Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp

64 940 2
Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHI NHÁNH I CTY THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾSỬ DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG CÂY TRỒNG (PHÂN BÓN QUA LÁ) TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY, PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP CNĐT : ĐOÀN TRUNG TÙNG 9021 HÀ NỘI – 2011 1 MỞ ĐẦU Trong canh tác nông nghiệp, để cây trồng phát triển tạo sản phẩm không thể thiếu phân bón. Thành phần chính của phân bóncác chất dinh dưỡng cho cây như nitơ (N), phospho hoặc lân (P), kali (K). Ngoài ra, cây trồng luôn cần một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Cu, Mn, B,…) để duy trì các quá trình sinh trưởng sinh thực (tạo củ, quả). Vai trò quan trọng của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng mới chỉ được phát hiện vào đầu Thế kỷ 20. Các nguyên tố này thường không có đủ trong thành phầ n của đất. Vì vậy, ngày nay người ta thường phải bổ sung cho cây dưới dạng phân bón vi lượng, kết hợp với các thành phần dinh dưỡng khác bón trực tiếp vào gốc hoặc phun lên lá để từ đó chúng được hấp thụ qua dẫn đến các bộ phận của cây. Dạng phun lên lá phải tan trong nước thường được gọi là phân bón qua lá hoặc phân bón lá (PBL). Các nguyên tố vi lượng sử dụng trong PBL thường ở dạng muối vô cơ hoặ c hữu cơ tan trong nước. Tuy nhiên, cây khó hấp thụ dạng muối vô cơ, khi xuống đất sẽ dần dần làm thay đổi thành phần cấu tạo đất. Vì vậy, ngày nay người ta thường sử dụng các muối vi lượng dạng hữu cơ tan trong nước, ví dụ như các muối kim loại đa hóa trị của hợp chất chelat như dẫn xuất ethylene diamine tetraacetate (EDTA), hydroxyethylene diamine triacetate (HEDTA), diethylene triamine pentaacetate (DTPA),…Thời gian gần đây, các muối vi lượng củ a citrat lignosulfonat được lựa chọn vì có khả năng phân hủy sinh học, không để lại dư lượng nên rất thân thiện với môi trường. Thành phần các nguyên tố vi lượng trong phân bón phụ thuộc vào từng loại cây, giai đoạn sinh trưởng tùy từng loại đất trồng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ta có thể điều chỉnh thành phần hàm lượng các nguyên tố vi lượng này cho phù hợp kinh tế. Hiện nay, trên thế giới có nhiề u sản phẩm phân bón lá chứa các muối kim loại vi lượng lignosulfonat được sử dụng rộng rãi hiệu quả, ví dụ: Antichlorol LS-Fe Fertilizer, Microchelacyt LS-3 của Balan; Brotomax TM của hãng Agrometodos SA, Tây Ban Nha,…Tại Việt Nam, tuy chưa có các sản phẩm phân bóntừ lignosulfonat nhưng nhiều sản phẩm khác cũng đã khẳng định được vai trò tác dụng của nó trên đồng ruộng như Phabela (Công ty 2 Cổ phần Thụốc sát trùng Việt Nam), Mekofa (Xí nghiệp phân bón Cửu long), Poly Feed (Công ty Haifa Chemicals Ltd)… Các muối vi lượng lignosulfonat có thể được điều chế trực tiếp từ lignin có trong dịch thải của quá trình sản xuất bột giấy hoặc từ lignosulfonat, thông qua phản ứng với các muối kim loại tương ứng. Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, dễ phân hủy sinh học, không để lại dư lượng trong nông phẩm môi trường nên được khuyến cáo sử dụng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch. Hàng năm, trong quá trình hoạt động, các nhà máy giấy của nước ta thải ra dịch đen chứa một lượng lớn chất hữu cơ, trong đó lignin chiếm đáng kể. Tận dụ ng nguồn nguyên liệu này để tạo ra các sản phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân, đồng thời giải quyết được vấn đề môi trường cho ngành công nghiệp giấy là một hướng nghiên cứu mang ý nghĩa khoa học thực tiễn. Năm 2009, đề tài “Nghiên cứu sản xuất các chất kích thích thích tăng trưởng cây trồng từ nguồn nước thải công nghiệp giấy” đã được triển khai với n ội dung nghiên cứu công nghệ tổng hợp một số muối (Fe, Zn, Mn ) lignosulfonat, sử dụng làm phân bón qua lá. Đề tài đã được nghiệm thu xuất sắc. Kết quả khảo nghiệm sơ bộ cho thấy sản phẩm của đề tài có ứng dụng rất khả quan trong lĩnh vực sản xuất sạch của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là kết luận ban đầu, qui mô phòng thí nghi ệm. Để có thể áp dụng vào sản xuất, cần hoàn thiện qui trình điều chế sản phẩm, thử hiệu lực sinh học trên diện rộng với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp sạch (rau màu) xuất khẩu (chè, cam, vải thiều ). Mục tiêu Đề tài: Tạo ra qui trình công nghệ sản xuất phân bóntừ các hợp chất lignin có trong dịch đen củ a nhà máy sản xuất bột giấy khảo nghiệm sản phẩm diện rộng đối với một số loại cây ăn quả, chè xuất khẩu rau màu để đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Nội dung Đề tài: - Nghiên cứu hoàn thiện công thức phân bón lá cho từng đối tượng cây trồng: rau màu (cà chua, rau ), cây ăn quả (cam, vải thiều) chè - Hoàn thiện qui trình công nghệ điều chế một số muối kim lo ại vi lượng lignosulfonat phân bóntrong phòng thí nghiệm qui mô 20 l/mẻ. 3 - Khảo nghiệm sản phẩm ngoài đồng ruộng, đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm trên các loại cây lựa chọn. - Sản xuất thử 50 lit sản phẩm các loại đạt yêu cầu chất lượng. 4 MỤC LỤC Trang CÁC TỪ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC CÁC BẢNG 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 8 Phần I. TỔNG QUAN 10 I. PHÂN BÓN NHU CẦU DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG 10 I.1. Nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng. 10 I.1.1. Vai trò của một số nguyên tố đa lượng trung lượng: 11 I.1.1. Vai trò của một số nguyên tố vi lượng 12 I.2. Phân bón lá với cây trồng 14 I.2.1. Giới thiệu chung 14 I.2.2. Sử dụng phân bóntrong nông nghiệp hiện nay 16 II. PHÂN BÓN LÁ TRÊN CƠ SỞ LIGNOSULFONAT 19 II.1. Lignosulfonat 19 II.1.1. Giới thiệu chung 19 II.1.2. Phân bón lá chứa các muối kim loại vi lượng lignosulfonat 21 II.2. Phương pháp tổng hợp các kim loại vi lượng lignosulfonat. 22 II.2.1. Tổng hợp Me-lignosulfonat trực tiếp từ lignin dịch thải của quá trình sản xuất bột giấy 23 II.2.2. Tổng hợp thông qua các hợp chất lignosulfonat 24 II.3. So sánh lựa chọn phương pháp nghiên cứu 26 Phần II. THỰC NGHIỆM 27 I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NỘI DUNG 27 I.1 Phương pháp nghiên cứu 27 I.2. Nội dung nghiên cứu 27 I.2.1. Hoàn thiện công thức phân bón lá cho từng đối tượng cây trồng 27 I.2.2. Hoàn thiện qui trình tổng hợp các muối Me-lignosulfonat qui mô PTN. 28 I.2.3 Điều chế phân bón lá chứa hỗn hợp nhiều kim loại lignosulfonat 28 I.2.4. Hoàn thiện công nghệ sản xuất PBL qui mô 20 lit/mẻ 29 I.2.5. Khảo nghiệm diện rộng, đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm trên một số cây trồng như cà chua, chè, vả i, cam. 29 II. NGUYÊN VẬT LIỆU THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 30 III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN LIỆU SẢN PHẨM 31 III.1. Xác định hàm lượng Ca-lignosulfonat các Me-lignosulfonat. 31 III.2. Xác định hàm lượng các dinh dưỡng khác (N, P, K) 31 III.3. Xác định độ bền bảo quản 32 5 Phần III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 33 I. HOÀN THIỆN CÔNG THỨC PHÂN BÓN LÁ CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG 33 I.1. Công thức phân bón lá cho rau màu (LS1) 33 I.2. Công thức phân bón lá cho cây ăn quả (LS2) 34 I.3. Công thức phân bón lá cho chè (LS3) 34 II. HOÀN THIỆN QUI TRÌNH TỔNG HỢP CÁC MUỐI KIM LOẠI VI LƯỢNG LIGNOSULFONAT 35 II.1. Tổng hợp muối Fe-lignosulfonat 35 II.1.1. Khảo sát nhiệt độ phản ứng: 36 II.1.2. Khảo sát tỷ lệ các chất tham gia phản ứng 37 II.1.3. Khảo sát thời gian phản ứng 38 II.2. Tổng hợp các muối khác Me-lignosulfonat 38 II.2.1. Tổng hợp các muối kim loại vi lượng Me-lignosulfonat 38 II.2.2 Phân tích chất lượng sản phẩm 39 II.3. Xây dựng qui trình tổng hợp các muối đơn Me-lignosulfonat 41 II.4. Xây dựng qui trình tổng hợp phân bón lá chứa hỗn hợp các muối Me-lignosulfonat qui mô phòng thí nghiệm 41 II.4.1. Xây dựng qui trình tổng hợp phân bón lá chứa hỗn hợp các muối Me-lignosulfonat 42 II.4.2. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phân bón lá 43 III. HOÀN THIỆN QUI TRÌNH TỔNG HỢP PHÂN BÓN LÁ CHỨA CÁC MUỐI KIM LOẠI VI LƯỢNG LIGNOSULFONAT QUI MÔ 20 LIT/MẺ 44 III.1. Hoàn thiện qui trình tổng hợp phân bón lá qui mô 20lit/mẻ 44 III.2. Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm phân bón lá 44 IV. KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM 48 IV.1 Khảo nghiệm diện hẹp. 48 IV.1.1. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp sản phẩm LS1 trên cây cà chua 48 IV.1.2. Kết quả khảo nghiệm phân bón lá LS3 đối với cây chè 51 IV.2. Khảo nghiệm diện rộng ngoài đồng ruộng 52 IV.2.1. Khảo nghiệm trên rau màu. 53 IV.2.2. Khảo nghiệm trên cây ăn quả 54 IV.2.3. Khảo nghiệm trên cây chè 58 IV.3. Kết luận về kết quả khảo nghiệm 59 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 65 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AAS Phổ hấp thụ nguyên tử (Atomic Absorption Spestrometer) Bộ NN& PTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật DTPA Diethylene triamine pentaacetate EDTA Ethylene diamine tetraacetate HEDTA Hydroxyethylene diamine triacetate IAA Indole acetic acid ICP-MS Phổ phát xạ cao tần ghép nối Khối phổ (Inductively coupled plasma mass spectroscopy) LC 50 Nồng độ gây chết trung bình (Lethal Concentration, mg/l hoặc ppm) LD 50 Liều gây chết trung bình (Lethal Dose, mg/kg) LS Lignosulfonate Me-LS Me-lignosulfonat (muối kim loại vi lượng lignosulfonat) NAA Naphthalene acetic acid PBL Phân bón lá RCBD Bố trí (thí nghiệm) theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số sản phẩm phân bón lá trên thị trường thế giới VN Bảng 2.1. Danh mục nguyên liệu cần thiết cho nghiên cứu Bảng 2.2. Danh mục thiết bị dùng trong nghiên cứu Bảng 3.1. Thành phần công thức phân bón lá LS1 cho rau màu. Bảng 3.2. Thành phần công thức phân bón lá LS2 cho cam vải thiều. Bảng 3.3. Thành phần công thức phân bón lá LS3 cho chè. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất phản ứng tạo thành Fe-LS Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ FeSO 4 .7H 2 O/Ca-LS đến hiệu suất phản ứng Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất phản ứng Bảng 3.7. Các điều kiện tối ưu cho phản ứng trao đổi giữa MeSO 4 Ca-lignosulfonat Bảng 3.8. Kết quả phân tích các sản phẩm phân bón lá LS1, LS2, LS3 Bảng 3.9. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trước sau chạy gia tốc Bảng 3.10. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phân bón lá chứa Me-lignosulfonat Bảng 3.11. Thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón lá chứa Me-lignosulfonat Bảng 3.12. Định mức tiêu hao nguyên liệu cho 1.000 lít sản phẩm Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến mật độ khối lượng búp tươi Bảng 4.2. Ảnh hưở ng của phân bón lá đến năng suất chè búp tươi trên đất đỏ vàng tại Lạc Thủy, Hòa Bình Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá LS1 đến năng suất thực thu bắp cải tại Mê Linh, Hà Nội Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón lá đến năng suất bắp cải trên đất bạc màu, Mê linh, Hà Nội Bảng 4.5. Ảnh hưởng của sản phẩm LS1, LS2 đến sinh trưởng của cây vải thiề u Lục Ngạn Bảng 4.6. Ảnh hưởng của sản phẩm LS1, LS2 đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất vải thiều Lục Ngạn Bảng 4.7. Kết quả phân tích hàm lượng đường Vitamin C Bảng 4.9. Ảnh hưởng của PBL đến năng suất chè búp tươi tại Hòa Bình 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cấu trúc phân tử lignosulfonat Hình 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất phản ứng tạo thành Fe-LS Hình 3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ FeSO 4 .7H 2 O/Ca-LS đến hiệu suất phản ứng Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất phản ứng Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyên công nghệ sản xuất PBL chứa Me-lignosulfonat Hình 3.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất PBL chứa các muối Me-LS 9 Phần I. TỔNG QUAN I. PHÂN BÓN NHU CẦU DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG. I.1. Nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng . Cũng như các sinh vật khác, thực vật cần các chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển. Có những chất cây cần với số lượng nhiều gọi là chất đa lượng như: C, O, H, N, P, K Những chất đa lượng tham gia trực tiếp vào cấu tạo tế bào, tạo nên cơ thể cây chiếm tới 99,95% trọ ng lượng các chất trong cây. Còn lại trên 60 nguyên tố khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ gọi là các chất vi lượng. Tuy cần với lượng rất ít nhưng các chất vi lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống thực vật. Những chất vi lượng này có thể tham gia một phần trong cấu tạo tế bào, đặc biệt là trong các enzym cytochrom, là những chất giữ vai trò xúc tác hoặc thúc đẩy các phản ứng sinh học để t ổng hợp hoặc chuyển hóa các chất trong cây, đảm bảo cho các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây được diễn ra bình thường [3]. Phần lớn các chất dinh dưỡng đa lượng vi lượng cần thiết cho cây đều có trong đất được hấp thụ qua rễ. Tuy nhiên, một số chất có hàm lượng nhỏ như N, P, K không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi được gieo trồng với mật độ cao. Vì vậy trong trồng trọt, người ta phả i bón thêm các chất này để cung cấp cho cây dưới các dạng phân bón. Với các chất vi lượng cũng vậy, nhiều trường hợp phải bón thêm Cu (đồng), Zn (kẽm), Fe (sắt), Mn (mangan), B (bor), Mo (molipden) Nhu cầu các chất dinh dưỡng phụ thụộc vào từng loại cây từng thời kỳ sinh trưởng của chúng. Thành phần dinh dưỡng trong đất cũng khác nhau, tùy vào từng loại thường không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây. Vì vậy từ xưa đến nay trong canh tác nông nghiệp, người ta thườ ng bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây thông qua phân bón. Phân bón là hợp chất nhân tạo hay tự nhiên đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp để nâng cao dinh dưỡng cây trồng, [...]... thành phần phụ trợ vào cùng với các chất dinh dưỡng Những chất này có thể là: chất hoạt động bề mặt (thấm ướt, kết dính, phân tán); chất kích thích điều hoà sinh trưởng thực vật hoặc các chất dinh dưỡng khác (các hợp chất humat, amino axit…) Những điểm chú ý khi sử dụng phân bón lá - PBL không thể thay thế được phân bón qua rễ mà chỉ có tác dụng bổ sung khi phân bón qua rễ không đầy đủ không thuận... giáp các tế bào hoặc qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ Bước 3: Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trongcây Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thụ vào bên trong từng tế bào Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì cũng như được hấp thụ từ rễ qua các mao mạch trong thân cây. .. khi gieo trồng I.2 Phân bón lá với cây trồng I.2.1 Giới thiệu chung [1] Khái niệm Bón phân bón qua lá là biện pháp pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao hấp thụ dinh dưỡng qua các phần trên của cây trồng Hỗn hợp dung dịch dinh dưỡng phun qua lá gọi là phân bón qua lá hoặc phân bón lá (PBL) Phân bón lá... đến chất lượng nông sản 15 I.2.2 Sử dụng phân bóntrong nông nghiệp hiện nay I.2.2.1 Sử dụng phân bón lá trên thế giới Việc sử dụng nhiều phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp đã dẫn đến môi trường đất cân bằng sinh thái bị thay đổi, ảnh hưởng đến môi trường con người Vì vậy, trong những năm gần đây, thế giới đã đưa ra khái niệm “Sản xuất nông nghiệp sạch” nhằm nâng cao chất lượng nông. .. N,P,K các nguyên tố kim loại vi lượng yêu cầu I.2.4 Hoàn thiện công nghệ sản xuất PBL qui mô 20 lit/mẻ Dựa trên các kết quả khảo sát các điều kiện phản ứng tối ưu qui trình công nghệ điều chế PBL trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào điều kiện thực tế của xưởng, chúng tôi thiết kế xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất qui mô 20 lit/mẻ tại Xưởng Thuốc sát trùng Đức Giang thuộc Chi nhánh I – Công. .. chè: LS3 Như phần Tổng quan đã trình bày, mỗi kim loại vi lượng tham gia vào các phản ứng tổng hợp chuyển hóa sinh học trong cây với các vai trò khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Nhu cầu các loại vi lượng hàm lượng của chúng cũng phụ thuộc vào từng loại cây Ngoài ra, mục đích sử dụng phân bón vi lượng cho từng đối tượng cây trồng là khác nhau Cụ... thiếu nhất trong sản xuất nông nghiệp Đạm tham gia tạo protein các axit amin giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sống của tế bào thực vật Đạm có nhiều trong các hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục các enzim, thúc đẩy quá trình quang hợp các hoạt động sống của cây, kích thích sự phát triển của bộ rễ giúp cây trồng huy động mạnh các thức ăn khác trong đất... Sản phẩm có thể sử dụng ngay hoặc dễ gia công - Nguyên liệu ban đầu cho sản xuất rẻ, dễ kiếm - Qui trình tổng hợp đơn giản, dễ thực hiện có thể áp dụng điều chế các công thức sản phẩm khác nhau nhằm phù hợp với các loại đất cây trồng khác nhau - Khi sử dụng, sản phẩm không để lại dư lượng trong nông phẩm môi trường Căn cứ vào tiêu chí trên, có thể thấy phương pháp tổng hợp các muối kim loại... tượng cây trồng, thời kỳ bón phân, khả năng hấp thụ của cây nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt năng suất tăng 26 Nguồn cung cấp Nitơ thường sử dụng là ure, amoni sulfat, amoni nitrat; nguồn cung cấp phospho là diamoni phosphat (DAP), supe phosphat các loại Sử dụng KCl để cung cấp Kali Trong sản xuất phân bón lá, người ta hay sử dụng hỗn hợp ure KH2PO4, K2HPO4 để cung cấp các nguyên... (K), được gọi là các nguyên tố đa lượng Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, nông dân Việt Nam thường dùng phân bón đa lượng chứa những chất đầu là đạm, urê cung cấp N, supephosphat cung cấp P K, với các thành phần nguyên liệu có hàm lượng ban đầu khác nhau tùy theo cây trồng từng mùa vụ Nitơ hoặc nguồn đạm là chất dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng là một trong những chất dinh dưỡng . KẾT ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG CÂY TRỒNG (PHÂN BÓN QUA LÁ) TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY, PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP CNĐT. và thực tiễn. Năm 2009, đề tài “Nghiên cứu sản xuất các chất kích thích thích tăng trưởng cây trồng từ nguồn nước thải công nghiệp giấy” đã được triển khai với n ội dung nghiên cứu công nghệ. - Nghiên cứu và hoàn thiện công thức phân bón lá cho từng đối tượng cây trồng: rau màu (cà chua, rau ), cây ăn quả (cam, vải thiều) và chè - Hoàn thiện qui trình công nghệ điều chế một số muối

Ngày đăng: 16/04/2014, 11:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan