TƯỢNG CÂY TRỒNG.
Căn cứ nội dung nghiên cứu, đề tài lựa chọn 3 đối tượng cây trồng thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch để khảo nghiệm là rau màu (cà chua) tại vùng trồng rau sạch Huyện Mê Linh, Hà Nội; cây ăn quả (vải thiều Lục Ngạn) và chè tại Nông trường Sông Bôi, Lạc Thủy, Hòa Bình. Như vậy, sẽ có 3 công thức sản phẩm PBL riêng cho từng loại cây cần lựa chọn là:
- Công thức PBL cho rau màu (cà chua): LS1
- Công thức PBL cho cây ăn quả (vải thiều, cam): LS2 - Công thức PBL cho chè: LS3
Như phần Tổng quan đã trình bày, mỗi kim loại vi lượng tham gia vào các phản ứng tổng hợp và chuyển hóa sinh học trong cây với các vai trò khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nhu cầu các loại vi lượng và hàm lượng của chúng cũng phụ thuộc vào từng loại cây. Ngoài ra, mục đích sử dụng phân bón vi lượng cho từng đối tượng cây trồng là khác nhau. Cụ thể: đối với cà chua, ngoài yêu cầu tăng sản lượng thu hoạch, cần quan tâm đến chất lượng quả như trọng lượng, thời gian quả chín đều, thời gian thu hoạch..., đối với cây ăn quả như cam, vải thiều còn yêu cầu hàm lượng dinh dưỡng trong quả như vitamin C, hàm lượng đường... Yêu cầu đối với cây chè là sản lượng thu hoạch lá, chất lượng chè như lá dày, nhiều búp...Đây là những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn công thức thành phần các kim loại vi lượng cho từng loại cây.
Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm sơ bộ sản phẩm, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng, mục đích sử dụng và tham khảo thành phần công thức của một số
sản phẩm cùng loại đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng công thức PBL cụ thể cho từng đối tượng cây trồng lựa chọn sau đây:
1. Công thức phân bón lá trên rau màu (LS1):
Đối tượng sử dụng PBL trên rau màu là rau sạch và cà chua. Mục đích phun PBL nhằm tăng sản lượng thu hoạch, tỷ lệ đậu quả, thời gian quả chín
đều, chất lượng quả...Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với cây trồng nói chung và nhất là các cây rau ăn quả nói riêng trong đó có cây cà chua, bên cạnh nhu cầu vềđa lượng như N, P, K, các nguyên tố vi lượng như
Zn, Mn, Fe, Bo…cũng rất cần cho cây. Vì vậy, công thức PBL cụ thể cho rau màu được nêu tại Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Thành phần công thức phân bón lá LS1 cho rau màu.
STT Thành phần Hàm lượng 1 N 8 % 2 P2O5 4,5 % 3 K2O 5 % 4 Zn 330 ppm 5 Mn 170 ppm 6 Fe 300 ppm 7 Cu 220 ppm 8 Bo 200 ppm
2. Công thức phân bón lá trên cây ăn quả (LS2)
Mục đích sử dụng PBL cho cây ăn quả nhằm tăng sản lượng và tỷ lệđậu quả, hình thức đẹp, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong quả như vitamin C, hàm lượng đường...Với đối tượng này, nguyên tố vi lượng Bo có vai trò quan trọng cho sự phát triển của quá trình ra hoa, kết quả. Bo cũng liên quan đến quá trình tạo nên các phức chất đường, tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. Vì vậy, công thức PBL cho cây ăn quảđược trình bày cụ thểở Bảng 3.2:
Bảng 3.2. Thành phần công thức phân bón lá LS2 cho cây ăn quả.
STT Thành phần Hàm lượng
1 N 8 %
2 P2O5 5 %
4 Zn 400 ppm 5 Fe 300 ppm 6 Mn 400 ppm 7 Mg 200 ppm 8 Cu 220 ppm 9 Bo 500 ppm
3. Công thức phân bón lá trên cây chè (LS3)
Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó mỗi nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng nhất định đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ Mg, Mn cần cho cấu tạo và hình thành chất diệp lục (lá xanh, non); Cu tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây; Zn thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè...Trên cơ sở tham khảo một số sản phẩm phân bón cho chè đang sử dụng tại Việt Nam, chúng tôi lựa chọn công thức PBL với các thành phần cụ thể sau (Bảng 3.3)
Bảng 3.3. Thành phần công thức phân bón lá LS3 cho chè.
STT Thành phần Hàm lượng 1 N 8 % 2 P2O5 5 % 3 K2O 4,5 % 4 Zn 400 ppm 5 Fe 300 ppm 6 Mn 200 ppm 7 Mg 200 ppm 8 Cu 100 ppm