HOÀN THIỆN QUI TRÌNH TỔNG HỢP PHÂN BÓN LÁ CHỨA CÁC MUỐI KIM LOẠI VI LƯỢNG LIGNOSULFONAT, QUI MÔ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp (Trang 44 - 48)

CÁC MUỐI KIM LOẠI VI LƯỢNG LIGNOSULFONAT, QUI MÔ 20 LÍT/MẺ.

III.1. Hoàn thiện qui trình tổng hợp PBL qui mô 20 lít/mẻ.

Dựa trên các kết quả khảo sát các điều kiện phản ứng tối ưu và qui trình công nghệ điều chế hỗn hợp các muối Me-lignosulfonat trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào điều kiện thực tế, chúng tôi thiết kế và xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất qui mô 20 lit/mẻ tại Xưởng Thuốc sát trùng Đức Giang thuộc Chi nhánh I – Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam. Sơ đồ dây chuyền công nghệđược trình bày tại Hình 3.5.

III.2. Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm PBL: LS1, LS2, LS3.

Trên cơ sở tính toán định mức tiêu hao nguyên liệu cho 01 lít sản phẩm, tiến hành sản xuất thử trên dây chuyền đã được xây dựng với qui mô 20 lít sản phẩm/mẻ. Mỗi sản phẩm PBL được sản xuất thử 3 mẻđể kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số công nghệ đồng thời thu sản phẩm phục vụ cho khảo nghiệm diện rộng ngoài đồng ruộng. Từ đó sẽ hoàn chỉnh dây chuyên công nghệ chính thức. Sản phẩm của các mẻ sản xuất thử nghiệm được phân tích chất lượng. Thiết bị phản ứng Thùng chứa sản phẩm Ly tâm Ca-LS Nước Nước nóng Dung dịch MeSO4.nH2O NaOH 10% K2HPO4 KH2PO4 Thiết bị hỗn hợp Dịch SP D c h ch el at M e ure

Hình 3.5. Dây chuyền công nghệ sản xuất PBL chứa các muối Me-LS

a. Nhn xét t quá trình sn xut th nghim sn phm PBL:

- Kết quả phân tích cho thấy chất lượng sản phẩm, trong đó có hàm lượng các nguyên tố vi lượng không sai khác so với sản phẩm tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

- Về công nghệ: Có thể dùng nước nóng > 70 oC để pha các dung dịch phản ứng thay cho việc sử dụng thiết bị phản ứng 2 vỏ để cấp nhiệt cho phản

ứng. Đây là lợi thế rất lớn khi triển khai áp dụng sản xuất đại trà vì sẽ đơn giản hóa được công nghệ sản xuất.

- Trong điều kiện thực tế, việc cân đong, đo đếm không chính xác hoàn toàn nên định mức tiêu hao nguyên liệu tăng hơn so với điều kiện phòng thí nghiêm, tuy nhiên mức chênh lệch không nhiều.

Sau khi có những điều chỉnh từ quá trình sản xuất thử nghiệm, qui trình công nghệ sản xuất PBL chứa các muối Me-lignosulfonat bao gồm các công

đoạn được trình bày dưới đây:

1. Tạo dung dịch hỗn hợp K2HPO4 và KH2PO4:

Trên cơ sở tính toán lượng Kali và Phospho cần thiết (tương ứng với K2O và P2O5 hữu hiệu) trong phân bón lá, xác định lượng K2HPO4 và KH2PO4 theo tỷ lệ rồi hòa tan trong nước để thu hỗn hợp dung dịch chứa K2HPO4 và KH2PO4 (Dung dịch P,K).

2. Phản ứng tạo hỗn hợp muối Me-lignosulfonat:

Hòa tan Ca-lignosulfonat vào nước có trong nồi phản ứng có cánh khuấy

để tạo dung dịch với nồng độ 10% chất rắn. Điều chỉnh pH dung dịch bằng NaOH 10% (pH = 8). Đun cách thủy đến nhiệt độ 700C rồi thêm từ từ dung dịch các muối MeSO4.nH2O. Tiếp tục đun nóng để duy trì nhiệt độ hỗn hợp trong thời gian 60 phút. Để nguội dung dịch qua đêm rồi li tâm, lọc bỏ kết tủa. Thu được dung dịch hỗn hợp Me-lignosulfonat (Dung dịch chelat Me).

3. Tạo sản phẩm PBL chứa Me-lignosulfonat:

Chuyển dung dịch P,K và dung dịch chelat Me vào thiết bị hỗn hợp có cánh khuấy. Sau đó thêm từ từ lượng ure cần thiết, khuấy đều đến khi thu

được dịch sản phẩm trong. Chuyển sản phẩm vào thùng chứa và đo thể tích. Nếu cần có thể bổ sung thêm nước sạch cho đủ thể tích yêu cầu.

c. Định mc tiêu hao nguyên liu:

Từ kết quả các mẻ sản xuất thử nghiệm, định mức tiêu hao các nguyên liệu chính cho 1.000 lít sản phẩm được tính toán và trình bày tại Bảng 3.12

Bảng 3.12. Định mức tiêu hao nguyên liệu cho 1.000 lít sản PBL

Số

TT Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Định mức

tiêu hao Ghi chú

1 Ca-lignosulfonat kg 20,0 2 ZnSO4.7H2O kg 1,9 3 FeSO4.7H2O kg 2,0 4 MnSO4.H2O kg 0,7 5 MgSO4.7H2O kg 1,1 6 CuSO4.5H2O kg 1,2 7 Na2B4O7.5H2O kg 1,5 8 Ure 46% kg 110 9 K2HPO4 kg 45 10 KH2PO4 kg 70

d. Tính giá thành sơ b. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá thành sản phẩm chỉ có thể được xác định sau kết quả sản xuất thử nghiệm với qui mô lớn hơn. Với qui mô sản xuất 20 lít/mẻ, chỉ có thể sơ bộ tính giá thành nguyên liệu trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu tại Bảng 3.12, có thể sơ bộ tính giá thành nguyên liệu cho 1000l sản phẩm như sau:

Số

TT Tên nguyên liệu

Đơn vị tính Giá thành (nghìn đồng) Số lượng Thành tiền (nghìn đồng) 1 Ca-lignosulfonat kg 50 20,0 1000 2 ZnSO4.7H2O kg 25 1,9 47,5 3 FeSO4.7H2O kg 20 2,0 40 4 MnSO4.H2O kg 30 0,7 21 5 MgSO4.7H2O kg 32 1,1 35 6 CuSO4.5H2O kg 65 1,2 78 7 Na2B4O7.5H2O kg 20 1,5 30 8 Ure 46% kg 20 190 3800 9 K2HPO4 kg 50 45 2250 10 KH2PO4 kg 50 70 3500 Tổng số 10 801,5 Tạm tính 1 lit sản phẩm có giá là 11000 đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp (Trang 44 - 48)