”

Với việc Cách mạng Tháng 10 nổ ra và sự thành lập Nhà nước Xô viết, lịch sửthế giới lần đầu tiên xuất hiện một kiểu Nhà nước mới, cùng những chính sách hướngđến lợi ích của người lao động và công bằng xã hội: quyền bình đẳng của phụ nữ, cấmphân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải lao động vô cớ, trợ cấpcho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí Đây là những chính sách

mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa hề có Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước

Xô viết đã tạo ra áp lực khiến các nước tư bản phương Tây tư bản phải tự cải cách, mởrộng các quyền lợi của người lao động và phúc lợi xã hội Ngày nay, nhiều chính sách

Trang 10

của Nhà nước Xô viết đã được các nhà nước hiện đại tiếp thu, trở thành giá trị phổquát ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng muốn dập tắt cuộc Cách mạng.

- Sự ra đời của quốc tế cộng sản gắn kết với phong trào công nhân với phongtrào giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung

+ Quốc tế cộng sản định hướng cho Việt Nam con đường cứu nước giải phóngdân tộc

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin vào phong tràocông nhân và phong trào yêu nước của Việt Nam

+ Quốc tế cộng sản tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cho Nguyễn Ái Quốcnghiên cứu, khảo sát thực tế chủ nghĩa Mác-lênin và vận dụng vào cách mạng ViệtNam

+ Quốc tế cộng sản đào tạo nhiều cán bộ nòng cốt của Đảng, những người nắmgiữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng

2.2 Những tiền đề tư tưởng - lí luận

Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam: Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời

đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam

- Tinh thần yêu nước:

Được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến bền bỉ và liên tục trong hàngnghìn năm dựng nước và giữ nước, nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộcViệt Nam Là tư tưởng, tình cảm cao quý và thiếng liêng nhất, cội nguồn của trí tuệsáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản củadân tộc

- Ý chí quật cường, đấu tranh bất khuất:

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt nam đã bị biết baothế lực luôn nhăm nhe nhòm ngó, nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường bất chấp đứnglên để bảo về độc lập dân tộc, cái giá phải trả cho sự kiên cường này chính bằng máu

và nước mắt của biết bao con người Việt Nam đã ngã xuống, những cuộc khởi nghĩa bịdìm trong bể máu Tuy nhiên ý chí kiên cường bất khuất không chịu áp bức bóc lộtViệt Nam đã tạo động lực mạnh mẽ giúp nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa giành lạichính quyền giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ ngoại xâm

- Tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái

Trang 11

Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thốngđoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc Truyền thống này hìnhthành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệtvới thiên nhiên và giặc ngoại xâm Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng,nghĩa xóm Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình,đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâusống với nhau có tình có nghĩa Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trởthành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà Ngay cảkhi tiếp thu lý luận Mác-Lênin đỉnh cao của trí tuệ nhân loại cũng phải trên nền tảngcủa giá trị truyền thống Người nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sốngvới nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tìnhnghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được…Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở

Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của conngười, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho conngười phát triển Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải,ngay thẳng Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làmgốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân

rõ bạn thù Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn Bất kỳ ai làmđiều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù

- Ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn và thử thách

Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước

và giữ nước Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của HồChí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Nó là cơ sở xuất phát, là động lực,

là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Chủ nghĩa yêunước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâusắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyềnthống văn hóa quý giá Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc,lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệpchống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc

- Thông minh, sáng tạo, khiêm tốn tiếp thu văn hóa nhận loại

Tinh hoa văn hóa nhận loại: Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét

Trang 12

đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, nhân cách, văn hóa Hồ Chí Minh

Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từnhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương Tâytại trường Quốc học Huế Khi bôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt độngcách mạng, vừa học hỏi không ngừng Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu chonền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ Khi tiếpthu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị toàn nhân loại vàvĩnh cửu Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại Người

là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóacủa tương lai

- Tinh hoa văn hóa phương Đông

+ Tư tưởng nho giáo

Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh giáđúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệt khaithác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo Đó

là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp,khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuynhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta

“nên học” Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ratruyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Vềđiểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủtrương ngu dân để dễ cai trị

Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp đểphục vụ cho nhiệm vụ cách mạng

+ Tư tưởng phật giáo

Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái,

độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật

Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như

thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cảchim muông, cây cỏ

Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện

Trang 13

Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân

biệt đẳng cấp

Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất

nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lườibiếng Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấutranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúclâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống củanhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân,chống kẻ thù dân tộc

Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sốngtinh thần dân tộc và nhân dân lao động Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo,gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng

Hồ Chí Minh

+ Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn

Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởngphương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ ChíMinh Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìmhiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “nhữngđiều thích hợp với điều kiện nước ta” Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc -độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trongquốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Là người mác-xít tỉnh táo vàsáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và vănhóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta Chủ nghĩa tam dân(dân tộc, dân quyền, dân sinh) của Tôn Trung Sơn là một học thuyết nằm trong phạmtrù cách mạng tư sản khi phong trào duy tân nổi lên ở Nhật Bản, Trung Quốc và ViệtNam Ở Việt Nam, do ảnh hưởng chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, học thuyếtdân quyền với những nội dung dân sinh, dân trí, dân khí đã được các nhà ái quốc trongphong trào Duy Tân đề xướng Hồ Chí Minh ngưỡng mộ Tôn Dật Tiên không chỉ ởchủ thuyết dân tộc, dân quyền, dân sinh, mà còn tìm hiểu chủ trương "Liên Nga, liêncộng, phù trợ công” này của ông Tôn Dật Tiên đã phê phán đạo đức học của Hán vàTống Nho, đồng thời xây dựng lý tưởng đạo đức thiên hạ vị công

Sự gặp gỡ giữa tư tưởng của Tôn Trung Sơn với Hồ Chí Minh là gặp ở quan

Ngày đăng: 25/03/2021, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w