Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên.. Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận của xây dựng hệ th
Trang 1Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại
Trường Đại học Khoa học
Đại học Thái Nguyên
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận của xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa
học ngành khoa học xã hội (thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài như khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, tiêu chí, đánh giá, kết quả nghiên cứu khoa học,… làm rõ đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội, yêu cầu về tiêu chí đánh kết quả nghiên cứu khoa học xã hội) Làm rõ thực trạng việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học (ĐHKH), Đại học Tự nhiên (ĐHTN) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN
Keywords: Kinh doanh; Quản lý khoa học; Quản lý công nghệ; Tiêu chí đánh giá; Nghiên cứu
khoa học
Content:
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do nghiên cứu 6
2 Lịch sử nghiên cứu 8
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 12
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4 Phạm vi nghiên cứu 12
5 Mẫu khảo sát 13
6 Câu hỏi nghiên cứu 13
7 Giả thuyết nghiên cứu 13
8 Phương pháp nghiên cứu 13
8.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp 14
8.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 14
8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 14
8.4 Phương pháp quan sát 15
8.5 Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia 15
9 Kết cấu của luận văn 15
PHẦN NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 16
1.1 Khoa học và nghiên cứu khoa học 16
1.1.1 Khoa học 16
1.1.2 Nghiên cứu khoa học (NCKH) 18
1.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học 24
1.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học 24
1.2.2.Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học 31
1.3 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội và yêu cầu về tiêu chí đánh giá 32
Trang 31.3.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội 32
1.3.2 Yêu cầu về tiêu chí đánh giá 35
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 38
2.1 Khái quát về trường ĐHKH, ĐHTN 38
2.2 Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKH, ĐHTN 40
2.2.1 Tình hình các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH 40
2.2.2 Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tại trường ĐHKH 46
2.3 Hiện trạng công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH 52
2.3.1 Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá 52
2.3.2 Tiêu chí đánh giá 56
CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 66
3.1 Căn cứ xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội ở
trường ĐHKH 66
3.1.1 Tính mới của KQNC 66
3.1.2 Giá trị của kết quả nghiên cứu 69
3.1.3 Tính logic, hệ thống và sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu 73
3.2 Hệ thống tiêu chí và ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí 76
3.2.1 Hệ thống tiêu chí 76
3.2.2 Ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống tiêu chí 79
3.3 Kết quả áp dụng hệ thống tiêu chí mới vào đánh giá thử nghiệm KQNC 81
KẾT LUẬN 84
KHUYẾN NGHỊ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 91
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 603472 Tên đề tài:
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH KHOA
HỌC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN”
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng tư tưởng, xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như trong việc khơi nguồn, xây dựng
và phát triển con người và bản sắc văn hóa dân tộc
Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học xã hội vẫn chỉ là những đánh giá mang tính ước lệ, tuỳ thuộc vào nhãn quan của người đánh giá và thời điểm lịch sử của những điều kiện chính trị-xã hội quy định Mặt khác,
do chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá công trình khoa học xã hội khách quan và toàn diện, công tác nghiệm thu đánh giá KQNC của các đề tài, dự án về khoa học xã hội vẫn còn thiếu khách quan, chưa chính xác và không thật sự nghiêm túc Điều này làm cho hoa học xã hội phần nào mất đi động lực phát triển của nó
Việc đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay của trường ĐHKH vẫn còn những hạn chế Điều này thể hiện
ở khoảng cách hay sự khác nhau giữa kết quả của hoạt động đánh giá với giá trị thực sự của kết quả nghiên cứu Xuất phát từ những lí do
trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá kết quả nghiên cứu ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên” để nghiên cứu Hệ thống các tiêu
chí được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nhận dạng chất lượng các kết quả nghiên cứu, làm cơ sở để nghiệm thu các sản phẩm và kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH
Trang 52 Lịch sử nghiên cứu
Ngoài nước: Phải kể đến P Fasella, trong cuốn “Đánh giá các
chương trình nghiên cứu và triển khai của Cộng đồng Châu Âu”
A.M.T Rouban, trong cuốn “Đánh giá các chương trình R&D
của Pháp” Hay trong cuốn “Đánh giá R&D: kinh nghiệm và suy nghĩ”
Ở Việt Nam: Quyết định số 19/2007/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản trong khoa
học tự nhiên Đặc biệt cuốn “Đánh giá nghiên cứu khoa học”
(NXB Khoa học và Kỹ thuật năm 2007) của Vũ Cao Đàm đã đưa ra một hệ thống phương pháp luận về việc đánh giá nghiên cứu khoa học Hay những công trình nghiên cứu và cho công bố về đánh giá nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn An, Hồ Tú Bảo,… Vấn đề này cũng đã được một số học viên chuyên ngành Quản lý Khoa học và công nghệ quan tâm lựa chọn nghiên cứu Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở những cách tiếp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học nói chung, chứ chưa
đề cập đến khía cạnh xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội
Do đó, đề tài “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên”là hướng tiếp cận mới bởi những
tiêu chí đánh giá cụ thể áp dụng cho đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học xã hội của một trường đại học cụ thể
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài
- Làm rõ thực trạng việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường ĐHKH, ĐHTN
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu
khoa học xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: trường ĐHKH, ĐHTN
Trang 6- Phạm vi về thời gian khảo sát số liệu: 5 năm trở lại đây (từ năm
2007 đến 2011)
5 Mẫu khảo sát
Các công trình nghiên cứu khoa học xã hội; Các luận văn thạc sĩ; Cán bộ, giảng viên trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; Các chuyên gia; Cán
bộ quản lý, chuyên viên phụ trách hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường ĐHKH
6 Câu hỏi nghiên cứu
Việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường ĐHKH, ĐHTN hiện nay như thế nào?
Một hệ thống tiêu chí như thế nào để nhận dạng được đúng chất lượng các công trình nghiên cứu xã hội ở trường ĐHKH, ĐHTN?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Việc đánh giá chất lượng kết quả các công trình nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH, ĐHTN chưa phản ánh đúng chất lượng các công trình nghiên cứu
Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng kết quả nghiên cứu khoa học
xã hội cần bao hàm những nội dung để nhận dạng chất lượng của kết quả nghiên cứu như tính mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, tính hệ thống, toàn diện trong nghiên cứu, tính phù hợp của phương pháp nghiên
8.5 Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia
9 Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương:
Chương1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Thực trạng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường ĐHKH, ĐHTN
Chương3 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội trường ĐHKH, ĐHTN
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.1 Khoa học
Khoa học được hiểu là: hệ thống tri thức về mọi loại quy luật
của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy Đây cũng là khái niệm được sử dụng rộng rãi
và được UNESSCO sử dụng trong các văn bản chính thức của mình
1.1.2 Nghiên cứu khoa học (NCKH)
Theo Vũ Cao Đàm: nghiên cứu khoa học “là một hoạt động xã
hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc
là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới” [9, tr.20] Về mặt thao tác, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá” [8, tr.35]
Trong khuôn khổ luận văn này NCKH được hiểu là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,…đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn nhằm ứng dụng vào thực tiễn phục vụ mục đích của con người
1.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
1.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
a Đánh giá
Khái niệm “Đánh giá” tương đương với khái niệm “Evaluer” trong tiếng Pháp và “Evaluate” trong tiếng Anh:
Trong tiếng Việt: “Đánh giá” được hiểu theo một số nghĩa như
sau: Xem xét một công việc sau khi đã hoàn tất, xem xét mức độ
đạt yêu cầu so với dự kiến ban đầu; Xem xét một con người theo một tiêu chuẩn đã đặt ra; Xem xét một đề tài nghiên cứu về mặt số lượng và chất lượng kết quả nghiên cứu, hiệu quả nghiên cứu, đồng thời là cơ sở để xem xét có nghiệm thu kết quả nghiên cứu hay không
Trang 8Vũ Cao Đàm đưa ra khái niệm đánh giá: “Đánh giá là một sự so
sánh, dựa trên một chuẩn mực nào đó, để xem xét một sự vật là tốt hơn hoặc xấu hơn một sự vật được chọn làm chuẩn, trong đó có những chỉ tiêu về chuẩn mực” [10, tr.77]
Tóm lại : Đánh giá là một hoạt động nhằm xem xét, so sánh
sự vật cần đánh giá với những tiêu chí chuẩn mực để xác định giá trị của sự vật đó
b Kết quả nghiên cứu (KQNC)
KQNC“là sản phẩm được tạo ra nhờ hoạt động nghiên cứu
khoa học Bản chất của kết quả nghiên cứu là những thông tin về bản chất của sự vật – đối tượng nghiên cứu” [10, tr.89] KQNC có
thể là những thông tin về một quy luật bản chất của sự vật được phát hiện từ trong tự nhiên, xã hội, tư duy; có thể là những giải pháp trong công nghệ, trong tổ chức và quản lý; có thể là những vật mẫu với những thông số có giá trị khả thi về mặt kỹ thuật,…
c Đánh giá KQNC
Đánh giá KQNC “là lượng định giá trị của kết quả nghiên cứu”
[10, tr.93] Như vậy, việc đánh giá kết quả nghiên cứu trên thực tế là đánh giá những thông tin chứa đựng trong các loại vật mang KQNC
d Quan điểm về đánh giá KQNC
Trong quá trình đánh giá KQNC của đề tài, cần phải thống nhất quan điểm sau: Giá trị của KQNC trước hết thể hiện ở giá trị tri thức; Không lấy tiêu chuẩn “đã được áp dụng” để đánh giá KQNC; Không dựa theo cấp hành chính để đánh giá KQNC của đề tài Việc thống nhất quan điểm này trong đánh giá KQNC giúp chúng ta loại
bỏ được tư tưởng hành chính hóa khi đánh giá KQNC – một trong những tư tưởng dễ dẫn đến những sai lầm “méo mó” trong cộng đồng khoa học
e Tiếp cận đánh giá KQNC
*Tiếp cận phân tích: được thực hiện trên cơ sở chia nhỏ
công trình nghiên cứu theo cấu trúc logic, tính bắt đầu từ sự kiện khoa học Sau đó xem xét giá trị của KQNC theo từng yếu tố cấu thành cấu trúc logic (1) Sự kiện khoa học (2) Vấn đề khoa học
(3) Luận điểm khoa học(4) Luận cứ khoa học (5) Phương pháp Đây là 5 yếu tố của cấu trúc logic của một đề tài nghiên cứu khoa học được đưa ra theo phương pháp tiếp cận phân tích
Trang 9*Tiếp cận tổng hợp: được sử dụng để đánh giá kết quả của
một đề tài nghiên cứu khoa học trong cả hai trường hợp thành công hoặc thất bại
- Một kết quả nghiên cứu được đánh giá thành công thể hiện ở các yếu tố sau: Tính mới; Tính tin cậy; Tính khách quan; Tính trung thực
- Một kết quả nghiên cứu được xem là thất bại, cần phải được xem xét ở các khía cạnh sau: Thất bại ở những yếu tố nào trong cấu trúc logic, do khách quan hay chủ quan.; Nguyên nhân của thất bại trong nghiên cứu; Luận cứ để kết luận một kết quả nghiên cứu thất bại: Phải đủ tin cậy
1.2.2.Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
Tiêu chí đánh giá KQNC chính là những dấu hiệu dùng để làm căn cứ nhận biết, xếp loại một KQNC có chất lượng hay không có chất lượng
1.3 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội và yêu cầu về tiêu chí đánh giá
1.3.1 Đặc điểm của nghiên cứu khoa học xã hội
- Nghiên cứu KHXH cơ bản dựa trên tư duy sáng tạo và kết quả của nó chủ yếu mang tính phát hiện và sáng tạo
- KHXH rất khó lượng hóa các sản phẩm và kết quả nghiên cứu
- KHXH khó đánh giá về chất lượng nhưng không phải là không đánh giá được
- Hiệu quả của nghiên cứu KHXH là tổng hợp của nhiều hiệu quả, trong đó quan trọng nhất là hiệu quả chính trị - xã hội
- Hoạt động KHXH gắn rất chặt với hoạt động chính trị
- KHXH vừa bao hàm nghiên cứu cơ bản, vừa nghiên cứu ứng dụng
1.3.2 Yêu cầu về tiêu chí đánh giá
- Các tiêu chí đánh giá KQNC khoa học xã hội phải thể hiện được tính khách quan, logic và phù hợp với định hướng của nội dung nghiên cứu và đặc điểm riêng của nhóm ngành KHXH
- Các tiêu chí dùng để đánh giá KQNC khoa học xã hội phải rõ ràng, cụ thể, định lượng được Ngoài ra, cần có tiêu chí rõ ràng, cụ thể trong việc tuyển lựa người đánh giá kết quả nghiên cứu
Trang 10* Kết luận chương:
1 Thống nhất cách hiểu về một số khái niệm cơ bản được sử
dụng trong luận văn
2 Hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học xã hội để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học xã hội phải thể hiện được tính khách quan, logic, phù hợp với định hướng các nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN 2.1 Khái quát về trường ĐHKH, ĐHTN
Trường ĐHKH, ĐHTN tiền được thành lập trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc Đại học Thái Nguyên, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc
2.2 Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học tại trường ĐHKH, ĐHTN
2.2.1 Tình hình các nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội của trường ĐHKH
a Nguồn nhân lực khoa học cho nghiên cứu khoa học
Nguồn nhân lực khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội của trường ĐHKH hiện nay: gồm 89 người, có độ tuổi còn rất trẻ
từ 25 đến 45 tuổi, chủ yếu là nữ, đây cũng làm một đặc trưng cơ bản của lĩnh vực khoa học xã hội
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của nhân lực thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH
Trang 11(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức – ĐHKH)
b Các nguồn lực khác
- Nguồn lực tài chính
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học
2.2.2 Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội tại trường ĐHKH
Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào: Một là: Xây dựng giáo án điện tử cho các môn học nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy Hai là: Xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy tính cho các học phần nhằm đánh giá chất lượng của người học…
Bảng 2.5 Nội dung nghiên cứu chính của các đề tài cấp cơ sở thuộc khoa KHXH tại trường ĐHKH
STT Năm
Xây dựng giáo án điện tử môn học Xây dựng câu hỏi thi trắc nghiệm trên máy
tính cho môn học
Khoa học
xã hội
Khoa học tự nhiên
Khoa học
Xã hội
Khoa học
(Nguồn: Phòng Đào tạo NCKH & QHQT, Đại học Khoa học)
Còn các đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học hướng đến giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội
2.3 Hiện trạng công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội tại trường ĐHKH
2.3.1 Đội ngũ đánh giá và quy trình đánh giá
a Đội ngũ đánh giá
- Mức độ tham gia vào quá trình đánh giá KQNC của các cán bộ, giảng viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội chủ yếu ở mức từ 1 đến 3 lần
Trang 12Bảng 2.7 Số lần các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá KQNC thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH
STT Số lần tham gia đánh giá KQNC
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
- Cấp đề tài mà các cán bộ, giảng viên tham gia thẩm định chủ yếu
là cấp trường Với cấp Đại học, cấp Bộ và cấp Nhà nước chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ
Bảng 2.8: Cấp đề tài mà các thầy/ cô đã từng tham gia đánh giá thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tại trường ĐHKH
(Nguồn: Từ kết quả điều tra)
- Trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên đã từng tham gia đánh giá KQNC khoa học xã hội của trường ĐHKH là không đồng đều
Bảng 2 9 Trình độ chuyên môn và cấp đề tài mà thầy cô đã từng tham gia đánh giá