1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài và phương pháp trình bày lập bảng cân đối kế toán

20 340 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,7 MB

Nội dung

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM XƯƠNG RỒNG

STT | HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN | MSSV | GHI CHÚ 1 | Trần Thị Minh Ân 142321898

2 | Nguyễn Thị Thu Hà (NT) 142321925 3 | Trần Thị Châu Hiền 142321945 4 | Từ Thị Mai Hương 142321958 5 | Nguyễn Châu Ngân 142322004 6 | Nguyễn Thị Oanh 142322019

7 | Võ Thị Thảo 142322046

8 | Nguyễn Thị Thơm 142322051

9 | Đoàn Thị Thúy 142322064

Trang 3

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM

Tên đề tài: Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối Kế toán tổng hop I Nhiệm vụ được giao:

STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Ghi

chú

Trần Thị Minh Ân Khái quát chung về Báo cáo tài chính Tổng hợp: mục

1 a Võ Thị Thảo đích, phạm vi áp dụng, trách nhiệm

2 | Nguyễn Châu Ngân Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính Tổng hợp

3 | Trần Thị Châu Hiền Trình tự lập Báo cáo tài chính Tổng hợp

4 Nguyễn Thị Thơm Khái quát về Bảng cân đối kế toán Tổng hợp: mục đích,

"| Hoang Thi Thu Thủy ý nghĩa, nội dung, kết cấu

8 Nguyễn Thị Thu Hà | Cơ sở lý luận và phương pháp lập Bảng Cân đối kế toán

| Từ Thị Mai Hương Tổng hợp

Nguyễn Thị Oanh Giải ví dụ minh họa

6 Đoàn Thị Thúy Các bút toán điều chỉnh cho ví dụ minh họa

II Quá trình làm việc nhóm: (Có kèm theo Biên bản Làm việc nhóm ở trang 33) II Tổng hợp kết quả: (Bài làm hoàn chỉnh: Từ trang 03 đến trang 32)

- _ Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên

- _ Giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong nội dung của mỗi người - _ Tổng hợp kết quả và báo cáo trước lớp

IV Kiến nghị:

-_ Đối với nhóm: Cần nhiệt tình trong các buổi thảo luận, tức là mỗi bạn sẽ phải

tìm hiểu rất nhiều sách, báo để làm rõ vấn đề cần giải quyết

- _ Đối với giảng viên, thành viên nhóm khác: Hy vọng nhóm sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hồn thiện bài làm của mình

Trang 4

MỤC LỤC

6.00 - ,ÔỎ 04 Phần I - CỞ SỞ LÝ LUẬN -°++s2t++c2EEEE222222202221 22222y 05

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG FOP ii 05

1 Mục đích của Báo cáo tài chính tng hp . -ô ôâô<<ssrrrrrrrree 05 2 Phạm vi áp dụng

3 Hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp 4 Trách nhiêm & thời hạn lập, nộp Báo cáo tài chính tổng hợp

5 Nơi nhận Báo cáo tài chính tổng hỢp . -+++++©s<<eertrtrtrrrrrrree 07 6 Nguyên tắc lập & trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp . - 07

Il TRINH TU LAP BAO CAO TAI CHINH TONG HOP II KHÁI QUÁT VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN -. si iccc:::22 08 1 Mục đích & ý nghĩa của Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp - 08

2 Nội dung của Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 3 Kết cấu của Bảng Cân đối Kế tốn Tổng hợp . -e-«««‹se 09 4 Phương pháp lập Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 09

IV NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH GIẢM TRỪ 1

1 Các chỉ tiêu liên quan đến Bảng Cân đối Kế toán Tổng hợp 11

2 Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ Tập đoàn 11

3 Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ Tập đoàn 13

4 Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành

TSCD trong nội bộ Tập đồn -e«-ceseeeerraeetrrriorrrrrrrrkirirrrirree 18 5, Gác khoản vay trong nO DO scscessosassssascasnssasasscsasnsseessnosecsonnssncsonevaceasnsvecsonsvecsasnueecnsooes 21 6 Các khoản phải thu, phải trả nội bộ . cce eenrrresensrroee 22 Phần II- VẬN DỤNG ĐỂ GIẢI VÍ DỤ 22.z2trZtrrrrrrre 23

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -<<ctttiirscccrvvre 32

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì cơng tác kế tốn là cơng tác quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quần lý tài sản và nguồn vốn củỦa mình Quản lý kinh tế của doanh nghiệp đảm bảo thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải

tự bù đắp được tồn bộ chỉ phí cỦa hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết quả cuối

cùng là phải có lãi Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để quản lý tốt tài sản và nguồn vốn của mình để tỪ đó tính tốn các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả

Để làm được điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp Vì vậy, một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất của doanh nghiệp là cơng tác kế tốn Cơng tác kế tốn có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý TỪ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán ở các doanh nghiệp cũng như bảng cân đối kế toán tổng hợp ở các tổng công ty, tập đoàn là tài liệu quan trọng để nghiên cứu , đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của bảng cân đối kế tốn, nhóm em đã đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này với đề tài được giao là: "Phương pháp lập và trình bay Bang can đối kế toán tổng hợp"

Mặc dù đã để tâm nghiên cứu để tài này nhưng do cịn có những hạn chế về kinh

nghiệm thực tiễn, về nguồn tài liệu nên để án không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự phê bình và chỉ bảo của Thầy để bài viết có thể hồn

thiện hơn

Trang 6

NỘI DUNG

Phần I- CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP

Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà

nước thành lập và hoạt động theo mơ hình khơng có công ty con, phải lập BCTC tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị

Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập BCTC tổng hợp, vừa phải lập BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước sau đó mới lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động Các đơn vị vừa phải lập BCTC tổng hợp và BCTC hỢp nhất thi phải tuân thỦ các quy định về lập BCTC tổng hợp và các quy định lập BCTC hợp nhất

1 Mục đích của BCTC tổng hợp

Tổng hợp và trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả hoạt

động kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị

Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh năm tài chính cỦa tồn đơn vị Thơng tin của BCTC tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc dé ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt

động kinh doanh của toàn đơn vị cấp trên, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu hiện tại và

tương lai và các cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền

2 Pham vi dp dung

Kết thúc năm tài chính các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc

hoặc tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mơ hình khơng có cơng ty con phải lập BCTC tổng hợp để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của:

- _ Toàn bộ các đơn vị trong phạm vi quản lý của đơn vị cấp trên bao gồm đơn vị

cấp trên và các đơn vị cấp dưới độc lập hoặc hạch toán trực thuộc

- _ Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình khơng có cơng ty con

Trang 7

3 Hệ thống BCTC tổng hợp a Hệ thống BCTC tổng hợp

- Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01-DN

- Báo cáo KQHĐKD tổng hợp Mẫu số B02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B03-DN - Bản thuyết minh BCTC tổng hợp Mẫu số B09-DN

b Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam được vận dụng chủ yếu - VAS 07: Kế toán khoản đầu tư vào Công ty liên kết

- VAS 08: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh

- VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

- VAS 21: Hợp nhất kinh doanh

- VAS 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tê

- VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty Con

4 Trách nhiệm và thời hạn lập, nộp BCTC tổng hợp a Trách nhiệm lập

Các đơn vị sau đây phải thực hiện lập BCTC tổng hợp đơn vị kế toán cấp trên ngoài BCTC riêng của đơn vị kế toán cấp trên:

-_ Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mơ hình khơng có cơng ty con;

- _ Đơn vị kế toán cấp trên khác: là những đơn vị kế tốn có các đơn vị trực thuộc có

lập BCTC;

Đơn vị cấp trên phải lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp theo quy định của Luật

kế toán, Chuẩn mực kế toán

b Thời hạn lập và nộp BCTC tổng hợp

- _ BCTC tổng hợp phải lập và nộp vào cuối kỳ kế tốn năm tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc

kỳ kế toán năm

Trang 8

5 Nơi nhận BCTC tổng hợp

Nơi nhận báo cáo Thời

Đối tượng lập BCTC tổnghợp | hạn lập | CƠ ~ TC | CƠ | co quan

Ae cO quan juan fi

báo cáo ¿ ql ; q „ | thống kê

dăng ký KD | thuế 1 Tổng công ty Nhà nước (thành Na

lập và hoạt động theo mơ hình on x x x ru

khơng có cơng ty con) y 2 Đơn vị kế tốn cấp trên khác có v

eon ad z Nam x x x

đơn vị kỂ toán trực thuộc

6 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC tổng hợp

-_ Đơn vị kế toán cấp trên khi lập BCTC tổng hợp phải căn cứ vào các bảng BCTC

của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý

- Timg chỉ tiêu của từng BCTC tổng hợp được tính tốn bằng cách tổng cộng chỉ tiêu tương ứng của tất cả các BCTC của các đơn vị trực thuộc

- _ Đơn vị kế toán cấp trên không được loại trừ ra khỏi BCTC tổng hợp BCTC của

đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của các đơn vị trực thuộc khác trong đơn vị

-_ Đối với các chỉ tiêu đặc biệt chỉ có ở một hoặc một số đơn vị trực thuộc cũng

phải được trình bày trên BCTC tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên

-_ BCTC tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên tắc

đánh giá như BCTC hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân thu

Chuẩn mực kế toán

-_ BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự

trong toàn bộ đơn vị

- BCTC cla cdc đơn vị trực thuộc sử dụng để lập BCTC tổng hợp phải được lập

Trang 9

-_ Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trực thuộc được đưa vào

BCTC tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế

tốn cấp trên

II TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TONG HOP

1 Kiểm tra BCTC của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các báo cáo được

lập theo đúng quy định cỦa Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán nhƯ: phải có đầy đủ từng BCTC; các BCTC được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách kế

tốn để lập các BCTC là thống nhất Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều

chỉnh trước khi sử dụng để lập BCTC tổng hợp

2 Phân loại kế toán trực thuộc theo từng hoạt động như: DN sản xuất kinh doanh;

hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có) Từng loại hoạt động trên được lập BCTC tổng hợp riêng

3 Đối với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và thực hiện tính tốn tổng hợp trên chỉ tiêu đó

4 Lập Bảng tổng hợp báo cáo theo từng BCTC (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Bản thuyết minh BCTC) tỪng chỉ tiêu của từng báo cáo đó

5 Căn cứ kết quả tổng hợp trên Bảng cân đối tổng hợp báo cáo để lập BCTC tổng hợp theo tỪng báo cáo

II KHÁI QUÁT VỀ BẢNG GÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP 1 Mục đích, ý nghĩa của Bảng CĐKT tổng hợp

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) tổng hợp: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của Doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định

Số liệu trên BCĐKT tổng hợp cho biết toàn bộ giá trị sản lượng hiện có của Doanh

nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái qt tình hình tài chính của Doanh nghiệp đó

2 Nội dung của Bảng CĐKT tổng hợp

Trang 10

3 Kết cấu của Bảng CĐKT tổng hợp

BCĐKT tổng hợp gồm hai phần là phần chính và phần phụ Phần chính dùng để phan ánh tài sản của Doanh nghiệp theo hai cách biểu thị khác nhau là vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh; còn phần phụ là phần các chỉ tiêu ngoài bảng dùng phản ánh

tài sản của đơn vị khác

BCĐKT tổng hợp có hai phần và có thể thiết kế mẫu theo hai cách nhƯ sau:

Theo hình thức hai bên: “Bên trái — Bên phải”, phần bên trái của BCĐKT tổng hợp phản ánh kết cấu vốn kinh doanh (phần tài sản), phần bên phải phản anh

nguồn vốn kinh doanh

Theo hình thức một bên: “Bên trên - Bên dưới”, tức là cả hai phần tài sản và nguồn vốn được xếp cùng một bên trên BCĐKT tổng hợp, trong đó phần tài sản được lập trước ở bên trên, phần nguồn vốn được lập sau ở bên dưới

Cụ thể về hai phần trong BCĐKT:

Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phán ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức hình thành tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp

Tài sản được phân chia thành các mục sau:

Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Loại B: Tài sản cố định và đàu tư dài hạn

Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp đối với tài sản đang quần lý và sử dụng ở Doanh nghiệp

Nguồn vốn được chia thành các mục như sau:

Loại A: Nợ phải trả

Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu

Mỗi phần của BCĐKT đều phản ánh theo ba cột: Mã số; Số đầu năm; Số cuối kỳ

(năm, quý)

4 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán tổng hợp a Nguyên tắc lập và trình bày Bảng CĐKT tổng hợp

Đơn vị kế toán cấp trên khi lập Bảng CĐKT tổng hợp phải căn cứ vào các Bảng

CĐKT của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý

Từng chỉ tiêu của từng Bảng CĐKT tổng hợp được tính tốn bằng cách tổng cộng chỈ tiêu tương ứng của tất cả các Bảng CĐKT tổng hợp của các đơn vị trực

Trang 11

Đơn vị kế tốn cấp trên khơng được loại trừ ra khỏi Bảng CĐKT tổng hợp Bảng

CĐKT của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của các đơn vị trực thuộc khác trong don vi

Bảng CĐKT tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên tắc đánh giá như Bảng CĐKT hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân

thủ Chuẩn mực kế toán

Bảng CĐKT tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo

nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn bỘ đơn vị

Bảng CĐKT của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập Bảng CĐKT tổng hợp phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm

Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trực thuộc được đưa vào Bảng

CĐKT tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế

toán cấp trên

b Trình tự lập Bảng CĐKT tổng hợp

Kiểm tra Bảng CĐKT của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các Bảng

CĐKT được lập theo đúng quy định của Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán như:

các Bảng CĐKT được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách kế tốn để lập các Bảng CĐKT là thống nhất Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trước khi sử dụng để lập Bảng CĐKT tổng hợp

Phân loại kế toán trực thuộc theo từng hoạt động như: DN sản xuất kinh doanh; hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có) Từng loại hoạt động trên được lập Bảng CĐKT tổng hỢp riêng

Đối với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và thực hiện tính tốn tổng hợp trên chỉ tiêu đó

c Các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp tổng hợp Bảng Cân đối kế toán Bước 1: Cộng các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế tốn của Tổng Cơng ty và các Công ty thành viên trong Tập đoàn

Bước 2: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn, cụ thể như sau:

Doanh thu, giá vốn của hàng hóa, dịch vụ cung cấp giỮa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, kinh phi quản lý nộp tổng công ty, kinh phí cỦa Cơng ty thành viên, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giỮa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn phải được

Trang 12

-_ Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn đang

nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố đỉnh, ) phải được loại trừ

hoàn toàn

-_ Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh tỪ các giao dịch nội bô đang phản ảnh trong giá trị tài sản như hàng tổn kho, tài sản cố định phải được laoij bỏ trừ khi chỉ phí tạo nên khoản lỗ đó khơng thé thu hồi được

- _ Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng Cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn

Bước 3: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ

tiêu Tổng hợp

Bước 4: Lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu tổng hợp sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ

IV NGUYEN TAC VA PHUONG PHAP DIEU CHỈNH GIẢM TRỪ

1 Các chỉ tiêu liên quan đến BCĐKT tổng hợp

- _ Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn; - _ Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh

2 Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập Đoàn a Nguyên tắc điều chỉnh

Trong báo cáo tài chính tổng hợp, doanh thu và giá vốn cUa hang tiêu thụ trong nội

bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao

dịch bán hàng đang phần ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn

toàn

Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau: Lãi hoặc lỗ chưa thực Giá trị hàng tổn kho Giá trị của hàng tồn kho

hién trong hangt6n = cuối kỳ tính theo giá - cuối kỳ tính theo giá vốn

kho cuối kỳ bán nội bộ của bên bán hàng

Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ ra

khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ

Trang 13

Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh tỪ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sé làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính tổng hợp nhỏ hơn cơ sở tính thuế cỦa nó Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy

định của Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập daonh nghiệp Khoản chênh lệch

tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của cả Tập đồn Do đó kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán kho cuối kỳ

Việc loại trừ khoản lỖ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh tỪ giao dịch nội

bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tập đồn đối

với lơ hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Trong trường hợp đó, việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh tỪ giao dịch bán hàng giỮa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sé làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tổng hợp lớn hơn cơ sở tính thuế của nó Trường hợp này sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của cả Tập đồn Do đó, kế tốn phải phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải tra trong bảng cân đối kế toán tổng hợp và phải ghi tăng chi phi thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp

b Bút toán điều chỉnh

>_ Loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ

giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ

Kế tốn phải tính toán, xác định số lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn

kho cuối kỳ phát sinh tỪ giao dịch bán hàng nội bộ: - TruOng hop có lãi:

NỢ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bán hàng nội bộ)

Có Giá vốn hàng bán (Doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực hiện trong hang tồn kho cuối kỳ)

Có Hàng tồn kho (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)

- _ Trường hợp lỗ:

Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của số

hàng tổn kho tiêu thụ nội bộ (Giá trị tại bên bán) thì kế tốn khơng thực hiện loại trừ lỗ

chưa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nhƯ sau:

Trang 14

Có Giá vốn hàng bán (Doanh thu bán hàng nội bộ)

Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh tỪ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong nội bộ (giá trị

tại bên bán) thì kế tốn thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện, trường hợp này ghi:

NỢ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bán hàng nội bộ) NỢ Hàng tồn kho (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)

Có Giá vốn hàng bán (Doanh thu bán hàng nội bộ + Lỗ chưa thực hiện trong hàng tổn kho cuối kỳ)

> Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ:

- _ Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính tổng hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế

toán phải xác định thuế tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như sau: Nợ tài khoản thuế thu nhập hoãn lại

Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại

- _ Trường hợp loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tỒn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính tổng hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, kế toán phải xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận như sau

Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Chi phí thuế thu nhập hỗn lại phải trả)

Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả)

3 Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ a Nguyên tắc điều chỉnh

Trong Báo cáo tài chính tổng hợp của Tập đoàn, giá trị ghi sổ của TSCĐ (nguyên giá, hao mòn lũy kế) phải được điều chỉnh lại như thể không phát sinh giao dịch bán tài sản

cố định trong nội bộ Tập đoàn

Trường hợp TSCĐ được bán có lãi thì chi phí khấu hao đang được ghi nhận trong

Báo cáo tài chính riêng của bên mua TSCĐ sẽ cao hơn chi phí khấu hao xét trên phương

diện của cả Tập đồn, do đó trong Báo cáo tài chính tổng hợp kế toán phải điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong

Trang 15

Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ Tập đồn thì

giá trị ghi sổ của TSCĐ trong Báo cáo tài chính tổng hop sé nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại tương ứỨng với số lãi chưa

thực hiện bị loại trừ khỏi giá trị TSCĐ Tài sản thuế thu nhập phát sinh tỪ giao dịch bán

TSCPĐ giữa các đơn vi trong nội bộ Tập đoàn sễ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh giảm chỉ phí khấu hao của Tập đoàn

Trường hợp giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị thuộc Tập đoàn làm phát sinh một khoản lỗ thì giá trị ghi sổ của TSCĐ xét trên phương diện Tập đoàn sé lớn hơn cơ sở tính thuế cỦa nó nên Báo cáo tài chính tổng hợp phải phản ánh được phần thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lỗ chưa thực hiện nằm trong giá trị TSCĐ Thuế thu

nhập hoãn lại phát sinh tỪ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn

sẽ được hoàn nhập hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh tăng chi phí khấu hao của Tập đoàn b Bút toán điều chỉnh

> Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận chưa thực hiện và điều chỉnh lại giá

trị ghi sổ của TSCĐ phát sinh tỪ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ

-_ Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán nhỏ hơn nguyên giá TSCĐ

NỢ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa nguyên giá và giá bán)

NỢ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)

Có Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Hao mòn lũy kế đến ngày bán)

Có Chỉ phí khác (Giá trị còn lại TSCĐ tại bên bán)

-_ Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán lớn hơn nguyên giá TSCĐ NỢ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)

Có nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giỮa nguyên giá và giá bán) Có Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Hao mòn lũy kế đến ngày bán)

Có Chỉ phí khác (Giá trị còn lại TSCĐ tại bên bán)

>_ Loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị

trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ trước

- _ Trường hợp giao dich bán TSCĐ phát sinh lãi và NG TSCĐ lớn hơn giá bán

NỢ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa nguyên giá và giá bán)

NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Lãi gộp tỪ giao dịch bán TSCĐ)

Trang 16

- TruOng hop giao dich bán TSCĐ phát sinh lãi và NG TSCĐ nhỏ hơn giá bán NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Lãi gộp tỪ giao dịch bán TSCĐ)

Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giỮa nguyên giá và giá bán)

Có Giá trị hao mịn lũy kế TSCĐ (Hao mòn lũy kế)

- _ Trường hợp giao dịch bán TSCĐ phát sinh lỖ, ghi:

NỢ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giỮa nguyên giá và giá bán)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Lỗ từ giao dich bán TSCĐ nội bộ) Có Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Hao mòn lũy kế)

> Điều chỉnh chỉ phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ

Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong giá trị

TSCD đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn lũy kế đến cuối kỳ Tùy thuộc vào

TSCĐ được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chỉ phí khấu hao và các khoản mục chi phí tương ứng Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của Tổng công ty và các công ty thành viên trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều lại chi phí khấu hao trong kỳ kế tốn cịn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn lũy kế đã điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo

- _ Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý

NỢ Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lñy kế đến cuối kỳ)

Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ) -_ Trường hỢp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng

Nợ Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ) Có Chỉ phí bán hàng ( Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ)

-_ Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hoặc kinh doanh dịch vụ, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chỉ phí khấu hao đến giá vốn hàng bán

Nợ Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ) Có Giá vốn hàng bán (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Trang 17

Nếu việc loại trừ chi phi khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao, phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tổn kho để loại trừ cho phù hợp

Nợ Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ) Có Giá vốn hàng bán (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Có hàng tồn kho (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ) 3> Điều chỉnh chỉ phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện

trong giá trị còn lai cua TSCD

Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện phan ánh trong giá trị còn lại của TSCĐ đến chỉ phí khấu hao trong ky và hao mòn lũy kế đến cuối kỳ Tùy thuộc vào TSCĐ được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp

hoặc bán hàng kế toán sẽ bổ sung chi phí khấu hao vào các khoản mục chỉ phí tương

ứng Do báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của Tổng công ty và các công ty thành viên trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ, kế tốn cịn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn lũy kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo

- _ Trường hợp tài sản được dùng trong quản lý

NỢ Chỉ phí quản lý doanh nghiệp (Số điều chỉnh phát sinh trong ky)

NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ)

Có Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ)

-_ Trường hợp tài sản được dùng trong bán hàng

NỢ Chi phí bán hàng (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ)

Có Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ)

- _ Trường hợp tài sản được dùng trong sản xuất

NỢ Giá vốn hàng bán (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ)

Trang 18

Nếu việc loại trừ chi phi khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho thì kế toán phải phân bổ ảnh hưởng của chỉ phí khấu hao được loại trừ giỮa hai chỉ

tiêu giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ

NỢ Giá vốn hàng bán (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

NỢ Hàng tồn kho (Số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ)

Có Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ (Số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ)

> Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của giao dịch trong nội bộ tập đoàn khi tài sản vẫn đang sử dụng

Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh tỪ giao dịch bán tài sản cố định giỮa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính

Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị nội bộ trong tập đoàn, ghi:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hỗn lại

Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại

> Ghi nhận ảnh hưởng của thuế TNDN do ảnh hưởng của việc điều chỉnh chỉ phí khấu hao khi TSCĐ vẫn đang sử dụng

Khi tài sản vẫn đang sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao TSCĐ và hao mòn lũy kế TSCĐ, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế TNDN của việc điều chỉnh trên

Trường hợp loại trừ lãi từ giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh

giảm chỉ phí khấu hao và hao mòn lũy kế, kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế

NỢ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại

trừ chi phí khấu hao lũy kế đến đầu kỳ)

No Chi phi thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)

Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của Thuế TN lũy kế đến cuối kỳ)

Trường hợp loại trừ lỗ từ giao dịch ban TSCD trong nội bộ dẫn đến việc điều chỉnh tăng chỉ phí khấu hao và hao mòn lũy kế

Trang 19

Có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc

loại _ trừ chỉ phí khấu hao lũy kế đến đầu kỳ)

Có chỉ phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)

Khi TSCĐ vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì tồn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán TSCD trong nội bộ Tập đoàn đã

chuyển thành lãi thực của tập đồn thơng qua việc giảm trừ chi phi khấu hao hàng kỳ Từ thời điểm này khơng cịn phát sinh thuế thu nhập hoãn lại

4 Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành

tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn a Nguyên tắc điều chỉnh

Trường hợp một đơn vị trong Tập đoàn bán hàng hóa, thành phẩm cho đơn vị khác trong Tập đoàn sử dụng làm tài sản cố định thì tồn bộ doanh thu bán hàng hóa, giá vốn

hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định phải được loại

trừ hoàn toàn

Đồng thời nếu giao dịch bán hàng nội bộ có lãi thì chỉ phí khấu hao đang được ghi nhận trong Báo cáo tài chính riêng của bên mua tài sản cố định sé cao hon chi phí khấu hao xét trên phương diện của cả Tập đoàn, do đó trong Báo cáo tài chính tổng hợp kế tốn phải điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn

Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tài chính tổng hợp sẽ nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lãi chưa thực hiện nằm trong nguyên giá tài sản cố định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định của bên mua hàng sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế tốn điều chỉnh giảm chi phí khấu hao của Tập đoàn

Trường hợp hàng tồn kho được bán lỗ thường thể hiện lợi ích kinh tế mang lại trong tương lại của tài sản nhỏ hơn giá gốc của nó Trường hợp này kế tốn sẽ khơng lại trừ lỗ từ giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn trừ khi chắc chắn rằng khoản lỗ này có thể được thu hồi

Trang 20

> Bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện trong

nguyên giá TSCĐ phát sinh tỪ giao dịch bán hàng nội bộ mà hàng hóa, thành phẩm

của bên bán được sử dụng là TSCĐ của bên mua

- _ Trường hợp giao dịch nội bộ làm phát sinh lãi chưa thực hiện

NỢ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bán hàng nội bộ)

Có Giá vốn hàng bán (Giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ)

Có Nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện)

> Điều chỉnh chỉ phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực

hiện trong giá trị tài sản cố định

Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong nguyên giá tài sản cố định đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn lũy kế đến cuối kỳ Tùy thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phi khấu hao vào các chỉ tiêu chi phí tương ứng Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của Tổng Công ty và các Công ty thành viên trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế tốn cịn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn lũy kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo cáo

-_ Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý

Nợ Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định (số lũy kế điều chỉnh đến cuối kỳ) Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong ky)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ) -_ Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng

Nợ Giá trị hao mòn lũy kế (số lũy kế điều chỉnh đến cuối kỳ) Có Chỉ phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ)

-_ Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, kế toán phải xác định được ảnh hưởng của chỉ phí khấu hao đến giá vốn hàng bán

Nợ Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định (số điều chỉnh đến cuối kỳ)

Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)

Ngày đăng: 18/04/2014, 08:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w