PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀN ỘI DUNG 1 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp (Trang 27 - 28)

I.1. Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là tạo ra sản phẩm PBL chứa các Me-lignosulfonat, sử dụng cho một số đối tượng cây trồng cần sản phẩm sạch là rau màu (cà chua), cây ăn quả (vải thiều, cam) và chè xuất khẩu. Căn cứ vào mục tiêu cần

đạt, chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu là kế thừa các kết quả khảo sát trước đây, tiếp tục hoàn thiện và xây dựng qui trình tổng hợp qui mô 20 lit/mẻ. Sản xuất thử một số mẻ để hoàn thiện các thông số công nghệ đồng thời lấy sản phẩm phục vụ khảo nghiệm diện rộng.

Hiệu quả của sản phẩm trên các đối tượng cây trồng được xác định thông qua khảo nghiệm qui mô diện rộng ngoài thực địa.

I.2. Nội dung nghiên cứu:

I.2.1. Hoàn thin công thc phân bón lá cho tng đối tượng cây trng.

a. Lựa chọn công thức

Sản phẩm phân bón lá thường chứa các nguyên tốđa lượng (N, P, K) và vi lượng. Việc lựa chọn thành phần và hàm lượng các nguyên tố vi lượng có trong công thức phân bón qua lá phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố nhưđiều kiện canh tác (đất đai, khí hậu), đối tượng cây trồng, thời kỳ bón phân, khả năng hấp thụ của cây… nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và năng

Nguồn cung cấp Nitơ thường sử dụng là ure, amoni sulfat, amoni nitrat; nguồn cung cấp phospho là diamoni phosphat (DAP), supe phosphat các loại. Sử dụng KCl để cung cấp Kali. Trong sản xuất phân bón lá, người ta hay sử

dụng hỗn hợp ure và KH2PO4, K2HPO4 để cung cấp các nguyên tố đa lượng N, P, K.

Thành phần và hàm lượng các nguyên tố kim loại vi lượng được xác

định thông qua kết quả khảo nghiệm trên loại đất và đối tượng cây trồng xác

định, với mục đích ban đầu rõ ràng. Sau đó sẽ điều chế phân bón lá căn cứ

vào công thức thành phần này. Dựa trên kết quả khảo nghiệm sơ bộ và nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây, đề tài sẽ lựa chọn các công thức riêng và cụ

thể cho các đối tượng sau:

- Công thức PBL cho rau màu (cà chua)

- Công thức PBL cho cây ăn quả (vải thiều, cam) - Công thức PBL cho chè

I.2.2. Hoàn thin qui trình tng hp các mui Me-lignosulfonat qui mô PTN. PTN.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, quá trình tổng hợp các muối Me-lignosulfonat được thực hiện như sau: Hòa tan Ca-lignosulfonat trong nước để tạo dung dịch có nồng độ 10% khối lượng chất rắn. Đun cách thủy

đến nhiệt độ khảo sát rồi nhỏ từ từ dung dịch nước của muối MeSO4.nH2O. Tiếp tục đun nóng để duy trì nhiệt độ hỗn hợp cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau đó, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH 10%, khuấy tiếp.

Để nguội qua đêm rồi ly tâm, thu phần dung dịch chứa sản phẩm. Phần kết tủa chứa CaSO4 là sản phẩm phụ tạo ra từ phản ứng trao đổi ion, đem nung đến khối lượng không đổi, cân xác định lượng CaSO4 thu được, từ đó tính lượng Ca2+ đã tham gia phản ứng. Hiệu suất phản ứng (η %) được tính theo công thức:

η % =

Lượng Ca2+ thu được sau nung Lượng Ca2+ trong mẫu Ca-LS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp (Trang 27 - 28)