1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng hồ chí minh

40 5,3K 17
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 15,09 MB

Nội dung

Dé tra lời cho câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh là gì với tinh thần tìm ra một hệ thống quan điểm, quan niệm về con đường cách mạng Việt Nam được xây đựng trên nên tảng của một lý luận khoa

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

ĐÈ TÀI 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các cơ sở

đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

Ƒ` 0 (0857-©GiiẳẳắẳaaaaaiiiiiiaẳđẳáẳảảỶẢ 3

B NỘI DƯNG -. CC QC Q0 SH HH SH HH n HH HH TH kg ha 4

L Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh . - - c- cc c1: 4

1 Khái niệm tư tưởng -c nnnnn SnnSn xy 4

2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - - SE S121 S111 *EEEE S2 4

II Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ¿<< -c< <5<<c<5<c<<<<c-< Ö

1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - - - 5

a Tình hình Việt Nam - ccccẰ c2 22222 sẰ2 5

b Tình hình thế giới - - - - - cc S2 1S S21 S11 SH Y Sky nh nh như chày 7

1.2 Những tiền đề tư tưởng — lý luận - -c-ccS na 8

a Giá tri truyén thong dan t0C ccccceeccceecccecesueecseccesuessuessesaeesaness 8

b Tinh hoa van hoa nhain loạiI . - - 9

c Chu nghia Mac- Lénin ccc cece cence ene nee eeeen ence eeenee eee esessessseeees 1]

2 Nhân tố chủ quan về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh 12 III Nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí

Chủ nghĩa Mác-Lênmn - c2 xe 13

C KET LUẬN - HS HS HH HH HH HH KH vn hệt 17

Trang 2

ĐÈ TÀI 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức Cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức, lỗi sống của sinh

viên hiện nay

ˆÂâ\(0527.\0aiẳiiaa nee a ease see neeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeees 18

B NỘI DỮNG -.-. c-c QC HH SH nh Hy ng ky ky ng xa 19

I Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của người Đảng viên cộng sản 19

1 Trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm phan đầu, suốt đời hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội - - - CỐ S1 ỲSsỲ vs set 19

2 Yêu thương, quý trọng con 1BƯỜI - -< << 20

3 Cần, kiệm liêm, chính, chí CONG VO ẦƯ c2 s* 22

4 Có tinh thần quốc tế, trong sáng - - - ccc S9 Si 24

II Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên, thanh thiếu niên hiện TIAV 25

1 Sự cần thiết của việc xây dựng đạo đức, lối sống đối với sinh viên nói riêng và thanh thiếu niên nói chung - -¿- - cc E112 211 1111 111 1113 r6 25

2 Lối sống của sinh viên, thanh niên hiện nay - ⁄-c << 5552 26

3 Xây dựng đạo đức, lối sống sinh viên hiện nay - cc << c2 28

ĐÈ TÀI 3: Bằng lý luận và thực tiễn, phân tích và chứng mình luận điểm: “cách

mạng giải phóng dân tộc cần được tiễn hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là một sáng tạo lớn của Hỗ

Chí Minh

Trang

B NOI DUNG cece ccc cc cece cece cea e cee ceeeeeeeeseueesaeesceneeesaneeaegensunins 33

1 Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 33

2 Quan điểm của Mác Ăngghen và Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc và cách 1491:3910 /08-:tiBÊNHiiaaầầầadadddddiiiiẳ 35

Trang 3

3 Phân tích và cách mạng luận điểm: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở

chính quốc của Hồ Chí Minh - cc S 1S Ỳ St 36

DE TAI 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các cơ sở

đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

A MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh (1890-1969) là một nhà

cách mạng, danh nhân văn hóa kiệt xuất của

nhân loại, một trong những người đặt nền

móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành

độc lập, toàn vẹn lãnh thô của Việt Nam

Người đã đi xa hơn 40 năm, thế giới có nhiều

biến chuyên to lớn Nhân loại đang sống trong

kỷ nguyên toàn cầu hóa với sự phát triển như

vũ bão của cuộc cách mạng khoa học — công

nghệ và nền kinh tế tri thức Tuy nhiên, tư

thời đại Hồ Chí Minh là một con người vĩ

đại, là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh đũng, viết lên những trang sử vẻ vang nhất Tổ

quốc

Tư tưởng Hồ Chí Minh là đi sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta Mỗi con người Việt Nam phải tiến hành cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong toàn xã hội, phát huy các truyền thống tốt đẹp, các giá trị đạo đức, đầu tranh khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo

Trang 4

đức, lỗi sống, chặn đứng, đây lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn

xã hội khác

Tuy nhiên, để “học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng ta cần hiểu

rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

B NOI DUNG

I.Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Khái niệm tư tưởng

Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là

biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh Trong thuật ngữ “ tư tưởng

Hồ Chí Minh”, khái niệm “ tư tưởng” có ý nghĩa ở tầm khái quát triết học Khái niệm

“tư tưởng” ở đây không phải là ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà

có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí nguyện vọng của gia1 cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực

2.Khái niệm tư tưởng Hỗ Chí Minh

Dé tra lời cho câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh là gì với tinh thần tìm ra một hệ

thống quan điểm, quan niệm về con đường cách mạng Việt Nam được xây đựng trên nên tảng của một lý luận khoa học và cách mạng là chủ nghĩa Mác- Lênin, những năm qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, phát biểu của các lãnh tụ Đảng và Nhà nước, nhiều nhà nghiên cứu trong nước ta, nêu lên những định nghĩa tư tưởng

Hồ Chí Minh

Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề

cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa

Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tỉnh hoa dân tộc và

trí tuệ thời đại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người”.( hội

Trang 5

động trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2003,tr.19)

Nội hàm của khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vẫn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Nó không phải là một tập hợp đơn giản những ý tưởng, suy nghĩ cụ thể của Hồ Chí Minh trong những giai đoạn cụ thể

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm khoa học, vì thế hết sức cô đọng, chặt

chẽ, có nội hàm lý luận cao, có sức sống mãnh liệt và giá trị lý luận, thực tiễn rất to lớn không những với cách mạng Việt Nam mà còn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng con người trên phạm vi toàn thế giới

Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có những tư tưởng chủ yếu: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc; về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về nhân văn, đạo đức

II Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.Cơ sở khách quan

1.1 Bỗi cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hỗ Chí Minh

a, Tình hình Việt Nam

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc

hậu Phong trào yêu nước chống Pháp phát triển mạnh mẽ với các xu hướng khác

nhau và sự bế tắc về đường lối cách mạng

+ Phong trào của các sĩ phu yêu nước theo ý thức hệ thống phong kiến: với tư tưởng tôn quân, chưa tin tưởng vào nhân dân Mục tiêu đánh Pháp để phục hồi chế độ phong kiến Tiêu biêu như Trương Định, Nguyễn Trung Trực ở miền Nam, Phan

Trang 6

Đình Phùng ở miền Trung, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích ở miền Bắc

Sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa về bản chất thê hiện sự bắt lực, sự lỗi thời của tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử

+ Sang đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục nỗi lên mạnh

mẽ và rộng khắp nhưng nhanh chóng thất bại vì đường lối cách mạng không rõ ràng, không huy động được mọi tầng lớp nhân dân, tư tưởng cầu viện nước ngoài, không độc lập tự chủ

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là xã hội thuộc địa nửa phong

kiến với hai mâu thuẫn cơ bản:

+ Một là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai

+ Hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến

Đề giải quyết mâu thuẫn khách quan đó, các phong trào yêu nước đã nỗ ra liên tiếp nhưng đều không thành công Sự thất bại của phong trào yêu nước nói lên sự khủng hoảng về đường lối chính trị ở Việt Nam, do đó, đòi hỏi khách quan của thực tiễn lúc này là phải tìm kiếm một đường lối mới để giải phóng dân tộc Việt Nam Chính lúc đó, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện, Người sớm nhận ra nguyên nhân thất bại của phong trào giải phóng dân tộc là các phong trào giải phóng dân tộc đều không gắn với tiến bộ xã hội Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước,

đó là con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác — Lênin, độc lập dân

tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Quê hương và gia đình Hồ Chí Minh

Nghệ Tĩnh, quê hương người là mãnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh nuôi đưỡng nhiều anh hùng dân

tộc như Mai Thúc Loan (chống nhà Đường, xây thành Vạn An 722), Nguyễn Biễu,

tướng nhà Trần, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Trần Phú; nơi có thành quách, đại vạc, đại huệ do Hồ Quy Ly, Hồ Hán Thương xây dựng, có di tích thành Lục Niên do Lê Lợi xây dựng

Là nơi con người hiếu học: sự học như một nghề luôn được quan tâm, lo lắng, hãnh diện, tự hào, luôn hướng tới sự thành đạt bằng nghề đèn sách, khoa bảng.Nơi

Trang 7

sinh đại thi hào, danh nhân Nguyễn Du, từ 1635 — 1901 có 193 người đậu tú tài, cử nhân, có một Nguyễn Sinh Sắc đậu đại khoa phó bảng

Truyền thống gia đình: Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn trước hết từ truyền thống gia đình bên nội, ngoại, nhất là Tư tưởng, phong cách của Nguyễn Sinh Sắc-

Thân sinh Hồ Chí Minh Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là người bị mô côi cha, mẹ từ nhỏ, nhà nghèo, thông minh, có ý chí kiên cường, nghị lực quả cảm phi thường, khắc

phục mọi khó khăn quyết thực hiện bằng được chí hướng của mình, chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ, là người sống gần gõi với dân, có lòng thương dân sâu sắc, ông chủ trương dựa vào dân đề thực hiện mọi cải cách Chính trị, xã hội, thường xuyên trăn trở con đường cứu nước, cứu dân, luôn liên hệ với Phan Bội Châu, Nguyễn Thiệu Quý, Trần Thâu, những người có tư tưởng yêu nước mưu đại sự Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc lòng vị tha, nhân hậu, thủy chung cần mẫn của người mẹ, tình yêu thương nhân hậu sâu nặng của ông bà ngoại

Tất cả những nhân cách gân gủi, thân thương đó là tác động mạnh mẽ tới việc

hình thành nhân cách Hô Chí Minh từ tấm bé

b, Tình hình thế giới

Trong khi Việt Nam vẫn chưa tìm thấy con đường giải phóng dân tộc phù hợp với hoàn cảnh đất nước thì thế giới giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn:

Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyên hình thành

hệ thống thuộc địa làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước chủ nghĩa Đề quốc Có một thực tế lịch sử là ở các nước nhược tiểu châu Á,châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc6 lột tư bản chủ nghĩa Bên cạnh các giai cấp trước kia, đã xuất hiện them các giai cấp, tầng lớp xã hội mới trong đó có công nhân và tư sản Tại các nước này, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi, chủ nghĩa Mác — Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiễn bộ của thời đại

Chủ nghĩa tư bản phát triển không đều, một số nước tư bản gây chiến đòi chia lại thuộc địa làm Chiến tranh thế giới thứ nhất nỗ ra, chủ nghĩa Đề quốc suy yếu, tạo thuận lợi cho các phong trào cách mạng thế giới Năm 1917, cách mạng tháng Mười

Trang 8

Nga nỗ ra và thành công, mở ra một thời đại mới- thời đại quá độ từ chủ nghĩa Tư Bản lên chủ nghĩa Xã Hội, làm nảy sinh mây thuẫn thời đại giữa chủ nghĩa Tư Bản

và chủ nghĩa Xã Hội Sự ra đời của Quốc tế Cộng Sản (3-1919) làm cho phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đầu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đề quốc

Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác — Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư

tưởng Hồ Chí Minh và tạo tiền đề bỏ qua chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tự tưởng Hỗ Chí Minh được hình thành dân dân từ cảm tính đến lý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam Việc xuất hiện tư tưởng Hỗ Chí Minh là nhu câu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam

1.2 Những tiền đề tư tưởng - lý luận

a, Giá trị truyền thông dân tộc

Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt

Nam, trở thành tiền đề tư tưởng lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Đầu tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc bởi cuộc đầu

tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Tinh thần yêu nước ấy đã trở thành đạo

lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam, tạo nên làn sức mạnh thúc đây mình vượt qua mọi khó khăn, thử thách gian nan Chính từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh

đã đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý

báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nỗi,

nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chìm tất cả lũ bán nước và CƯớp nước ”(Hồ Chi Minh toan tap, t.6,

tr 171,46) Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành

sứ mệnh mà lịch sử giao phó Sức mạnh đó đã trở thành động lực chị phối moi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh

Trang 9

Tỉnh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm

lá rách nhiều” trong hoạn nan, khó khăn Truyền thống này được hình thành cùng lúc

với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh đất nước và đấu tranh với giặc ngoại xâm

Người Việt Nam quen sống gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau Bước sang thế ki XX, mặc dù xã hội có sự phân hóa sâu sắc nhưng

truyền thống ấy vẫn không thay đôi Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy

sức mạnh của tỉnh thần nhân nghĩa, nhắn mạnh bốn chữ đồng ( đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh)

Truyền thống đoàn kết, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách Đoàn kết là

Sự gan bó, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh để vươn lên vượt qua khó khăn thử

thách, nguy hiểm Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của

dân tộc Việt Nam và là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt: Đoàn kết gia đình, cộng đồng, đòng họ, đoàn kết quốc gia đân tộc

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm,thông minh,tài sáng tạo quí trọng

hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân

tộc Trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu ,cải

biến cái hay, cái tốt, cái đẹp thành những giá trị riêng của mình Hồ Chí Minh là một

chân dung sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan yêu đời Tinh thần lạc quan có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính

nghĩa Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó

Trong những giá trị trên, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng đũng cảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc

b, Tình hoa văn hóa nhân loại

Văn hóa Hồ Chí Minh được hình thành trong cái nôi văn hóa dân tộc và nhất là trong quá trình Người tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam Quá

trình này nằm trong bối cảnh văn hóa Việt Nam có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa

mạnh mẽ với văn hóa nhân loại Có thể nói, việc kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh

Trang 10

Hồ Chí Minh luôn coi trọng tim tdi, chat lọc những tỉnh hoa, những yếu tố tích

cực của văn hóa Phương Đông, nhất là của Nho giáo, Phật giáo Trong các tác phẩm của mình, Người nhiều lần vận đụng các khái niệm, phạm trù, luận điểm tích cực của

Nho giáo nhưng gắn vào đấy những nội dung cách mạng của thời đại Chắng hạn Người vận dụng các khái niệm “trung”, “hiếu” của Nho giáo và phát triển thành

“trung với nước, hiếu với dân” Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi bác ái,

cứu khổ cứu nan của Phật giáo và hướng cho mọi người “làm theo lòng đại từ đại bị của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải của nô lệ”

Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với văn hóa phương Tây ngay từ thuở thiếu thời

khi theo học lớp dự bị trường tiểu học Pháp Những tư tưởng của văn hóa phương Tây như tự do, bình đẳng, bác ái đã sớm có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành văn

hóa Hồ Chí Minh Sau này, khi bôn ba qua Pháp và nhiều nước khác, Hồ Chí Minh

còn được tiếp cận với các giá trị văn hóa nỗi bật khác của phương Tây như chủ nghĩa nhân văn, tinh thần duy lý và văn hóa dân chủ Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mỹ Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự đo, bình đăng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyên và dân quyên của Đại cách mạng Pháp năm 1791, các giá trị về quyền sống, quyên tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1716 Những giá trị văn hóa như vậy đã được hợp dung trong văn hóa Hỗ Chí Minh

và được Người vận dụng sáng tạo vào việc lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sau này Những điểm đặc sắc của văn hóa nhân loại đã ghi đấu ấn sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hòa quyện nhuần nhị trong văn hóa Hồ Chí Minh để từ đó tỏa sáng thông

qua lăng kính tư duy sắc sảo và minh triết của Người Hồ Chí Minh đã chỉ ra

rằng:“Học thuyết của Không Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo của Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả, chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp luận biện chứng, chủ nghĩa Tôn Trung Sơn có ưu điểm

của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta” Và Người nhắn mạnh:”

Không Tử, Giêsu, Mác, Tôn Trung Sơn chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội Tôi cố gắng làm học

Trang 11

trò nhỏ của các vị ấy” Cũng cần nói thêm rằng tinh thần học tập suốt đời cũng là một nét đặc sắc trong văn hóa Hồ Chí Minh Không chỉ ở giai đoạn đầu mà ở cả những giai đoạn sau cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh đều không ngừng học tập để làm giàu vốn văn hóa của mình Người đã nêu tam gương sáng vẻ học tập Khi tìm hiểu Hồ

Chí Minh — nhà văn hóa kiệt xuất, cùng với việc khắng định văn hóa Hồ Chí Minh là

sự kết tinh những tinh túy của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, cũng cần thấy rõ

Hồ Chí Minh là một nhà sáng tạo văn hóa lớn

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tâm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển

c, Chủ nghĩa Mác- Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan,

phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin ở

Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng tư tưởng của những tri thức văn hòa tỉnh túy được chắt lọc, hap thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt đề: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được đân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000, t1,tr 416) Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin , tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình

độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả của sự vận dụng và phát triển sảng tạo chủ nghĩa Mác-Lênrn vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh

hoa văn hóa nhân loại”(văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 20)

Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình mà tìm ra con đường cứu nước,

Trang 12

ảnh hưởng sâu sắc và quyết định ấy đã thể hiện trong câu nói của Người: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế

giới” “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”( Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr

128) Và “Chính do cô gắng vận dụng những lời dạy của Lênin một cách sáng tạo,

phù hợp với thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”

Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đã tiến dần tới

những nhận thức lý tính, trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn, để rồi tiếp thu học

thuyết của các ông một cách có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép

giáo điều Người tiếp thu lý luận Mác-Lênin theo phương pháp mácxít, năm lẫy cái

tỉnh thần, cái bản chất Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở

Tóm lại, tư tưởng Hỗ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vẫn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tao chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin nằm trong sự thống nhất hữu cơ; cả hai đều là nền táng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta

Chúng ta không thê lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như không thể hiểu và quán triệt, vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin

2 Nhân tô chủ quan về phầm chât cá nhân của Hồ Chi Minh

Nguyễn Ái Quốc là người có tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo, có đầu óc phê phan tinh tường, sáng suôt trong nghiên cứu tìm hiêu các cuộc cách mạng tư sản hiện đại đê tìm ra được bản chât của cuộc cách mạng đó

Trang 13

Người đã có một quả trình khổ công học tập, rèn luyện dé tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa tri thức nhân loại, sớm vươn tới đỉnh cao tri thức nhân loại để tạo nên tri thức và kinh nghiệm của riêng mình

Người có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sỹ cộng sản nhiệt tình cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, một tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập tư do của Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại Với phẩm chất cá nhân của mình, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận, chọn lọc, chuyên hóa được những tri thức của nhân loại và dân tộc thành trí tuệ của bản thân mình, Người đã tìm ra cho dân tộc mình một con đường, một hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế của thời đại: Đó là con đường cách mạng vô sản, con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội

HT Nhân tô quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng

Hỗ Chi Minh

Chi nghia Mac- Lénin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng

Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do

“Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi

tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội ”

Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lênin Đối với

Người, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản Từ đây, Người thực sự tìm thay con đường cứu nước chân chính, triệt đề: ' Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con

đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng

được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thê là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” (Hồ Chí Minh toàn tập , 2000, t.1, tr 416)

Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với gia1 cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang 14

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu,

chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các

dân tộc bị ấp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi

đói nghèo và tha hóa về nhiều mặt Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách

mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cắp công nhân, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của mình Học thuyết đó cũng chỉ ra

rằng quy luật của sự giải phóng và phát triên xã hội Đó là quy luật về mỗi quan hệ

giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-

xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt Từ đó, Mác-Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng như thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua cuộc cách mạng xã hội

Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lêmnin còn thể hiện ở

chỗ: đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bố

sung, tự đôi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ nhân loại

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mắc - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mang nhat,

"muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê- nin" Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh Không thê đặt tư tưởng Hỗ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác -

Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của

nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin Cho nên, có thê nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng H6 Chi Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin Muốn bảo vệ và quán triệt

chủ nghĩa Mắc - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và p1ương cao

tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là lịch sử mà cũng là lôgíc của vấn đề Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin

Trang 15

Toàn bộ học thuyết Mác-Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng của nó với bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo, chủ nghĩa Mác-Lênin sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới và là nền táng tư tưởng và kim chỉ cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam

Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin thê hiện: Quyết định bản chất thế giưới khoa

học của tư tưởng Hồ Chí Minh ; Quyết định phương pháp hành động biện chứng của

Hỗ Chí Minh ; Tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là tư

tưởng Việt Nam thời hiện đại

C.KÉT LUẬN

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là một sản phẩm tổng hòaa của những điều kiện khách quan và chủ quan, sự kết hợp của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tỉnh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản vô gia cua Dang va dan tộc ta Gia trị thực

tiễn cao đẹp của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, "nói

đi đôi với làm." Tham nhuằn tư tưởng của Người, chúng ta quyết tâm học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh ,thực hiện thành công, hiện thực hoá những di huấn của Người đi vào thực tiễn cuộc sống

Trang 16

ĐÈ TÀI 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức Cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức, lỗi sống của

sinh viên hiện nay

A MỞ ĐẦU

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn đặn dò về Đảng,

và vẫn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thắm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người

day tớ thật trung thành của nhân dân” (Hồ Chí Minh, toàn tập, t.12, nxb CTQG,

tr.498)

Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng: Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tắm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất

Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: "Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà

vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người"”( Hồ Chí Minh, toàn tập t.5, nxb CTQG, tr.252-253)

Trang 17

Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: “Đạo đức như gốc của cây, ngọn

nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và

đi được xa”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.5, nxb CTQG, tr.252-253) Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng

và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: Một dân tộc, một Đảng và

mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay

và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân Người cũng thường xuyên nhắn mạnh:

"Đảng phải là đạo đức, là văn minh"(Trích trong bài nói của Bác về Đảng ta tại lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, năm 1960) cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với dân

Tư tưởng và tắm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu - một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biéu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới

1 Trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu suốt đời hy sinh vì độc lập,

tự do của Tổ quốc và chú nghĩa xã hội

Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan

hệ giữa dân với nước, giữa nhân dân với tô quốc Đây là mối quan hệ chỉ phối tất cả

các mối quan hệ khác Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất trung với nước, hiếu với

Trang 18

dân là phẩm chất hàng đầu của người đảng viên Trung hiếu là khái niệm thuộc dao đức truyền thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử Người nói :°Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chông lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được đưới đất đầu

ngửng lên trời”(Hồ Chí Minh, toàn tập, t.6, nxb CTQG, tr.320-321)

Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với đân” có mối quan hệ gắn

bó chặt chẽ với nhau Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân” Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước,bao nhiêu quyền hành và lực lượng Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua là người quyết định tất cả, còn dân chỉ

có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan điểm “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung”

(Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuân theo lệnh vua là tôi không trung

thành) Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hắn với quan niệm của đạo đức phong kiến Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này Suốt cuộc đời vì dân, vì nước Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”( Hồ Chí Minh, toàn tap, t.4, nxb CTQG, tr.258) Bac con chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dan Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ

có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ

có lỗi Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.7, nxb CTQG, tr.572) Bác đạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân” Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản

của tư tưởng Hồ Chí Minh

2)Yêu thương, quý trọng con người

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy

truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ nghĩa Bác Hồ đã xác định

Trang 19

phẩm chất yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách mạng cao đẹp nhất của người đảng viên

Lòng yêu thương con người của Bác Hồ trước hết là dành cho đại đa số nhân dân lao động, người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta Tình yêu thương con người của Bác thật bao la Tình yêu thương con người đối với đồng bào mình, Bác Hồ chỉ có một ham muốn duy nhất là: “Tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào a1 cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”( Hồ Chí

Minh, toàn tập, t.4, nxb CTQG, tr.161) Đối với Bác Hồ, cả cuộc đời chỉ vì dân, vì

nước không có gì lớn lao và quý báu hơn dân với nước Thương yêu dân tộc mình,

thương yêu con người Bác từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu

cho quyên lợi của tô quốc và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ân nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vi mục đích đó”

Tắm lòng yêu thương con người của Bác Hồ còn được thê hiện rõ trong quan

hệ đồng chí, đồng đội, anh em Đối với bản thân mình Bác đòi hỏi phải nghiêm khắc,

nhưng đối với bạn bè, đồng chí phải rộng rãi, đòi hỏi tất cả mọi người phải có sự tôn trọng con người, tôn trọng lẫn nhau Đối với cán bộ, đảng viên, Bác dạy học chủ nghĩa Mác-Lênin là để thương yêu nhau hơn Bác nói: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là

để sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.12 nxb

CTQG, tr.554) Đối với Bác chỉ có nâng con người lên, chứ không cho phép hạ thấp,

vùi đập con người xuống, dù cho họ có khuyết điểm, thiếu sót Vì vậy, phải thực hiện

tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao điểm tích cực, hạn chế những tiêu cực để mỗi người,ngày càng tốt hơn, có ích hơn cho Đảng, cho đất nước Và, Bác khuyên mọi

người trong tự phê bình phải thắng thắn, chân thành đề giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

Bác đạy “Mỗi người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất đần đi, đó là thái

độ của người cách mạng”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.12 nxb CTQG, tr.557) Đối với

Đảng, Bác đòi hỏi “Đảng phải thương yêu cán bộ, nhưng thương yêu không phải võ

về, nuông chiều, thả mặc Thương yêu là giúp cho họ học tập thêm, tiến bộ thêm”

Tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân của Bác càng thê hiện rõ hơn

trong Di chúc của Bác Trong DI chúc, Bác căn dặn Đảng và Chính phủ thực hiện

Trang 20

công việc đầu tiên trong hàn gắn vết thương sau chiến tranh là “Đầu tiên là công việc

đối với con người” Đầu tiên là đối với cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên

xung phong; đối với các liệt sĩ; với cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ; với phụ nữ, nông dân cuối cùng là những nạn nhân của chế độ cũ Bác không bỏ xót đối tượng nào cả, thê hiện một tắm lòng thương yêu đối với tắt cả mọi người

3) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đức tính này theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cắp phong kiến không bao giờ thực hiện Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước

Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời Phải thấy rõ

“lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng

ta” Nhưng không phải quá trớn, phải biết nuôi đưỡng tinh thần và sức lực để làm

việc cho lâu dài Bác cho rằng “lười biếng là kẻ địch của cần”, vì vậy, lười biếng

cũng là kẻ địch của dân tộc

Nói về Kiệm: Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ cái to, tới cái nhỏ Kiệm là không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi

Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác Cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy” cũng như cái thùng không

có đáy, nước đỗ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không Bác yêu cầu “phải lãnh đạo tô chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm” Chí Minh, toan tap, t.7, nxb CTQG, tr.572) Vì “dân đủ ăn, đủ mặc thì những

Ngày đăng: 01/07/2014, 04:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w