1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của siêu thị đến hoạt động của chợ truyền thống đối với ngành hàng may mặc tại thành phố cần thơ dương ngọc linh

81 462 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC CAN THƠ KHOA KINH TE - QTKD

LUAN VAN TOT NGHIEP

DE TAI:

TAC DONG CUA HE THONG SIEU TH] DEN CAC CHO TRUYEN THONG DOI VOI NGANH HANG MAY MAC TAI THANH PHO CAN THO

Gido vién huong dan: Sinh vién thuc hién:

NGUYEN THI PHUONG DUNG DUONG NGOC LINH

Trang 2

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp rất nhiều khó khăn cả về kiến

thức lẫn kinh phí thực hiện đề tài Nhưng nhờ có sự động viên của gia đình, quý

thầy cô, bạn bè và sự hướng dẫn tận tình của Cô hướng dẫn, Cô đã cung cấp cho

chúng tôi nguồn tài liệu cũng như những kinh nghiệm quý giá của mình Chính nhờ thế đã giúp em hoàn thành được đề tài của mình

Chúng em xin gởi lời cảm ơn đến:

Cha mẹ là nguồn động lực, động viên về vật chất lẫn tinh thần để chúng con yên tâm hoàn thành luận văn của mình

Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả q Thầy Cơ trong Khoa Kinh Tế- QTKD, và đăc biệt là Cô Nguyễn Thị Phương Dung đã hướng dẫn tận tình giúp

chúng em hồn thành đề tài Cơ đã truyền đạt tất cả kiến thức và kinh nghiệm thực

tiễn quý báo của mình, giúp đỡ chúng em vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình thực hiện đề tài Nếu khơng có sự giúp đỡ ấy có lẽ em khó có thê

hồn thành được đề tài Một lần nữa em chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô

Cần Thơ, tháng 5 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Theo báo cáo của A.T Kearney — một tổ chức tư vẫn hàng đầu của Hoa Kỳ chỉ số phát triển bán lẻ toàn năm 2007 của Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới trong số các

nước có Sức hấp dẫn về thị trường bán lẻ Và chỉ một năm sau đó, một báo cáo điều

tra cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước khi nâng hạng thị trường bán lẻ

Việt Nam từ vị trí thứ tư lên vị trí dẫn đầu ở những thị trường mới nỗi, thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2008 Kênh buôn bán chủ yếu của Việt Nam từ

xưa đến nay vẫn là các chợ truyền thống Trong xu hướng phát triển của thành phó, các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn ngày càng lớn mạnh và làm thay đổi dần thói quen mua sắm của người tiêu dùng Tuy nhiên, khơng vì lí do đó

mà kênh chợ truyền thống bị mất đi mà chợ vẫn tôn tại song hành cùng kênh bán lẻ hiện đại tạo ra một thế cân đối, thúc đây môi trường bán lẻ phát triển theo khuynh

hướng cạnh tranh lành mạnh và phương thức mua bán văn minh, hiện đại hơn Quan niệm siêu thị là nơi dành cho những người có thu nhập trung bình khá trở lên, còn chợ dành cho giới bình dân đã được thay đổi Khoảng cách giữa chợ và siêu thị đang được rút ngắn khi ngày càng có nhiều siêu thị được mở ra với những hoạt động kinh doanh mang nhiều lợi ích cho người tiêu dùng

Đông Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với dân số toàn vùng (2006) là 17,5 triệu người, bằng 21% dân số cả nước Đây thật sự là một thị trường có sức tiêu thụ bán

lẻ rất lớn so các khu vực khác của cả nước đang được chú trọng khai thác với tong mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội toàn vùng tăng bình quân 15%/năm (Nguồn: báo Cần Thơ) Hiện nay, mức sông của người dân khu vực

ĐBSCL đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt Chính vì thế quan niệm “ăn no mặc 4m” đã dần được thay thế bởi quan niệm “ăn ngon mặc đẹp” Theo nghiên cứu thì

Trang 4

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

thiếu đối với mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao này thì cả thị trường các chợ truyền thống và hệ thống các siêu thị có những phương thức kinh doanh thỏa mãn tối đa thị hiếu của người tiêu dùng may mặc

Riêng đối với Thành Phố Cân Thơ một thị trường trọng điểm với tốc độ kinh tế

phát triển cao và cũng là một thị trường bán lẻ rất lớn của khu vực nói riêng và cả nước nói chung Với những tiềm năng to lớn như thế, Cần Thơ đã thu hút rất nhiều các nguồn đầu tư trong và ngoài nước Và sự ra đời của hàng loạt các hệ thống siêu

thị Co.opmart, Citimart, Maximart, Vinatex và Metro đã góp phan lam tang tong

mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ của ngành thương mại thành phố

luôn ở mức cao Chính vì sự ra đời và tốc độ phát triển khá nhanh của hệ thống các siêu thị đã có những tác động trực tiếp đến hoạt động của các chợ truyền thống

trong tất các ngành hàng kinh doanh nói chung và kinh doanh hàng may mặc nói riêng Tuy nhiên, cả hai kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống này không triệt tiêu nhau mà giữa chúng có sự tác động qua lại nhau trong nên kinh tế thị trường mở như hiện nay Cả hai kênh điều phát huy những ưu điểm và nhược điểm của mình để có thê đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực may mặc Sự ra đời của siêu thị - kênh mua bán hiện đại có những ưu thế riêng như đây đủ tiện nghi với các dịch vụ gia tăng cao, không gian mua sắm mát mẻ, hàng hóa phong phú, nhiều chương trình khuyến mãi và các dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo nhưng không vì đó mà làm thay đổi thị trường của các chợ truyền thống vì bản thân nó cũng mang những ưu thế riêng như thuận tiện, giá cả phù hợp, .và đặc biệt đây là một nét văn hóa truyền thống từ ngàn xưa Nhưng một thực tế không thể thay đối

chính hoạt động của hệ thống các siêu thị có tác động rất lớn đến các chợ truyền thông cả hai mặt tích cực và tiêu cực

Bên cạnh đó thực hiện theo sự chỉ đạo Sở Thương Mại Tp Cần Thơ “Quy

hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ của Thành phố Cần Thơ đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020” theo hướng hiện đại hóa ngành bán lẻ cho phù hợp

Trang 5

thành phố cũng có tác động rất lớn đến các chợ truyền thống đặc biệt là các chợ tại các quận trung tâm của thành phó

Chính vì vậy, nghiên cứu tác động của siêu thị đến hoạt động của các chợ

truyền thống trong lĩnh vực may mặc tạo cơ sở cho sự phát triển hài hòa của cả hai

kênh trong thời kinh tế hiện đại hiện nay là một vẫn đề cần thiết, và nhất là trong xu

thế kinh tế toàn cầu hóa Do đó, đề tài “Tác động của siêu thị đến hoạt động của chợ truyền thông tại Thành phố Cần Thơ đổi với ngành hàng may mặc” sẽ góp phan nghiên cứu những tổn tại của vẫn đề và đưa ra giải pháp hoạt động hiệu quả

cho cả hai loại hình bán lẻ là siêu thị và chợ truyền thống 1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng tiêu dùng hàng may mặc nữ tại các hệ thống siêu thị, chợ bán lẻ truyền thống và hành vi của người tiêu dùng nữ đối với mặc hàng này tại Tp Cần Thơ Từ những phân tích trên xác định những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn và thay đổi địa điểm mua của tiêu dùng nữ đối với hàng may mặc Thơng qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cả siêu thị và chợ truyền thống trong tình hình kinh tế ngày nay

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng hoạt động ngành hàng may mặc của siêu thị và chợ truyền thống tại Tp Cần Thơ

- Phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng và quyết định lựa chọn nơi mua sắm

- Đưa ra các đề xuất, giải pháp hoạt động hiệu quả cho cả siêu thị và chợ

truyền thống phù hợp với qui hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ tại Tp Cần Thơ

1.3 CÁC GIÁ THUYET CAN KIEM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định:

Trang 6

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

- Hoạt động của siêu thị tác động khá lớn đến các chợ truyền thống tại Thành phố

Cần Thơ đối với ngành hàng may mặc

- Siêu thị làm thay đối tâm lý cũng như thói quen của người tiêu đùng hàng may

mặc tại thành phố Cần Thơ

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình hoạt động trong ngành hàng may mặc nữ tại siêu thị và chợ truyền thống hiện nay như thế nào?

- Tác động của hệ thống siêu thị có làm suy giảm hoạt động kinh doanh của các chợ truyền thống hay không?

- Thị hiếu người tiêu dùng hiện nay chú trọng đến những vấn đề gì khi quyết định

mua hàng may mặc tại các siêu thị và chợ truyền thống?

- Những giải pháp nào mà các hệ thống siêu thị và chợ truyền thống cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động?

- Sự kết hợp hài hòa giữa hai kênh phân phối hiện đại và truyền thống này có thật

sự mang lại hiệu quả tối ưu không?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.4.1 Không gian (địa bàn nghiên cứu)

Đề tài được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại các quận Ninh Kiều, quận Bình

Thủy và quận Cái Răng của Thành Phố Cần Thơ, nơi tập trung các hệ thống siêu thị

và các chợ đầu mối lớn có tính đại diện cao Dong thời đây là ba địa bàn có doanh thu bán lẻ cao trong khu vực địa bàn thành phố Cần Thơ

1.4.2 Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu)

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/09/2009 đến

01/12/2009

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 7

1.4.4 Hạn chế nghiên cứu:

Do hạn chế về mặt thời gian nên số mẫu thu thập được là chưa lớn (55 mẫu) nên

tính đại diện cho tổng thể chưa cao Điều này làm cho việc ứng dụng nghiên cứu dé

tài vào thực tế chưa thực sự đạt hiệu quả, các yếu tố có ý nghĩa trong mơ hình bị

giảm xuống

Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên số liệu điều tra ở các nữ tiêu dùng sản sản phẩm may mặc, các nhân viên quản lí ngành hàng may mặc tại siêu thị và các tiểu

thương mua bán tại các chợ truyền thống, vì vậy các thơng tin có được qua việc phỏng vấn trực tiếp chỉ có độ chính xác tương đối Trong quá trình thu thập, vài chỉ tiêu chỉ mang tính cá biệt, có giá trị không đáng kế sẽ được bỏ

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian và khơng gian có giới hạn, do đó sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phỏng vẫn, phân tích và đánh

giá số liệu, cùng với những hạn chế về trình độ nhận thức, am hiểu và việc chưa có

kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực may mặc đang nghiên cứu nên rất mong có được sự cảm thơng và đóng góp ý kiến của tất cả quí Thầy Cô và các bạn sinh viên để đề

tài được hoàn thiện và tốt hơn

1.5 LUQC KHAO TAI LIEU CO LIEN QUAN DEN DE TAI NGHIEN CUU:

Đề tài được xây dựng trên cơ sở từ các đề tài nghiên cứu về các vẫn đề có liên quan đến thị trường mua bán ngành hàng may mặc:

1 Elsevier (2004 — 2006) co quan Xuất bản thông tin Khoa học và Y tế hàng

đầu thế giới “Nghiên cứu về hiện trạng phát triển siêu thị ở Việt Nam”.Bài nghiên

cứu chọn địa bàn điều tra thí điểm là phường Quỳnh Mai, Hà Nội, nơi tập trung

nhiều người có mức thu nhập trung bình và dưới trung bình Nghiên cứu tập trung

phân tích những lợi ích và bắt lợi của siêu thị đối với người tiêu dùng có thu nhập

thấp ở khu vực thành thị Theo nghiên cứ này, mặc dù đánh giá rất cao các siêu thị,

nhất là về chất lượng hàng hóa, nhưng người tiêu dùng có thu nhập thấp lại rất ít khi

Trang 8

Đề tài: “Tác động siêu thị dén cho truyén thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

2 Luận án tiến sĩ kinh tế tác giả Nguyễn Ngọc Hoà thực hiện năm 2006 Xây dựng mơ hình chuỗi siêu thị Co.opmart tại Việt Nam” Luận án nêu ra cái

nhìn chung về thực trạng siêu thị tại Việt Nam, cụ thể là hệ thống chuỗi siêu thị

Co.opmart Đề tài đánh giá hoạt động của chuỗi siêu thị Co.opmart và thực trạng xây dựng chuỗi siêu thị trong thời gian qua Trên cơ sở đó, đề xuất chiến lược xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart trong thời gian sắp tới

3 Dự án của Sở thương mại thực hiện vào tháng 5/2006 “Dự án quy hoạch phát triển hệ thông chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố

Cân Thơ đến 2015, định hướng 2020” Dự án đánh giá thực trạng hoạt động của

chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Tp Cần Thơ Từ đó, đưa ra quy hoạch phát triển cho toàn hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại Dong thoi

dự án còn đưa ra các nhóm giải pháp và tô chức thực hiện cho từng cơ quan, ban ngành trong địa bàn quản lí

4 Luận văn cử nhân kinh tế do Sử Quang Thái nghiên cứu năm 2005 với đề

tài “Phân tích hành vì người tiêu dàng ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh siêu thị ở thành phố Cân Thơ” Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định của người tiêu dùng tại các siêu thị và mức độ nhận thức của họ về

ngành bán lẻ tại địa bàn Tp Cần Thơ Đề tài còn đề xuất một số giải pháp kinh

doanh cho hệ thống các siêu thị trên địa bàn Tp Cần Thơ dựa trên dự báo xu hướng

Trang 9

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 KHAI QUAT CHUNG VE SIEU THI VA CHO TRUYEN THONG

2.1.1 Siêu thị và những đặc trưng nỗi bật của siêu thị 2.1.1.1 Khái niệm cơ bản về siêu thị

Siêu thị (supermarket): là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm

chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và

trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng theo Quy chế Siêu

thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương

Việt Nam) ban hành kèm theo quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày

24/09/2004)

Theo Philips Kotler, cho rằng siêu thị là “cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn

mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn,

đảm bảo thỏa mãn đây đủ nhu câu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tây rửa và các mặt hàng chăm sóc nhà cửa” Siêu thị áp dụng phương thưc tự phục vụ và hàng hóa chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày

Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là “cửa hàng bán lẻ theo

phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m” đến 2500m” chủ yếu bán hàng thực

phẩm”

Trang 10

Đề tài: “Tác động siêu thị dén cho truyén thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

2.1.1.2 Những đặc trưng của siêu thị

Siêu thị với chức năng của cửa hàng bán lẻ

Chức năng quan trọng của siêu thị là bán lẻ hàng hóa - bán hàng hóa một cách trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại Đây là kênh phân phối phát triển ở mức độ cao, được quy hoạch và tô chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mơ, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do các thương nhân đầu tư và quản lý, hoạt động dưới sự phê duyệt và cấp giấy phép của Nhà Nước

Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ

Tự phục vụ là một đặc trưng cơ bản tại hệ thống các siêu thị Đây là phương

thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh Tuy nhiên ta

cần phân biệt rõ giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ

+ Tu chon: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, tư vẫn hướng dẫn cũng như những hỗ trợ khác của người bán

+ Tự phục vụ: khách hàng tự xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ

hoặc xe đây đem đi và thanh tốn tại qy tính tiền đặt gần lối ra vào Người bán văng bóng trong quá trình mua hàng Hình thức tự phục vụ giúp người mua cảm thấy thoải mái hơn trong việc lựa chọn, thử sản phẩm cung như so sánh chất lượng hàng hóa mà khơng gặp phải những khó khăn từ phía người bán

Siêu thị với phương thức thanh toán thuận tiện

Tất cả các loại hàng hóa trong siêu thị điều được gan mã vạch, mã số Sau

Trang 11

việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua săm Đây chính là một đặc điểm nỗi bật trong lĩnh vực thương mại bán lẻ

Siêu thị sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hố

Thơng qua q trình nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa một cách thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hố hiệu quả của khơng gian bán hàng Do người bán khơng có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo" cho bản thân nó, lơi cuỗn người mua Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ

thuật Chắng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ

thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lẫy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hố đó

được bán rất chạy

Hàng hóa trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày

Các mặt hàng trong siêu thị chủ yếu là thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử với chủng loại rất phong phú, đa dạng Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu

vào một hoặc một số mặt hàng nhất định Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị

phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần với một mức giá phù hợp với người tiêu dùng Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng Thơng thường, siêu thị có thể đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tây rửa, vệ sinh Tại siêu thị người tiêu dùng có thể được đáp ứng đây đủ các nhu cầu cá nhân cũng như của gia đình

2.1.1.3 Tiêu chuẩn Siêu thị

Trang 12

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

> Siêu thị hang I

Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ

sinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:

e Có diện tích kinh doanh từ 5.000nÏ trở lên;

°«._ Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: ‹ _ Diện tích từ 1.000m trở lên;

e C6 danh muc hang hoa kinh doanh tir 2.000 tén hang trở lên > Siêu thị hang IT

Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:

e Có diện tích kinh doanh từ 2.000m7 trở lên;

°« _ Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;

Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: ‹ _ Diện tích từ 500m” trở lên;

e C6 danh muc hang hoa kinh doanh tir 1.000 tén hang trở lên > Siêu thị hạng IH

Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:

e Có diện tích kinh doanh từ 500m” tré lên;

°« _ Có danh mục hàng hố kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:

e Diện tích từ 500nŸ trở lên (như siêu thị tong hợp);

e Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hang trở lên

2.1.2 Chợ truyền thông và những đặc điểm cơ bản của chợ truyền thống *Khái niệm

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đối với người

khác đề lẫy một loại hàng hóa nào đó

Trang 13

xuất, các ngành sản xuất và nghề nghiệp khác nhau giao lưu với nhau Tuy nhiên, có cách hiểu đây đủ hơn về chợ truyền thống

Từ những van đề nêu trên, có thể hiểu, chợ truyền thống một loại hình thương

nghiệp mang tính truyền thống, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tương đối tập trung thực hiện giao dịch trực tiếp giữa người có hàng và người có

tiền, là nơi hiện thân của các hoạt động thương mại của thị trường xã hội ở mỗi vùng, mỗi khu vực; nó vừa chịu sự qui định, vừa có tác động trở lại đối với sự phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi khu vực đó

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP thì “ Chợ mang tính truyền thống được tô chức tại một địa điểm theo qui hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa và tiêu dùng của khu vực dân cư”

* Vai trò của chợ trong đời sống kinh tế - xã hội

Chợ có vai trị hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

- Chợ là nơi thực hiện giá trị hàng hóa, là nơi tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất,

nhất là người sản xuất nhỏ, là nơi qui tụ vật phẩm của nhiều địa phương, nhiều ngành nghề sản xuất Đồng thời, chợ cũng là nơi thực hiện nhu cầu của người mua, người tiêu dùng trực tiếp và là nơi quảng bá sản phẩm, nhất là sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng Chợ đóng vai trị hạt nhân trong quá trình phát triển của các hoạt động thương mại nói riêng và phát triển các quan hệ kinh tế nói chung

- Chợ về phương diện xã hội là nơi gan kết các bộ phận dân cư khác nhau theo nơi cư trú, nghề nghiệp, qua đó chợ có vai trò như một yếu tố đảm bảo sự phát triển

chung của cộng đồng một cách hài hòa

- Chợ là nơi thu, phát tập trung nhất các thông tin kinh tế - xã hội có tính thời sự nhất, qua đó góp phân điều chỉnh các hoạt động kinh tế, thương mại của chủ thể kinh tế, người sản xuất nhỏ và người tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển giữa cung và cầu hàng hóa

- Chợ là nơi hoạt động của một bộ phận thương nhân trong xã hội, đồng thời cũng

sản sinh ra một bộ phận thương nhân mới Nói cách khác, chợ có vai trị góp phần

tạo công ăn việc làm cho người lao động, kế cả lao động nhàn rỗi và lao động có

Trang 14

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

- Chợ là nơi kích thích sản xuất hàng hóa, nảy nở và phát triển các quan hệ thị trường.Trên phương diện quản lý xã hội, việc tô chức và quản lý chợ có hiệu quả sẽ tạo ra khoản thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước

Nhìn chung, vai trò của chợ trong đời sống kinh tế - xã hội là thực hiện và hết sức

rõ ràng Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, trong các hoạt động trao đôi và giao lưu giữa các vùng dân cư với nhau ngày càng xuất hiện thêm các loại hình

“chợ hiện đại”, các phương thức hoạt động mới, tiến bộ hơn Do đó, ở các nên kinh

tế phát triển, vai trò của chợ trong đời sống kinh tế — xã hội nói chung và trong lĩnh vực hoạt động thương nghiệp nói riêng được chuyển sang hình thức “chợ truyền thống”

* Một số đặc điểm của chợ

Đặc điểm hình thành chợ

Một trong những đặc điểm nỗi bật của các chợ là vị trí hình thành thường gan lién

với các trung tâm dân cư, tuyến giao thông, sông, rạch Nhất là giao điểm gặp nhau giữa các sông rạch, thường là các ngã: ngã 3, ngã 4 Đây là một đặc điểm hình

thành chỉ phối nhiều mặt từ việc hình thành đến quá trình hoạt động và phát triển

chợ

Đặc điểm trao đổi hàng hóa

- Về hàng hóa trao đơi chính: các sản vật được sản xuất và đưa ra trao đôi trên hệ

thống chợ nói riêng là các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho sản xuất và đời sống Do đó, từ xưa các hàng hóa trao đối qua chợ đã hình thành hai luồng rõ rệt: nguồn hàng của địa phương sản xuất ra và trao đối với bên ngoài như: lúa gạo, rau quả, thực phẩm tươi sống và các loại đặc sản và thứ hai là luồng sản phẩm từ các khu công

nghiệp, đô thị đưa về trao đối là các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản

xuất và đời sống hăng ngày nhu công cụ sản xuất nhỏ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhu yếu phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác

- Về qui mô và phạm vi trao đối: với tính đặc thù của chợ là nơi gặp gỡ trao đổi của nhiều đối tượng từ khắp các địa phương, nên qui mô và phạm trao đổi của chợ

không chỉ đơn thuần chỉ tại khu vự nội bộ mà càng mở rộng ra các thị trường tiêu

Trang 15

- Các đôi tượng tham gia trao đôi: bên cạnh các đối tượng là người sản xuất, tiêu dùng trong khu vực, các thương nhân tại chỗ đã sớm hình thành liên kết với các thương nhân ở địa phương khác tham gia tích cực vào hoạt động trao đổi hàng hóa

tại các khu vực chợ

- Khả năng phát triển cơ sở hạ tầng của chợ ngày càng cao hơn (giao thông, thông

tin liên lạc, ) cũng như năng lực vận tải, vận chuyển được nâng lên đã tạo điều kiện hơn thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sự liên hệ trực tiếp giữa nơi sản

xuất và nơi tiêu thụ chính Sản xuất ngày càng phát triển cá về qui mô sản xuất, năng xuất lao động, trình độ chất lượng sản phẩm, phương thức đóng gói, bao bì và cả vận chuyển hàng hóa Do đó, hoạt động thu gom hàng hóa qua hệ thống chợ đang ngày một giảm dan

Đặc điểm về cầu trúc

Đối với các chợ có qui mơ nhỏ thì câu trúc rất đơn giản, có thể là một bãi trống mà những người bán hàng ngồi thành từng day với những sản phẩm đặc thù

Với các chợ lớn, hiện đại thì cầu trúc khá phức tạp Mỗi chợ có thể gồm nhiều khu

vực riêng biệt, mỗi khu vực lại có những dãy gồm nhiều gian hàng khác nhau được

sắp xếp phân thành lô hay kiốt rõ ràng

Đặc điểm hoạt động

Tùy thuộc vào tình hình hoạt động đặc thù mà mỗi khu vực chợ có thời gian hoạt động riêng biệt Tuy nhiên, hầu hết các chợ thường hoạt động từ buổi sáng sớm

(các chợ thường nhóm hợp từ rất sớm khoảng 3 giờ 30 phút, đây là khoảng thời gian mà các thương lái giao hàng hoặc phân phối nhỏ lẻ cho các điểm bán khác), và kết thúc hoạt động của ngày vào khoảng gần 19 giờ Riêng một số chợ lại có thời gian nhóm và tan khác với thời gian trên phù hợp với tình hình của địa phương và sinh hoạt người dân khu vực

2.1.3 Phần loại chợ

Trang 16

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

- Chợ loại I: đối với chợ mới thì diện tích mặt băng cần thiết để xây dựng các cơng trình chợ cũng như đảm bảo sự lưu thông người và hàng hóa trong khu vực

chợ tương tự như chợ chuyên doanh Đối với các chợ loại I hiện có hoặc được nâng

cấp từ chợ loại II lên loại I do điều kiện hạn chế về mặt bằng nên tùy theo điều kiện

cụ thê để đề ra phương án quy mô, nhưng phải đảm bảo diện tích mặt băng tối thiểu

cho các cơng trình phụ trợ từ 10.000m” đến 20.000m';

- Chợ loại II: thuộc loại hình chợ tong hop thi dién tich mat bang cần thiết để

xây dựng các cơng trình chợ cũng như đảm bảo sự lưu thông người và hàng hóa trong khu vực chợ có thể dao động trong khoảng từ 10.000m” đến 20.000m* Tuy

nhiên, từ nay đến năm 2010 diện tích mặt bang cho các cơng trình chợ, kế cả điện

tích nền chợ trống có thê thực hiện trong khoảng từ 3.000m” đến 5.000m7

- Chợ loại II: do hạn chế về quỹ đất và quy mơ, tính chất kinh doanh của các hộ trong chợ, cũng như lượng người đến chợ mua hàng ngày là khơng lớn nên diện

tích mặt bằng xây dựng chợ có thể là từ 500m” đến 2.000m7 2.2 TONG QUAN VE HANG MAY MAC

2.2.1 Khai niém vé nganh hang may mac

Khdi niém

Đây là ngành hàng phục vụ nhu cầu trang phục của người dân, đây là một nhu cầu cân thiết trong đời sống thường nhật Tuy nhiên nhu cầu này hoàn toàn

khác đối với từng cá nhân, từng thời điểm và phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của

dân cư và sự phát triển của thời trang

Nguồn hàng được cung ứng từ nhiều nguồn gốc khác nhau (nhập khẩu, sản xuất trong nước bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công) với chất lượng khác nhau phục vụ cho nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư

Người bán hàng là người kinh doanh có tính chun nghiệp và nhu cầu thuê diện tích kinh doanh có định Có yêu thích lĩnh vực thời trang, khả năng giao tiếp

thuyết phục tốt với đối tượng khách

Trang 17

các mặt hàng thời trang đang được giới trẻ nữ ưa chuộng Với mức lợi nhuận mang đến khá cao cho các tiêu thương nên họ luôn năm bắt kịp thời và đáp ứng nhu cầu những khách hàng của họ Tuy nhiên cuộc sống ngày càng phát triển, xu hướng tiêu dùng may mặc của người tiêu dùng mà đặc biệt giới nữ trẻ ngày càng cao Mặt

khác, sự ra đời của hàng loạt hệ thống các siêu thị với các tiện ích cho người tiêu

dùng cạnh tranh gay gắt với các tiểu thương tại chợ Nên điều tất yếu đòi hỏi các tiêu thương kinh doanh hàng may mặc phải có hướng kinh doanh phù hợp Với những lí do trình bày trên em chọn các mặt hàng may mặc nữ để nghiên cứu

2.2.2 Kênh phân phối

* Khái quát

Kênh phân phối được xem là “đường đi của sản phẩm hàng hóa dịch vụ nhà cung ứng đến tay người tiêu dùng”

Một kênh phân phối đầy đủ bao gồm ba đối tng:

đ Nh sn xut

â Thành viên trung gian tham gia phân phối ® Người tiêu dùng

Hệ thống kênh phân phối gỗm có:

© Người cung cấp và người tiêu dùng cuối cùng e Hệ thống các thành viên trung gian phân phối

e© Cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển và tồn trữ

e Hệ thống thông tin thị trường và các dịch vụ hoạt động mua bán

* Vai trò

- Hoạt động phân phối được xem là cầu nối giúp nhà sản xuất giúp cho khách hàng đúng chủng loại sản phẩm mà họ cần, đúng thời điểm, đúng kênh và nguồn hàng cung ứng

- Phân phối còn thực hiện nhiệm vụ tập trung sản phẩm, điều hòa và phân phối sản

phẩm cho các khu vực, địa bàn khác nhau

Trang 18

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

- Hoạt động phân phối cịn giúp doanh nghiệp tơ chức điều hành vận chuyên hàng

hóa tiết kiệm chỉ phí, hạn chế rủi ro, thiệt hại

* Cấu trúc kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối rất đa dạng và có cầu trúc rất khác nhau: trực tiếp,

gián tiếp, kênh dài, kênh ngắn

Cấu trúc kênh phân phối được xác định dựa trên sự thực hiện các chức năng

marketing khác nhau (đại bàn phân phối rộng hay hẹp, thời gian ngắn hay dđài, ) Nhu cầu khách hàng ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần thiết kế câu trúc kênh phân phối thích ứng với nhu cầu để cung cấp dịch vụ hoàn hảo

- Kênh phân phối sản phẩm may mặc

Đại lý Nhà sản xuat Vv Vv

Buôn si va ban lẻ Bán lẻ Người tiêu dùng

Bán sỉ

Biểu đồ 1: Mơ hình kênh phân phối sản phẩm may mặc

(Nguôn: Tổng hợp trang web báo tiếp thị)

2.3 TONG QUAN VE HANH VI NGUOI TIEU DUNG

2.3.1 Khái niệm về hành vỉ người tiêu dùng

Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà cá nhân biểu lộ trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ

Nhà tiếp thị nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu

cầu, sở thích, thói quen của người mua hàng

Trang 19

Người tiêu dùng cá nhân: những người mua hàng đê phục vụ cho việc tiêu dùng cá nhân hoặc gia đình

Người tiêu dùng thuộc tổ chức: những người mua hàng để sử dụng cho hoạt động của tô chức

2.3.2.2 Các vai trò của người tiêu dùng

Việc xác định thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ là rất

quan trọng vì nó là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hành vi: từ mong muốn, hiện trạng đến nhu cầu của họ Đó là cơ sở để phân định tầm ảnh hưởng của từng người (hay nhóm người) để đi đến từng chi tiết trong quyết định mua hàng đến việc sử

dụng sản phẩm, dịch vụ vào mục đích nhất định và được phân định như sau:

Người chủ xướng: người đầu tiên nêu lên ý tưởng mua một (hay một số) sản

phẩm, dịch vụ cụ thê

Người quyết định: người quyết định mọi yếu tố trong quyết định mua sắm Người ảnh hưởng: người có quan điểm hay ý kiến ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Người mua: người thực hiện hành động mua săm thực tế

Người sử dụng: người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm dịch vụ 2.3.3 Nghiên cứu hành vỉ người tiêu dùng

2.3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vỉ người tiêu dùng

Những yếu tố bên ngồi như: mơi trường văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội, nhóm ảnh hưởng, gia đình là những yếu tố chính tạo khung cảnh cho hành vi tiêu dùng hình thành

Những yếu tố cá nhân như: tuổi tác, đường đời, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách sống, cá tính là nguyên nhân của các động cơ, nhu cầu tiêu dùng

Trang 20

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

Vi thê có thê nói hành vi tiêu dùng là hành vi của cá nhân có động cơ, nhận

thức và có sự hiệu biệt Các sản phầm mua săm và tiêu dùng sản phầm, dịch vụ của

người này không thê hồn tồn giơng với người khác

SAN PHAM, DICH VU | Những phương thức

tiêp thị của

a doanh nghiệp

Các yêu tô ảnh hưởng (văn hóa, xã

hội, cá nhân, tâm lý) Ả

Phản ứng cảm giác Phản ứng trỉ giác Tình cảm Niêm tin Cảm xúc Thái độ Cảm nghĩ Hành động Ý định Quyết định mua Sử dụng Thay thế

Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng của người tiêu dùng 2.3.3.2 Mơ hình hành vỉ của người tiêu dùng

Để có quyết định mua sắm, khách hàng thường trải qua một quá trình cân nhắc Quá trình đó thường diễn ra theo một trình tự gồm các bước sau đây

nhu cau Ý thức | Tim kiém thong tin ‘| Đánh giá các phương án | Quyết _| định mua _| Hanh vi hậu mãi

Hình 3: Mơ hình hành vỉ người tiêu dùng

Trang 21

- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan chức năng có liên quan như Cục thống kê Tp Cần Thơ, sở Công thương Tp Cần Thơ, các báo cáo hoạt động từ phòng kinh tế các Quận Ninh Kiều — Bình Thủy — Cái Răng, các bài báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học có liên quan đến siêu thị và chợ truyền thống

- Dữ liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn mẫu trực tiếp người tiêu dùng sản phẩm may mặc và các tiểu thương đang mua bán tại các chợ trong khu

vực 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, cơ cấu mẫu: tổng số mẫu điều tra là 55 mẫu Phương pháp lay mẫu phân tầng ngẫu nhiên Phân tầng theo đối tượng

nghiên cứu và theo vùng nghiên cứu Trong đó, phỏng vấn trực tiếp là 30 nữ tiêu dùng và 20 tiểu thương hàng may mặc tại 3 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái

Răng Thời gian phỏng vấn từ 27/10/2009 đến 30/11/2009 Và phỏng vấn lẫy ý kiến

từ 5 quản lí tại các siêu thị

+ Phân tầng theo giới tính và độ tuôi: đối tượng được chọn phỏng vấn là nữ,

tuổi từ 22 đến dưới 35 tuổi Vì thời trang hiện là nhu cầu cần thiết cho tất cả các đối

tượng mà đặc biệt nữ giới là một khách hàng có nhu cầu tiêu đùng hàng may mặc thời trang rất cao Và độ tuổi nữ trong khoảng này thì tâm lí tiêu dùng có nhiều đặc điểm tương tự nhau

+ Phân tầng theo vùng nghiên cứu: Để lẫy cơ câu mẫu đại điện cho Tp Cần Thơ đề tài được thu thập mẫu theo phương pháp sau:

Thông qua quan sát cho thấy toàn Tp Cần Thơ có 4 quận và 5 huyện Trong số đó, 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng là 3 quận có mật độ dân cư tập trung

cao nhất tuy diện tích khơng lớn như các khu quận huyện khác Ninh Kiều (diện tích: 29km; mật độ dân số:7.472 người/km?) Tuy là quận có diện tích nhỏ nhất

thành phố nhưng Ninh Kiều lại có đến 16 chợ đang hoạt động xếp thứ hai chỉ sau huyện Thốt Nốt.; Bình Thủy (diện tích: 71km”; mật độ dân số:1.369 người/km”)

Hiện tại thì quận Bình Thủy có tơng số 11 chợ đang hoạt động và chưa có siêu thị, trung tâm thương mại nào; Cái Răng (diện tích: 69km”; mật độ dân số:1.171

người/km”) Với mật độ dân cư trung bình của TP Cần Thơ là 836 người/km”, hiện

tại quận đang có 5 chợ đang hoạt động phục vụ nhu cầu người dân Mặt khác, quận Ninh Kiều là trung tâm Tp nơi tập trung hệ thống các siêu thị lớn có tác động lớn

Trang 22

Dé tai: “Tac dong siéu thi dén cho truyén thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

cận chịu sự tác động không nhỏ của hệ thống chợ và siêu thị của quận trung tâm Ninh Kiều Cơ cầu lây mẫu được thu thập ở 3 khu vực Khu vực có mật độ dân cư

cao nhất, cao thứ hai, thứ ba trong khu vực Cụ thể là 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy,

Cái Răng vì đây là 3 địa bàn có mức độ tác động cao và mang tính đại diện cao cho

tiêu dùng hàng may mặc nữ tại TP Cần Thơ Số mẫu được thu thập tương ứng như

Trang 23

Bảng 1 : Số mẫu điều tra nữ tiêu dùng may mặc tại Tp Cần Thơ

Địa điểm : Số mẫu Tỷ trong (%)

QUAN NINH KIEU 15 50

QUAN BINH THUY 9 30

QUAN CAI RANG 6 20

TONG SO MAU 30 100

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng may mặc TP Cẩn Thơ năm 2009

Bảng 2: Số mẫu điều tra tiểu thương may mặc tại Tp Cần Thơ

Địa điểm Số mẫu Ty trong (%)

QUAN NINH KIEU 10 50

+ Chợ Xuân Khánh 2 10 + Chợ Tân An 2 10 + Chợ Cái Khế 2 10 + Chợ An Bình 2 10 + Chợ Hưng Lợi 1 5 + Cho An Nghiép 1 5

QUAN BINH THUY 6 30

+ Cho Binh Thủy 2 10

+ Chợ Tra Nóc 2 10

+ Chợ Sang Trắng 1 5

+ Chợ Bà Bộ 1 5

QUAN CAI RANG 4 20

+ Chợ Cái Răng 2 10

+ Chợ Cái Chanh 1 5

+ Chợ Số 10 1 5

TONG SO MAU 40 100

(Nguồn: Phỏng vẫn trực tiếp tiểu thương may mặc TP Cần Thơ năm 2009) 2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp xếp hạng, phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để đánh giá khái quát về hoạt động siêu thị và chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Cần Thơ

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả.: Là tổng hợp các phương pháp đo

lường, mơ tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút

Trang 24

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Nganh hàng may mặc TPCT”

- Phương pháp phân tích tần số (Frequency distribution): dùng để lập, tóm tắt

các dữ liệu và trình bày dữ liệu hoặc biểu đồ dựa trên những tần số xuất hiện của

các đối tượng trong cơ sở đữ liệu để so sánh tý lệ, phản ánh số liệu

- Phương pháp xếp hạng (Ranking): Phương pháp này dựa trên nền tảng của phương pháp phân tích tần số, tuy nhiên phương pháp phân tích tần số chỉ có thể sự xuất hiện của từng đối tượng trong số tất cả các đối tượng quan sát thì phương pháp xếp hạng cho thấy được sự đánh giá chung của các đối tượng theo thư tự quan trọng của nó Câu hỏi này thường được sử dụng cho những trường hợp câu hỏi về xếp hạng nhiều đối tượng

- Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross — Tabulation) Định nghĩa

Cross — Tabulation (viết tắc là Cross — Tab) là một kỹ thuật thống kê mô tả

hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có

số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt

Mô tả đữ liệu bằng Crosstab — Tabulation được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu marketing vì:

1 Kết quả của nó có thé duoc giai thich va hiểu được một cách dé dàng đối

với các nhà quản lý khơng có chun môn thống kê

2 Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý

3 Chuỗi phân tích Cross — Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong những trường hợp phức tạp

4 Làm giảm bớt các vẫn đề của các 6 5 Tiến hành đơn giản

Trang 25

Phân tích bảng chéo 02 biến

Phân tích bảng chéo 02 biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency

table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của 02 biến

Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó

được xem xét là biến độc lập hay phụ thuộc Thông thường khi xử lí biến xếp theo

cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích thơng kê mơ tả (trình bày ở mục

tiêu 1)

Và một số các phương pháp phân tích sau được sử dụng là: Phương pháp phân tích phân biệt

Khái niệm

Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích sử dụng cho việc phân biệt giữa

các nhóm băng cách phân tích dữ liệu với một biên phụ thuộc được phân câp và các

biến độc lập được đo bằng thang đo khoảng Mục tiêu của phân tích phân biệt

- Phát triển những hàm phân biệt kết hợp tuyến tính những nhân tố dự báo

Xác định xem có sự khác biệt có ý nghĩa tôn tại giữa các nhóm vệ nội dung

của các biến độc lập không

- Xác định biến độc lập nào gây ra sự khác biệt giữa các nhóm

- Phân loại nhóm này với nhóm khác dựa vào các giá trỊ của các biến độc lập - Đánh giá tính chính xác của việc phân loại

Phân loại phân tích phân biệt

Phan tich phan biét 02 nhém (two-group discriminant analysis): 14 phan tich được sử dụng trong trường hợp biến độc lập chỉ có 02 biểu hiện

Phân tích phân biệt đa nhóm (hay số bội) (multiple discriminant analysis): la

Trang 26

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

Mơ hình phân tích phân biệt

Mơ hình phân tích phân biệt có dạng tuyến tính như sau:

D =bọ + bịXị +b¿X; + + b,Xị

Trong đó:

D: Điểm phân biệt (biến phụ thuộc)

b;: Các hệ số hay trọng số phân biệt (¡ = 1,n)

x¡: Các biến độc lập ( = In)

Trong mô hình phân tích, hệ s6 hay trong s6 (b;) được ước lượng dé phan biét sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào gia tri của hàm phân biệt Điều này xuất hiện

khi tỉ số giữa tống bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong từng

nhóm có điểm phân biệt lớn nhất

Tiến trình phân tích phân biệt

Xác định vân đê

Ước lượng các tham sô của

hàm phân biệt Xác định ý nghĩa của hàm phân biệt Giải thích kết quả

Đánh giá hiệu quả phân tích

Trang 28

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KINH DOANH, HOẠT ĐỘNG NGÀNH HÀNG MAY MẶC TAI SIEU THI VA CHQ TRUYEN THONG TAI TP.CAN THO

3.1 GIOI THIEU TONG QUAN VE TP CAN THO

3.1.1 Vị trí địa lý

n® | + ` ` #

wl cơ i BAN DO HANH CHINH

at \ Rae S %, TP CAN THO- TRUC THUOC TRUNG VONG

oN a ve

é - “7 : *

: Vị _f eet

# tua va)

i Lee ⁄ oul ` TẾ

itn vio rater -

“ : NT a ` \ % mina | gy ` lat ` TỶ \ A Fema oy 3 „- — a - ”° hương “ “y * — ie ý ` : 7 » CHỦ THỊCH X ` # éXJ TĨNH HAU GIANG Hình 5: Bản đồ thành phố Cần Thơ (Nguôn: Báo điện tử Cần Thơ 8/12/2004)

Thành phố Cần Thơ thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị

quyết số 22/2003/QH 11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khoá 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ- CP, ngày 2/1/2004 của Chính phủ

Tp Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 1.389,59 km2 bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đơ Hà

Trang 29

Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

Thành phố Cần Thơ là nơi giao điểm của nhiều tuyến giao thơng thuỷ, bộ quan

trọng, có cảng tàu biển, có sân bay, các khu công nghiệp và chế xuất, là điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của thành

phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Cần Thơ được xác định là đô

thị trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của vùng và hướng phát triển

nhanh trở thành đô thị loại I có tầm cỡ quốc gia 3.1.2 Dân số và lao động

3.1.2.1 Dân số

Tính đến tháng 04/2009 dân số Tp Cần thơ là 1.187.089 người

Trong đó:

Nam: 578.871 người Nữ: 592.198 người

Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8%

e Dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%

3.1.2.2 Lao động

Tống số: 746.396 người (thống kê 2008)

Trong đó-

Lao động trong các ngành kinh tế: 530.822 người; Lao động dự trữ: 215.574 người

3.1.3 Đơn vị hành chính

Diện tích Tp Cần Thơ là 140.161,6 ha với mật độ trung bình 836 người/kH”

Theo Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính Phủ, Tp Cần Thơ được

Trang 30

Dé tai: “Tac dong siéu thi dén cha truyén thong - Nganh hang may méc TPCT”

- Quận Ninh Kiều: diện tích: 29km”; dân số trung bình: 216.687 người; mật

độ dân số: 7.472 ngudi/km’; gom có 13 phường: Cái Khế, An Hịa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An

Bình và An Khánh Đây là quận trung tâm của Tp Cần Thơ với diện tích nhỏ nhất

nhưng mật độ dân cư lại cao nhất so các quận khác Quận là nơi tập trung hệ thống các siêu thị và các chợ đầu môi lớn của khu vực

- Quận Ô Mơn: diện tích: 125km”; dân số trung bình: 133.416 người; mật độ

dân số: 1.067 người/km”; gồm có 07 phường: Châu Văn Liêm, Thới Hoà, Thới An,

Phước Thới, Trường Lạc, Thới Long và Long Hưng

- Quận Bình Thúy: diện tích: 71km”; dân số trung bình: 97.230 người; mật độ dân số: 1.369 người/km”; gồm có 08 phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Thới

An Đông, Bình Thuỷ, Long Tuyển, Long Hoà và Bùi Hữu Nghĩa

- Quận Cái Răng: diện tích: 69km”; dân số trung bình: 80.781 người; mật độ

dân số: 1.171 người/km”; gồm có 07 phường: Lê Bình, Thường Thạnh, Phú Thứ,

Tân Phú, Ba Láng, Hưng Phú và Hưng Thạnh

- Quận Thốt Nốt: diện tích: 117km” ; dân số: 198.518 người; mật độ dân số:

1.161 ngudi/km’; gom có 09 phường: Thới Thuận, Thuận An, Thốt Nót, Thạnh Hịa, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc

- Huyện Vĩnh Thạnh: diện tích: 410 km”; dân số trung bình: 155.345 người;

mật độ dân số: 379 người/km”; huyện gồm 02 thị tran 1A Thanh An va Vinh Thanh;

09 xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thăng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc Đây là huyện có diện tích lớn nhất nhưng mật độ dân số lại thấp nhất khu vực

- Huyện Cờ Đỏ: diện tích: 402 km”; dân số trung bình: 183.010 người; mật

độ dân số: 455 người/km”; huyện Cờ Đỏ gồm Thị trắn Cờ Đỏ và 09 xã: Thới Hưng,

Trang 31

- Huyện Phong Điền: diện tích: 124 km”; dân số trung bình: 106.082 người;

mật độ dân số: 856 người/km”, gồm có 01 thị tran là Thi tran Phong Điền và 6 xã là: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long

- Huyện Thới Lai: diện tích: 256 km”; dân số trung bình: 126.842 người; mật

độ dân số: 405 ngudi/km”; gồm 13 xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đơng Bình, Đơng Thuận và Thị trấn Thới Lai

3.1.4 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông

- Duong bộ: Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh như Quốc lộ 91 từ Cần thơ di An Giang; quốc lộ 80 từ Cần thơ đi Kiên Giang Đặc biệt nằm trên tuyến Quốc lộ

1A tạo điều kiện giao thông thuận lợi với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long Và đặc biệt việc xây dựng và đưa vào sử dụng cầu Cần Thơ vào đầu năm 2010 sẽ càng tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động về nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội

Cần Thơ

- Đường thủy: Tp Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy đo vị trí năm bên bờ sơng Hậu, một bộ phận của sông Mekong chảy qua 06 quốc gia, đặc biệt là phần trung lưu và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thê đi các nước và đến Tp Cần Thơ dễ dàng Tuyến Cần Thơ -

Xà No - Cái Tư, là cầu nối quan trọng giữa Tp Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà

Mau Hiện nay bến tàu Cần Thơ có đủ các tuyến tàu tốc hành đi các tỉnh với thời

gian linh hoạt phục vụ tốt người sử dụng

- Đường khơng: Cần Thơ có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng để trở thành sân bay quốc tế Sân bay khi đưa vào hoạt động sẽ thúc đây mạnh các hoạt động giao thương trong vùng và mở rộng quan hệ thông thương quốc tế

Hệ thống cảng: Tp Cần Thơ hiện có 03 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận hàng

hóa dễ dàng

+ Cảng Cần Thơ: diện tích 60.000 mí, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn,

Trang 32

Đề tài: “Tác động siêu thị dén cho truyén thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

+ Cảng Cái Cui: đang trong giai đoạn xây dựng, với qui mô thiết kế phục vụ

cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thơng qua cảng là 4,2 triệu

tắn/năm

+ Cảng Trà Nóc: diện tích 160.000 mỸ, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thơng qua cảng có thể đạt đến 200.000 tan/nim

Vé khu céng nghiép

Thành Phố Cần Thơ với vị trí là một khu vực trọng điểm của khu vực ĐBSCL, nên

đây cũng là nơi tập trung khá lớn các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp (CN —- TTCN) Và nó có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của

vùng về nhiêu mặt

- Khu cơng nghiệp Trà Nóc: Diện tích 300 ha, bao gồm khu Công nghiệp Trà

Nóc I (135 ha), Trà Nóc II (165 ha), cách sân bay Trà Nóc 2 km, cách cảng Cần

Thơ 3 km có nhiều dịch vụ về ngân hàng, bưu chính viễn thông và nguồn nhân lực đồi đào từ thành phố Cần Thơ phục vụ hiệu quả cho sản xuất công nghiệp

- Khu công nghiệp Hưng Phú: Nằm bên bờ sơng Hậu, diện tích 975 ha, phía nam Tp Cần Thơ, là khu công nghiệp tông hợp nhiều ngành nghề như: chế tạo cơ

khí; lắp rap thiét bi dién, dién tu; ché bién nông sản, thủy sản

- Trung tâm CN-TTCN Thốt Nốt: có tổng diện tích xây dựng giai đoạn I là 22,5 ha, đang tiếp tục quy hoạch giai đoạn II là 31,5 ha Trong tương lai, đây sẽ là trở thành khu công nghiệp năng động đứng thứ ba của Tp Cần Thơ, sau khu cơng nghiệp Trà Nóc và Hưng Phú

- Trung tâm CN-TTCN Cái Sơn - Hàng Bàng có tơng diện tích 38,2 ha, cơ sở

hạ tầng đang trong g1al đoạn hồn chỉnh, hiện đã có trên 15/23 nhà đầu tư đang hoạt động Với vị trí tại quận trung tâm thành phố nên thuận tiện cho việc vận chuyển

các nguồn nguyên vật liệu Về thông tỉn liên lạc:

Cần Thơ đã xây dựng được hệ thống thông tin đại chúng, bưu chính - viễn

Trang 33

tỉnh, thành phố trong cả nước và các nước trên thế giới Hoạt động thông tin liên lạc nhanh chóng hiện đại giúp cho việc quan hệ trở nên hiệu quả hơn, chi phí giảm nhỏ

hơn

Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ trãi rộng khắp và được trang bị hiện đại, gồm 01 bưu điện trung tâm, 04 bưu điện huyện và hơn 90 bưu cục

đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới Và mạng lưới Internet qua đường truyền ADSL đã triển khai rộng khắp các quận trong

thành phố với nhiều địch vụ hồ trợ tốt cho khách hàng 3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội

Thành phố Cần Thơ đạt được một số chỉ tiêu như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): 15,41%

- Thu nhập bình quân đầu người: 1.383 USD/năm

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: 19.592.573 triệu đồng

- Giá trị xuất khẩu: 890.880 nghìn USD - Giá trị nhập khẩu: 594.918 nghìn USD

- Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động (2007): 2.083 doanh nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành): 32.443.896 triệu đồng

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành): 4.147.329 triệu đồng

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá hiện hành): 28.343 triệu đồng

- Giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế): 2.798.056 triệu đồng

- Giải quết việc làm cho 25.000 lao động; giám tỉ lệ hộ nghèo 1% số hộ

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế — xã hội gắn với xây dựng

Trang 34

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

3.1.6 Hoạt động giáo dục - y tế > Hệ thống giáo đục

Đến năm 2008 trên địa bàn Tp Cần Thơ có các trường đại học: Đại học Cần

Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ và Đại học Tây Đô, Trung tâm Đại học Tại chức

Cần Thơ; 04 trường cao đắng: Cao đắng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đăng Nghề Cần Thơ và Cao đẳng Y Dược Cần Thơ; 06 trường trung cấp

chuyên nghiệp: Trung học Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, Trung học Thể dục thể

thao Cần Thơ, Trung cấp Dân lập bách nghệ Cần Thơ, Trung học Giao thông vận

tải miền Nam, Trung học Cơ điện và và Kỹ thuật Cần Thơ và Trung học Cảnh sát

Nhân dân III Với việc tập trung các sinh viên theo học tại các trường tạo điều kiện

cho nhiều loại hinh kinh doanh khác phát triển mạnh

> Hoạt động y tế

Tp Cần Thơ hiện có 19 bệnh viện hoạt động trên địa bàn trong đó 02 bệnh

viện ngoài nhà nước và 72 trạm y tế xã, phường với khoảng 2.570 giường bệnh Đặc biệt Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đưa vào hoạt động tốt giải quyết

đượ tình trạng quá tải tại các bệnh viện, giúp chăm sóc sức khỏe của người dân tốt

hơn Các bệnh viện ngày càng được trang bị những phương tiện, trang thiết bị khám

chữa bệnh hiện đại ứng dụng công nghệ cao

3.2 THUC TRANG CHUNG VE HOAT DONG CUA SIEU THỊ VÀ CHỢ

TRUYEN THONG

3.2.1 Thực trang chung về tình hình hoạt động và định hướng cho sw phat

triển siêu thị địa bàn TP Cần Thơ

3.2.1.1 Thực trạng chung về tình hình hoạt động siêu thị địa bàn TP Cần Thơ

Chậm chân hơn so với các đô thị cùng loại, kể các một số đô thị đàn em (loại II khác trong cả nước và trong khu vực Hình thức kinh doanh siêu thị ở Cần Thơ lúc đầu chỉ là vài, ba, sau lên năm sáu cửa hàng tự chọn với qui mô mặt hàng khá

Trang 35

Trong khi tại các địa phương trong vùng như Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp đã ra đời siêu thị, Trung tâm thương mại (2000 — 2001) có qui mô hàng ngàn mử

Nhưng chỉ trong vòng 2 năm (2003- 2004) tại Cần Thơ lần lượt xuất hiện siêu thị có qui mơ hạng I thuộc thế hệ mới của các nhà kinh doanh siêu thị đã thành công trong

các nước và quốc tê

Giới thiệu về sự ra đời và hoạt động của hệ thông các siêu thị tai Tp Can Tho > Siêu thị Citimart Cần Tho

Siéu thi Citimart Can Thơ chính thức mở cửa hoạt động vào ngày 26.03.2004,

được đặt tại số 51 Nguyễn Trãi, quận Ninh Kiều khá đồ sộ với 01 tòa nhà 04 tầng,

tơng diện tích kinh doanh 6.000m Trong đó, phần dành cho hàng hóa tự chọn ở

tầng trệt hơn 1.200m', với khoảng 26.000 mặt hàng đủ mọi chủng loại Siêu thị là

hình thức liên doanh giữa Công ty Hải Sản 404 (Quân khu 9) với Công ty Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp Đồng Tháp — thuộc Tổng công ty Lương thực miền

Nam Tuy nhiên, siêu thị đắc tai một vị trí kinh doanh không tiện lợi về ø1ao thông

Lượng xe lưu thông trên đường Nguyễn Trãi — Tran Văn Khéo rất đông, trong khi đó siêu thị Citimart lại năm ngay sát khu vực đèn giao thông của giao lộ này nên đã thường xuyên gây nên cảnh ùn tắc giao thông khi xe cộ và khách đến siêu thị mua sắm, nhất là vào các buổi tối và những ngày cuối tuần Đồng thời siêu thị còn gặp một số các vấn đề khác về cách thức trưng bày sản phẩm, chủng lọai hàng hóa, kĩ năng phục vụ chưa hài lòng khác hàng Đây là một trong yếu kém mà siêu thị cần phải có những biện pháp giải quyết tốt để kinh doanh hiệu quả

> Siéu thi Co.op Mart Can Tho

Siêu thị Co.op Mart bắt đầu đi vào hoạt động ngày 19.08.2004, là siêu thị liên

doanh giữa Công ty thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ và SaigonCo.op đã Siêu thị

Co.opmart tại thành phố Cần Thơ nằm gọn giữa 04 tuyến đường Ngơ Quyền, Ngơ

Văn Sở, Hịa Bình và Phan Đình Phùng thuộc quận Ninh Kiều Siêu thị Co.opmart

Cần Thơ có hai khu tự chọn rộng 2.190m7, với hơn 30.000 mặt hàng, trong đó 85%

Trang 36

Đề tài: “Tác động siêu thị đến cho truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

chơi, hàng lưu niệm và trên hàng trăm mặt hàng thực phẩm tâm ướp, chế biến sẵn an toàn, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng Ngoài ra, Co.op Mart còn

cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng: dịch vụ gói quà miễn phí, đặt hàng

qua điện thoại, bán phiếu quà tặng, giao hàng tận nơi, Đặc biệt, Co.op Mart có

chương trình “Khách hàng thân thiết” tích lũy điểm thưởng tính trên giá trị hóa đơn

mua hàng đã thu hút được nhiều người tiêu dùng tham gia Hiện tại Co.op Mart được xem là một trong những siêu thị có lượng khách hàng mua sắm đông nhất so với các siêu thị khác tại Cần Thơ Giai đoạn hiện nay siêu thị đang trong thời gian bồ trí, sắp xếp lại các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp, bắt mắt hơn Sự phân khu

thể hiện rõ rệt, người tiêu dùng thuận tiện hơn trong quá trình lựa chọn mua hàng

> Siéu thi Metro Hung Loi (Can Thơ)

Siêu thị Metro Hưng Lợi thuộc tap doan Metro Cash & Carry nam trong top 5

tập đoàn thương mại lớn nhất thế giới chính thức khai trương vào ngày 22.12.2004

trên đường quốc lộ 91B với diện tích 30.000m7, hình thức bán chủ yếu của siêu thị này là bán sỉ Diện tích bán hàng của siêu thị là 6.000n với hơn 7.000 mặt hàng

thực phẩm và hơn 8.000 mặt hàng phi thực phẩm Khách hàng mục tiêu của Metro

là các doanh nghiệp, những nhà bán lẻ, các tô chức, các cơ quan, bệnh viện, trường học, Mặc dù thuộc loại hình bán sỉ, nhưng Metro khi vào Việt Nam đã điều chỉnh

chính sách kinh doanh cho phù hợp tình hình kinh doanh tại khu vực Người tiêu dùng nhỏ, lẻ vẫn lự chọn được những mặt hàng cần thiết phù hợp về số lượng sản phẩm theo qui cách phục vụ đối tượng khách hàng tiêu dùng Siêu thi thường xuyên có những chương trình giảm giá hấp dẫn rất đặc biệt dành cho các đối tượng khách hang mua sắm Chiến lược giá cả cạnh tranh, chất lượng hàng hóa ốn định, chủng loại đa dạng tù các sản phẩm may mặc, thực phẩm tươi sống, văn phòng phẩm, viễn thông, điện gia dụng, may mặc, thời trang, Đây là nơi mà người tiêu dùng có thể

chọn mua bất cứ món hàng nào cần thiết Hoạt động thu mua và phân phối của

Trang 37

chậm trả, Bên cạnh khai thác những sản phẩm sản xuất trong nước, Metro cũng chú ý khai thác bố sung những mặt hàng nhập khẩu mà Metro có thế mạnh do mạng lưới thu mua toàn cầu để làm phong phú mặt hàng kinh doanh Trong chiến lược giá Metro chọn lọc và có kế hoạch thường xuyên khuyến mãi trên Metro Post gửi đến nhà khách hàng hàng tháng Thường xuyên có khoảng 100 - 150 mặt hàng được chọn lọc đưa lên khuyến mãi Đó là những mặt hàng có tần suất mua hàng và tiêu dùng nhanh, được giảm giá rất mạnh thường chỉ lãi 2 - 3% hoặc bằng thậm chí thấp hơn giá vốn Siêu thị Metro ln có lưu lượng nguồn hàng lưu thông rất lớn nhất trong những dịp lễ, tết công suất hoạt động gần như lên đến tối đa Đối vơi từng đối tượng khách hàng, siêu thị luôn áp dụng những chương trình chăm sóc phù hợp, chu đáo nên đây là nơi có được đánh giá hài lòng cao của người tiêu dùng

> Siêu thị Maximark Cần Thơ

Siêu thị Maximark Cần Thơ hoạt động vào năm 2006, được xây dựng trên khn

viên 4.600m”, diện tích xây dựng 12.000m, gồm 1 tang ham, 1 trệt (khu tự chọn), 2

lầu (khu kinh doanh tông hợp và vui chơi trẻ em, ăn uống, văn phịng cơng ty) Đây là siêu thị thứ tư nằm trong hệ thống siêu thị Maximark của Công ty An Phong

Khách hàng mục tiêu của siêu thị là đối tượng có mức thu nhập thu nhập cao Do

đó, trong cơ câu chủng loại hàng hố kinh doanh của mình bên cạnh những hang hoá tiêu dùng thông dụng thiết yếu do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, siêu thị còn tập trung vào các mặt hàng phục vụ nhu câu và thói quen tiêu dùng của người nước ngồi Nhóm hàng của siêu thị Maximark chia ra làm 5 nhóm: thực phẩm tươi

sống, thực phẩm cơng nghệ, hóa phẩm, đồ dùng, may mặc, nhãn hàng Maximark

Trang 38

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thông - Ngành hàng may mặc TPCT”

> Siêu thị Vinatext Cần Thơ

Hệ thống Vinatex đã khai trương siêu thị thứ 36 tại Tp Cần Thơ vào ngày

22.07.2006 Đây là một siêu thị hiện đại, mặt bằng kinh doanh là một tòa nhà 5 tầng

được xây dựng trên khuôn viên 2.000 mỄ với diện tích kinh doanh 8.500 nữ

Vinatex Plaza Cần Thơ kinh doanh trên 30.000 mặt hàng được cung cấp bởi 550 nhà cung cấp với nhiều nhãn hàng có uy tín, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh Hệ thống siêu thị Vinatex Mart có nhiệm vụ chính là cung cấp và quảng bá các sản phẩm thời trang hàng đầu của các đơn vị dệt may Việt Nam Bên cạnh đó, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, hệ thống siêu thị Vinatex Mart cũng đã

mở rộng các mặt hàng kinh doanh, với việc phát triển hệ thống siêu thị tong hop

bao gồm: hàng dệt may, hoá phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình Khơng những với thế mạnh về hàng may mặc mà hiện siêu thị cũng đã cung cấp đầy đủ các chủng loại hàng hóa cho nhu câu tiêu dùng của người dân

Diện tích | Diện tích| Điển tích | ván đầu tư

Siêu thị | Địa điểm hoạt động Ngày đất 2 xây dựng 2 koanh kinh (triệu x (mí) (m') (m) 2 đơng) , Thới Citimart Bình | 26:03.2004 1734 | 6.490 6000 30.000 Coopmart | AnCuw | 19.08.2004 4.500 | 8.500 8.500 35.000 Metro mane 22.12.2004) 28.942 | 9060 9.060 | 240.000

Maximark | Cái Khê | 05.05.2006 4.600 | 12.000 12.000 30.000

me 22.07.2006 2.000 | 8.500 8.500 30.000 Bang 7: Thông kê hệ thông siêu thị tại Tp Cần Thơ

Vinatex

(Nguon: Tổng hợp các website của các siêu thị)

Nhìn chung hoạt động hệ thống siêu thị tại TP Cần Thơ đã có những đóng góp rất

quan trọng vào lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng hóa, làm cho thị trường TP

Cần Thơ mang một diện mạo mới với sự năng động của đô thị loại I trực thuộc Trung ương Qui mô kinh doanh của các siêu thị điều rất đồ sô, chủng loại sản

phẩm đa dạng chất lượng đảm bảo Mỗi siêu thị có những phương thức kinh doanh

riêng biệt, đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau đảm bảo với chiến lược kinh

doanh của riêng mình Tuy nhiên, hoạt động của mơi siêu thị điêu cịn những vân đê

Trang 39

tồn tai chưa được khắc phục hiệu quả, làm ảnh hưởng tâm lí tiêu dùng của người

dân Trong thời gian tới cần có những giải pháp kinh doanh hướng theo mục tiêu phát triển chung của vùng tạo sự cân đối hiệu quả

3.2.1.2 Định hướng phát triển hoạt động siêu thị địa bàn TP Cần Thơ - Siêu thị là một phân tất yếu gắn liền với việc định hình và phát triển của các đô thị lớn Riêng TP Cần Thơ đang trên đà phát triển nên sự ra đời và phát triển của

siêu thị là một tất yếu Hệ thống các siêu thị đã dần trở nên quen thuộc với người

tiêu dùng, hệ thống các siêu thị luôn vạch ra hướng kinh doanh phù hợp với từng thời kì và nhu cầu của đối tượng khách Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng hiện đại, qui mô đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng

- Đồng thời theo dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của siêu thị trong

thời kì qui hoạch thì sự phát triển mạng hệ thống siêu thị TP Cần Thơ vào giai đoạn tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như toàn cảnh

kinh tế vùng đồng băng sông Cửu Long đến việc phát triển các hình thức phân phối khác như hình thức đại lý, cửa hàng bán lẻ

- Cùng với định hướng chung phát triển đô thị thành phố Định hướng của Đảng,

Nhà nước về phát triển TP Cần Thơ trong kỳ cơng nghiệp hóa — hiện đại hóa “Sớm

tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020, găn với định hướng phát triển theo lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, trong đó Tp Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đây sự phát triển của toàn vùng như Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính Trị đã xác định” Ngày càng nhiều những chính sách ưu tiên đầu tư thu hút nguồn đầu tư mạnh từ bên ngoài Đầy thế phát triển vượt bật cho kinh doanh siêu thị trong thời gian tới

- Sự gia tăng dân số, hình thành các khu dân cư mới có tác động lớn đến hiệu quả

kinh doanh siêu thị Dân số trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2020 dự khiến đạt 1,784

triệu, tắng khoảng 0,64 triệu người so với năm 2005; trong đó tăng nhanh ở các

quận và các thị trấn Nhiều khu dân cư hình thành kéo theo hàng loạt các dịch vụ tiêu dùng của người dân Các siêu thị được hình thành và hoạt động bám sát theo

Trang 40

Đề tài: “Tác động siêu thị đến chợ truyền thong - Ngành hàng may mặc TPCT”

tâm ưu tiên tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng thương mại thành phố trong đó chú ý hình thành những trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị

- Hiện nay sự ra đời của hệ thông siêu thị có tác động rất lớn đến hoạt động của

kênh bán lẻ truyền thống, các trung tâm thương mại Tuy nhiên, đây mạnh đà phát

triển của siêu thị cũng tạo xúc tác cạnh tranh cho hoạt động của các kênh bán lẻ

khác Đó cũng chính là định hướng tạo thế phát triển cân đối của thị trường thương mại nói chung của khu vực, cạnh tranh trong xu thế hợp tác kết hợp

- Yếu tô khách hàng được các siêu thị quan tâm chú trọng nghiên cứu rất sâu sắc Hiện nay khi mức sống của người dân ngày càng cao, tâm lý tiêu dùng thay đổi nhanh và rất đa dạng Xu hướng mua sắm ở chợ khơng cịn dành riêng cho đối tượng khách hàng có thu nhập cao mà phục vụ cho nhiều đối tượng trong xã hội Vì vậy, hướng phát triển thời gian sắp tới của các siêu thị là tập trung các mặt hàng

phục vụ cho mọi tầng lớp có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau trên thị trường

Chú trọng vào các sản phẩm do các nhà sản xuất Việt Nam theo khuyến khích người Việt nên tiêu dùng hàng Việt

3.2.2 Thực trạng chung về tình hình hoạt động và định hướng cho sự phát triển chợ truyền thống địa bàn TP Cần Thơ

3.2.2.1 Thực trạng chung về tình hình hoạt động siêu thị địa bàn TP Cần Thơ

+ Đặc điểm hình thành chợ

- Một trong những đặc điểm nổi bật của các chợ trên địa bàn TP Cần Thơ là nó

thương được hình thành tại các trung tâm dân cư, tuyến giao thông trọng điểm, các

ngã 3, ngã 4 Đặc điểm này chi phối nhiều mặt từ việc hình thành đến quá trình

hoạt động và phát triển của chợ trong khu vực

- Điểm thứ hai là hệ thống chợ trên địa bàn là giới buôn bán, đặc biệt là người Hoa

vừa là đối tượng khai thác nguồn hàng vừa là tác nhân quan trọng trong quá trình hình thành chợ Chính tầng lớp này có khả năng chi phối rất cao về vốn và khả năng

kinh doanh nhạy bén, tác động rất lớn đến hoạt động tại các chợ khu vực

- Đặc điểm thứ ba trong quá trình hình thành chợ trên địa bàn TP được xuất phát từ

Ngày đăng: 11/04/2014, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w