KHẢO NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM 1 Khảo nghiệm diện hẹp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp (Trang 48 - 53)

IV.1. Khảo nghiệm diện hẹp.

Phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng dưới dạng lignosulfonat là sản phẩm rất thân thiện với môi trường vì không độc và không để lại dư lượng trong nông phẩm và môi trường. Do vậy, mục tiêu của đề tài là tạo ra sản phẩm PBL, ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sạch như sản xuất rau sạch, các cây ăn quả xuất khẩu như vải thiều, cam và chè xuất khẩu.

Theo kết quả khảo nghiệm sơ bộ sản phẩm do Viện BVTV-Bộ NN & PTNN tiến hành trên một số đối tượng cây trồng như đậu xanh, dưa chuột, PBL chứa các kim loại vi lượng Me-lignosulfonat rất có hiệu quảđối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Do vậy, đểđánh giá hiệu quả của sản phẩm PBL tổng hợp từ đợt sản xuất thử nghiệm, đề tài đã chọn 3 đối tượng cây trồng để khảo nghiệm diện hẹp tiếp với 3 công thức riêng cho từng loại: LS1 cho rau màu, LS2 cho cây ăn quả và LS3 cho cây chè.

IV.1.1. Kết qu kho nghim din hp sn phm LS1 trên cây cà chua:

Cà chua là cây rau ăn quả có giá trị cao, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như ăn tươi, đóng hộp, là mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng ở

trên thế giới. Cà chua là sản phẩm của sản xuất sạch nên sử dụng PBL chứa Me-lignosulfonat nhằm thay thế các loại phân bón khác là sự lựa chọn hợp lí.

Sản phẩm LS1 được khảo nghiệm diện hẹp tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

1. Mục đích khảo nghiệm:

Đánh giá hiệu quả của sản phảm phân bón lá LS1 đến sinh trưởng, năng suất của cây cà chua và xác định được nồng độ LS1 phù hợp để áp dụng trên cây cà chua.

2. Yêu cầu khảo nghiệm:

- Xác định nồng độ LS1 phù hợp để áp dụng đối với cây cà chua.

3. Vật liệu:

- Dung dịch LS1 với các nồng độ 0,1%; 0,3%; 0,5% và hai loại phân đối chứng là dung dịch D409 của PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh và dung dịch phân bón lá Pomior của PGS. TS Hoàng Ngọc Thuận – Bộ môn Rau hoa quả Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

- Đối tượng: Giống cà chua Hồng Châu (giống cà chua lai F1 dạng bán hữu hạn).

4. Phương pháp và nội dung tiến hành:

- Thí nghiệm I: Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm LS1 đến sinh trưởng và năng suất cà chua.

Thí nghiệm gồm 4 công thức: - CT1(ĐC): Phun nước lã

- CT2: Phun chế phẩm Pomior (0,3%)

- CT3: Phun dung dịch dinh dưỡng D409 (0,3%) - CT4: Phun LS1 nồng độ 0,3%

Thí nghiệm được bắt đầu tiến hành tại nhà lưới của Bộ môn Canh tác – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, trên giống cà chua Hồng Châu.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ

RCBD với 4 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại trồng 6 cây cà chua (mỗi cây trồng trong 1 bầu nilon có kích thước 28 x 30 cm) đặt theo khoảng cách 70 x 30 cm. Tất cả các công thức đều được bón phân với lượng là 90 kg N, 60 kg P2O5, 100 kg K2O trên 1 hecta theo quy trình của TCVN-2001.

- Thí nghiệm II: Khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ xử lý chế phẩm LS1 khác nhau đến sinh trưởng và năng suất cây cà chua.

Thí nghiệm gồm 4 công thức: - CT1 (ĐC): Phun nước lã - CT2 phun LS1 nồng độ 0,1% - CT3 phun LS1 nồng độ 0,3% - CT4 phun LS1 nồng độ 0,5%

5. Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Thời gian sinh trưởng: Ngày trồng, ngày bén rễ hồi xanh, ngày ra hoa, ngày thu quảđợt 1.

+ Chỉ tiêu sinh trưởng: Số lá, đường kính thân; chiều cao thân chính (đo từ gốc đến ngọn cao nhất).

+ Chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất: Tỷ lệ đậu quả; số chùm quả/cây; số quả/cây; khối lượng trung bình quả; màu sắc, độ cứng của quả; độ

dày thịt quả; năng suất thực thu.

Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel và Irristat 4.0.

6. Kết quả khảo nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xử lý các chế phẩm phân bón vi lượng qua lá đều ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng, phát triển của cây cà chua và tốt hơn so với đối chứng không xử

lý (phun nước lã).

- Trong các công thức thử nghiệm, chế phẩm LS1 cho hiệu quả tốt nhất,

ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến sinh trưởng của cây cà chua với độ tin cậy 95% so với chế phẩm Pomior và đối chứng (các chỉ tiêu sinh trưởng: ngày ra hoa, thu hoạch sớm hơn; tăng trưởng chiều cao cây và số lá nhiều hơn so với các công thức xử lý chế phẩm Pomior và đối chứng).

- Sản phẩm LS1 cho các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây cà chua cao nhất: số chùm quả/cây; trọng lượng quả; năng suất/cây đều tăng hơn rõ rệt so với công thức xử lý chế phẩm Pomior (năng suất/cây là 2,8 kg so với 1,9 kg của Pomior và đối chứng là 1,7 kg).

- Các chỉ tiêu chất lượng quả: Kết quả cho thấy xử lý chế phẩm LS1 cho quả cà chua có độ dày thịt quả (6,5mm) và màu sắc đỏ, đẹp và độ cứng hơn so với các công thức khác (ĐC và công thức xử lý chế phẩm Pomior).

Trong thành phần của phân bón lá LS1, ngoài các nguyên tố dinh dưỡng như Fe, Cu, Mn còn có nguyên tố Bo được tính toán cân đối theo nhu cầu của cây cà chua. Bên cạnh đó có thể còn chứa một số hormon sinh trưởng là yếu tố quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua (do sản phẩm có nguồn gốc từ các hợp chất lignin). Vì vậy cà chua được xử lý chế phẩm LS1 có khả năng sinh trưởng khá tốt và cho năng suất, chất lượng quả cao.

1. Chế phẩm phân bón lá LS1 có hiệu quả đối với cây cà chua, góp phần tăng khả năng sinh trưởng và năng suất của cây cà chua 64,7% so với đối chứng (không xử lý).

2. Nồng độ sử dụng thích hợp của chế phẩm LS1đối với cà chua là 0,3%. 3. Khi phun chế phẩm LS1, khả năng chống chịu bệnh của cây cà chua tăng. Đây là nhận xét ban đầu, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn.

(Kết quả cụ thể xem Phụ lục).

IV.1.2. Kết qu kho nghim phân bón lá LS3 đối vi cây chè

Địa điểm: Nông trường Sông Bôi, Lạc Thuỷ, Hoà Bình. Giống chè trung du 10 tuổi. Thời gian từ tháng 06 - 11/2011 Công thức thí nghiệm: - CT1: Phun nước lã (Đối chứng) - CT2: Phun Geno 0,2% - CT3: Phun LS3 0,35% - CT4: Phun LS3 0,50%

Tất cả các công thức đều dùng lượng phân bón nền là: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 70 kg K2O trên 1 ha. Kết quả khảo nghiệm được trình bày tại Bảng 4.1 và 4.2:

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến mật độ và khối lượng búp tươi

Công thức Mật độ (búp/m2) Trọng lượng (gam/búp) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Tăng năng suất (%) CT1 345,2 0,42 144,98 - CT2 374,2 0,45 168,39 116,14 CT3 373,1 0,45 167,89 115,80 CT4 375,1 0,46 172,55 119,01

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất chè búp tươi trên đất đỏ vàng tại Lạc Thủy, Hòa Bình

Tăng năng suất Công thức Năng suất TT

(tạ/ha) tạ/ha %

CT3 149,20 b 16,33 12,29

CT4 153,27 b 20,40 15,35

LSD 0.05 14,57

Nhận xét:

- Sử dụng phân bón lá LS3 cho chè đã làm tăng số búp/m2, tăng khối lượng gam/búp so với công thức phun nước lã. Do đó, năng suất chè búp tươi tăng được từ 15,80 - 19,01%.

- Phun LS3 ở cả 2 nồng độ có tác dụng tương đương với phân bón lá Geno-Humax K. Tuy nhiên, ở nồng độ 0,5% (CT4) cho năng suất cao hơn (15,35%) so với đối chứng.

IV.2. Khảo nghiệm diện rộng ngoài đồng ruộng.

Kết quả khảo nghiệm diện hẹp trên một số cây rau màu, cây ăn quả, chè cho thấy sản phẩm PBL chứa các nguyên tố vi lượng Me-lignosulfonat có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đánh giá sơ bộ. Để có kết luận chính xác, làm cơ sở cho việc triển khai sản xuất phục vụ nhu cầu thực tế, sản phẩm cần được khảo nghiệm trên diện rộng ngoài đồng ruộng và mở

rộng đối tượng cây trồng sang các lĩnh vực sản xuất sản phẩm sạch khác. Qui mô khảo nghiệm diện rộng được triển khai trên các đối tượng cây trồng là rau màu, cây ăn quả (vải thiều, cam) và chè tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp thuộc các tỉnh phía Bắc.

Đơn vị khảo nghiệm là Trung Tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng - Viện Thổ nhưỡng Nông hoá thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu khảo nghiệm.

Đánh giá hiệu lực của các sản phẩm phân bón lá LS đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thu hoạch đối từng loại cây ở miền Bắc. Từđó đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón lá LS nêu trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại đất khảo nghiệm: Đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét.

- Công thức CT1: Phun nước lã làm đối chứng. - Công thức CT2: Phun phân bón lá LS khảo nghiệm

Các công thức đều được sử dụng phân bón dinh dưỡng N,P,K và phân chuồng theo truyền thống.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên ruộng của nhiều hộ nông dân, tổng diện tích mô hình là 1 ha. Diện tích ruộng của mỗi hộđược chia đều thành các ô theo số công thức thí nghiệm.

Các chỉ tiêu theo dõi: Năng suất của từng hộ được khảo nghiệm, trên cơ sởđó đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón.

Cách thu hoạch: Thu hoạch thống kê của từng công thức, mỗi công thức 5 điểm, mỗi điểm 5 m2.

Xử lý số liệu: Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học STAT-H.

IV.2.1. Kho nghim trên rau màu.

Khảo nghiệm diện rộng trên rau màu được thực hiện tại vùng trồng rau sạch xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội. Đối tượng khảo nghiệm là bắp cải KKcross, với mật độ trồng 30.000 cây/ha. Ngày trồng: 15-18/8/2011, ngày thu hoạch: 5-10/11/2011.

Công thức thí nghiệm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế và sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cây trồng (phân bón qua lá) từ nguồn nước thải công nghiệp giấy, phục vụ nông nghiệp (Trang 48 - 53)