LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế kinh tế thị trường, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự dịch chuyển này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Tuy vậy, điều đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế kinh tế thị trường, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự dịch chuyển này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Tuy vậy, điều đó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập, em quyết định lựa chọn đề tài : “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu”. Kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH HAPACO Hải Âu. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu. Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HAPACO HẢI ÂU 1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty TNHH HAPACO HẢI ÂU. Công ty cổ phần HAPACO là tiền thân của xí nghiệp giấy bìa Đồng Tiến được thành lập năm 1960. Lúc đầu chỉ là một xí nghiệp sản xuất thủ công với số lao động là 120 người. Công ty cổ phần HAPACO Hải Âu thành lập từ tháng 5 năm 2002 tách từ 2 xí nghiệp của tập đoàn HAPACO đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2002. Là thành viên của công ty giấy Hải Phòng nay là tập đoàn HAPACO. Tháng 06 năm 2002, Xí nghiệp giấy mỏng cùng với hai Xí nghiệp giấy xuất khẩu khác được cổ phần hoá và thành lập Công ty cổ phần Giấy Hải Âu. Sản xuất, gia công các sản phẩm giấy; Sản phẩm chế biến từ lâm sản; sản phẩm bao bì, nhựa, gỗ, vải giả da, hòm hộp, khung cửa nhôm kính, kính trắng, kính mầu. Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc, nguyên liệu, hoá chất và các mặt hàng khác (trừ mặt hàng nhà nước cấm kinh doanh). Vốn thuộc sở hữu của HAPACO chiếm 55,6%, còn lại 44,4% là vốn của các thể nhân trong và ngoài công ty. Tháng 7/2002 Công ty Cổ phần Giấy Hải Âu đi vào hoạt động với số VĐL 8.130 triệu đồng. Năm 2003 Công ty tăng VĐL lên 9.077.300 đồng. Năm 2004 Công ty tăng VĐL lên 12.894.800.000 đồng. Ngày 14/7/2005 Công ty niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại HaSTC. VĐL đến cuối tháng 12/2008 là 12.894.800.000 đồng trong đó HAPACO góp 52.54 % vốn điều lệ. Đây là một thương hiệu giấy có chất lượng cao và được ưa thích trên thị trường trong và ngoài nước. 65% tổng doanh thu của công ty là nhờ xuất khẩu sang thị trường Đài Loan bắt đầu từ việc thông qua HAPACO. Sản phẩm chính của công ty là các loại giấy đế dập nhũ xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, trong khi các doanh nghiệp khác cùng ngành không sản xuất mặt hàng này. Các sản phẩm giấy ăn, giấy tissue, giấy vệ sinh mang nhãn hiệu HAPACO luôn được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. 3 Năm 2011, Tập đoàn HAPACO đã tiến hành tái cấu trúc, phát hành thêm cổ phiếu và sáp nhập 2 công ty con là HAPACO Hải Âu và HAPACO Yên Sơn. Như vậy từ năm 2011 cho đến nay, HAPACO Hải Âu tái cấu trúc thành công ty TNHH có tỷ lệ vốn điều lệ là 100% từ Tập đoàn HAPACO, hoạt động theo đường hướng và mục tiêu do công ty mẹ đề ra. Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH HAPACO Hải Âu Tên Tiếng Anh: HAI AU Paper Company Limited. Trụ sở chính: Số 441A Đại lộ Tôn Đức Thắng, xã An Đồng, Huyện An Hải, TP Hải Phòng. Bên cạnh đó công ty còn có các chi nhánh tại Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái và đặt văn phòng đại diện tại Kao Hùng – Đài Loan. Mã số thuế: 0200 462 650 Giấy phép kinh doanh số: 0203000213 ngày 07/05/2002 của UBNDTP Hải Phòng – Sở kế hoạch Đầu tư Hải Phòng. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Hoạt động dưới loại hình công ty TNHH, HAPACO Hải Âu có sơ đồ bộ máy tổ chức như sau: Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH HAPACO Hải Âu. Dựa vào sơ đồ trên hình 1.1 ta thấy: 4 Ban Giám đốc: Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước tập đoàn về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh vực kinh tế và kĩ thuật, đưa ra các sáng kiến và gợi ý để quyết định của Giám đốc bớt đi phần chủ quan và tăng độ chính xác. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: Công ty hiện có các phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau: - Phòng Kế toán: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty. Thực hiện các công việc về tài chính – kế toán của Công ty; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty. Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở các Dự án đang và sẽ triển khai. Kiểm tra, giám sát tình hình, công tác tài chính kế toán để đảm bảo tuân thủ quy chế của Công ty và các quy định liên quan của Pháp luật. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Ban Giám đốc. - Phòng Tổ chức tổng hợp : Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính. Bên cạnh đó, phòng Tổ chức tổng hợp còn có trách nhiệm điều hành và phân bổ công việc của một số phòng ban trực thuộc như phòng Marketing, phòng Kĩ thuật và phòng Xuất nhập khẩu và quan hệ quốc tế. Một số chức năng và nhiệm vụ được cụ thể hóa như sau : Theo dõi việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội – y tế cho CBCNV của Công ty, lập bảng lương hàng tháng và thực hiện các chính sách nhân sự, lao động khác. Xây dựng kế hoạch, đề xuất các chương trình vui chơi giải trí tập thể cho CBCNV trong công ty, đảm bảo sử dụng quỹ phúc lợi hợp lý và có hiệu quả nhất. Tìm kiếm, tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và các vị trí theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Tư vấn cho Ban Giám đốc về các chính sách, chủ trương mới trong lĩnh vực 5 lao động. Xây dựng, đề xuất các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho các phòng ban. - Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm thẩm định dự án, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn - trung dài hạn, kế hoạch đầu tư, hoàn tất các thủ tục đầu tư, quản lý và phát triển dự án, tổ chức và triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác kế hoạch. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác kế hoạch. Theo dõi, kiểm tra các quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Thiết kế chế thử các mẫu mã sản phẩm. Còn lại mỗi phòng ban lại có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt để tranh gây chồng chéo trong quá trình làm việc. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu. Với các chính sách cạnh tranh đúng hướng và hiệu quả, Công ty đã ký được các hợp đồng bao tiêu chọn gói và xây dựng được những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác tại Đài Loan. Sản phẩm giấy đế của Công ty chiếm tới 70% thị phần giấy đế xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty có uy tín lớn trên thị trường trong nước, thị trường nước ngoài. Duy trì sản phẩm truyền thống nhiều năm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng chiếm thị phần lớn trên thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên đông đảo, cho đến nay HAPACO Hải Âu vẫn đang là một doanh nghiệp vững mạnh, có vị thế trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Điều này được không chỉ được thể hiện ở các số liệu giấy tờ mà đã thực sự được kiểm chứng bởi sự đóng góp của Hải Âu cho nguồn thuế Nhà nước, cũng như tạo công ăn việc làm, mang lại mức sống ổn định cho hàng nghìn công nhân. Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất sẽ được phản ánh qua bảng số liệu sau: STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2011/2010 2010 2011 2012 (+/-) 1 Tổng nguồn vốn 45,917,495,784 61,551,922,540 62,900,172,187 15,643,426,756 (đồng) 6 2 Tổng số lao động 1600 1800 2000 200 ( người) 3 Doanh thu 100,366,760,922 140,211,209,203 148,122,611,746 39,844,448,281 (đồng) 4 Lợi nhuận 9,194,221,650 4,995,193,618 12,010,035,027 -4,199,028,032 (đồng) 5 Thu nhập bình quân 2,150,000 2,450,000 2,650,000 300,000 (đồng/người) 6 Nộp ngân sách 2,298,555,413 1,248,798,405 3,002,508,757 -1,049,757,009 (đồng) Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH HAPACO Hải Âu năm 2010 – 2012. 7 Trải qua 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012), hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Âu đã trải qua rất nhiều sóng gió, song vẫn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Điều này được thể hiện rất rõ nét ở sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế được nêu trong bảng trên. Song sự thay đổi này cũng là tình trạng chung của các Công ty trong ngành khi nền kinh tế những năm qua rơi vào khủng hoảng. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012. Từ 45,917,495,784 đồng lên tới 62,900,172,187 đồng. Có sự thay đổi trên là do sự chuyển đổi từ năm 2011, khi công ty Cổ phần HAPACO Hải Âu sáp nhập và công ty mẹ HAPACO và đổi hình thức sang công ty TNHH - tổ chức theo mô hình kinh doanh mới. Chính mô hình tổ chức kinh doanh mới nên việc số lao động và nguồn vốn tăng cũng là điều tất yếu để đáp ứng hoạt động sản xuất của công ty. Sự thay đổi này được phản ánh rất rõ nét ở biểu đồ sau: Hình 1.2: Biểu đồ phản ánh sự thay đổi của Tổng nguồn vốn của công ty TNHH HAPACO Hải Âu qua các năm (từ 2010 đến 2012). Trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2011 và 2012 kinh đất nước gặp nhiều khó khăn cùng với đó là khủng hoảng kinh tế kéo dài, để lại hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp. Công ty TNHH HAPACO Hải Âu cũng không phải một ngoại lệ. Biểu hiện đó chính là sự giảm sút của doanh thu. Từ năm 2010 doanh thu ở mức 100,366,760,922 đồng, đến năm 2011 doanh thu đã tăng mạnh lên tới mức 140,211,209,203 đồng. Song từ năm 2011 đến năm 2012 mức doanh thu lại tăng chỉ còn 148,122,611,746 đồng. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của sự điều chỉnh trong vấn đề quản lý và thay đổi cấu trúc công ty và việc sáp nhập vào tập đoàn. Ngoài ra các chỉ tiêu khác cũng theo đó mà có sự thay đổi. + Tổng số lao động tăng từ 1600 người năm 2010 lên 1800 người năm 2011 và đến năm 2012 tổng số lao động đã lên tới 2000 người. Như vậy trong những năm vừa qua, đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong thời buổi kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay. 8 + Tuy rằng hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn biểu hiện ở việc lợi nhuận năm sụt giảm từ 9,194,221,650 đồng năm 2010 xuống còn 4,995,193,618 đồng năm 2011 nhưng mức lợi nhuận đã tăng mạnh ở năm 2012 lên mức 12,010,035,027 đồng công ty cũng luôn quan tâm đến đời sống của tập thể lao động cũng như cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân của tập thể lao động, đã tăng dần từ 2,150,000 đồng lên tới 2,650,000 đồng. Không chỉ làm tròn trách nhiệm với công nhân viên trong công ty, Hải Âu còn giữ đúng nghĩa vụ với việc xây dựng kinh tế Đất nước thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ, đúng hạn. Năm 2010, số tiền nộp ngân sách là 2,298,555,413 đồng và đến năm 2012 là 3,002,508,757 đồng. 1.4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty. 1.4.1. Quản trị chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh là bộ phận quan trọng nhất trong toàn bộ chiến lược của doanh nghiệp. Các bộ phận khác của chiến lược chung phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh để xây dựng và hiệu chỉnh. Cũng giống như các doanh nghiệp chiến lược và kế hoạch kinh doanh khác HAPACO Hải Âu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và hoạt động của công ty. Đặc biệt hơn HAPACO Hải Âu còn đồng bộ với chiến lược của tập đoàn từ năm 2011 đến năm 2015 như sau: Trung tâm thương mại- Tài chính Hapaco, thành phố Hải Phòng - Đầu tư xây dựng Tòa nhà 21 tầng trên mặt bằng diện tích 1.400 m2, diện tích sử dụng 24.000m2; do Công ty tư vấn thiết kế của Pháp thực hiện. - Địa điểm: Số 135 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, Hải phòng. - Vốn đầu tư: 12 triệu USD, Tập đoàn Hapaco góp 51%. - Dự kiến khởi công xây dựng năm 2011. Bệnh viện Phụ sản quốc tế Hải Phòng- Đầu tư xây dựng Bệnh viện Phụ sản quốc tế Hải Phòng 206 giường đạt tiêu chuẩn quốc tế; Trên diện tích 1,25ha, tại số 738, đường Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân, Hải Phòng. - Vốn đầu tư khoảng 400 Tỷ đồng. - Đã khởi công xây dựng tháng 05/2009, hoàn thành đưa vào khai thác cuối năm 2011. Dự án Khu công nghiệp Hải Phòng - Đàu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp 646 ha; địa điểm phường Đông Hải 2, quận 9 Hải An, Hải phòng. - Vốn đầu tư dự kiến 2.468 tỷ đồng. Hapaco cùng một số nhà cổ đông trong nước tham gia góp vốn; số còn lại dự kiến vay các tổ chức quỹ tín dụng quốc tế, ngân hàng trong nước và phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 1.4.2. Quản trị quá trình sản xuất và tác nghiệp của công ty. Với sản phẩm chính là các loại giấy, quy trình sản xuất giấy của công ty được thể hiện ở sơ đồ như sau: 10 Hình 1.3: Sơ đồ mô tả quy trình kĩ thuật sản xuất giấy tại công ty. Tại công ty, quy trình được giới thiệu tóm tắt ở các bước sau đây: [...]... CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HAPACO HẢI ÂU 2.1 Cơ sở lý thuyết về vốn lưu động và quản lý vốn lưu động 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động và công tác quản lý vốn lưu động Khái niệm: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu. .. của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại + Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, 2.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải ÂU Để quản lý và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu vốn lưu động. .. số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng thấp thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn Sức sinh lời của vốn lưu động: Mức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân trong kì 30 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động Có ba nhóm... đại, đi sâu sát với thực tế sản xuất Tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu, công tác quản trị chất lượng là công tác tổng hợp Nó liên quan đến mọi người, mọi phòng ban và các cán bộ công nhân viên tại các phân xưởng sản xuất Nhưng chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty mẹ là Giám đốc công ty vì Giám đốc công ty là người được Hội đồng quản trị uỷ quyền thay mặt để lãnh đạo, điều khiển 14 mọi hoạt động sản... trừ chi phí dịch vụ ngân hàng Vốn lưu động tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Do vậy để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì cần phải quản trị tốt vốn lưu động ở từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông 29 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá của vốn lưu động Sức sản xuất của vốn lưu động: Là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong một kì chia cho vốn lưu động bình quân trong kì của... hình vốn lưu động : Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành cần một số lượng lớn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của mình Cùng với nguồn vốn được nhà nước cấp hàng năm, công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của mình Dựa vào bảng kết cấu nguồn vốn và trên ta thấy kết cấu vốn lưu động qua các năm có sự biến động Năm 2010, vốn lưu động tồn tại. .. phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kì = Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động trong kì phân tích Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của nó sẽ càng lớn Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh... khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không 2.1.2 Nội dung vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông... giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản … Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ - Vốn lưu động trong khâu sản xuất:... nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho và đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nguồn vốn ngắn hạn là một giải pháp khá hữu hiệu nó giúp công ty có thể huy động được một cách nhanh chóng số vốn cần thiết một cách đơn giản, tiện lợi đồng thời giúp Tổng Công ty tiết kiệm . công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu. Chương 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HAPACO. : Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH HAPACO Hải Âu . Kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH HAPACO Hải Âu. Chương 2: Thực trạng công. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH HAPACO Hải Âu năm 2010 – 2012. 7 Trải qua 3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012), hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Âu đã trải qua rất nhiều