Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng và phát triển của cây mai vàng Yên Tử giai đoạn vườn ươm tại Gia Lâm Hà Nội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA NÔNG HỌC -
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến
sinh trưởng và phát triển của cây mai vàng Yên Tử giai đoạn vườn ươm
tại Gia Lâm Hà Nội”
Người hướng dẫn 1 : ThS Nguyễn Hữu Cường Người hướng dẫn 2 : TS Đặng Văn ĐôngNgười thực hiện : SV Trần Thị Thúy
Hà Nội - 2011
Phần I: MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
đã tiến những bước dài trong quá trình hội nhập Thành tựu bước đầu đem lạihứa hẹn nhiều triển vọng trong chuyển đổi sản xuất mà ưu tiên hàng đầu của
Trang 2nước ta hiện nay là chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp và áp dụngnhững tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tìm ra những hướng đimới.
Hoa, cây cảnh là cây trồng đang được quan tâm trong sản xuất nông nghiệphiện nay, khi mà nhu cầu trong và ngoài nước ngày một tăng đối với món ăntinh thần này Bên cạnh việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chúng ta đã kếthợp với nghiên cứu trong điều kiện thực tế ở nước ta trên nhiều loại hoa, câycảnh như: Mai, Đào, Hồng môn, Lily, Địa lan… mà trong đó cây hoa mai làgiống cây đang rất được quan tâm trong chiến lược đẩy mạnh sản xuất các loàihoa có gía trị kinh tế cao
Mai vàng, một loài hoa cao quý, với màu vàng biểu hiện cho sự vinh hiển,cao sang, may mắn, mỗi năm chỉ nở một lần vào đúng dịp xuân về Với ngườidân Việt phương Nam, từ nghìn năm trước, hoa mai đã trở thành “sứ giả’’biểu tượng cho mùa xuân Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, hầu hết nhà nào cũng
có Mai để đón Tết, với hy vọng, một năm mới, an khang, hạnh phúc
Những năm trước đây, vào dịp Tết Nguyên Đán, rất nhiều Mai vàng miềnNam đã được chuyển ra miền Bắc, màu vàng của nó đã phần nào xua đi cáilạnh nơi đây Và ngoài hoa Đào truyền thống thì giờ người Bắc đã bắt đầu có
sự quan tâm đặc biệt tới hoa Mai vàng Tuy nhiên, việc chuyển Mai vàng raBắc gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và bảo quản hoa Mặt khác,chi phí vận chuyển lại không hề nhỏ,vì vậy mà giá thành tương đối cao, chưađáp ứng được nhu cầu của người chơi Mai (Báo Tuổi trẻ, 12/02/2007)
Khi phát hiện ra cây Mai vàng ở Yên Tử và các vùng lân cận, nhiều ngườidân cũng đã tìm cách sưu tầm và nhân giống cây Mai vàng Yên Tử, như ôngChu Linh Diễn (thôn Đồng Bống, phường Vàng Danh, thị xã Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh) và ông Nguyễn Đình Long (Phật tử thuần thành ở Yên Tử) Cácông này đã thu mua rất nhiều các gốc Mai để trồng trong vườn nhà Tuy nhiên
họ còn thiếu hiểu biết về chuyên môn và kinh nghiệm nên tỷ lệ cây chết là rấtcao và hoa thường nở không đúng dịp tết Để khắc phục hiện tượng này việcchăm sóc cây ở giai đoạn vườn ươm là hết sức quan trọng, một trong những
Trang 3biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển, tạo cho cây maivàng Yên Tử có bộ khung tán đẹp và góp phần điều khiển quá trình ra hoa đó
là sử dụng bổ sung phân bón qua lá. Do đó chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng và phát triển của cây mai vàng Yên Tử giai đoạn vườn ươm tại Gia Lâm - Hà Nội”
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến quátrình sinh trưởng và phát triển của cây mai vàng Yên Tử ở giai đoạn vườnươm nhằm đưa ra được loại phân bón qua lá tối ưu nhất giúp tăng quá trìnhsinh trưởng và tạo được bộ khung tán đẹp
2.3.2Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện quy trình kỹthuật bón phân cho cây mai vàng Yên Tử
Trang 4Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU II.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại
II.1.1 Nguồn gốc, phân bố
Cây hoa Mai thuộc họ lão mai (Ohnaceae), có tên khoa học là Ochna integerrima (Lour.) Merr, nguyên sản ở vùng núi Tây Nam Trung Quốc (Trần
Hợp, 1993; T.Tsukamot 2001 ) [1] [7] Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vậthọc Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống Mai vàng dùng để chơi làm cảnh Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệtđới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á vàchâu PhiỞ Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miềnTrung trở vào Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồngchậu, bonsai Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổtruyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo Tại Việt Nam loài mai vàng
phổ biến nhất là mai vàng năm cánh (danh pháp khoa học: Ochna integerrima) Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy
Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa Cácvùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loài hoa này, ở caonguyên cũng có, song số lượng ít hơn
II.1.2 Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Mai được xếp vào ngành hạt kín
(Angiospermae), thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyledones), họ Ochnaceae , bộ Ochnales, thuộc chi Ochna Trên thế giới có rất nhiều loại mai khác nhau.
Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: Bạch Mai, Hồng Mai, HoàngMai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai, Nam Mai Theophong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luônkèm theo những cơn gió bấc, nên các địa phương phía Bắc có các loại mainhư: song mai, mai mơ Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gầnđường xích đạo hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng,nên ta có thể tìm thấy các loại mai như: mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai
Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng
Trang 5Miến Điện Theo số lượng cánh hoa thì mai vàng được chia làm 2 loại chínhlà:
II.1.2.1 Mai vàng 5 cánh
Mai vàng 5 cánh là cây mai đại diện cho tất cả các loài mai, vì khi nghenói đến mai, là đa số chúng ta nghĩ đến cây mai vàng 5 cánh cổ truyền này.Mai vàng 5 cánh còn chia ra:
Mai sẻ: Là cây mai vàng 5 cánh nhỏ, nên gọi là mai sẻ Nhưng đặc biệt là
cây mai này có hoa chùm, rất sai hoa, màu vàng tươi
Mai châu: Còn gọi nôm na là mai “trâu” vì hoa to và rất phổ biến, mọc
khắp nơi ở miền Nam, có nơi mọc thàng rừng, cả núi như Mai Lĩnh, nhưngkhông sai hoa bằng mai sẻ, hoa có 5 cánh màu vàng tươi
Mai liễu: Là cây mai vàng 5 cánh thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ
xuống như vây liễu Hoa nở đầy cành phất phơ theo chiều gió
Mai chùm gởi: Là cây mai có thân cứng, ở đầu cành nổi lên những khối u
to, giống như chùm gởi Ở chung quanh khối u, mọc chi chít đầy tược non,đầy nụ hoa, khi nở thành một bó hoa to lớn trông thật đẹp Có người còn gọi
là “mai vương” vua các loài mai, hoặc mai “tỳ bà”, được trồng các vườn mai
Mai thơm, Mai hương: Cũng là cây mai 5 cánh thường, nhưng hoa có mùi
thơm nhẹ nhàng, phảng phất Mai thơm Huế rất quí, mắt nhặt, sai bông, cánhdày, lâu tàn Đặc biệt là cây mai này có lá non màu xanh chứ không phải làmàu nâu đỏ hoặc hồng như các loài mai khác Tết vào vườn mai luôn luônphảng phất có mùi hương thơm nhẹ
Mai cánh nhọn: Mai cánh nhọn là cây mai vàng 5 cánh, có nụ hoa nhỏ và
dài, nên nở ra cánh nhọn như hình ngôi sao Do cánh hở, nên không mấy đẹp,
ít được ưa chuộng, nhưng cũng rất sai hoa
Mai cánh tròn: Là cây mai vàng 5 cánh to, tròn, kín, đẹp Đa số đều thích
cây mai này, có người còn quí hơn cây mai nhiều cánh, nhiều màu, nhất làngười Trung Hoa, Tết đến tìm mua loại mai này về chưng trong nhà
Mai cánh dún: Đây là cây mai vàng 5 cánh to, đẹp, dún lại như có ren
chung quanh, xem rất lạ mắt, được nhiều người ưa thích trồng để chơi hoa
Trang 6Mai rừng Cà Ná, Mai rừng Bình Châu: Đây là cây mai hoang dại, mọc tại
khu rừng Cà Ná, Bình Châu, cũng thuộc họ mai, cây thân nhỏ èo uột, cành rấtgiòn, lá hình bầu dục, có răng cưa mịn, màu xanh bóng loáng, sờ thấy trơnchứ không thấy nhám như lá mai thường Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, cuốnghơi dài và có màu tím
Mai Vĩnh Hảo: Cây mai này do ông Kha Linh Vũ ( Quy Nhơn) giới thiệu,
cũng là cây mai hoang dại mọc ở vùng núi Vĩnh Hảo Đặc điểm cây mai nàyrất nặng, có thể gấp rưỡi mai thường khác, nên gọi là “mai đá” Thân thậtcứng, cành nhỏ, giòn, dễ gãy, lá nhỏ, lúc non màu xanh, trong như giấy Hoa
to, cánh phẳng, từ 12 – 16 cánh màu vàng rất đẹp và lâu tàn
Mai chuỷ Hốc Môn: Là cây mai rừng, thân màu nâu, cuống lá rụng để dấu
rất to, nên để tháp ghép với các loại mai khác Lá to dài màu xanh bóng,chung quanh có răng mịn Hoa chùm dạng chủy như hoa điệp ta, màu vàng,nên gọi là mai chủy
Mai lá quắn: Mai quắn, do lá to xoáy quắn lại rất lạ, hoa 5 -7 cánh to, nở
xoè to nhưng 5 cánh cong cong trở lên như lòng thuyền, ngoài đầu hơi đo đỏ,khá đẹp, nhụy cái to rất dài
II.1.2.2 Các loại Mai vàng nhiều cánh
Mai 9 cánh: Mai 9 cánh rất quí, là cây mai có hai tầng cánh: một tầng 5
cánh và một tầng 4 cánh Hoa nở to, xoè tròn, kín, đẹp hơn cây mai vàng 5cánh
Mai Giảo Thủ đức: Là loại mai mới phát hiện,có hai tầng, 12cánh to lớn,
hoa chùm, nở đầy cành rất đẹp Loại này cũng còn đang nhân giống Loại hoa
12 cánh này có thể nói là hoa to nhất trong các loại mai vàng Mới đây còn cómai Tai Tượng hoa rất to, rất đẹp
Mai 18 cánh Bến Tre: Là cây mai có ba tầng cánh, màu vàng, tròn kín, rất
đẹp, nhưng hơi nhỏ, nên ít dược ưa chuộng so với các loại hoa nhiều cánhkhác
Trang 7Mai 12-14 cánh Tư Giỏi: Đây là cây mai có ba tầng cánh, cũng nở thẳng
tròn, kín, đẹp, nhưng so với các loại mai Giảo 12 cánh, mai Huỳnh Tỷ 24 cánhthì nhỏ hơn
Mai Cửu Long: Đây là cây mai gốc Mỹ Tho, hoa có ba tầng, 24 cánh, màu
vàng Đặc biệt cánh nhỏ, dài và nhọn, trông cũng rất lạ, nhưng hoa cũng nhỏ
II.1.2.3 Các loại Mai vàng khác:
Đây đúng là loại mai mới lạ, cũng là cây mai vàng, nhưng có thêm vài chitiết khác hơn so với mai vàng thường
Mai vàng viền đỏ: Cây mai này là cây mai vàng thường có hoa từ 5-9
cánh Nụ hoa mới hé nở, trên đầu nụ hoa có thấy màu đỏ, khi nở xòe ra thìmàu đỏ lật ra ngoài, nằm xuống mặt dưới , nên thấy hoa có màu vàng, nhưngnhìn kỹ thì thấy viền đỏ nhỏ ở chung quanh cánh hoa
Mai vàng lá trắng: Đây là cây mai vàng thường, nhưng lá mới ra còn non
có màu trắng Khi lớn, lá già lại có màu xanh Nhưng để chỗ râm mát thì giữđược lá màu trắng rất lâu
Hồng diệp mai: Đây là loại mai có hoa màu vàng hay màu cam, nhưng khi
đâm chồi, nhảy tược, lá non có màu hồng rất đẹp nên gọi là Hồng diệp mai,nhưng khi lá lớn vẫn trở lại màu xanh
Mai Huỳnh Tỷ: Mai Huỳnh Tỷ do nghệ nhân Huỳnh Văn Tỷ có công lai
tạo, có 24 cánh, xếp thành 3 tầng theo đúng thứ lớp đều đặn rất khéo
Và một số loại khác như: Mai 24 cánh, 9 đợi; Mai 48 cánh Gò Đen; Mai 24
-32 cánh Ba Bi; Mai 12 cánh Bến Tre; Mai vàng nhiều cánh đột biến; Mai
14-15 cánh; Mai 18-20 cánh… (Việt Chương, KS Nguyễn Việt Thái, 2005)
II.2 Đặc điểm thực vật học của cây mai vàng Yên Tử
II.2.1 Đặc điểm về thân, cành, lá của cây mai vàng Yêm Tử
Cây mai vàng Yên Tử là tiểu mộc hay đại mộc nhỏ, vỏ thân có màu xámtrắng, cành non có bì khổng rất rõ, có chồi búp vào mùa bất lợi Lá có nhiều
Trang 8phiến, hình bầu dục, dài, mọc thành chùm ở đầu cành, cuống dài 0,3 – 0,5 cm,gân phụ rất rõ gồm 8 – 9 gân, mép lá có răng cưa (Đặng Văn Đông và PhùngTiến Dũng, 2009 ).
II.2.2 Đặc điểm về hoa của cây mai vàng Yên Tử:
Hoa của Mai vàng Yên Tử nở đúng vào dịp Lễ hội Yên Tử (Hội xuân Yên
Tử ), kéo dài từ giữa tháng 1 (âm lịch) đến đầu tháng 3 (âm lịch ), có khi kéodài đến cuối tháng 3 (âm lịch)
Cây mai vàng Yên Tử được xác định là mọc tự nhiên ( có thể được trồng khivua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, cách đây chừng
800 năm ) Vì vậy, hoa của mai vàng Yên Tử không chịu ảnh hưởng nhiều bởicon người, đặc điểm hình thái hoa Mai vàng Yên Tử có thể coi là đặc điểm tựnhiên Hoa có màu vàng, đường kính của các hoa trung bình là 4,5 cm, hoanhỏ nhất có đường kính 4,3 cm
So với mai vàng miền Nam được bán làm cảnh chơi Tết, đường kính hoacủa mai vàng Yên Tử chỉ đạt mức trung bình và độ biến động về đường kínhcũng không lớn Nguyên nhân là do mai vàng Yên Tử mọc trong điều kiện tựnhiên, chúng luôn luôn phải tự bảo vệ để sinh tồn và sự tác động của tự nhiêntới chúng cũng như nhau Vì vậy, chúng không có sự biến đổi quá nhiều vềmặt hình thái Về đài hoa, đài hoa của tất cả các hoa quan sát đều có màu xanh
và không có sự biến động về số lượng đài, trên mỗi bông hoa là 5 cánh đài.Cánh đài có hình thon dài và cứng hơn so với cánh hoa, chiều dài cánh đài daođộng trong khoảng 1,4 – 1,9 cm, trung bình đạt 1,5 cm, chiều rộng cánh đàidao động trong khoảng 0,6 – 1,0 cm, trung bình đạt 0,7 cm Về cánh hoa, sốlượng cánh hoa của mai vàng Yên Tử không có sự biến đổi, hoa có màu vàng
và có 5 cánh hoa Cánh hoa có hình thuôn dài, hơi to ở phần đầu cánh Cánhhoa khá mềm và nhanh héo sau khi ngắt hoa khỏi cành (chỉ khoảng 2 giờ).Cánh hoa có chiều dài trung bình 2,3 cm, lớn nhất 2,6 cm, nhỏ nhất 2,2 cm.Nhị hoa có sự biến đổi về số lượng giữa các hoa Trung bình số lượng nhị củacác hoa nghiên cứu là 36, hoa có số lượng nhị lớn nhất là 45, nhỏ nhất là 28.Nguyên nhân ở đây được giải thích là tại các vị trí khác nhau của các hoa trên
Trang 9cây hoặc trên các cây khác nhau thì điều kiện dinh dưỡng và nước là khácnhau Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triểncủa các hoa Vì vậy, các bộ phận của các hoa cũng bị tác động dẫn đến khácnhau Nhụy hoa có hình ống, có 10 lá noãn Chiều dài trung bình của các nhụy
là 1,4 cm, lớn nhất là 1,6 cm và nhỏ nhất là 1,1 cm (Đặng Văn Đông và PhùngTiến Dũng, 2009)
II.2.3 Đặc điểm về quả và hạt cây mai vàng Yên Tử
Quả mai vàng Yên Tử là quả kép, bao gồm nhiều phân quả đơn bế Quảkép mai vàng có từ 7 – 10 quả đơn, được sắp xếp thành một vòng tròn trên đếquả Các quả đơn có màu nâu đen, vỏ quả bóng, căng và mọng Quả có hìnhgiống hình bầu dục một đầu to và môt đầu nhỏ, kích thước trung bình cácchiều dài là 8 mm, 6 mm, 4 mm Chiều dài lớn nhất của quả là 10 mm, nhỏnhất là 7 mm, chiều rộng lớn nhất là 7 mm, nhỏ nhất là 5 mm, chiều dày lớnnhất là 5 mm, nhỏ nhất là 4 mm
Mỗi quả đơn chỉ có một hạt Hạt mai có vỏ nhăn nheo, mỗi hạt có 2 lá mầm.Kích thước trung bình của các chiều là 7 mm, 5 mm, 3 mm Chiều dài của hạtlớn nhất là 9 mm, hạt nhỏ nhất là 6 mm, chiều rộng của hạt lón nhất là 6 mm,nhỏ nhất là 4 mm, chiều dày của hạt lớn nhất là 4 mm, nhỏ nhất là 3 mm
Tỷ lệ nảy mầm của hạt rất cao, đạt 80 – 95 % Điều này đảm bảo cho sự duytrì nòi giống trong tự nhiên của chúng Trong chọn tạo và nhân giống cũng rất
có ý nghĩa Sử dụng cây con từ hạt để làm gốc ghép cho hiệu suất nhân giốngcao (Đặng Văn Đông và Phùng Tiến Dũng, 2009 )
II.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
II.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cây hoa Mai thuộc họ lão mai (Ochnaceae) nguyên sản ở vùng núi Tây
Nam Trung Quốc, có hơn 300 loài Mai khác nhau Những loại Mai trước kiathường được dùng chơi cảnh là Mai Vàng, Mai Chiếu Thuỷ, Mai Tứ Quý, MaiHồng, Mai Rồng cuốn (Trần Hợp, 1993; T.Tsukamôt 2001) [1][7] Cách đây
5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện và đưa giống Maivàng dùng để chơi làm cảnh Đặc điểm cơ bản của giống Mai vàng là nhị màu
Trang 10nâu, nở hoa vào dịp tết Nguyên đán, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn uốngnước chơi vào dịp tết Ngoài ý nghĩa đón xuân, hoa Mai vàng còn có ý nghĩacủa sự khoẻ khoắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng Maivàng còn có đặc tính quý khác là tỷ lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôndài màu vàng rất đẹp, vì vậy không những dùng để chơi hoa mà còn có thểdùng để chơi quả trong nhiều tháng (Hà Sinh Căn, Miếu Thường Hổ, 2000)[8] Cây Mai vàng có tên tiếng Anh là Vietnamese Mickey Mouse Plant Maivàng là loại cây rụng lá hàng năm Thân có chiều cao trung bình 2-7m, đườngkính thân 10-25cm Cành thưa và có màu xám nâu Lá Mai vàng có màu xanh,
lá đơn, mọc cách, mặt trên thường bóng Kích thước lá 7-19 x 3-5,5cm Hoamàu vàng, có thể có mùi thơm Đường kính hoa trung bình 3-4cm Hoa có từ5-7 cánh hình ô van, cánh hoa dài 1,3-2cm, chiều rộng 1-1,4cm Hoa Maivàng có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2cm Nhuỵ thườngcao hơn nhị, trung bình 1-1,4cm Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4-6,kích thước lá đài 10-12 x 6-7mm Cây Mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 300-1400m so với mực nước biển Hoa của cây Mai vàng để tươi có thể cất đượctinh dầu thơm, dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnhngứa trẻ con Hoa phơi khô dùng để chữa ho, suyễn (Jiang Qing Hai, 2006)[9]
Ở Trung Quốc, các nhà làm vườn nhân giống mai vàng chủ yếu bằng 3phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép cành Trong đó, phương phápghép cành được áp dụng rộng rãi hơn Gốc ghép thường là gốc mai dại Câyghép từ lúc trồng đến lúc ra hoa kéo dài ít nhất 2 năm Cây mai vàng có thểđược trồng ngoài đất hay trồng trong chậu Nếu trồng trong chậu thì dùng giáthể có trộn xỉ than là tốt nhất Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy,cây mai vàng có thời gian rụng lá vào mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinhtrưởng là 18 – 30oC, thích hợp lúc phân hóa mầm hoa từ 12 – 18oC Điều nàyrất phù hợp với khí hậu miền Nam Việt Nam nên có nhiều triển vọng pháttriển tốt (Hà Sinh Căn và Miếu Thường Thổ, 2000 ) Một nhược điểm của câyMai vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn nhanh và mặc dù tỷ lệ đậu quả
Trang 11cao nhưng số quả còn lại ít Để khắc phục điều này, các nhà khoa học củaViện Nghiên cứu Rau-Hoa Quảng Châu (Trung Quốc) đã sử dụng các loạichất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho thấy đã khắcphục được những điểm yếu này (Jiang Qing Hai, 2006)
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về mai vàng tập trung nhiều ở TrungQuốc, các nước khác hầu như ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu về loạicây này
II.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Giáo sư Trần Hợp, cây mai vàng còn gọi là Huỳnh mai có tên khoa học
là Ochna integerrima (Lour.) Merr., thuộc họ Lão mai (Ochnaceae) Cây hoang
dại trong rừng miền Trung và miền Nam, đôi khi gặp ở rừng miền Bắc, được gâytrồng làm cảnh ở các chậu lớn hay cắt cành, cắm lọ, bình như cắm đào Cây gỗnhỡ cao 3 – 7m, cành nhánh thưa, dài, mảnh Lá thưa, thường xanh, mọc cáchmầm, xanh nhạt, bóng, mép lá có răng cưa nhỏ Cụm hoa hình thành chùm nhỏmọc ở nách lá Hoa có cuống ngắn, cánh đài 5, màu xanh bóng, dày, không chekín nụ Cánh tràng 5 – 10, màu vàng tươi Đĩa hoa dày có khía, nhị nhiều Bầu có
3 – 10 múi, mỗi múi 1 noãn Quả có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh đếhoa Mai vàng mọc hoang dại trong rừng thường có 5 cánh Đây là loại Mai
mà “người xưa” trồng rất nhiều Đặc điểm của chúng là sống lâu năm, sinhtrưởng mạnh, lại ít sâu bệnh tấn công hơn Tuổi thọ của các loại Mai này cóthể sống được hơn một trăm năm tuổi Những loại Mai này sống phù hợp trênđất cao ráo, màu mỡ, nhất là không bị tán lá bên trên che rợp, … Gốc nhữngcây Mai này có độ lớn 3-4 chét tay người lớn, cây cao 4-5m Những cây cổthụ thế này mà trổ hoa thì đẹp rực rỡ Mai vàng 5 cánh lá xanh tốt suốt năm,chỉ đến tháng cuối năm Âm lịch, tất cả lá trên cành mới trở nên vàng úa Đó làmùa thay lá của Mai đã đến Và đây cũng là điềm vui báo cho mọi người haybiết Mai sắp trổ hoa trùng vào dịp xuân về tết đến (Việt Chương, KS NguyễnViệt Thái, 2005) [3] Gần đây, các nghệ nhân chơi hoa và trồng hoa còn chọntạo ra rất nhiều loại Mai vàng có kiểu dáng và số lượng hoa rất khác lạ, Xét vềkiểu dáng thì người ta chia ra rất nhiều thế khác nhau như thế “Trực quân tử”,
Trang 12thế “Tùng lập”, thế “Nhân lễ nghĩa trí tín”, thế “Mai nữ”, thế “Mẫu tử”, thế
“Bạt phong hồi đầu”, thế “Quần thụ tam sơn”, thế “Hạc lập”, thế “Nhất trụkình thiên”, thế “Thất hiền”, thế “Ngũ phúc”, … Số lượng cánh hoa cũng biếnđổi theo từng loại hoa như Mai Sa Đéc 9 cánh, Mai Mỹ Tho 24 cánh, Mai GòĐen 48 cánh, Mai Bến Tre 120 cánh, … Theo nhà nghiên cứu Nguyễn ThiệnTịch (Hội hoa Lan Cây cảnh thành phố Hồ Chí Minh), Mai vàng (thuộc họOchnaceae) phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Hoa Mai vàng có nhiều nhị vànhuỵ Nhuỵ rời hẳn nhau ở bầu nhuỵ nhưng vòi và nướm lại dính nhau thànhmột vòi duy nhất ở giữa hoa Ở Miền Nam hầu như nhà vườn nào cũng có câyMai vàng Mai có thể mọc dại trong vườn hay được trồng trước sân để nở đẹpvào mùa xuân, cắt cành chưng trên bàn thờ những ngày Tết, cầu cho sự maymắn Hình ảnh của Mai vàng sẽ trở nên yểu điệu, thướt tha, vương vấn nếuđược trồng nơi không gian hài hoà của vùng sông nước đồng bằng Mai đượcxoè cành, khoe sắc trước một ngôi nhà mái ngói đỏ, Mai ẩn hiện dưới nhữnghàng cau xanh, hàng hoa dâm bụt trước sân nhà hay bên con mương nước ăm
ắp lớn, giữa nắng gió của ngày xuân, có đám trẻ tíu tít vui đùa nhặt nhữngcánh hoa Mai rụng Và cả âm thanh vọng lại của tiếng chày quết bánh phồngTết trong những ngày nảy lá mai Đó là hình ảnh muôn đời về cái Tết nơimiền đất phương Nam (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005)
Theo GS Trần Văn Mão, nhân giống cây Mai hoa vàng có nhiều cách như:gieo hạt, chiết cành, ghép và tách cây Phương pháp gieo hạt thường khônggiữ được tính ưu việt của loài nên ít dùng Cần lựa các hạt già (hạt chín) gieoxuống đất Hạt chín là các hạt đã chuyển từ màu xanh sang màu đen sẫm, hạt
no tròn Khi gieo cần giữ ẩm để hạt nảy mầm, cây con lên được 20 cm thì đemtrồng Phương pháp ghép là phương pháp dùng phổ biến nhất Thời gian ghépvào tháng 3(Âm lịch), khi chồi lá vừa ra bằng hạt gạo Gốc ghép phải sinhtrưởng phát triển khỏe, không sâu bệnh Cành ghép phải được chọn trước khighép là 1 tháng, thường là cành mọc 1 năm, to, dài và cắt bớt ngọn để tậptrung dinh dưỡng vào chồi ở giữa Cành ghép dài 7 – 8 cm, có 1 – 2 đôi chồi.Gốc ghép để cao 5 – 6 cm, cắt vát sang 1/3 đường kính và bổ tiếp sâu 4 – 5
Trang 13cm, rồi nối cành ghép vào trong miệng cắt của gốc ghép, đối chuẩn tầng vỏ vàtượng tầng, sau ghép song dùng nilon buộc lại Sau gần 1 tháng các mawtstrên cành ghép sẽ lên Mai vàng cũng có thể dùng phương pháp tách cây, nếuchỉ cần 1 số ít câ để trồng thì dùng cách này Phương pháp này làm vào tháng
2 – 3 âm lịch khi chồi lá chưa mở.Dùng dao đã khử trùng tách cây con khỏicây mẹ đem đi trồng Cây Mai vàng có khả năng kháng bệnh cao nên thườngrất ít khi nhiễm bệnh Kẻ thù nguy hiểm của cây Mai vàng là các loại sâu nhưsâu đục thân, sâu tơ, sâu nái, ốc sên, rầy bông, … Vì vậy, người trồng Mai cần
có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh Người ta đặc biệt chú ý tới các biệnpháp truyền thống mà “người xưa” thường dùng như cắt bỏ phần bị sâu bệnhrồi đem đốt, nhặt bỏ và giết từng con nếu số lượng ít, dùng nước tro bếp, vôibột, tăng cường ánh sáng, nước cay trong ống điếu thuốc lào, … Không nên
sử dụng quá nhiều hoá chất bảo vệ thực vật để phun (Việt Chương, 2000) Gần đây, cây Mai vàng Yên Tử mới được phát hiện và chú ý tới Có nhiềunhận định cho rằng, rừng “Đại lão Mai vàng” ở Yên Tử có trên 800 năm tuổi
và rất có thể được hình thành khi vua Trần Nhân Tông sáng lập Thiền PháiTrúc Lâm Yên Tử (1285-1288) Người ta thấy cây Mai vàng Yên Tử tập trungnhiều ở khu vực Yên Tử của thị xã Uông Bí và một số vùng lân cận của tỉnhQuảng Ninh như Đông Triều, Hoành Bồ, … Tuy nhiên, vẫn chưa có mộtnghiên cứu chuyên sâu nào về sự phân bố và xuất xứ của Mai vàng Yên Tử.Xung quanh vấn đề này cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau Họ cho rằng, cóthể cây Mai vàng Yên Tử và Mai vàng Miền Nam có chung nguồn gốc hay
nói đúng hơn là cùng loài (Ochna integerrima (Lour.) Merr.) Lại có những ý
kiến cho rằng, Mai vàng Yên Tử và Mai vàng Miền Nam không phải cùngloài Để có thể xác định chính xác nguồn gốc và xuất xứ cây Mai vàng Yên
Tử cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này
Theo các sư Thầy tại Yên Tử, cây Mai vàng Yên Tử đã có từ rất lâu và nó
đã gắn liền với nghiệp tu hành của họ Các cán bộ của Trung tâm quản lý Ditích – Danh thắng Yên Tử cho biết, tại Yên Tử có rất nhiều loại cây có giá trịnhư cây Mai vàng, cây Trúc, cây hoa chuông, cây tùng, … Trong đó, cây Mai