Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, đặc biệt là hai báo cáo Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, cung cấp hầu hết các thông tinh kế toán của một
Trang 2
Lời nói đầu
Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung cũng như các doanh nghiệp
tư nhân nói riêng đang đứng trước nhiều vấn đề bức xúc Một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu hiện nay đối với các doanh nghiệp này là làm thế nào để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất Việc phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình sử dụng vốn của mình
từ đó đưa ra các quyết định kinh tế thích hợp nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả vốn, ngoài ra còn giúp các đối tượng quan tâm khác có cơ sở để lựa chọn các quyết định tối ưu cho mình Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác
kế toán, đặc biệt là hai báo cáo Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, cung cấp hầu hết các thông tinh kế toán của một doanh nghiệp Chính vì vậy, có thể coi hai báo cáo này là một bức tranh tương đối toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Do đó, việc trình bày các báo cáo này một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để có thể phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Hà
Tường Vy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nội dung, phương pháp lập Bảng cân đối
kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp”
nội dung chính như sau:
Trang 3BCTC gồm một hệ thống số liệu kinh tế được tổng hợp từ số liệu kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết trong các sổ kế toán và những thuyết minh cần thiết
2 Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của BCTC
2.1 Mục đích
Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tình hình tài chính của DN thông qua BCĐKT, BCKQKD và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, để giúp cho người sử dụng có được những thông tin chính xác và ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời, hợp lý
- BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các nhà tài trợ, các bên tham gia liên doanh, các nhà cung cấp và các đối tượng khác, nắm được tiềm năng của DN, thực trạng tài chính của DN, khả năng thanh toán và khă năng sinh lời, , của DN để
họ có những quyết định trong quan hệ kinh tế với DN
Trang 4
- BCTC cung cấp thông tin về thực trạng tài chính của DN, tình hình và kết quả kinh doanh của DN, là cơ sở số liệu để phân tích hoạt động kinh doanh, là cơ sở tham khảo quan trọng để xây dựng kế hoạch SXKD và chiến lược phát triển của DN
Dựa vào số liệu trong BCTC các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định, các phương pháp để điều hành quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn
2.3 Yêu cầu của BCTC
- Các chỉ tiêu trong BCTC phải đảm bảo nhất quán về nội dung và phương pháp tính toán, nhằm có thể tổng hợp được số liệu và có thể so sánh được các chỉ tiêu
- Các BCTC phải được lập theo mẫu đơn giản, dễ lập, dễ hiểu và có thể kiểm tra đối chiếu được
- Số liệu trong BCTC phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, đúng thực
tế và có độ tin cậy cao
- BCTC phải được lập và gửi kịp thời đúng hạn tới các cơ quan, tổ chức theo quy định
Theo quy định hiện hành, các BCTC quý gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và BCTC năm gửi chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên
độ kế toán
Nơi nhận BCTC được quy định như sau:
Các loại DN
Thời hạn lập báo cáo
Nơi nhận báo cáo
Cơ quan tài chính
Cơ quan thuế
Cơ quan thống kê
DN cấp trên
Cơ quan đăng
ký kinh doanh
Trang 53 Nguyên tắc trình bày thông tin trên BCTC
+ Nguyên tắc thước đo tiền tệ: Các thông tin trình bày trên BCTC phải tuân
thủ các quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trình bày các chỉ tiêu trong một niên độ kế toán
+ Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức: Một thông tin được coi là
trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chúng phản ánh được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hình thức của giao dịch hay sự kiện
+ Nguyên tắc trọng yếu: Mọi thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách
riêng rẽ trong BCTC vì thông tin đó có thể tác động trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC
+ Nguyên tắc tập hợp: Đối với các thông tin không mang tính trọng yếu thì
không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích BCTC
+ Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong
BCTC cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này tới niên độ khác, trừ khi
có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp
+ Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên BCTC phải đảm bảo tính
so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của chúng so với các niên độ trước
+ Nguyên tắc dồn tích: BCTC cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các
thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch
Trang 6
và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát sinh và được trình bày trên BCTC phù hợp với niên độ mà chúng phát sinh
+ Nguyên tắc bù trừ: BCTC cần trình bày riêng biệt tài sản có và tài sản nợ,
không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu
và tài sản thuần của doanh nghiệp, không bù trừ doanh thu với chi phí, trừ những trường hợp cho phép như: kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ,
II Khái quát về BCĐKT và BCKQKD
1.BCĐKT
1.1.Mục đích, ý nghĩa của BCĐKT
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) : là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời điểm nhất định
Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó Căn cứ vào BCĐKT kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN
1.2.Nội dung của BCĐKT
BCĐKT là hình thức biểu hiện của phương pháp cân đối tổng hợp kế toán, đồng
thời là báo cáo kế toán chủ yếu nhất, dùng tiền để biểu thị toàn bộ vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh ( hai mặt thể hiện của tài sản trong đối tượng kế toán ở DN ) tại thời điểm lập báo cáo
Như vậy, BCĐKT phản ánh khái quát tài sản của DN dưới hình thái giá trị, phản ánh tài sản của DN ở trạng thái tĩnh, là thời điểm cuối kỳ kế toán Tại thời điểm này người ta giả thiết chu kỳ SXKD đã kết thúc, tài sản của DN ngừng hoạt động
1.3.Kết cấu của BCĐKT
BCĐKT gồm hai phần là phần chính và phần phụ Phần chính dùng để phản ánh tài sản của DN theo hai cách biểu thị khác nhau là vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh
Trang 7
doanh; Còn phần phụ là phần các chỉ tiêu ngoài bảng dùng phản ánh tài sản của đơn
vị khác nhưng DN được quyền quản lý và sử dụng theo hợp đồng kinh tế pháp lý và phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính khác mà kế toán có trách nhiệm phải theo dõi theo quy định
BCĐKT có hai phần và có thể thiết kế mẫu biểu theo hai cách:
- Theo hình thức hai bên: “Bên trái - Bên phải”, phần bên trái của BCĐKT phản ánh kết cấu vốn kinh doanh ( phần tài sản ), phần bên phải phản ánh nguồn vốn kinh doanh
- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của DN tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức hình thành tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của DN
Tài sản phân chia thành các mục sau:
Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Loại B : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm
báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở DN
Nguồn vốn được chia thành các mục như sau:
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của BCĐKT đều phản ánh theo ba cột: Mã số; Số đầu năm; Số cuối kỳ (năm, quý )
1.4 Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT
Trang 8
1.4.1 Cơ sở số liệu để lập BCĐKT
- BCĐKT ngày 31/12 năm trước
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
- Các tài liệu liên quan khác
- Cột số cuối kỳ: có thể khái quát cách lập như sau:
+ Những chỉ tiêu nào trong BCĐKT liên quan đến một tài khoản cấp 1 thì căn cứ vào số dư cuối kỳ của tài khoản đó Lấy số liệu để ghi theo nguyên tắc: Số dư Nợ của tài khoản vốn ghi vào chỉ tiêu vốn tương ứng ở phần “Tài sản”; Số dư Có của tài khoản nguồn vốn ghi vào chỉ tiên nguồn vốn tương ứng ở phần “Nguồn vốn”
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến nhiều tài khoản thì phải tổng hợp số liệu ở tài khoản liên quan để ghi
+ Chỉ tiêu nào liên quan đến tài khoản cấp 2, lấy số dư ở tài khoản cấp 2 để ghi + Các tài khoản vốn, nguồn vốn phản ánh công nợ hai chiều thì không được bù trừ lẫn nhau mà phải căn cứ số liệu kế toán chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu thích hợp + Các chỉ tiêu điều chỉnh giảm và các chỉ tiêu dự phòng thiệt hại về vốn thì lấy số
dư Có cuối kỳ ỏ các tài khoản này ghi bằng mực đỏ ( số âm ) vào các chỉ tiêu tương ứng bên Tài sản
+ Các chỉ tiêu ngoài bảng: Lấy số dư Nợ cuối kỳ ở các tài khoản ngoài bảng để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng
2 BCKQKD
2.1 Mục đích, ý nghĩa của BCKQKD
Trang 9
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác
2.2 Nội dung của BCKQKD
BCKQKD dùng để phản ánh thu nhập, chi phí và xác định kết quả của toàn bộ các hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của DN sau thời kỳ báo cáo ( báo cáo này được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán), nhằm để xác định được lợi nhuận thực
tế trong kỳ và tính toán được thuế thu nhập DN phải nộp trong kỳ
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Số còn phải nộp đầu kỳ; số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; số đã nộp trong kỳ báo cáo; số phải nộp luỹ kế từ đầu năm và số đã nộp luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo; số còn phải nộp đến cuối
kỳ báo cáo
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT
được giảm, thuế GTGT hàng hoá nội địa
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kỳ; thuế GTGT được
Trang 10
giảm, đã được giảm, còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ
2.4 Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQKD
2.4.1 Cơ sở số liệu để lập BCKQKD
Khi lập BCKQKD kế toán căn cứ vào:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước
- Sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 133
“Thuế GTGT được khấu trừ”, tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà
+ Cột 2 : Ghi mã số các chỉ tiêu
+ Cột 3 : Ghi số liệu của kỳ trước
+ Cột 4 : Ghi số liệu kỳ này
+ Cột 5 : Ghi số liệu luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ này
- Cột số kỳ trước: lấy số liệu ở cột kỳ này trong BCKQKD của kỳ trước ghi sang theo từng chỉ tiêu thích ứng
- Cột số kỳ này: phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo
- Cột số luỹ kế từ đầu năm: được tính bằng cách lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng này trong BCKQKD kỳ trước cộng số liệu ở cột kỳ này của BCKQKD kỳ này để ghi vào sổ từng chỉ tiêu thích hợp
Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Trang 11
- Phần này được thiết kế gồm có 8 cột :
+ Cột 1: Chỉ tiêu”, ghi danh mục các khoản phải nộp cho Nhà nước theo quy định
+ Cột 2: “Mã số”, ghi mã số của từng chỉ tiêu báo cáo
+ Cột 3: “Số phải nộp đầu kỳ” Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp đầu kỳ, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang
+ Cột 4: “Số phải nộp trong kỳ này” Cột này phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu để ghi vào cột này được căn cứ
vào sổ kế toán của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
+ Cột 5: “Số đã nộp trong kỳ” Cột này phản ánh tổng số tiền thuế đã nộp theo từng khoản phải nộp trong kỳ báo cáo., gồm cả số nộp của kỳ trước chuyển sang + Cột 6: “Số phải nộp luỹ kế từ đầu năm” Cột này dùng để phản ánh các loại thuế
và các khoản khác phải nộp vào ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đàu năm đến cuối kỳ báo cáo
+ Cột 7: “Số đã nộp luỹ kế từ đầu năm” Cột này dùng để phản ánh các loại thuế
và các khoản khác đã nộp vào ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo
+ Cột 8: “Số còn phải nộp đến cuối kỳ” Cột này phản ánh số thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số còn phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này Số liệu để ghi vào cột này bằng số liệu cột 3 “
Số còn phải nộp đầu kỳ” cộng số liệu cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” trừ số liệu cột 5
Trang 12
Số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ghi ở cột 5 “Số đã nộp trong kỳ” của báo cáo kỳ này Kết quả tìm được ghi vào từng chỉ tiêu phù hợp
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và thuế GTGT hàng bán nội địa
- Phần này được thiết kế gồm có 4 cột :
+ Cột 1: “Chỉ tiêu”, phản ánh danh mục các chỉ tiêu liên quan đến thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và bán hàng nội địa
+ Cột 2: “Mã số”, phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo
+ Cột 3: “Kỳ này”, phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo
+ Cột 4 “Luỹ kế từ đầu năm”, căn cứ vào số liệu ghi ở cột “Luỹ kế từ đầu năm” của kỳ trước, cộng với số liệu ghi ở cột 3 “Kỳ này” của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp
Trang 13
Phần II Thực trạng về việc lập và trình bày BCĐKT và BCKQKD của công ty vật tư
- vận tải - xi măng
I Đặc điểm chung của công ty
Công ty vật tư - vận tải - xi măng là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán
độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, trụ sở đặt tại 21B Cát Linh Đống Đa-Hà Nội.Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 824/BXD-TCLD ngày 05/01/1991 trên cơ sở sát nhập hai đơn vị là công ty vận tải xi măng và
xí nghiệp cung ứng vật tư - vận tải thiết bị xi măng thành công ty kinh doanh vật tư
-vận tải -xi măng, và sau đó đổi thành công ty vật tư -vận tải - xi măng như hiện nay
theo quyết định số 002A/BCD-TCLD ngày 12/02/1993 Với tư cách là một đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh và là thành viên trong TCTXMVN, công ty vật tư - vận tải -
xi măng được giao cấp chức năng nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức và thực hiện kinh doanh vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà máy xi măng bao gồm: than cám, xỷ pyrit, clinker, đá bô xít, đá ba zan, quặng sắt
- Tổ chức thực hiện lưu thông và kinh doanh xi măng theo địa bàn được phân công
- Tổ chức dây chuyền công nghiệp khai thác xỉ tuyển phả lại
- Kinh doanh vận tải bằng đường sông, đường bộ, đường biển
1 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty vật tư-vận tải -xi
măng, bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của công ty được thay đổi theo từng thời kỳ
để phù hợp với vai trò và nhiệm vụ của mình Hiện nay, bộ máy được tổ chức theo
Trang 14
kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng Với cơ cấu này giám đốc công ty là người cao nhất
và được các phòng ban tham mưu cho việc đưa ra các quyết định cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho
hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra lệnh cho các chi nhánh của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
*Giám đốc Công ty:
Là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
Công ty, trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty theo đúng pháp luật, là người điều hành cao nhất trong công ty, chỉ đạo trực tiếp xuống các đơn vị trực thuộc trong Công ty Giám đốc là người đại diện cho Công ty trong quan hệ giao dịch ký kết hợp đông kinh tế, có quyền tổ chức bộ máy Công ty, tuyển chọn lao động trả lương, thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc:
* Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
Là người trực tiếp tham mưu giúp việc cho giám đốc, phụ trách việc lên phương
án kế hoạch và điều hành các hoạt động kinh doanh theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc
*Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật:
Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc những vấn đề liên quan đến kỹ thuật
công tác kỹ thuật xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và phụ trách các nghiệp vụ chuyên môn Ký hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực được giám đốc phân công uỷ quyền
Các phòng ban chuyên môn gồm có:
- Phòng tổ chức lao động tiền lương
- Phòng kế toán thống kê tài chính
- Phòng kinh doanh vận tải