TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIETCOMBANK
Trang 1THẢO LUẬN
ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIETCOMBANK
Môn : Quản trị sản xuất
Trang 2
A.Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất dịch vụ: Ngân hàng
thương mại cổ phần Vietcombank
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VIETCOMBANK
Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt namTên đầy đủ bằng Tiếng Anh : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade
of Viet Nam
Tên viết tắt tiếng Anh : Vietcombank – VCB
Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, HN
Đăng ký kinh doanh : Gíây đăng ký kinh doanh số 105922 do trọng tài
kinh tế Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993,cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11 năm
1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngày 08 tháng 05năm 2003
Mã số thuế : Mã số thuế 0100112437 tại Cục Thuế HN
Tài khoản : Số 453100301 mở tại Sở Giao Dịch NHNN
Mã giao dịch trên sàn chứng khoán:
Trang 3Câu 1: Xác định hoạt động kinh doanh chủ yếu Thu thập một số dữ liệu phản ánh hoạt
động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
I Hoạt động kinh doanh:
1 Ngành nghề kinh doanh của VCB:
1.1 Hoạt động chính là dịch vụ tài chính:
• Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vưc truyền thông là ngân hàng bán buôn (kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp)
• Hoạt động ngân hàng bán lẻ:
- Hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng
- Dịch vụ cho vay gắn với bất động sản – cho vay cầm cố, cho vay mua nhà …
- Kinh doanh dịch vụ tài chính phục vụ khách hàng thể nhân…
• Bảo hiểm:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm…
• Ngân hàng đầu tư:
- Kinh doanh và đầu tư chứng khoán
- Hoạt động quản lý tài sản/quỹ đầu tư…
- Dịch vụ tư vấn mua, bán, chia tách, sáp nhập công ty…
• Dịch vụ tài chính khác…
1.2 Hoạt động phi tài chính:
• Kinh doanh và đầu tư bất động sản
• Đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng
2.2 Hoạt động tín dụng
Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của NHNN
2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước vào ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi
hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng
2.4 Các hoạt động khác
Trang 4Bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và USD, kinh doanh ngoại hối
và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp
vụ chứng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ
II Một số dữ liệu phản ánh tình hình kinh doanh của Vietcombank:
1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu và lợi nhuận chính cho VCB
Năm 2012 hoạt động tín dụng đem lại 73% thu nhập hoạt động của VCB
• Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp: Năm 2012, tăng trưởng tín dụng của VCB
là 15% có cao hơn so với mặt bằng tăng trưởng tín dụng 8.91% của toàn ngành Ngân hàng nhưng thấp hơn so với mức tăng 23% của năm 2011
• Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản ở mức trung bình ngành: Tỷ lệ này của VCB khá
ổn định qua các năm trung bình khoảng 57% nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng đang niêm yết (54.6%)
• Theo đối tượng khách hàng: VCB cho vay chủ yếu là các tổ chức kinh tế,
chiếm 88% tổng dư nợ trong đó cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 24%, công
ty TNHH chiếm 20% và cho vay khác chiếm khoảng 35% tổng dư nợ VCB thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng từ cho vay DNNN sang hướng
Trang 5cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà năm 2010 tỷ lệ cho vay DNNN và các tập đoàn lớn là 62% dư nợ BSC cho rằng đây là sự chuyển dịch khá hợp lý trong thời gian qua khi mà các DNNN làm ăn kém hiệu quả và cho vay phân khúc này cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn Mặc dù vậy, BSC cho rằng trong thời gian qua khi nền kinh tế gặp khó khăn thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ yếu kém lại là những doanh nghiệp dễ sụp đổ nhất nên nếu VCB kiểm soát tốt chất lượng tín dụng thì đây không phải là điều đáng lo ngại
đến 31/12/2012, dư nợ tín dụng của VCB tập trung vào: sản xuất gia
công chế biến 35%, thương mại dịch vụ 22%
• Tỷ lệ Nợ xấu/dư nợ tăng: Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh
thì nợ xấu của VCB cũng có diễn biến tương tự Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tại thời điểm cuối năm 2012 là 2,4%, tăng nhẹ so với 2% cuối năm 2011 Nợ xấu tăng 20% so với năm 2011 trong đó chủ yếu tăng nợ nhóm hai (nợ cần chú ý ) tăng 149% Mặc
dù vậy chúng tôi đánh giá khá cao VCB trong hoạt động kiểm soát nợ xấu: Thứ nhất, VCB đã tiến hành áp dụng hệ thống đánh giá tín dụng theo phương pháp định tính mới giúp phân loại tín dụng dựa trên cả chất lượng và số lượng nên tỷ lệ
nợ xấu có sự gia tăng đáng kể từ năm 2011 VCB đã tiến hành trích lập dự phòng khá nhiều với tỷ lệ trích lập dự phòng/nợ xấu năm 2012 vào khoảng 91% nên quỹ dự phòng hoàn toàn có thể bù đắp các khoản nợ xấu Thứ hai, nợ các nhóm ít có sự biến động trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) lại giảm Mặc dù điều này chưa khẳng định được chất lượng tín dụng của VCB nhưng so với các ngân hàng khác năm 2012 nợ có khả năng mất vốn đều có sự tăng vọt thì đây cũng là dấu hiệu báo trước nợ xấu của VCB trong thời gian tới có khả năng không tăng mạnh
• Dự phòng rủi ro giảm: Lợi nhuận trước dự phòng giảm nhẹ 0.85% và dự phòng
rủi ro cho vay khách hàng giảm 0.67% so với năm 2011 Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu giảm mạnh từ 125% xuống còn 91% điều này là do nợ xấu tăng trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm nhẹ
Trang 6Cơ cấu cho vay theo hình thức Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn Cơ cấu cho vay theo đồng tiền
2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Tăng trưởng huy động vốn ở mức khá cao: Năm 2012 tăng trưởng tín dụng
của VCB là 25.3% cao hơn mức tăng 10.9% của năm 2011
• Theo đối tượng khách hàng: VCB huy động vốn khá cân bằng
giữa cá nhân và tổ chức trong đó cho vay khách hàng tổ chức kinh tế
chiếm khoảng 57% tổng huy động vốn VCB là một ngân hàng lớn có
thương hiệu từ lâu nên được sự tin tưởng của khách hàng cá nhân và tổ
chức
Trang 7• Theo kì hạn
• Theo hình thức huy động: VCB là ngân hàng có điểm mạnh
trong cho vay và huy động ngoại tệ Tỷ lệ huy động ngoại tệ/tổng vốn huy
động là 25% tỷ lệ khá cao so với những ngân hàng khác như CTG, STB,
… Đây là nguồn vốn giá rẻ và phục vụ đắc lực cho hoạt động cho vay
bằng ngoại tệ của VCB
3 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Trang 8Các khoản chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư của VCB hầu hết
là chứng khoán nợ bao gồm: trái phiếu chính phủ 25%; chứng khoán nợ của các TCTD trong nước phát hành 73% và chứng khoán nợ do các TCKT trong nước phát hành 2% còn lại 0.3% là chứng khoán vốn Chúng tôi cho rằng hoạt động đầu tư của VCB không tiềm ẩn nhiều rủi ro do hầu hết là Trái phiếu chính phủ và chứng khoán nợ của các TCTD trong nước phát hành
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
Trang 10Câu 2: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức
I Loại hình cấu trúc tổ chức của VCB
NHTMCP NTVN tổ chức và hoạt động dưới hình thức một NHTMCP NHTMCP NTVN bao gồm các công ty con cùng với nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con theo sơ đồ sau:
Mô hình NHTMCP NTVN và các công ty con(Mô hình Công ty mẹ/Công ty con)
Trang 11Mô hình tổ chức theo chức năng VCBChức năng của các bộ phận như sau:
Hội Đồng quản trị
Đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong toàn hệ thống ngan hàng trong việc ra quyết định chiến lược phát triển của toàn hệ thống ngân hàng, bầu ra các cơ quan quản lý, hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Có thẩm quyền điều tra tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, được thẩm định các báo cáo tài chính các năm của ngân hàng, báo cáo với hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh
Kiểm toán nội bộ
Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại Công ty; phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội
bộ
Ủy ban rủi ro
Ủy ban có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT; tham mưu cho HĐQT xử lý các vấn đề nhân sự phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên HĐQT, tư vấn cho HĐQT và quyết định theo thẩm quyền đối với các nhân sự cấp cao của Ngân hàng, các quyết định về chính sách, chế độ đối với nhân sự, các dự án về đào tạo…
Hội đồng xử lí rủi ro TW
Là cơ quan tham mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại VCB; giám sát hoạt động của Ban điều hành trong quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, vận hành và các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của ACB, đảm bảo Ngân hàng có một khung khổ và quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả
Trang 12Ủy ban quản lí tài sản Nợ/Có ALCO
Hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, quản lí thanh khoản, được quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lí hiệu quả, được quyền quyết định triển khai các sản phẩm mới
Văn phòng
Thực hiện công tác hành chính như con dấu, văn thư, in ấn
Công tác hậu cần: lễ tân, vẫn tải, quản lí phương tiện, tài sản…, phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Tổ chức cán bộ & đào tạo
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên, tổ chức thi kiểm tra trình độ hằng kì cho nhân viên
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Tâm chịu trách nhiệm và nhận báo cáo từ các bộ phận
- Kế toán Tài chính NHNT: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện
- Kế toán tài chính Hội sở chính:
- Kiểm tra nội bộ: kiểm tra các thông rin tài liệu liên quan đến nội bộ ngân hàng
- Kế toán KD Vốn: kiểm tra số vốn mà ngân hàng đang nắm giữ
- Kê toán quốc tê: kiểm tra các giao dịch trên lĩnh vực kế toán của ngân hàng với nước ngoài
Phó tổng giám đốc Nguyễn Thu Hà chịu trách nhiệm nhận báo cáo từ các bộ phận:
- Chính sách và sản phẩm bán lẻ: hoạt động cung cấp dịch vụ bán lẻ của ngân hàng
- Trung tâm thẻ: cung cấp thẻ, phát hành thẻ, thanh toán qua thẻ của khách hàng
- Tổng hợp thanh toán: báo cáo hoạt động thanh toán mỗi ngày, tuần, tháng, quý
- Tổng hợp và phân tích KT: nhận các kết quả tài liệu tổng hợp để phân tích hoạt động KD của ngân hàng
- Thông tin tuyên truyền: nhận thông tin, tuyên truyền thông tin trong nội bộ ngân hàng
Phó tổng Đinh Văn Mười chịu trách nhiệm nhận báo cáo từ các bộ phận
- Đầu tư dự án: xem xét các hoạt động đầu tư, kiểm định chất lượng đầu tư
- Quản lí rủi ro tín dụng: đảm bảo nợ xấu, các khoản cho vay được thnah toán hết hay quỹ dự phòng
- Pháp chế: đảm bảo hoạt động ngân hàng đang đi đúng hướng, đúng quy định của Nhà nước
- Xây dựng cơ bản: kiểm soát nguồn vốn trong xây dưng cơ sở vất chất của ngân hàng
- Quản lí Nợ: quản lý nợ của ngân hàng (liên ngân hàng, cá nhân, doanh nghiệp)
Phó tổng giám đốc Phạm Quang Dũng chịu trách nhiệm nhận báo cáo từ các bộ phận:
Trang 13- Vốn: quản lí vốn mà ngân hàng đang nắm giữ (nguồn vốn tự có hay vốn huy động)
- Kinh doanh Ngoại tệ: kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng, đôla của ngân hàng
- Quản lý Vốn LD&CP
- Quan hệ ngân hàng Đại lý: đảm bảo mối quan hệ giữa các ngân hàng và nhà đại lí
Phó tổng Nguyễn Văn Tuân chịu trách nhiệm nhận báo cáo từ các bộ phận:
- Quan hệ khách hàng: mối quan hệ giữ ngân hàng và doanh nghiệp
- Chính sách tín dụng: hoạt động cho vay, tìm người cho vay
- Công nợ Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.Thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới vào Solomon đối với các khách hàng mới
Phó tổng Đào Minh Tuấn chịu trách nhiệm nhận báo cáo từ các bộ phân
- Trung tâm tin học: đảm bảo bí mật nội bộ hoạt động của ngân hàng
- Quản lý Đề án Công nghệ
- Trung tâm thanh toán: kiểm soát hoạt động thanh toán điện tử
- Quản lý ngân quỹ
- Thanh toán liên ngân hàng: các hoạt động thanh toán giữa ngân hàng VCB và các ngân hàng khác tỏng cùng hệ thống
- Dịch vụ TK khách hàng doanh nghiệp: quản lý các khách hàng là doanh nghiệpCác bộ phận khác gồm: Công ty liên doanh, các đơn vị đầu tư cổ phần, sở giao dịch và các chị nhánh, các công ty con trong nước, công ty con nước ngoài là bộ phận của ngân hàng thực hiện các chức năng kiểm tra hạch toán nội bộ, phòng phục vụ khác khách hàng
cá nhân và khách hàng doanh nghiệp như hoạt động kho quỹ, phong thu hồi nợ, phòng thanh toán quốc tế, kiều hối
Nhận xét:
Trong cơ cấu tổ chức tất cả các bộ phận đều tham gia vào quá trình quản trị sản xuất
Câu 3: Vẽ sơ đồ phản ánh các yếu tố đầu vào, quá trình biến đổi và hoạt động đầu ra của
một hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp? Cho biết hoạt động đó thuộc loại hình sản xuất gì? Giải thích ngắn gọn
Trang 14Xử lý tài sản, khởi kiệnGia hạn nợ, đảo nợKhách hàngCung cấp tài liệu
Cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, tư vấn, hướng dẫn
Hồ sơ xin vay
- Đơn xin vay
- Hồ sơ pháp lý
Thẩm định hồ sơ
Quyết định cho vay
Thực hiệnquyết định cho vay
Ký hợp đồng tín dụng
Giải ngân
Tổ chức giám sát người vay vốn
Thu nợ
Thu thập tài liệu qua trao đổi, mua, tự thu thập
Cập nhật thông tin: Thị trường, Chính sách, Pháp lý, Khách hàng.
(2)
(3)(4)(5)(6)(5b)(7)(8)(9b)Thu đủ
Thanh lý hợp đồng
(12)(10b
(10c(10a)(11b)(11a)
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
Trang 151 Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn
Lập hồ sơ là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định vay
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng
- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng
- Thông tin về bảo đảm tín dụng
Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp tín dụng
Trang 16- Hồ sơ về phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng
2 Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay… để làm cơ sở ra quyết định cho vay
Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định:
- Thông tin do khách hàng cung cấp
- Thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng
- Thông tin từ các đối tượng khác cung cấp
Thẩm định khách hàng
Kiểm tra tư cách pháp lý
Đánh giá khả năng tài chính
Thẩm định phương án vay vốn
Đánh giá tính khả thi
Phân tích hiệu quả kinh tế
Đánh giá khả năng tài trợ
Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản đảm bảo
Xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo
Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu dễ phạm phải sai lầm nhất Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:
- Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt
Trang 17Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.
Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng, ngân hàng thường chú trong hai vấn đề
- Thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định
- Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết
Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng
4 Ký hợp đồng
Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo Nếu từ chối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ
Thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và quản lý tài sảm đảm bảo nợ vay
5 Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết Giải ngân
là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng Tuy
là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì
nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng
Căn cứ giải ngân cho khách hàng
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp
- Báo cáo thẩm định
- Hợp đồng tín dụng