1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình thất nghiệp tại việt nam từ năm 2005 – 2013

39 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 363,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người. Thất nghiệp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giảm đi, đời sống xã hội bất an. Vì vậy có lẽ không ngạc nhiên lắm khi thấy thất nghiệp thường là chủ để tranh luận giữa các nhà kinh tế cũng như những người lập chính sách kinh tế vĩ mô.

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 39 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 4 1.1 Kinh tế học 4 1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 5 1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 8 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP 11 2.1 Khái niệm thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và phân loại thất nghiệp 11 2.2 Mô hình về tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên 15 2.3 Tìm việc và thất nghiệp tạm thời 16 2.4. Sự cứng nhắc của tiền lương thực tế và thất nghiệp chờ việc 18 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP 22 (Từ năm 2005 2013) 22 3.1 Đánh giá về tình hình thất nghiệp qua các năm 22 3.2 Nguyên nhân và giải pháp 30 3.2.1 Nguyên nhân 30 3.2.2 Giải pháp 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 39 1 LỜI NÓI ĐẦU Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người. Thất nghiệp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống giảm đi, đời sống xã hội bất an. Vì vậy có lẽ không ngạc nhiên lắm khi thấy thất nghiệp thường là chủ để tranh luận giữa các nhà kinh tế cũng như những người lập chính sách kinh tế vĩ mô. Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang găp không ít khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệpViệt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là lao động trong tầng lớp thanh niên, sinh viên mới ra trường, lao động thành thị… Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như: gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc… Cho nên vấn đề đặt ra cho đất nước ta hiện nay là giải quyết vấn đề thất nghiệp ổn thỏa đã và đang là vấn đề cấp bách và cần thiết để đưa nền kinh tế đất nước đi lên và hội nhập một cách toàn diện và sâu rộng hơn với các nước trên thế giới. Mặc dù nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tốt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được đầy lùi và có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp nghiệp tăng trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại chậm lại, đây thật là vấn đề nan giải cho các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô. Việt Nam hiện có khoảng trên 53 triệu người trong độ tuổi lao động và dự báo sẽ còn tăng, mỗi năm lại thêm hơn một triệu lao động khiến cho áp lực của chính phủ phải tạo thêm việc ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia kinh tế nhận xét thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp như: do trình độ sản xuất ngày càng cao; áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ cao và chuyên môn cao… chính vì vậy những người không đủ điều kiện dễ dàng bị sa thải; định hướng nghề nghiệp cho lớp thanh niên còn nạng nề tưởng thích làm “thầy” hơn làm “thợ”… Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài “Đánh giá tình hình thất nghiệp tại Việt Nam từ năm 2005 2013” nhằm tìm hiểu rõ hơn thực trạng thất nghiệp, 2 từ đó tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu giải pháp nhằm góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu môn học kinh tế vĩ mô. 3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1.1 Kinh tế học Kinh tế học là một chuyên ngành khoa học xã hội nghiên cứu việc lựa chọn cách xử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm (có hạn) để sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Các tính chất của một chuyên ngành khoa học xã hội nói chung và kinh tế học nói riêng là: - Không có sự chính xác tuyệt đối (vì những hàm số, con số, những quan hệ định lượng trong kinh tế học đều mang tính ước lượng trung bình từ thực tế). - Chủ quan (với cùng một hiện tượng kinh tế nếu đứng trên những quan điểm khác nhau có thể đưa ra những kết luận khác nhau). Cho nên, trong thực tế ta thường chứng kiến sự tranh cãi giữa các trường phái kinh tế, thậm chí có lúc căng thẳng, đối chọi nhau. Kinh tế học luôn nhấn mạnh đến sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trong hầu hết các xã hội, việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm không phải do một người duy nhất nào, mà không có sự phối hợp hoạt động của hàng triệu hội gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) của nền kinh tế xã hội thực hiện các quyết định kinh tế dựa trên các nguyên tắc sau: Đánh đổi, chi phí cơ hội, những thay đổi biên, những khuyến khích. Tài nguyên có hạn, nhu cầu của con người thì không có giới hạn, nên con người luôn phải tính toán, lựa chọn sao cho việc sử dụng tài nguyên đó hiệu quả nhất và đó cũng chính là lý do để kinh tế học tồn tại và phát triển. 4 1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Căn cứ theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu kinh tế học được phân thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. a. Kinh tế học vi mô: Nghiên cứu cách thức mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau trong một thị trường nào đó. Nó nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ chi tiết, riêng lẻ. b. Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể, thống nhất. Nó chú trọng đến nội dung chính sau đây: Giá trị tổng sản lượng; Tỷ lệ thất nghiệp; Tăng trưởng kinh tế; Lãi suất; Tài khóa và Tiền tệ; Cán cân ngoại thương; Cán cân thanh toán; Chính sách cho sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế học vĩ mô cung cấp khuôn khổ lý thuyết cho việc giải thích tiền lương cứng nhắc, giá cứng nhắc, hành vi đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm, cầu tiền. Sự phối hợp giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô giúp việc thực thi chính sách hiệu quả. Thiếu sự phối hợp dẫn đến giảm sản lượng. Kinh tế học vĩ mô nỗ lực giải thích nền kinh tế và đề xuất những chính sách để cải thiện những thành tựu đã đạt được. Kinh tế học vĩ mô sử dụng các mô hình khác nhau để giải thích những vấn đề khác nhau. Mô hình với giá linh hoạt mô tả nền kinh tế trong dài hạn, mô hình với giá cả cứng nhắc mô tả nền kinh tế trong ngắn hạn. Trong nền kinh tế vĩ mô, có vấn đề còn tranh luận là: Một khi mà nguồn lực không được sử dụng hết, liệu chính phủ có thể và nên can thiệp vào kinh tế để cải thiện hoạt động của nền kinh tế hay không? Đây là vấn đề về các chính sách: Tài khóa; Tiền tệ; Tỷ giá. Chính từ đây đã xuất hiện hai trường phái kinh tế cạnh tranh nhau: Trường phái cổ điển (Neo Classical) và trường phái Keynes (Keynes và Keynesian). 5 Lý thuyết của trường phái cổ điển cho rằng: Lương và giátính linh hoạt; Nền kinh tế tự điều chỉnh đến xu hướng tăng trưởng dài hạn; Giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng cần phải có các chính sách phái cung (điều chỉnh luật lệ, cắt giảm thuế); sự bảo thủ về chính trị. Lý thuyết của trường phái Keynes cho rằng: Lương và giátính cứng nhắc (chậm thay đổi); Cầu khu vực thường không ổn định do vậy yêu cầu của chính phủ cho sự can thiệp mang tính chủ động của Chính phủ; Giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng cần phải có các chính sách phái cầu (tăng chi tiêu của Chính phủ, cắt giảm thuế); Sự tự do về chính trị. Trường phái cổ điển cho rằng, thị trường biết những gì phải làm, Chính phủ không nên can thiệp vào nền kinh tế. Trường phái Keynes cho rằng, Chính phù có thể và nên can thiệp vào nền kinh tế nhằm cải thiện hoạt động của nền kinh tế. Những nhà kinh tế học vĩ mô thường sử dụng các mô hình để giải thích và tiên liệu các hiện tượng kinh tế. Trước hết họ khái quát những chi tiết phức tạp của nền kinh tế bằng những biến số cần thiết có thể kiểm soát được. Dựa vào những biến số này, hỗ nỗ lực xây dựng các mô hình kinh tế bằng cách sử dụng một giả thiết nào đó. Mô hình này mô tả mối quan hệ giữa các biến số đó bằng các hệ phương trình hay hệ phương trình. Các biến số trong mô hình kinh tế vĩ mô có hai loại biến là biến nội sinh và biến ngoại sinh. Biến nội sinh hay biến được giải thích, là những biến được giải thích bằng mô hình. Biến ngoại sinh hay biến không giải thích là biến không được giải thích bởi mô hình, nó được dùng để giải thích biến nội sinh. Mục đích của mô hình là chỉ ra biến ngoại sinh ảnh hưởng đến biến nội sinh như thế nào. Giá trị tiên nghiệm của các biến xác định ở thời điểm trong tương lai, hiện thời giá trị của nó mới chỉ ước lượng chứ chưa xác định. Giá trị hậu nghiệm của các biến được xác định trong quá khứ. Hiện thời giá trị của nó đã được xác định. 6 Các mối quan hệ trong mô hình kinh tế gồm có đồng nhất thức và quan hệ hành vi giữa các biến. Đồng nhất thức được sử dụng để định nghĩa các biến, nó luôn luôn đúng, ví dụ: GDP = C + I + G + X I. Quan hệ hành vi giữa các biến phản ánh hành vi mà mô hình muốn giải thích, ví dụ: I = I 0 h.r. Xét ví dụ mô hình kinh tế đơn giản của thị trường hàng hóa X: - Giả thiết: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Cầu hàng hóa X: Q d = F(P x , I, ST TD , KV TD , P y , N TD ) - Cung hàng hóa X: Q s = F(P x , CN SX , P YTSX , T, KV SX , N SX ) - Cân bằng thị trường Q d = Q s - Mô phỏng quan hệ giữa lượng cung và lượng cầu phụ thuộc vào giá cả hàng hóa X trên đồ thị với trục tung là P, trục hoành là Q. Như vậy, trong mô hình này các biến nội sinh là P, Q; các biến còn lại sẽ là các biến ngoại sinh trong mô hình. Trong kinh tế học vĩ mô, không có mô hình nào giải thích được tất cả các sự kiện mà chúng ta quan tâm (ví dụ mô hình cung cầu hàng hóa X không giải thích được tại sao thu nhập tăng). Chúng ta sẽ nghiên cứu nhiều mô hình khác nhau cho những vấn đề khác nhau (như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng…). Mỗi mô hình chúng ta nên quan tâm tới những vấn đề sau: Giả thiết của mô hình; Biến nào là biến nội sinh; biến nào là biến ngoại sinh; Mô hình này giúp chúng ta hiểu những vấn đề gì? Trong phân tích kinh tế vĩ mô, khung thời gian nghiên cứu được chia thành ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, nhiều mức giá cứng nhắc, tức là giá được điều chỉnh một cách chậm chạp khi có sự thay đổi của cung và cầu. Khi giá cứng nhắc, lượng cung không luôn bằng lượng cầu. Vì vậy, có thể giải thích tại sao lại có thất nghiệp, tại sao lại thừa hàng hóa. Trong dài hạn. giá cả linh hoạt tức là thị trường cân bằng liên tục, nền kinh tế ở trạng thái sử dụng toàn bộ nguồn lực, điều này có thể giải thích tăng trưởng do sự cải thiện công nghệ, tích lũy vốn. 7 1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu, kinh tế học có thể phân thành: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. - Kinh tế học thực chứng: Bàn về những giải thích khách quan hay khoa học sự vận động của nền kinh tế, nó trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Ví dụ, kinh tế học thực chứng nghiên cứu tỷ lệ thất nghiệp thực tế là bao nhiêu? Mức thất nghiệp cao sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát? Nếu chính phủ tăng thuế đối với mặt hàng sữa tươi sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sữa tươi như thế nào? Để giải quyết những vấn đề như vậy, các nhà kinh tế học bắt buộc phải đối chiếu với thực tế. Bằng cách khảo sát thực tế, các nhà kinh tế học sẽ giải quyết được hai vấn đề: Lý giải tại sao nền kinh tế lại hoạt động như nó đang hoạt động; Từ đó có cơ sở để dự đoán về tương lai kinh tế. Ở đây, các nhà kinh tế học chú trọng giải thích các hiện tượng kinh tế bằng sự khách quan. - Kinh tế học chuẩn tắc: Cho ta những quy định hay đề nghị dựa trên đánh giá cá nhân về giá trị. Ở đây chú trọng nhiều hơn về chủ quan, hay là điều mà ta cho là phải xảy ra. Ví dụ: Chính phủ lên tăng mức lương tối thiểu cho người lao động; Lạm phát cao đến mức nào thì có thể chấp nhận được; Có nên cắt giảm chi phí cho quốc phòng không?… 1.4. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt Những vấn đề then chốt được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm: Mức sản xuất; Thất nghiệp; Mức giá chung và Thương mại quốc tế của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những quy định của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này. Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu nền kinh tế vĩ mô của các quốc gia là GDP. GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của 8 một quốc gia. Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trưởng này. Nguồn gốc của sự tăng trưởng dài hạn là gì? Tại sao một số nước tăng trưởng nhanh hơn các nước khác? Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một nền kinh tế hay không? Mặc dù tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số trường hợp. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kỳ kinh doanh. Hiểu biết được chu kỳ kinh doanh (CKKD) là mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô. Tại sao các CKKD lại xuất hiện? Các lực lượng kinh tế nào làm cho kinh tế hồi phục? phải chăng các CKKD gây bởi các sự kiện không dự tính được hay chúng bắt nguồn từ các lực lượng nội tại có thể dự tính trước được? Liệu chính sách của Chính phủ có thể sử dụng để làm dịu bớt hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là những vấn đề lớn đã đươc đưa ra và ít nhất cũng đã được giải đáp một phần bởi kinh tế vĩ mô hiện đại. Thất nghiệp là biến số then chốt thứ hai mà kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu. Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực tìm việc tính theo tỷ lệ % so với lực lượng lao động. Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động của CKKD. Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại. Lạm phát là biến số then chốt thứ ba mà kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu. Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Vấn đề đặt ra là cái gì quyết định tỷ lệ lạm phát (TLLP) dài hạn và những biến động ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Tại sao lạm phát ở Việt Nam đã rất cao năm 1980 và có xu hướng giảm trong những năm gần đây? Sự thay đổi TLLP có liên quan như thế nào đến CKKD? Phải chăng là ngân hàng trung ương cần theo đuổi mục tiêu lạm phát bằng không? Vấn đề quan trọng thứ mà kinh tế học vĩ mô quan tâm đến là cán cân thương mại (CCTM). Việt Nam thường có thâm hụt thương mại (THTM). Tầm 9 quan trọng của THTM là gì và điều gì quy định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu CCTM, vấn đề then chốt cần nhận thức là mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế. Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc giảm lượng tài sản quốc tế hiện đang nắm giữ. Ngược lại, khi có xuất khẩu ròng dương, thì nước đó sẽ tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu về mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu tại sao các công dân một nước lại đi vay tiền hoặc cho các công dân nước khác vay tiền. Để nghiên cứu các vấn đề cơ bản trên, các nhà kinh tế học vĩ mô gặp nhiều khó khăn vì họ không thể làm các thí nghiệm có kiểm soát. Để hiểu hành vi của nền kinh tế, các nhà kinh tế học vĩ mô cần có các số liệu kinh tế. Từ việc quan sát số liệu, phát hiện những xu hướng và các mối quan hệ, xây dựng mô hình để giải thích các xu hướng và các mối quan hệ đó và sau đó kiểm định xem các mô hình có phù hợp với số liệu mới cập nhật không. Vì vậy, trước khi nghiên cứu các vấn đề cơ bản trên, các nhà kinh tế học vĩ mô phải dựa vào các số liệu kinh tế vĩ mô. Từ các số liệu kinh tế vĩ mô (sản lượng quốc gia) chúng ta lần lượt nghiên cứu các vấn đề trên trong ngắn hạn và dài hạn và vấn đề các cơ sở vi mô của nền kinh tế vĩ mô. 10 [...]... trình dạy nghề, và luật tiền lương tối thiểu có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp 21 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP (Từ năm 2005 2013) 3.1 Đánh giá về tình hình thất nghiệp qua các năm Năm 2005 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 1/7 /2005 là 42,71 triệu người, tăng 1,12 triệu người (+2,7%) so với năm 2004, trong đó lao động đang làm việc trong khu vực Nhà nước chiếm... kỳ năm trước Bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2008 quý I năm 2014 Năm/ khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 2013 quý 1/2014 chung 2.38 2.9 2.88 2.27 1.99 2.2 2.18 thành thị 4.65 4.64 4.43 3.6 3.25 3.58 3.75 nông thôn 1.53 2.25 2.27 1.71 1.42 1.58 1.59 Sơ đồ biểu thị sự tăng giảm về tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2008 quý 1 năm 2014 29 (Đánh giá về tỷ lệ thất nghiệp qua các năm (theo báo cáo tình hình. .. nhân sẽ bị thất nghiệp trong một khoảng thời gian trước và giữa các công việc Chính vì vậy, chúng ta luôn quan sát thấy một số thất nghiệp trong các nền kinh tế 2.1 Khái niệm thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và phân loại thất nghiệp 2.1.1 Khái niệm thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm 11 Tỷ lệ thất nghiệp là... lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 56,8%; khu vực công nghiệp, xây dựng 17,9% và khu vực dịch vụ 25,3% Tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 tiếp tục giảm; tính đến giữa năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 5,3%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với năm 2004, đồng thời đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 200 12005 về giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 6% vào cuối năm 2005 Năm. .. số thất nghiệp là con số mang tính thời điểm Nó luôn biến động theo thời gian Thất nghiệp xuất phát từ nhu cầu cần việc làm, có việc rồi lại mất việc, từ không thất nghiệp trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó Vì thế việc nghiên cứu dòng lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa c Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất. .. nhân công khiến cho số người thất nghiệp không ngừng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đã tăng từ 1,99% trong năm 2012 (tỷ lệ thấp nhất trong 10 năm qua) lên 2,22% năm 2013 và quý I năm 2014 là 2,18% trong khi nền kinh tế đang bắt đầu có đà khởi 30 sắc Chính vì vậy, việc làm và thất nghiệp đã và đang là vần đề xã hội cấp thiết đối với nước ta Thực tế ở Việt Nam, thất nghiệp xuất hiện chủ yếu là do... thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5% Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008 Năm 2010 Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao... của người thất nghiệp Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào… Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế Với mục đích đó có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây: - Thất nghiệp chia theo giới tính - Thất nghiệp theo lứa tuổi - Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ - Thất nghiệp chia... công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng từ 18,3% lên 19,1% và khu vực dịch vụ từ 24,5% lên 25,2% Trong các thành phần kinh tế, lao động thuộc khu vực nhà nước vẫn tăng nhẹ so với năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị tiếp tục giảm, đạt 4,4%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,8%, của nữ là 3,9% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị 22 % Năm 2005 Năm 2006... tượng: Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động khống muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con…) Thất nghiệp loại này thường là tạm thời 12 Thất nghiệp không tự nguyện là: Thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động… Thất nghiệp trá hình . của tiền lương thực tế và thất nghiệp chờ việc 18 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP 22 (Từ năm 2005 – 2013) 22 3.1 Đánh giá về tình hình thất nghiệp qua các năm 22 3.2 Nguyên nhân và. nghề nghiệp cho lớp thanh niên còn nạng nề tư tưởng thích làm “thầy” hơn làm “thợ”… Chính vì những lý do trên, em chọn đề tài Đánh giá tình hình thất nghiệp tại Việt Nam từ năm 2005 – 2013 . 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THẤT NGHIỆP 11 2.1 Khái niệm thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và phân loại thất nghiệp 11 2.2 Mô hình về tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên 15 2.3 Tìm việc và thất nghiệp tạm thời 16 2.4.

Ngày đăng: 17/04/2014, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w