Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Trang 1CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ
đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quỳnh Nga
Giáo viên hướng dẫn :ThS Phạm Thanh Hà
Hà Nội, tháng 05/2008
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương Mại Thế
giới)
2 ASEAN : The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á
3 APEC : The Asia - Europe Meeting (Diễn đàn hợp tác Á - Âu)
4 ASEM : Asia - Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á - TháI Bình Dương)
5 EU : European Union (Liên minh Châu Âu)
6 UNDP : United Nations Development Programme (Chương
trình phát triển Liên Hiệp Quốc)
7 PNTR : Permanent Normal Trade Relations (Quy chế Quan hệ
Thương mại Bình thường Vĩnh viễn)
8 ISO 9000 : A family of standards for quality management systems
(Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng)
9 CPC : Central Product Classification (Hệ thống phân loại sản
phẩm của Liên Hiệp Quốc)
10 KFTC : Korea Fair Trade Commission (Hội đồng thương mại
16 TTTM : Trung tâm thương mại
17 GCCI : Global Consumer Confidence Index (Chỉ số lạc quan
tiêu dùng)
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2006 36
Bảng 2: Top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới 2008 40
Bảng 3: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 41
Bảng 4: Thị phần thị trường bán lẻ tính theo khu vực 43
Sơ đồ 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 11
Sơ đồ 2: Cung cầu của thị trường bán lẻ 6
Sơ đồ 3: Kênh phân phối tổng quát 8
Sơ đồ 4:Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 45
Biểu đồ 1: Tỷ lệ lựa chọn kênh phân phối 17
Biểu đồ 2: Kêt quả kinh doanh của Tổng công ty Saigon Co.op giai đoạn 2005 - 2007 53
Biểu đồ 3: Biểu đồ kết quả kinh doanh của SATRA Group giai đoạn 2005 - 2007 55
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I 11
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 11
I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 11
1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 11
2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 13
3 PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 14
3.1 BÁN LẺ QUA CỬA HÀNG 14
3.1.1 CĂN CỨ VÀO CHỦNG LOẠI HÀNG HOÁ KINH DOANH 14
3.1.2 CĂN CỨ VÀO SỰ QUAN TÂM VỀ GIÁ CẢ CỦA NHÀ BÁN LẺ 15
3.1.3 CĂN CỨ THEO MỨC ĐỘ DỊCH VỤ MÀ NHÀ BÁN LẺ CUNG CẤP 15
3.2 BÁN LẺ KHÔNG QUA CỬA HÀNG 16
3.3 XÉT THEO KÊNH PHÂN PHỐI 16
3.3.1 KÊNH PHÂN PHỐI TRUYỀN THỐNG 16
3.3.2 KÊNH PHÂN PHỐI HIỆN ĐẠI 17
4 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 18
4.1 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ LÀ CẦU NỐI QUAN TRỌNG GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG 18
4.2 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ LÀ KÊNH CUNG CẤP THÔNG TIN TỪ NHÀ SẢN XUẤT ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỢC LẠI 18
4.3 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ LÀ CÔNG CỤ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ MỨC SỐNG CỦA DÂN CƯ TRONG XÃ HỘI 20
Trang 54.4 THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ, NHÀ NƯỚC SẼ XÂY
DỰNG NHỮNG CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN
KINH TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIÊU DÙNG 20
4.5 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ GIỮ VAI TRÒ NGÀY CÀNG QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG XÃ HỘI 21
II/ TỔNG QUAN VỀ CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 21
1 VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CAM KẾT TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI212 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 22
III/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 23
1 HÀN QUỐC 23
2 TRUNG QUỐC 25
3 THÁI LAN 28
4 KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 30
CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC 32
I/ THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 32
1 THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 32
2 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CỞ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 34
II/ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI ĐIỂM CAM KẾT MỞ CỬA 36
1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 36
1.1 MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ 36
1.2 KINH TẾ 36
1.3 XÃ HỘI 37
1.4 VĂN HÓA 39
Trang 61.5 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 39
2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI ĐIỂM CAM KẾT MỞ CỬA 40
2.1 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM LÀ MỘT THỊ TRƯỜNG ĐẦY TIỀM NĂNG, ĐANG PHÁT TRIỂN NHANH SONG CHỦ YẾU TẬP TRUNG Ở KHU VỰC THÀNH THỊ 40
2.2 THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐANG CÓ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH TỶ TRỌNG GIỮA KÊNH PHÂN PHỐI HIỆN ĐẠI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI TRUYỀN THỐNG422.3 CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM NGÀY CÀNG GAY GẮT, KHỐC LIỆT 43
3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 44
II/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 45
1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 45
1.1 NHÀ CUNG CẤP 45
1.2 ĐỐI THỦ TIỀM ẨN 46
1.3 KHÁCH HÀNG 47
1.4 SẢN PHẨM THAY THẾ 48
1.5 CẠNH TRANH NỘI BỘ 49
2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 50
2.1 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC ĐANG TĂNG CƯỜNG MỞ RỘNG QUY MÔ 50
2.2 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC YẾU NHẤT KHÂU DỊCH VỤ HẬU MÃI 51
2.3 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC ĐÃ CÓ SỰ LIÊN KẾT VỚI NHAU SONG CÒN LỎNG LẺO, RỜI RẠC 52
3 MỘT SỐ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ LỚN CỦA VIỆT NAM 53
3.1 LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (SAIGON CO.OP) 53
Trang 73.2 HỆ THỐNG BÁN LẺ G7 MART 54
3.3 TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GÒN (SATRA GROUP) 55
3.4 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VIỆT NAM (VDA) 56
4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 57
4.1 ĐIỂM MẠNH 57
4.1.1 ĐÃ CÓ THƯƠNG HIỆU VÀ KÊNH PHÂN PHỐI RỘNG KHẮP: 57
4.1.2 SỰ AM HIỂU VỀ VĂN HÓA, THỊ HIẾU VÀ THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG TRONG NƯỚC:594.1.3 QUY MÔ NHỎ NÊN LINH HOẠT, DỄ THAY ĐỔI TRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG BIẾN ĐỘNG 60
4.2 ĐIỂM YẾU 61
4.2.1 VỀ VỐN 61
4.2.2 VỀ HẬU CẦN 62
4.2.3 VỀ CON NGƯỜI 63
4.2.4 TÍNH CHUYÊN NGHIỆP 64
4.3 CƠ HỘI 64
4.4 THÁCH THỨC 65
III/ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC 66
1 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC 66
1.1 BUỘC CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC PHẢI NGHIÊM KHẮC NHÌN LẠI MÌNH, NHẬN DIỆN RÕ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỂ VƯƠN LÊN CẠNH TRANH HIỆU QUẢ 66
1.2 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY THAY ĐỔI TƯ DUY CŨ, TRÌ TRỆ SANG TƯ DUY HỘI NHẬP NĂNG ĐỘNG 68
1.3 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG THEO HƯỚNG HIỆU QUẢ VÀ CHUYÊN NGHIỆP HƠN 70
Trang 81.4 CƠ HỘI HỌC HỎI, TÍCH LŨY KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN
CẠNH TRANH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI 70
1.5 NÂNG CAO TINH THẦN LIÊN KẾT, HỢP TÁC GIỮA CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA ĐỂ ĐỐI ĐẦU VỚI CÁC TẬP
ĐOÀN BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI 72
2 TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 73
2.1 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM SẼ KHÓ CÓ THỂ CẠNH TRANH VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, NGUY CƠ MẤT THỊ PHẦN VÀ PHÁ SẢN HÀNG LOẠT 73
2.2 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ BỊ THÂU TÓM BỞI CÁC ĐỐI THỦ NƯỚC NGOÀI VỚI TIỀM LỰC VỐN HÙNG MẠNH 74
2.3 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC CÓ THỂ GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN DO HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 74
3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC75CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC 79
I/ PHƯƠNG HƯỚNG MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 79
1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU MỞ CỬA 79
1.1 QUAN ĐIỂM 79
1.2 MỤC TIÊU 80
1.2.1 CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG 80
1.2.2 HIỆN ĐẠI HÓA KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI, ĐẶC BIỆT LÀ THƯƠNG MẠI HIỆN ĐẠI; HOÀN THÀNH VỀ CƠ BẢN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH CHỢ 81
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 81
1 VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 81
Trang 91.1 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 82
1.2 XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ CHO NGÀNH PHÂN
PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM 83
1.3 CẦN PHẢI CÓ NHỮNG CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH ĐẢM
NHIỆM VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN
LẺ THEO MỘT HỆ THỐNG CHUẨN MỰC THỐNG NHẤT 84
2 VỀ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ 84
2.1 TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN 84
2.1.1 MỞ RỘNG QUY MÔ THÔNG QUA VIỆC LIÊN KẾT VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC 85
2.1.2 TẬP TRUNG VỐN THÔNG QUA VIỆC MỞ RỘNG HỢP
TÁC VỚI CÁC NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH,
TÍN DỤNG 86
2.1.3.TẬP TRUNG VỐN THÔNG QUA VIỆC PHÁT HÀNH CỔ
PHIẾU, TRÁI PHIẾU 86
2.2 CẢI THIỆN CÔNG TÁC HẬU CẦN 87
2.2.1 TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI CÁC NHÀ
CUNG ỨNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 87
2.2.2 THU MUA VÀ QUẢN LÝ HÀNG HÓA872.3 NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 88
2.3.1 CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TỪ BỘ PHẬN QUẢN TRỊ CẤP CAO ĐẾN ĐỘI NGŨ NHÂN
VIÊN BÁN HÀNG 88
2.3.2 ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, ĐÃI NGỘ HỢP LÝ
ĐỂ KÍCH THÍCH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ, NÂNG CAO NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG 89
2.4 KHẮC PHỤC TÍNH THIẾU CHUYÊN NGHIỆP 89
2.4.1 CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ PHẢI XÂY DỰNG MỘT
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DÀI HƠI VÀ CHÚ TRỌNG HOẠT
ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 89
Trang 102.4.4 XÂY DỰNG VÀ NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT, ÁP
DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CÁCH QUẢN LÝ HIỆN
ĐẠI ĐỂ KINH DOANH HIỆU QUẢ 91
2.4.5 DOANH NGHIỆP BÁN LẺ CẦN PHẢI ĐA DẠNG HÓA
PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG 92
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ
phải mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện thông thoáng và môi trường kinh
doanh bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đối
với tất cả các thành phần kinh tế Mở cửa thị trường bán lẻ được coi là một
trong những vấn đề nhạy cảm nhất khi Việt Nam gia nhập WTO và đây là vấn
đề khá căng thẳng trên bàn đàm phán Bởi nếu “thua trên sân nhà”, hậu quả sẽ
không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước
ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước và hoạt
động nhập khẩu cũng bị chi phối
Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và hầu như còn
chưa được khai thác Hơn nữa, theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ chính thức
mở cửa thị trường bán lẻ vào tháng 1 năm 2009 Do đó, trong thời gian vừa
qua nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã xây dựng kế hoạch, đưa Việt
Nam vào thị trường phát triển chiến lược của mình
Có thể nói, đến nay Việt Nam đã hình thành mạng lưới siêu thị, TTTM
ở các thành phố và đô thị lớn trong cả nước, góp phần không nhỏ vào việc tạo
ra một diện mạo mới cho thương mại bán lẻ ở Việt Nam, nâng cao văn minh
thương nghiệp, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân Việt Nam
Trong những năm qua, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có những bước
phát triển rất nhanh, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước Song hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam được đánh giá là
còn mang nặng tính đại lý, rời rạc, thiếu tính liên kết, thu lợi nhuận thấp Hơn
nữa doanh nghiệp bán lẻ trong nước phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Trang 12vốn ít, kinh nghiệm quản lý kinh doanh hạn chế, thiếu chuyên nghiệp trong
khâu thu mua và cung ứng hàng hóa, công tác hậu cần còn yếu kém…
Gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn
toàn thị trường phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ còn rất ít thời
gian để tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống TTTM hiện đại đủ sức
cạnh tranh với các đại gia nước ngoài trong quá trình hội nhập Sự thâm nhập
của các tập đoàn phân phối xuyên quốc gia sẽ là những đối thủ cạnh tranh đầy
ưu thế, tạo ra những thách thức rất lớn đối với Việt Nam
Thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ đang đến rất gần Đối mặt với các
tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kinh
doanh, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước với những điểm mạnh và điểm
yếu vốn có sẽ chịu những tác động của việc mở cửa thị trường này như thế
nào? Trước áp lực mạnh mẽ từ làn sóng xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ
nước ngoài, liệu các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chấp nhận nguy cơ bị các
đối thủ nước ngoài thao túng thị trường hay sẽ có khả năng khắc phục điểm
yếu, phát huy thế mạnh, đón nhận cơ hội, bứt phá vươn lên, đổi mới và cạnh
tranh, giành thế chủ động? Để hệ thống bán lẻ trong nước cạnh tranh tốt trong
điều kiện thời điểm cam kết mở cửa thị trường này đang đến gần, Nhà nước
cũng như chính các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải có những giải pháp
gì?
Nhận thấy phân phối bán lẻ là một vấn đề nhạy cảm và cấp thiết khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, em mạnh dạn chọn
nghiên cứu đề tài: “ Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các
doanh nghiệp bán lẻ trong nước” với mong muốn tiếp cận thông tin về thị
trường bán lẻ Việt Nam, thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ
trong nước và đi vào phân tích sâu hơn về tác động của việc mở cửa thị
trường này đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng như đề xuất một số
giải pháp
Trang 13II.Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Khóa luận tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:
- Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam và cam kết mở cửa thị
trường bán lẻ
- Nêu lên thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trước thời điểm mở cửa,
thực trạng hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ trong nước để từ đó tập
trung làm rõ những tác động của việc mở cửa thị trường này đối với các
doanh nghiệp bán lẻ trong nước
- Đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp nội
địa trong ngành
Về mặt phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tài liệu và thời gian nên khóa luận
chỉ tập trung vào nghiên cứu trong phạm vi 10 năm trở lại đây
III Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận là:
- Phương pháp tổng hợp số liệu
- Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp lý luận lôgic
IV Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam và cam kết mở
cửa thị trường bán lẻ
Chương 2: Tác động của việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ đối
với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Trang 14Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn
chế tác động tiêu cực của việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ đối với
doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Do hạn chế về kiến thức, thời gian thực hiện và tài liệu, khóa luận
không tránh khỏi có những thiếu sót Em rất mong nhận được sự phản hồi và
góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Phạm Thanh Hà đã tận tình
hướng dẫn và sâu sát giúp đỡ hoàn thành khóa luận này
Trang 15CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ
CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM
1 Khái niệm về thị trường bán lẻ
Theo Hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hiệp Quốc (CPC) được
hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam
kết thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối
Sơ đồ 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Vậy bán lẻ là gì? Thị trường bán lẻ được hiểu như thế nào?
Khái niệm bán lẻ:
Trong cuốn “Quản trị Marketing”, Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ
như sau:
“Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho
người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính
thương mại”
Trong “Giáo trình Marketing lý thuyết” (Trường Đại học Ngoại
Thương) cũng đã đưa ra định nghĩa:
Trang 16“Hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động phân phối hàng hóa
hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu
cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại”
Như vậy bất kỳ một tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, hoặc nhà
bán lẻ) bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều đang làm chức năng bán lẻ; bất
kể những hàng hóa, dịch vụ được bán như thế nào (bởi người bán, qua thư,
điện thoại, máy bán hàng tự động, bán qua Internet…) hoặc bất kể chúng
được bán ở đâu (trong cửa hàng, trên đường phố, tại nhà của khách hàng…)
Nguồn: “Quản trị Marketing”, Philip Kotler
Cung bán lẻ ở đây bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hoá
để bán lại nhằm kiếm lời Cầu bán lẻ ở đây là những người tiêu dùng cuối
cùng, có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ
Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất
với người tiêu dùng cuối cùng, các nhà bán lẻ đóng vai trò là người đại diện
mua cho các khách hàng của họ Khi lựa chọn mua hàng hoá từ nhà sản xuất,
họ phải xem những sản phẩm ấy có thu hút được khách hàng của họ hay
không Từ đó họ quyết định nên kinh doanh những mặt hàng nào nhằm đáp
Trang 17ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Chính vì thế, người bán lẻ
là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ
cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu
hướng tiêu dùng của khách hàng
Trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng là người chấp nhận giá, còn các
nhà bán lẻ là người quyết định giá bán Mức giá mà họ đưa ra là dựa trên cơ sở:
Mức giá mua vào, chi phí lưu thông và khả năng thanh toán của khách hàng
2 Đặc điểm của thị trường bán lẻ
Các hoạt động bán lẻ hàng hóa dù ở bất kì đâu hay với hình thức nào
đều có những đặc điểm cơ bản sau:
Trong thị trường bán lẻ, hàng hóa được bán trực tiếp, thẳng đến
tay người tiêu dùng cuối cùng để phục vụ mục đích tiêu dùng chứ không phải
để kinh doanh hay để cho mục đích khác Đây là đặc điểm cơ bản nhất của thị
trường hàng hóa bán lẻ
Hàng hóa sau khi được định giá và khối lượng giữa người bán và
người mua sẽ không có cơ hội quay trở lại thị trường nữa, kết thúc một vòng chu
chuyển hàng hóa; người mua hàng sẽ là người tiêu dùng cuối cùng
Thị trường bán lẻ là thị trường cung cấp các nhãn hiệu hàng hóa
khác nhau, đa dạng về chủng loại, từ các hàng hóa thông thường giá trị thấp,
tiêu dùng ngắn ngày đến các hàng hóa có giá trị cao, tiêu dùng dài ngày nhằm
đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng
Tại thị trường bán lẻ, bên cạnh hình thức chuyên doanh về một
mặt hàng, còn có những doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh một tập hợp các mặt
hàng Chẳng hạn tại các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, số mặt hàng có thể lên
tới 15.000 từ hơn 500 nhà sản xuất khác nhau Vì thế, khách hàng có thể mua
nhiều loại sản phẩm chỉ tại một địa điểm
Trang 183.1.1 Căn cứ vào chủng loại hàng hoá kinh doanh
Các cửa hàng chuyên doanh: bán một chủng loại hẹp sản phẩm, nhưng
rất đa dạng Ví dụ các cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể thao,
cửa hàng đồ gỗ, cửa hàng hoa, cửa hàng sách
Siêu thị: Siêu thị là cửa hàng bán lẻ tương đối lớn, sử dụng phương
thức tự phục vụ, kinh doanh bán lẻ nhiều chủng loại hàng: thực phẩm,
quần áo vải vóc, đồ gia dụng…
Cửa hàng bách hoá tổng hợp: là những cửa hàng bán một số chủng loại
sản phẩm, thường là quần áo đồ gia dụng và đồ đạc, trang thiết bị nội
thất, trong đó mỗi chủng loại được bán tại những gian hàng riêng biệt
Trang 19 Cửa hàng phục vụ nhu cầu thường ngày: là các cửa hàng bán thực
phẩm, bán hàng hóa thông dụng phục vụ nhu cầu thường ngày Có quy
mô tương đối nhỏ nằm gần các khu dân cư, thời gian bán hàng của các
cửa hàng này thường cao
3.1.2 Căn cứ vào sự quan tâm về giá cả của nhà bán lẻ
Cửa hàng hạ giá: Cửa hàng hạ giá bán những hàng hoá tiêu chuẩn theo
giá thấp hơn bằng cách giảm định mức lợi nhuận và tăng khối lượng
hàng bán
Bán hàng theo mẫu: Áp dụng cho việc bán một số loại hàng có kích
thước, khối lượng lớn, giá trị kinh tế cao, kĩ thuật tiên tiến phức tạp,
thông qua một mẫu quy ước được thiết kế sẵn Ví dụ: đồ gỗ, phương
tiện đi lại, thiết bị máy móc công nghệ
Bán lẻ lộng giá: Những người bán lẻ lộng giá thường bán giá thấp hơn
giá bán lẻ
3.1.3 Căn cứ theo mức độ dịch vụ mà nhà bán lẻ cung cấp
Bán lẻ tự phục vụ: cần có một diện tích mặt bằng khá lớn, tạo sự thoải
mái cho khách hàng tự do, độc lập chọn lựa hàng theo ý thích
Bán lẻ tự chọn: Khách hàng tham gia vào việc tìm kiếm hàng hóa cho
mình mặc dù có thể yêu cầu giúp đỡ từ phía người bán
Bán lẻ phục vụ hạn chế: Đảm bảo mức độ hỗ trợ bán hàng cao hơn,
khách hàng có nhiều thông tin hơn Đảm bảo những dịch vụ trả góp và
nhận lại hàng đã mua cho khách hàng, chi phí khai thác cao hơn
Bán lẻ phục vụ đầy đủ: Có nhân viên bán hàng phục vụ trong quá trình lựa
chọn và so sánh tại chỗ; có thể thoải mái trả lại hàng đã mua, có dịch vụ
giao hàng và phục vụ tại nhà miễn phí Tuy nhiên chi phí bán lẻ cao
Trang 203.2 Bán lẻ không qua cửa hàng
Bán hàng qua máy tự động: Phương thức bán hàng tự động đã được áp
dụng cho rất nhiều hàng hoá khác nhau: thuốc lá, nước ngọt, kẹo bánh Ưu
điểm là bán hàng tự động 24 giờ/ngày
Bán hàng qua điện thoại: Kiểu bán hàng qua điện thoại ví dụ như: hoa
tươi, thực phẩm, được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm thông tin liên lạc
nhanh chóng
Bán hàng qua mạng internet: Đây cũng là một dạng bán hàng hiện đang
được sử dụng phổ biến nhờ ưu điểm thông tin liên lạc nhanh chóng, giá
thành thấp, truyền tải nội dung phong phú, đa dạng từ âm thanh đến
hình ảnh
Bán lẻ tại nhà: Người tiêu dùng sẽ có cơ hội dùng thử sản phẩm và tư
vấn ngay tại nhà, tuy nhiên chi phí rất tốn kém và chỉ thực hiện được ở
một địa điểm nhất định trong thời gian nhất định
3.3 Xét theo kênh phân phối
Dựa vào tính chất của kênh phân phối bán lẻ có thể chia thị trường bán
lẻ Việt Nam ra làm hai loại khác nhau là kênh phân phối truyền thống và kênh
phân phối hiện đại
3.3.1 Kênh phân phối truyền thống
Đây là kênh phân phối của các cá nhân, tư nhân với hình thức kinh
doanh nhỏ lẻ, thực hiện chủ yếu thông qua: chợ, tiệm tạp hóa, cửa hàng thực
phẩm, người bán dạo, các cửa hàng bán sỉ bán lẻ,… Trước đây, bất kể ở đâu
có dân cư sinh sống thì ở đó sẽ hình thành nên các chợ cóc, chợ tạm để phục
vụ nhu cầu của người dân Chính vì thế, hầu hết các chợ kiểu này đều mang
tính tự phát, không có quản lý, không có tổ chức
Nhưng từ khi Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở rộng
buôn bán, giao thương với nước ngoài thì kênh phân phối truyền thống ít
nhiều bị ảnh hưởng và có nhiều thay đổi Công tác quản lý của Nhà nước đối
Trang 21với hệ thống chợ cũng đã có những cải tiến đáng kể Hệ thống các chợ, các
tiệm tạp hóa… đã hoạt động có tổ chức và bài bản hơn
Cho đến nay, kênh phân phối truyền thống vẫn đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam Hầu hết hàng hóa hiện
nay vẫn đến tay người tiêu dùng thông qua kênh phân phối truyền thống Nó
đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Việt Nam, góp phần
quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường bán lẻ
Mặc dù vậy, kênh phân phối truyền thống vẫn còn nhiều bất cập cần
khắc phục như: manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công tác tổ
chức quản lý còn nhiều bất cập, chưa có mạng lưới quy hoạch cụ thể…
3.3.2 Kênh phân phối hiện đại
Thực hiện chủ yếu thông qua: các cửa hàng tiện ích, siêu thị, đại siêu
thị, trung tâm thương mại (TTTM),… Chỉ trong 10 năm (1996-2006) kênh
phân phối hiện đại Việt Nam phát triển mạnh mẽ không ngờ Hàng loạt các
siêu thị, TTTM đã ra đời đã thay đổi diện mạo nền kinh tế Việt Nam Theo xu
hướng phát triển chung, kênh phân phối hiện đại Việt Nam sẽ dần dần chiếm
ưu thế hơn so với kênh phân phối truyền thống
Biểu đồ 1: Tỷ lệ lựa chọn kênh phân phối 1
1
Nguồn: “Thương mại nội địa - thực trạng dễ bị tổn thương và xáo trộn”, www.vneconomy.vn
Trang 22Chợ 8.40%
Cửa hàng chuyên 38.40%
Nơi khác 2.10%
Tạp hóa 11%
Đại lý 25%
Siêu thị 15.10%
4 Vai trò của thị trường bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân
4.1 Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng
Bằng cách mua hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau và bán lại
cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm, thị trường bán lẻ đã giải quyết tốt
sự mâu thuẫn giữa việc sản xuất khối lượng lớn chỉ một số chủng loại nhất
định của nhà sản xuất và nhu cầu số lượng nhỏ nhưng chủng loại đa dạng của
người tiêu dùng
Thị trường bán lẻ giúp giải quyết sự khác biệt và không trùng khớp về
không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng Trong nền kinh tế, việc
sản xuất hàng hóa được tổ chức ở một địa điểm, còn người tiêu dùng có mặt ở
khắp mọi nơi Hơn nữa, đôi khi sản xuất lại không xảy ra cùng thời gian với
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Nhiều hàng hóa sản xuất mang tính thời vụ còn
tiêu dùng xảy ra quanh năm hoặc ngược lại Thị trường bán lẻ giúp giải quyết
vấn đề này trong quá trình phân phối hàng hóa Nó đảm bảo việc cung cấp đủ
số lượng, đúng chất lượng và kịp thời gian, đúng địa điểm đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng
4.2 Thị trường bán lẻ là kênh cung cấp thông tin từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng và ngược lại
Trang 23Bán lẻ là khâu trung gian nối sản xuất và tiêu dùng Nhà bán lẻ là người
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nắm được nhu cầu, thị
hiếu và thói quen mua sắm của khách hàng Trong quá trình bán hàng, nhà
bán lẻ sẽ cung cấp các thông tin về hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng
Ngược lại, thông qua nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ
thu nhận được các thông tin phản hồi từ thị trường, từ phía người tiêu
dùng Các thông tin thu thập được sẽ giúp người sản xuất định hướng
nhu cầu của thị trường
Trang 244.3 Thị trường bán lẻ là công cụ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh
và mức sống của dân cư trong xã hội
Nhìn vào tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, tỷ lệ các kênh phân
phối, ta có thể xác định được mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân, xu
hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai Có thể nói, thị trường bán lẻ
phản ánh bộ mặt của toàn bộ nền kinh tế do nó liên quan trực tiếp đến sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân
Mục đích của sản xuất hàng hóa là để bán, để thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng Hàng hóa muốn đến tay người tiêu dùng đều phải thông qua
thị trường bán lẻ Vì vậy, một khi thị trường bán lẻ còn hoạt động thì sản xuất,
kinh doanh mới tồn tại và phát triển được
Mức tiêu dùng hàng hóa trên thị trường bán lẻ cũng phản ánh đời sống
của người dân trong toàn xã hội Bởi sức mua trên thị trường tăng chứng tỏ
đời sống của người dân đã được cải thiện Thị trường bán lẻ phát triển sẽ đáp
ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng dù ở bất kỳ một
vùng, miền nào
4.4 Thông qua thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng những chính sách
phù hợp để phát triển nền kinh tế và định hướng tiêu dùng
Dựa vào cung cầu trên thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ xây dựng định
hướng cho sản xuất và tiêu dùng, thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để
đảm bảo cho thị trường tăng trưởng ổn định
Nhà nước sẽ dẫn dắt nhà sản xuất tập trung vào nhu cầu thị trường, vào
những ngành sản xuất đang được khuyến khích phát triển
Về phía tiêu dùng, Nhà nước cũng sẽ định hướng tiêu dùng của dân cư
vào các mặt hàng trọng điểm, những mặt hàng được sản xuất trong nước, từ
đó nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước
Trang 254.5 Thị trường bán lẻ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái
sản xuất mở rộng xã hội
Thị trường bán lẻ là trung gian nối sản xuất và tiêu dùng, do đó có tác
động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng Thị trường bán lẻ sẽ là nơi quyết
định khâu sản xuất nên sản xuất những mặt hàng nào, với chủng loại và mẫu
mã ra sao Chính những động thái trên thị trường bán lẻ sẽ buộc các nhà sản
xuất phải tính toán kế hoạch và phương thức kinh doanh sao cho phù hợp
nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Còn đối với tiêu dùng, chính cách thức kinh doanh, phân phối hàng
hóa của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tác động đến cách thức mua sắm của
người tiêu dùng Khách hàng sẽ bị chi phối bởi những thông tin về hàng hóa,
dịch vụ mà các nhà bán lẻ đưa ra
II/ TỔNG QUAN VỀ CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
VIỆT NAM
1 Việt Nam gia nhập WTO và cam kết trong lĩnh vực phân phối
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 năm 1995
Trải qua 11 năm đàm phán về minh bạch hóa các chính sách thương mại, đến
ngày 07/11/2006 tại Geneva (Thụy Sỹ), phiên họp của Đại hội đồng WTO kết
thúc với sự đồng thuận của 149 thành viên về việc gia nhập của Việt Nam
Trở thành thành viên của WTO, bước vào sân chơi thương mại toàn
cầu, Việt Nam phải tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng
buộc của WTO từ thời điểm gia nhập
Trong thỏa thuận WTO về lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết đủ 11
ngành và khoảng 110 phân ngành 11 ngành dịch vụ đó gồm: 1) Dịch vụ kinh
doanh; 2) Dịch vụ thông tin; 3) Dịch vụ xây dựng; 4) Dịch vụ phân phối; 5)
Dịch vụ giáo dục; 6) Dịch vụ môi trường; 7) Dịch vụ tài chính; 8) Dịch vụ y
tế; 9) Dịch vụ du lịch; 10) Dịch vụ văn hóa giải trí; 11) Dịch vụ vận tải
Trang 262 Nội dung cơ bản của cam kết mở cửa thị trường bán lẻ
*Cam kết mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam
Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp
dịch vụ phân phối nước ngoài sự đối xử bình đẳng như các nhà cung cấp dịch
vụ phân phối Việt Nam Cả bốn loại hình phân phối theo phân loại của WTO
mà chúng ta đều cam kết là: bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng
quyền thương mại
- Từ 1-1-2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực phân phối
bán lẻ, không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài
- Từ 1-1-2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất)
chỉ được xem xét tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
- Từ 1/1/2010: các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép cung
cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và
nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
* Mức độ mở rộng thị trường
- Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ
tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp
pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy;
máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn;
rượu và phân bón
- Kể từ ngày 01/01/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và
bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy
- Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa
Trang 27hồng, bán buôn và bán lẻ, tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập
khẩu hợp pháp vào Việt Nam
- Quan trọng nhất, Việt Nam hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm
bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc xin phép thành lập
nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố
công khai Việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan Các tiêu chí
chính là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực
địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý
III/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC MỞ CỬA
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
1 Hàn Quốc
Hàn Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO kể từ ngày
01/01/1995 Ngay sau khi mở cửa thị trường, một loạt các tập đoàn bán lẻ lớn
trên thế giới như Wal-mart (Mỹ) hay Carrefour (Pháp)… đã ồ ạt gia nhập vào
hoạt động kinh doanh bán lẻ của quốc gia này với tổng giá trị khoảng 120 tỷ
đôla mỗi năm Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã làm dấy lên làn sóng lo ngại
trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa Họ cho rằng với kinh nghiệm quản
lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng mấy chốc các đại gia
này sẽ “thôn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn Quốc như đã từng làm ở
nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới
Thế nhưng, thực tế hoàn toàn ngược lại Sau 8 năm hoạt động ở Hàn
Quốc, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-mart đã tuyên bố rút lui khỏi thị
trường này bằng cách bán hết các cơ sở của mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa
Shinsegae (tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc) với giá gần 900 triệu
USD Trước đó khoảng một tháng, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới là
Carrefour cũng gây nên một cơn “địa chấn” tương tự khi bán lại hệ thống cửa
hàng ở Hàn Quốc với giá gần 2 tỷ USD Theo giới phân tích, lý do của việc
này là cả hai tập đoàn này đều đã thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà
Trang 28bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay xở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng
của người Hàn Quốc
Trong khi các cửa hàng của Hàn Quốc thường sắp xếp hàng hóa theo
hướng thuận tiện nhất cho khách hàng quan sát, nhân viên bán hàng thường
xuyên có mặt kịp thời để hướng dẫn khách hàng, thì ở Wal-mart hay
Carrefour, hàng hóa được đóng gói kỹ khiến khách hàng tỏ ra e ngại khi
muốn xem hàng Hơn nữa, cũng hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn để giải
đáp những thông tin liên quan đến sản phẩm
Về chủng loại hàng hóa, trong khi Carrefour và Wal-mart tỏ ra vượt
trội với những mặt hàng như đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép…
nhập từ khắp nơi trên thế giới thì các cửa hàng nội địa lại có ưu thế trong
nhóm hàng thực phẩm tươi sống và thức uống
Ngoài ra, từ trước khi các tập đoàn nước ngoài chính thức thâm nhập thị
trường nội địa, các tập đoàn phân phối của Hàn Quốc đã nhanh chóng “xí phần”
những vị trí tốt nhất để mở cửa hàng Điều này cũng một phần tạo ra khó khăn
cho các đại gia nước ngoài khi muốn bành trướng hoạt động
Một điều nữa giúp các chuỗi cửa hàng nội địa của Hàn Quốc thành
công trong cuộc đua với các đại gia nước ngoài là sự liên kết giữa nhà phân
phối với nhà sản xuất trong nước Hàng hóa của các nhà sản xuất cung cấp
cho các hệ thống cửa hàng bán lẻ luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã quy định
sẵn Ngược lại, các nhà phân phối cũng cố gắng giá cả ổn định, kể cả những
lúc thị trường có những biến động bất thường Điều này tạo sự dễ dàng cho
hai bên tính toán chiến lược sản xuất kinh doanh của mình và làm tăng thêm
niềm tin trong quá trình hợp tác
Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc với
ưu thế về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân đã đáp ứng
rất tốt nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, các nhà bán lẻ Hàn Quốc cũng biết
lợi dụng điểm yếu của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Wal-mart là
Trang 29thường xuyên bị dư luận chỉ trích là bóc lột và đối xử không tốt đối với nhân
viên cũng như chèn ép các nhà cung cấp hàng hóa Các nhà bán lẻ Hàn Quốc
đã rút kinh nghiệm điều này và tỏ ra khéo léo trong cách đối xử với nhân
viên, khiến họ hết mình vì công việc chung và góp phần kêu gọi công chúng
ủng hộ hàng hóa và dịch vụ của mình
Hơn nữa, các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ
rất lớn từ phía Chính phủ Khi bất kỳ doanh nghiệp nào đang chiếm ưu thế
trên thị trường có những hành động lạm dụng vị trí này, Hội đồng thương mại
công bằng Hàn Quốc (KFTC) sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp này loại bỏ những
hành động nêu trên, công bố rộng rãi việc vi phạm này hoặc sử dụng những
biện pháp cần thiết theo Luật điều chỉnh độc quyền và thương mại công bằng
Hội đồng này cũng có thể phạt doanh nghiệp vi phạm với số tiền không quá
3% tổng số doanh thu có được trong thời gian bắt đầu và kết thúc vi phạm
Những biện pháp này của Chính phủ Hàn Quốc đã góp phần vào việc hạn chế
sự bành trướng của các đại gia bán lẻ hùng mạnh nước ngoài
2 Trung Quốc
Thị trường bán lẻ Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ lớn
nhất thế giới Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng
550 tỷ USD Dự báo trong 20 năm tới, thị trường bán lẻ của Trung Quốc sẽ là
khoảng 2,4 ngàn tỷ USD Tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc đạt
15% trong năm 2006 và xu hướng nổi trội là sáp nhập giữa các công ty
Lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ của Trung Quốc
- Trước năm 1992, Trung Quốc không cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực bán lẻ
- Tháng 7/1992, Trung Quốc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, cho phép
thành lập các liên doanh về bán lẻ tại một số thành phố lớn, và tại 5 đặc khu
kinh tế, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn bị cấm
Trang 30- Từ 11/12/2004, Trung Quốc mở cửa toàn diện ngành bán lẻ cho nhà
đầu tư nước ngoài, bãi bỏ các điều khoản cấm đoán trước đây về mặt địa lý và
quy mô đầu tư
Sau khi Trung Quốc mở cửa thị trường, có khoảng 40 tập đoàn phân
phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường tiềm năng này Sớm
nhất là Carrefour (Pháp) vào Trung Quốc từ năm 1992, ngay khi nước này mở
cửa thị trường bán lẻ cho đầu tư nước ngoài Hay như Tesco, nhà bán lẻ lớn
nhất của Anh, cũng dự định sẽ tăng số cửa hàng của mình lên 150 cửa hàng
vào năm 2008 Những đại gia khác cũng góp mặt vào thị trường này như:
Metro (Đức), Aecon (Nhật), Ikea (Thụy Điển), Makro (Hà Lan), McDonald’s
(Mỹ) hay Dairy Farm (Hồng Kông) …
Sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã gây sức ép rất lớn
đối với các nhà bán lẻ Trung Quốc 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay các tập
đoàn bán lẻ nước ngoài, khiến các công ty bán lẻ Trung Quốc rơi vào tình thế
rất khó khăn, một số bị phá sản Trong khoảng thời gian chưa tới 10 năm, các
công ty nước ngoài đã chiếm được 5-8% thị phần bán lẻ Các công ty này
đang dự kiến phát triển thêm các chi nhánh tại các thành phố loại hai của
Trung Quốc sau khi đã củng cố vị trí tại các thành phố loại một (chủ yếu dọc
theo duyên hải Trung Quốc) Theo ông Gu Guojian, Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu quản lý tại Thượng Hải thì “chỉ trong vòng 2 năm sau khi
Carrefour mở trung tâm thứ hai tại Thượng Hải, trong phạm vi 5km, 3 công ty
thuộc dạng “cá mập” trong nước đã bị phá sản”.2
Nguyên nhân dẫn đến việc thua kém của các công ty bán lẻ nội địa một
phần là do cách quản lý của chính quyền Trung Quốc Các công ty bán lẻ Trung
Quốc đã rất giận dữ vì cho rằng Bộ Thương mại đã nhượng bộ quá nhiều trong
quá trình đàm phán trên lĩnh vực thương mại dịch vụ khi Trung Quốc gia nhập
WTO và không quản lý một cách chặt chẽ hoạt động của các công ty bán lẻ
2 Nguồn: “Trung Quốc và kinh nghiệm mở cửa thị trường bán lẻ”, www.vneconomy.vn
Trang 31nước ngoài Một số doanh nghiệp nước ngoài đã không ngồi chờ cho đến thời
điểm ngày 11/12/2004, mà đã chủ động đi “cửa sau” qua chính quyền thấp hơn
Tại đây, chính quyền địa phương có vẻ dễ hơn trong việc cho phép các tập đoàn
nước ngoài mở trung tâm bán lẻ
Ngoài ra, nguyên nhân chính làm các công ty trong nước thua ngay trên
sân nhà là xuất phát từ yếu tố chủ quan ở tầm quốc gia, chưa có tập đoàn bán
lẻ Trung Quốc nào được xem là đối thủ “ngang cơ” với các đại gia bán lẻ
nước ngoài Hiện nay, số lượng trung tâm, cửa hàng bán lẻ của các nhà đầu tư
nước ngoài là không đáng kể so với trong nước nhưng lại chiếm lĩnh được thị
phần không nhỏ Họ có lợi thế về kinh nghiệm thương trường trong cuộc đua
Hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc tỏ ra không mạnh tay và dứt khoát để giải
quyết vấn đề trên Chính phủ Trung Quốc nhận định đây không phải là lúc để
các công ty trong nước tranh cãi hay chỉ trích nữa mà phải nỗ lực để tự cứu
mình Họ cần phải học hỏi kinh nghiệm từ chính những đối thủ nước ngoài
Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa
ra một số chính sách nhằm phát triển hệ thống bán lẻ trong nước:
- Cải cách các quy định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi
trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ
- áp dụng các biện pháp tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực
phân phối bán lẻ
- Tăng cường bồi dưỡng và giáo dục về lĩnh vực phân phối và lưu
thông hàng hóa, khuyến khích sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến
trong phân phối
- Xây dựng quy hoạch phát triển phân phối và lưu thông hàng hóa, chỉ
đạo và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối
- Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý nhằm phát triển hệ
thống siêu thị
Trang 32- Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong
nước phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại
Trung Quốc cũng dành nhiều ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ
giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm phát triển khả
năng cạnh tranh của các siêu thị trong nước Đặc biệt, Trung Quốc cũng
khuyến khích các nhà bán lẻ trong nước đầu tư ra nước ngoài để chiếm lĩnh
thị trường của các nước trong khu vực, thậm chí cả các nước phát triển như
EU hay Hoa Kỳ
Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập
các doanh nghiệp nhỏ, hình thành nên các tập đoàn siêu thị lớn để cạnh tranh với
các siêu thị của nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô
hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh
3 Thái Lan
Thập kỷ 80 ghi nhận sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối
bán lẻ của Thái Lan nhờ những chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực này Trong suốt nhiều năm, đầu tư vào thương mại
dịch vụ, trong đó có dịch vụ bán lẻ, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ấn
tượng: 19,8%, chỉ đứng sau mức tăng trưởng của 2 ngành công nghiệp mũi
nhọn là điện tử và trang thiết bị
Kể từ khi gia nhập WTO vào ngày 01/01/1995, tức là từ khi mở cửa thị
trường hàng hóa, dịch vụ, đã có sự nở rộ về số lượng các hệ thống cửa hàng
tiện lợi trên đất Thái Tuy nhiên, điều này cũng làm thay đổi sâu sắc mối
tương quan giữa hai thị trường mang yếu tố “ngoại” và “nội”, dẫn đến mất
cân bằng thị trường phân phối truyền thống nghiêm trọng Nếu năm 1997, thị
phần của các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Thái Lan chiếm khoảng 74%
thì đến nay chỉ còn 60% Số lượng cửa hàng hiện đại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ
(1,62%) trong tổng số cửa hàng bán lẻ của Thái Lan nhưng doanh thu của các
cửa hàng này lại chiếm tới 54% tổng doanh số bán lẻ của Thái Lan
Trang 33Hiện có trên 300 nhà bán lẻ hoạt động tại Thái Lan và con số này sẽ tiếp
tục tăng trong tương lai Sự phát triển nhanh chóng của các công ty này bị tố
cáo là khiến hơn 10.000 cửa hàng buôn bán nhỏ của Thái Lan phải đóng cửa
TTTM là loại hình phát triển nhất của Thái Lan, thu hút được nhiều
khách hàng nhất Các TTTM với diện tích từ 15.000 – 20.000 m2 có khả năng
đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả tương đối cạnh
tranh Các TTTM lớn thường được cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn từ
khoảng 20-30% so với các cửa hàng bình thường và đáp ứng nhu cầu mua
sắm của mọi tầng lớp dân cư Đây là loại hình bán lẻ quy mô lớn có tiềm năng
phát triển nhất tại Thái Lan Các TTTM chủ yếu vẫn do các nhà bán lẻ nước
ngoài (Big C, Carrefour) nắm giữ, còn các tập đoàn bán lẻ nhỏ hơn chiếm ưu
thế giữ những phân đoạn thị trường nhỏ hơn
Các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các
nhà bán lẻ nước ngoài nên đã gây sức ép rất lớn đối với Chính phủ Thái Lan
trong việc quản lý các nhà bán lẻ nước ngoài Nếu như trước kia Chính phủ
Thái Lan mở cửa thị trường hàng hóa bán lẻ một cách tự do thì năm 2002,
Chính phủ nước này đã đưa ra Dự thảo luật về bán lẻ
Ngoài ra, các nhà bán lẻ nhỏ của Thái Lan đã yêu cầu Chính phủ phải
thực thi các biện pháp chặt chẽ hơn nữa đối với các nhà phân phối lớn Những
biện pháp có thể thực thi bao gồm kiểm soát về khu vực mở siêu thị, kiểm
soát thời gian mở cửa và các nhà bán lẻ lớn nếu muốn mở siêu thị tại các
thành phố phải xin giấy phép mới được xây dựng
Năm 2003, cơ quan nhà đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu
vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan Theo quy định mới, các nhà bán lẻ có
diện tích trên 1.000 m2 phải được xây dựng cách trung tâm thành phố ít nhất
15km Quy định này cũng đưa ra diện tích tối thiểu mà các siêu thị này cần
phải có cũng như diện tích lưu thông, cây xanh cần thiết Mới đây nhất, vào
tháng 3/2007, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Luật kinh doanh bán lẻ Bộ
Trang 34luật này sẽ hạn chế việc mở rộng chi nhánh của các nhà bán lẻ lớn, đồng thời
tạo sự công bằng trong kinh doanh và tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh giúp
đỡ nhau
4 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ những diễn biến của việc mở cửa thị trường bán lẻ ở Hàn Quốc,
Trung Quốc và Thái Lan, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu
cho Việt Nam
Thứ nhất, xu hướng phát triển thị trường bán lẻ sẽ là kênh phân phối
hiện đại chiếm tỷ trọng ngày càng tăng so với kênh phân phối truyền thống
Thị trường bán lẻ sẽ phát triển theo hướng hiện đại và quy mô khi trình độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đạt đến mức cao
Thứ hai, trong điều kiện phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, thu
nhập đầu người ngày càng tăng, thị trường bán lẻ ngày càng có điều kiện phát
triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy
nhiên, sự phát triển của thị trường bán lẻ không phải là vô hạn Đạt tới trình
độ phát triển nhất định, thị trường bán lẻ sẽ trở nên bão hòa Việt Nam cần có
những biện pháp phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường
bán lẻ Hơn nữa, cần phát triển hệ thống bán lẻ đồng đều giữa các khu vực
cũng như khai thác tất cả các loại hình kinh doanh để phát huy tối đa mọi
nguồn lực của đất nước
Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hóa và mở cửa kinh tế hiện nay, cạnh
tranh sẽ trở nên ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và các
tập đoàn nước ngoài Mở cửa thị trường bán lẻ sẽ có tác động cả tiêu cực và
tích cực đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Liệu doanh nghiệp có
thể đứng vững và phát triển trong cuộc chiến giành giật thị phần hay không,
câu trả lời nằm ở chính các doanh nghiệp
Từ những kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số nước
trong khu vực, có thể thấy rằng, cho dù các doanh nghiệp trong nước nằm ở
Trang 35thế yếu so với các tập đoàn bán lẻ khổng lồ nước ngoài, nhưng điều đó không
có nghĩa là họ không có cơ hội phát triển Các doanh nghiệp nếu biết hành
động kịp thời thì hoàn toàn có thể xác lập vị trí của mình trước cả những đối
thủ mạnh hơn về tài chính và công nghệ
Trang 36CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM MỞ CỬA THỊ
TRƯỜNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ TRONG NƯỚC
I/ THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI
VIỆT NAM
1 Thực trạng cơ sở pháp lý cho hoạt động bán lẻ tại Việt Nam
Phân phối bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu của thương mại
nội địa, đặc biệt nó chính là một trong những thước đo phản ánh quy mô và
mức độ phát triển của thương mại nội địa Việt Nam
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương thì hơn 70% doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh Việt Nam thuộc lĩnh vực phân phối hàng hóa dịch vụ,
đây là lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều hơn bất kì lĩnh vực nào khác Trong
tương lai, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ càng sôi động hơn với sự tham gia
của không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn gồm cả các tập đoàn bán lẻ
nước ngoài bởi đây được đánh giá là thị trường còn sơ khai, đầy tiềm năng
phát triển, hứa hẹn mức sinh lời cao
Bất kì hoạt động kinh tế nào cũng được điều chỉnh bởi hệ thống luật
pháp quốc gia Một cơ sở pháp lý đồng nhất, toàn diện, chặt chẽ sẽ là nhân tố
đảm bảo cho thị trường bán lẻ phát triển thuận lợi và đúng hướng
Tính đến tháng 05/2008, Nhà nước đã ban hành sáu bộ luật nhằm điều
chỉnh hoạt động thương mại nội địa; bốn nghị định, tám quyết định để hướng
dẫn thi hành các nội dung mang tính kỹ thuật chưa được quy định chi tiết
trong luật cùng với nhiều thông tư và công văn về việc bình ổn thị trường
trong nước; chống đầu cơ tăng giá một số mặt hàng thiết yếu; tăng cường
công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả
Trang 37Sau đây là một số văn bản cơ bản điều chỉnh hoạt động phân phối bán
lẻ:
Bộ luật: Luật Hợp tác xã; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật
Đầu tư; Luật Cạnh tranh; Luật Phá sản
Nghị định:
Nghị định 69/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nghị định 27/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính
phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý thị trường
Thông tư: Thông tư 05/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng
dẫn thi hành chi tiết Luật Thương mại đối với hoạt động mua bán hàng hóa và
các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Quyết định:
Quyết định 03/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 28/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lân thương
mại
Quyết định 17, 18, 19/2007/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc
phê duyệt qui hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại
chủ yếu Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trung, Bắc đến năm
2010 và định hướng đến 2020
Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Công Thương về quy
chế siêu thị, TTTM
Trang 38Bên cạnh đó, để thực thi một cách hiệu quả những quy định, văn bản
quy phạm pháp luật về các biện pháp phòng vệ trong thương mại cũng như
pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành, Chính phủ đã thành lập
Cục Quản lý cạnh tranh và Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương Mại
có chức năng giúp Bộ Trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương)
quản lý nhà nước hoạt động thương mại nội địa
2 Đánh giá về thực trạng cở sở pháp lý cho hoạt động bán lẻ tại Việt
Nam
Có thể thấy, tầm quan trọng của hoạt động phân phối bán lẻ đối với sự
phát triển của thương mại nội địa cũng như nền kinh tế quốc dân là vô cùng
lớn Từ đó để thấy rõ vai trò của khung pháp lý toàn diện, chặt chẽ, đồng bộ
trong lĩnh vực bán lẻ
Thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2008, Nhà nước đã rất
tích cực trong việc ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật với nỗ
lực tạo cơ sở pháp lý cũng như động lực thúc đẩy hoạt động bán lẻ phát triển
thuận lợi, đúng hướng Sự ra đời của Cục quản lý thị trường; Cục quản lý
cạnh tranh; Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
cũng như việc quy hoạch tổng thể mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc và
quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Trung, Bắc đến năm 2010 và định hướng 2020 là bước
tiến quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô hoạt động phân phối
nội địa Đặc biệt, ngày 24/9/2004, Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương)
đã ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế siêu thị, TTTM nhằm tạo
sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động của
các siêu thị, TTTM
Tuy nhiên, cơ sở pháp lý hiện nay vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển
mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Khung pháp lý đối với hoạt động này còn sơ
sài, chưa đầy đủ, vẫn chỉ được điều chỉnh một cách gián tiếp thông qua Luật
Trang 39Hợp tác xã, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh
tranh và Luật Phá sản Kinh nghiệm phát triển của các nước cho thấy phải có
những quy chế, văn bản pháp luật riêng, đặc trưng để điều chỉnh hoạt động
phân phối bán lẻ bởi kết quả hoạt động của lĩnh vực này có tác động lớn đến
không chỉ người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ mà còn gồm cả các nhà
sản xuất và hoạt động nhập khẩu của quốc gia đó Hàn Quốc với Hội đồng
thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) và Luật điều chỉnh độc quyền và
thương mại công bằng; Thái Lan với Luật kinh doanh bán lẻ
Hơn nữa, Việt Nam đang thiếu trầm trọng những hệ thống chuẩn mực,
những quy chế, văn bản luật điều chỉnh hoạt động của kênh phân phối hiện
đại như: siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi… đặc biệt trong bối cảnh thị
trường bán lẻ phát triển theo hướng chuyển dịch từ kênh phân phối truyền
thống sang hiện đại
Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm
tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nhằm đảm bảo
kinh doanh trung thực, lành mạnh, phù hợp với lợi ích của người tiêu dùng
Ngoài ra, Nhà nước còn chưa chú trọng đến việc xây dựng một quy
hoạch tổng thể, lâu dài cho thị trường bán lẻ nội địa Việc này nhằm đảm bảo
hoạt động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng đồng đều từ thành thị
đến nông thôn, tránh tập trung quá nhiều ở các thành phố lớn; hơn nữa, để cho
các doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và lựa chọn mặt
bằng kinh doanh
Khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ vẫn còn rất nhiều
yếu kém, chưa sát với thực tiễn phát triển Việc thực thi và diễn giải luật còn
chưa tốt, luật pháp thay đổi thường xuyên và không thống nhất giữa các đơn
vị quản lý, bảo vệ tác quyền còn yếu…
Như vậy, Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc ban hành, hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đồng bộ, toàn diện và chặt
Trang 40chẽ; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát cũng như xây dựng quy hoạch tổng
thể, dài hơi cho ngành bán lẻ Việt Nam
II/ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI ĐIỂM CAM
KẾT MỞ CỬA
1 Các nhân tố tác động tới sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam
1.1 Môi trường chính trị
Tình hình chính trị ổn định chính là một trong những nhân tố chính tạo
điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng và ổn định trong
những năm vừa qua
Năm 2006 đánh dấu một cột mốc cực kì quan trọng trong nỗ lực hội nhập
kinh tế thế giới của Việt Nam với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời được hưởng quy chế thương
mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) do quốc hội Mỹ thông qua
Cùng thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu
lực Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa, theo đó
các hạn chế về vốn chủ sở hữu, mặt hàng kinh doanh sẽ được xóa bỏ sau 3
năm kể từ ngày gia nhập
Nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và thu hút đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực phân phối, các loại hình phân phối hiện đại theo mô hình
của các nước tiên tiến như siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi… đã xuất hiện
ngày càng nhiều ở các đô thị Việt Nam
1.2 Kinh tế
Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế mở cửa và phát triển năng
động nhất khu vực Các chỉ số phát triển kinh tế đều cho kết quả khả quan, đã
khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2006