1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình

80 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 483 KB

Nội dung

Văn kiện dự án: "Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình I. CÁC BÊN THAM GIA DỰ ÁN 1) Cơ quan tài trợ: Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch 2) Bên tiếp nhận dự án: 2.1. Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) Địa chỉ: 113 D1 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Liên hệ: Thạc sỹ: Ngô Thị Thu Hà Thông tin liên hệ: Email: cepew@fmail.vnn.vn; ngothuha75@yahoo.com Điện thoại: 844.35726789 Fax: 844.35745999 Di động: 84.903466622 2.2. Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình, và phát triển cộng đồng (GFCD) Địa chỉ: 19/3 Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Liên hệ: Tiến sỹ: Ngô Thị Ngọc Anh Thông tin liên hệ: Email: gfcd08@gmail.com; ngocanh562003@yahoo.com Điện thoại: 844.22402811 Di động: 0970606179 II. LĨNH VỰC Phụ nữ trong phát triển III. THÔNG TIN CHUNG Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Năm 1982, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW). Tinh thần của CEDAW đã được đưa vào Luật bình đẳng giới (GEL), được Quốc hội thông qua năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007. Tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức trong việc thực thi hai bộ luật này và các văn bản hướng dẫn, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Định kiến giới và tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn tiếp diễn. Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số bị cản trở nhiều hơn trẻ em trai và nam giới. Việc thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn và công tác giám sát thiếu chặt chẽ. Tỉ lệ phụ nữ nắm giữ những vị trí lãnh đạo còn thấp so với dân số và lực lượng lao động nữ trong xã hội. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách đầy đủ. Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề nghiêm trọng và trên thực tế, số lượng các vụ bạo lực gia đình ngày càng tăng. Cộng đồng bắt đầu coi bạo lực gia đình là vi phạm quyền con người, nhân phẩm và nhận thức BLGĐ không còn là vấn đề của riêng gia đình như suy nghĩ trước đây. Một điều tra mới đây trên phạm vi toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF, và Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành đã chỉ ra: Bạo lực gia đình xảy ra với hơn 20% số cặp vợ chồng được hỏi và dưới các hình thức như: đánh đập, la mắng, chửi rủa, cưỡng bức tình dục. Do vậy, 85% số trẻ em được hỏi cảm thấy lo lắng khi sống trong môi trường bạo lực; 20% trẻ em tỏ ra cực kỳ sợ hãi; 5,5% muốn bỏ nhà ra đi; 8,5% muốn sống xa cha mẹ; và 4,2% tỏ ra không kính trọng bố mẹ. Để thực thi Luật phòng chống BLGĐ có hiệu quả, Chương trình hành động quốc gia phòng chống BLGĐ đã được xây dựng với mục đích i) thực thi Luật phòng chống BLGĐ và các văn bản hướng dẫn một cách hiệu quả; ii) tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bạo lực gia đình. Trong giai đoạn đầu từ 2010 đến 2015, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng năng lực cho những người có trách nhiệm giải quyết các vụ bạo lực gia đình, thí điểm các mô hình can thiệp và thiết lập mạng lưới giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình. Giai đoạn thứ hai từ 2016 đến 2020, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào mở rộng/duy trì các mô hình và các hoạt động thực tiễn đã thành công và nâng cao năng lực địa phương trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Kế hoạch hành động quốc gia đang được Chính phủ xem xét và hy vọng sẽ được thông qua vào đầu tháng 1 năm 2010. Kế hoạch hành động quốc gia là một chương trình toàn diện với khuôn khổ thời gian và ngân sách cụ thể. Kế hoạch cũng chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu đề ra, rất cần phải huy động các nguồn lực và ý kiến chuyên gia không chỉ từ các cơ quan chính phủ mà còn cả những tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Dự án ‘Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình’ sẽ nằm trong khuôn khổ của Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống BLGĐ và sẽ giúp xây dựng các mô hình can thiệp và các quy trình có liên quan để nhân rộng. Dự án sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội (Hà Tây cũ), Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong 2 năm kể từ tháng 12 năm 2009. IV. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Mục tiêu dự án: a. Mục tiêu chung Góp phần hoàn thành Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010 - 2020. b. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng năng lực và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong phòng chống bạo lực gia đình - Nâng cao năng lực cho phụ nữ và tăng cường trách nhiệm của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình 1. Đối tượng hưởng lợi: - Lãnh đạo UBND địa phương; - Thủ trưởng các cơ quan công an và tư pháp địa phương; - Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; - Các nhóm hòa giải ở cơ sở; - Nạn nhân và người gây ra bạo lực gia đình; - Người dân tại các xã dự án; - Lãnh đạo và cán bộ của 2 đồng phối hợp thực hiện dự án.

Trang 1

MỤC LỤC

I Văn kiện dự án

II Một số phát hiện và khuyến nghị III Hướng dẫn triển khai các hoạt động

1 Hướng dẫn xây dựng và duy trì Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững

1.1 Hướng dẫn thành lập câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững

1.2 Hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động của CLB

1.2.1.Mẫu Quyết định thành lập Câu lạc bộ

1.2.2 Mẫu quy chế hoạt động của CLB

1.2.3 Kỹ năng lập kế hoạch

2.3.4 Mẫu Biên bản sinh hoạt CLB

3 Hướng dẫn thành lập nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình

3.1 Quyết định mẫu

3.2 Mẫu quy chế hoạt động của nhóm

4 Hướng dẫn thành lập Tổ tư vấn

4.1 Dự thảo quyết định mẫu

4.2 Mẫu Quy chế hoạt động của nhóm tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình

5 Mẫu Sổ tư vấn

5.1 Mẫu sổ theo dõi tư vấn

5.2 Mẫu Sổ theo dõi mã người được tư vấn

6 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

6.1 Hướng dẫn thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

6.2 Mẫu Sổ theo dõi hoạt động của địa chỉ tin cậy

7 Hướng dẫn lập sổ quản lý tủ sách cộng đồng

8 Biểu mẫu báo cáo

9 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch

Tài liệu hỏi đáp thi tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành

IV Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

3.1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành

V Các phụ lục

5 1 Các bài giảng (có file đính kèm)

5.2 Biên bản cam kết thực hiện dự án

5.2.1 Bản cam kết của Lạng Giang

5.3 Kế hoạch hành động

5.3.1 Huyện Bố Trạch

5.3.2 Huyện Lộc Hà

5.3.3 Xã Kim Quan

Trang 2

I Giới thiệu về dự án

Văn kiện dự án: "Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực

gia đình"

Mã số dự án: 104.Viet.30m/125 Ngày 7 tháng 12 năm 2009

I CÁC BÊN THAM GIA DỰ ÁN

1) Cơ quan tài trợ: Đại sứ quán Vương quốc Đan Mạch

2) Bên tiếp nhận dự án:

2.1 Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW)

Địa chỉ: 113 D1 Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Liên hệ: Thạc sỹ: Ngô Thị Thu Hà

Thông tin liên hệ:

Email: cepew@fmail.vnn.vn; ngothuha75@yahoo.com

Điện thoại: 844.35726789

Fax: 844.35745999

Di động: 84.903466622

2.2 Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình, và phát triển cộng đồng (GFCD)

Địa chỉ: 19/3 Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Liên hệ: Tiến sỹ: Ngô Thị Ngọc Anh

Thông tin liên hệ:

Email: gfcd08@gmail.com ; ngocanh562003@yahoo.com

Điện thoại: 844.22402811

Di động: 0970606179

II LĨNH VỰC

Phụ nữ trong phát triển

III THÔNG TIN CHUNG

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy bình đẳng giới Năm 1982, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) Tinh thần của CEDAW đã được đưa vào Luật bình đẳng giới (GEL),

Trang 3

được Quốc hội thông qua năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007

Tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức trong việc thực thi hai bộ luật này và các văn bản hướng dẫn, bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Định kiến giới và tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn tiếp diễn Việc tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số bị cản trở nhiều hơn trẻ em trai và nam giới Việc thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn và công tác giám sát thiếu chặt chẽ Tỉ lệ phụ nữ nắm giữ những vị trí lãnh đạo còn thấp so với dân số và lực lượng lao động nữ trong xã hội Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa không được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách đầy đủ

Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề nghiêm trọng và trên thực tế, số lượng các vụ bạo lực gia đình ngày càng tăng Cộng đồng bắt đầu coi bạo lực gia đình là vi phạm quyền con người, nhân phẩm và nhận thức BLGĐ không còn là vấn đề của riêng gia đình như suy nghĩ trước đây

Một điều tra mới đây trên phạm vi toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF, và Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành đã chỉ ra: Bạo lực gia đình xảy ra với hơn 20% số cặp vợ chồng được hỏi và dưới các hình thức như: đánh đập, la mắng, chửi rủa, cưỡng bức tình dục Do vậy, 85% số trẻ em được hỏi cảm thấy lo lắng khi sống trong môi trường bạo lực; 20% trẻ em tỏ ra cực

kỳ sợ hãi; 5,5% muốn bỏ nhà ra đi; 8,5% muốn sống xa cha mẹ; và 4,2% tỏ ra không kính trọng bố mẹ

Để thực thi Luật phòng chống BLGĐ có hiệu quả, Chương trình hành động quốc gia phòng chống BLGĐ đã được xây dựng với mục đích i) thực thi Luật phòng chống BLGĐ và các văn bản hướng dẫn một cách hiệu quả; ii) tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bạo lực gia đình.

Trong giai đoạn đầu từ 2010 đến 2015, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng năng lực cho những người có trách nhiệm giải quyết các vụ bạo lực gia đình, thí điểm các mô hình can thiệp và thiết lập mạng lưới giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình Giai đoạn thứ hai từ 2016 đến 2020, Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung vào mở rộng/duy trì các mô hình và các hoạt động thực tiễn đã thành công và nâng cao năng lực địa phương trong công tác phòng chống bạo lực gia đình Kế hoạch hành động quốc gia đang được Chính phủ xem xét và hy vọng sẽ được thông qua vào đầu tháng 1 năm 2010

Kế hoạch hành động quốc gia là một chương trình toàn diện với khuôn khổ thời gian và ngân sách cụ thể Kế hoạch cũng chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu đề ra, rất cần phải huy động các nguồn lực và ý kiến chuyên gia không chỉ từ các cơ quan chính phủ mà còn cả những tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế

Trang 4

Dự án ‘Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình’ sẽ nằm

trong khuôn khổ của Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống BLGĐ và sẽ giúp xây dựng các mô hình can thiệp và các quy trình có liên quan để nhân rộng Dự án

sẽ được thực hiện tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội (Hà Tây cũ), Bắc Giang, Hà Nam,

Hà Tĩnh và Quảng Bình trong 2 năm kể từ tháng 12 năm 2009

1 Đối tượng hưởng lợi:

- Lãnh đạo UBND địa phương;

- Thủ trưởng các cơ quan công an và tư pháp địa phương;

- Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh;

- Các nhóm hòa giải ở cơ sở;

- Nạn nhân và người gây ra bạo lực gia đình;

- Người dân tại các xã dự án;

- Lãnh đạo và cán bộ của 2 đồng phối hợp thực hiện dự án.

2 Kết quả mong đợi của dự án:

Các hợp phần của dự án được cấu trúc tương thích với các mục tiêu cụ thể của dự

án và mỗi hợp phần sẽ có một số kết quả mong đợi cụ thể cần đạt như sau:

Hợp phần 1: Tăng cường năng lực và nâng cao trách nhiệm của chính quyền

địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân trong phòng chống bạo lực gia đình

- Năng lực của lãnh đạo, chuyên viên và người dân về phòng chống BLGĐ cải thiện;

- Kế hoạch hành động phòng chống BLGĐ ở địa phương được xây dựng;

Trang 5

- Các mô hình thí điểm để giải quyết các vụ BLGĐ được xây dựng Các mô hình này sẽ bao gồm các thủ tục để báo cáo các vụ BLGĐ, người được báo cáo, vai trò và trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan liên quan như công an và tư pháp, sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức liên quan, quyền con người và sự bảo vệ nạn nhân, quy trình/các bước giải quyết các vụ BLGĐ…

- Kỹ năng tư vấn cho người dân trong cộng đồng về giải quyết các vụ BLGĐ được tăng lên;

- Sự phối hợp giữa chính quyền, các ban ngành, các đoàn thể chính trị xã hội ở cộng đồng trong phòng chống BLGĐ được tăng cường.

Hợp phần 2: Trao quyền cho phụ nữ và nâng cao trách nhiệm của nam giới trong việc phòng chống bạo lực gia đình

- Các câu lạc bộ phòng chống BLGĐ được thiết lập và duy trì;

- Các mô hình/phương pháp tiếp cận để thay đổi hành vi của cộng đồng trong phòng chống BLGĐ được thiết lập và nhân rộng;

- Các mô hình/phương pháp tiếp cận để thay đổi hành vi của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình được thiết lập và nhân rộng.

V CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ DỰ ÁN

- Một mô hình chuẩn về giải quyết các vụ bạo lực gia đình được kế thừa và triển khai ở các tỉnh khác;

- Kết thúc dự án, số vụ bạo lực gia đình mới ở các vùng dự án sẽ giảm 50%

VI NGÂN SÁCH CHO DỰ ÁN

Tổng ngân sách cho dự án là 1,750,982 Krôn Đan Mạch trong đó tài trợ của Đan Mạch là 1,509,145 Krôn và các đối tác Việt Nam đóng góp 241,837 Krôn Tỉ giá hối đoái: 1 Krôn = 3,589.16 VND.

Kinh phí chi tiết của dự án được tính bằng VND như sau:

Tài trợ của Đại sứ quán Đan Mạch được tính bằng đồng Krôn Đan Mạch và được chi cho những danh mục sau:

1 Họp triển khai và đánh giá nhu cầu

Khảo sát đánh giá nhu cầu và lựa chọn thành

viên dự án tại các tỉnh

156.600.000

Trang 6

2 Xây dựng năng lực phòng chống bạo lực gia

đình cho chính quyền địa phương và cộng đồng

Tập huấn nâng cao nhận thức/thay đổi hành vi 1.060.000

3 Trao quyền cho phụ nữ và nâng cao trách

nhiệm của nam giới trong phòng chống bạo lực

gia đình

Các câu lạc bộ phòng chống BLGĐ 231.000.000 Tập huấn kỹ năng sống, giải quyết xung đột, kỹ

năng làm cha mẹ cho các thành viên CLB

Đóng góp của đối tác sẽ chi cho những danh mục sau:

Trang 7

VII CÁC YẾU TỐ ĐẦU DO ĐỐI TÁC ĐÓNG GÓP

Hai tổ chức thực hiện dự án và 5 tỉnh tham gia thực hiện dự án sẽ đóng góp bằng hiện vật như sau:

- Văn phòng làm việc và trang thiết bị trong 24 tháng

- Phòng họp và hội trường tập huấn cho các hoạt động dự án

VIII NHỮNG TÀI TRỢ TRƯỚC ĐÂY CỦA ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH

CEPEW đã nhận được sự giúp đỡ từ DANIDA để thực hiện dự án phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em năm 2007.

IX THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện dự án 24 tháng kể từ tháng 12 năm 2009.

X CƠ SỞ DỰ ÁN, TÍNH BỀN VỮNG, TÍNH RỦI RO, NĂNG LỰC QUẢN

Bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam Mặc dù Luật phòng chống BLGĐ có hiệu lực từ tháng 7/2007 nhưng việc thực hiện luật vẫn là một thách thức lớn đặc biệt ở cấp cơ sở, do nhận thức hạn chế, người dân địa phương thiếu năng lực và chuyên môn về BLGĐ và cách giải quyết vấn đề này.

Kế hoạch hành động quốc gia khi được thông qua sẽ là một khung chính sách hiệu quả nhưng việc thực hiện kế hoạch này rõ ràng cần đến sự hỗ trợ và hợp tác từ các

cơ quan tài trợ quốc tế và xã hội dân sự về cả mặt nguồn lực lẫn chuyên môn Các hoạt động của dự án sẽ góp phần hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống BLGĐ Đặc biệt là, các mục tiêu và hoạt động của dự

án tương ứng với 5 trong số 6 mục tiêu chính của Kế hoạch hành động quốc gia,

đó là:

Trang 8

- Truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bạo lực gia đình;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở cấp cơ sở;

- Xây dựng năng lực phòng chống bạo lực gia đình;

- Xây dựng và duy trì các phòng tư vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân BLGĐ; và

- Xây dựng mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình.

2 Lựa chọn vùng dự án

5 tỉnh được lựa chọn là 5 tỉnh đại diện cho các khu vực miền núi, ven biển và biên giới với dân số đông và rất nhiều dân tộc anh em chung sống như Kinh, Chút, Liêng, Rục, Vân Kiều, Mảy, Tày, Giao, Cao Lan, H’Mong, Mường 5 tỉnh này đều có tỉ lệ bạo lực gia đình cao

- Tại huyện Thạch Thất của Hà Nội, đã có 384 vụ bạo lực gia đình kể từ đầu năm 2007.

- Năm 2008, tỉnh Bắc Giang có 385 vụ bạo lực gia đình, trong đó có 80 vụ là bạo lực thể xác, 69 vụ là bạo lực tinh thần, 190 vụ là do kinh tế, và 17 vụ bạo lực tình dục khiến 69 trẻ em phải bỏ học và 87 cặp vợ chồng ly hôn Có 2 vụ đặc biệt nghiêm trọng là chồng giết vợ và chồng nhốt vợ vào chuồng chó

- Tại Hà Nam, kể từ đầu năm 2009 đã có 376 vụ bạo lực gia đình, rất nhiều trong số đó là bạo lực thể xác Ví dụ, có một vụ người chồng đi ngoại tình, sau đó người chồng cùng với em ruột của mình đã cất giấu tài sản tài sản của hai vợ chồng và làm chết người vợ Tòa án Thành phố Phủ Lý truy tố trường hợp này nhưng Luật phòng chống BLGĐ với những hình phạt nghiêm khắc hơn đã không được tòa áp dụng cho đến khi các tổ chức xã hội dân sự lên tiếng

- Tại tỉnh Hà Tĩnh, bạo lực gia đình diễn ra ở hầu hết các hình thức, chủ yếu là đánh đập và chửi mắng Gần đây, có hai vụ đặc biệt nghiêm trọng là người chồng đổ cả tô canh nóng lên người vợ, khiến chị bị bỏng 60% và một vụ khác là chồng dựng dao đâm chết vợ Các bên liên quan đang trong quá trình điều tra và truy tố Đến nay, Hà Tĩnh vẫn chưa có con số thống kê chính thức

số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn.

- Tại Quảng Bình, trong 2 năm vừa qua đã có 324 vụ bạo lực gia đình Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em, trong đó có 2 vụ làm hai người phụ

nữ bị chết vào năm 2008 và đầu năm 2009

Sau những thảo luận ban đầu, chính quyền cả 5 tỉnh đều bày tỏ nhu cầu và sẵn sàng tham gia thực hiện dự án Những tỉnh này cũng cam kết mở rộng những mô hình/phương pháp thí điểm thành công sang các địa phương khác khi dự án kết thúc.

Trang 9

3 Rủi ro và tính bền vững của dự án

Những rủi ro chính của dự án gồm i) làm thế nào để duy trì các hoạt động của dự

án sau khi dự án kết thúc, ii) liệu các tỉnh có sẵn sàng chấp nhận và sử dụng các

mô hình/phương pháp đã được dự án xây dựng và thử nghiệm khi dự án kết thúc

Để giảm thiểu những rủi ro, CEPEW và GFCD đã thảo luận với 5 tỉnh và đi đến thống nhất:

- Tất cả các khoản chi của dự án đều theo định mức chi của Bộ tài chính Với việc sử dụng định mức này, các hoạt động của dự án sẽ tiếp tục được duy trì bằng ngân sách địa phương khi dự án kết thúc;

- Bộ máy sẵn có của địa phương sẽ được xây dựng năng lực Không xây dựng một bộ máy mới hay bộ máy song song

- Chỉ những tỉnh/huyện/xã cam có kết mạnh mẽ mới được lựa chọn tham gia thực hiện dự án Và các địa phương cũng phải có đóng góp đối ứng bằng tiền hoặc bằng hiện vật vào ngân sách dự án như cử nhân sự tham gia chỉ đạo và thực hiện dự án, bố trí hội trường miễn phí cho các hoạt động của

dự án…

4 Khả năng quản lý

a) Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1997 hoạt động

về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ trong gia đình và ngoài

xã hội CEPEW đang quan tâm thực hiện các chương trình như: phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, di cư an toàn nhằm phòng chống nạn buôn bán người, nâng cao năng lực kinh tế cho những phụ nữ nghèo nông thôn, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong chính trị và ra quyết định, thúc đẩy thực hiện dân chủ cơ sở, thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu

CEPEW cũng hợp tác chặt chẽ với các tổ chức ở cấp quốc gia như Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ; Hội phụ nữ Việt Nam ; Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ ; Bộ lao động thương binh và xã hội ; Bộ văn hóa, thể thao và du lịch nhằm vận động chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ nữ

CEPEW nhận tài trợ từ DANIDA, Đại sứ quán Phần Lan, Đại sứ quán Hoa Kỳ, AusAID, AAV, SDC, để thực hiện các chương trình trên

b) Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD)

là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập tháng 8 năm

2000 Những lĩnh vực ưu tiên của GFCD là thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao năng lực cho phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, phát triển hệ

Trang 10

thống thông tin, thực hiện các nghiên cứu và chương trình liên quan tới gia đình và phát triển cộng đồng GFCD đã thực hiện những nghiên cứu

và có những dự án can thiệp về các vấn đề bình đẳng giới, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn và miền núi dưới sự tài trợ của Quỹ bình đẳng giới Đan Mạch – Thụy Sĩ, SDC, Quỹ Ford, Quỹ Canada, DED, và AAV Để thực hiện dự

án, GFCD đã hợp tác với các cơ quan nhà nước và địa phương như Hội phụ nữ các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa ; Sở văn hóa thể thao du lịch các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Tây Ninh, và Bến Tre.

dự án.

Tại cấp địa phương, mỗi tổ chức sẽ hợp tác với những đối tác địa phương để thành lập ban quản lý dự án ở huyện và xã bao gồm lãnh đạo UBND huyện và xã, ngành văn hóa thể thao và du lịch, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh

XI CÁC ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ ĐỐI VỚI DỰ ÁN

Ngay sau khi dự án được phê duyệt, CEPEW và GFCD sẽ mở 2 tài khoản ngân hàng cho dự án và cập nhật sổ sách cho những khoản chi tiêu của dự án

Tất cả các khoản chi tiêu của dự án sẽ phải phù hợp với định mức chi phí của Liên minh Châu Âu (EU) cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và phù hợp với định mức chi của Chính phủ Việt Nam cho những chi phí tại địa phương

Các khoản thu của dự án phải phù hợp với những quy định và nguyên tắc của Đại sứ quán Đan Mạch.

XII NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Tiền tệ: Đồng Việt Nam

Chuyển ngân: Ngân sách dự án sẽ được chuyển vào tài khoản dự án theo kế hoạch thực hiện dự án

Yêu cầu về kế toán: Các thủ tục kế toán phải phù hợp với quy định và thông lệ

kế toán chung đã được chấp thuận

Báo cáo tài chính:

Trang 11

Ngay sau khi kết thúc dự án, báo cáo về các khoản chi tiêu có cân đối với ngân sách dự kiến ban đầu được gửi về Đại sứ quán Các khoản kinh phí không được

sử dụng cũng được cân đối cùng với thời gian nộp báo cáo.

Kinh phí chưa được sử dụng:

Bất kỳ khoản kinh phí nào chưa được sử dụng và lãi suất ngân hàng thu được từ ngân sách dự án phải được trả lại cho Đại sứ quán Đan Mạch khi dự án kết thúc Nghĩa vụ báo cáo những thay đổi hoặc vượt mức chi tiêu:

Bất kỳ một sự thay đổi nào về việc phân bổ ngân sách cũng cần được thảo luận

và phê chuẩn của Đại sứ quán Đan Mạch và sau đó được phản ánh vào báo cáo tài chính cuối cùng đệ trình lên Đại sứ quán Đan Mạch.

Yêu cầu về kiểm toán:

Đại sứ quán Đan Mạch sẽ ký hợp đồng với một cơ quan kiểm toán độc lập để kiểm tra toàn bộ các khoản chi tiêu có sử dụng ngân sách tài trợ của Đan Mạch khi kết thúc dự án.

XIII BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Dự án sẽ phải nộp những báo cáo sau cho Đại sứ quán:

 Báo cáo 6 tháng đầu thực hiện dự án;

 Báo cáo tiến độ hàng năm

 Báo cáo tổng kết kể cả báo cáo tài chính trong vòng 1 tháng kể từ khi dự

án kết thúc

XIV THAM NHŨNG

Các cơ quan thực hiện dự án cần ngay lập tức báo cáo lên Đại sứ quán bất kỳ một biểu hiện nào của việc sử dụng sai mục đích các khoản tài trợ dự vô tình hay cố ý hay các hành vi tham nhũng để các cơ quan phòng chống tham nhũng điều tra

Không một lời đề nghị, chi trả, sự quan tâm hoặc lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào được xem là bất hợp pháp hoặc tham nhũng sẽ được thực hiện, hứa hẹn, yêu cầu hoặc chấp thuận - dù là trực tiếp hay gián tiếp - như là việc đút lót hay cảm ơn liên quan tới các hoạt động tài trợ bởi thỏa thuận này, bao gồm cả việc

đề nghị, trao thưởng hoặc việc thực hiện các hợp đồng Bất kỳ một hành động nào như vậy cũng là lý do để chấm dứt ngay lập tức thỏa thuận này và có hành động bổ sung mang tính dân sự và/hoặc hình sự phù hợp với hành động đó

Trang 12

tệ nhất, năm 1999 (số 182) có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 19/12/2000.

Cơ quan Việt Nam thực hiện dự án cần đảm bảo rằng không có bất kỳ trẻ em nào dưới 14 tuổi hay đang trong độ tuổi phải hoàn thành phổ cập giáo dục được tuyển dụng làm việc cho dự án

XVI ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Đại sứ quán Đan Mạch có quyền thu hồi một phần hoặc toàn bộ ngân sách đã tài trợ nếu như tổ chức thực hiện dự án không tuân theo những quy định trong văn bản này

T/M CEPEW

Giám đốc Vương Thị Hanh

Đã ký Ngày 7/12/2009

T/M Đại sứ quán Đan Mạch

Đại sứ Peter Lysholt Hansen

Đã ký

Ngày 7/12/2009

T/M GFCD Giám đốc Ngô Thị Ngọc Anh

Đã ký Ngày 7/12/200

Trang 13

2 Sơ đồ mô hình tại địa phương

SƠ ĐỒ DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỊA PHƯƠNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

ĐẠI SỨ QUÁN VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỚI,

GIA ĐÌNH VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG

(GFCD)

Ban điều hành dự án huyện Thạch Thất

Ban điều hành dự án

huyện L Giang

Ban điều hành dự án huyện Duy Tiên

Ban điều hành dự

án huyện Lộc Hà

Ban điều hành dự án huyện Bố Trạch

TRUNG TÂM HỖ TRỢ GIÁO DỤC, NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO PHỤ

NỮ (CEPEW)

Ban điều hành dự án

xã Yên Bắc và Tiên Ngoại

Ban điều hành dự án

xã Tân Xã và Kim Quan

Ban điều hành dự án

xã Hải Trạch và Hồng Trạch

Trang 14

II Một số phát hiện và khuyến nghị

Một số phát hiện

Một số phát hiện sau hai năm triển khai dự án “ Nâng cao năng lực địa

phương trong phòng chống bạo lực gia đình” tại 5 tỉnh/ thành phố: Bắc

Giang, Hà Nội, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình:

1 Ý thức và mức độ hiểu biết và thực hiện pháp luật có sự khác nhau giữa cácnhóm người dân trong cộng đồng và các địa phương; thực tế được biết và hiểu

về luật PCBLGĐ và hành vi BLGĐ của cán bộ cơ sở và người dân chưa sâusắc, chưa đầy đủ, thiếu chính xác

2 Hầu hết người dân không có nhận thức rõ ràng về nguyên nhân và hậuquả của BLGĐ, vẫn quan niệm đó là chuyện “ riêng tư”, bình thường trong giađình, có thể chấp nhận được

3 Nguyên nhân của BLGĐ chủ yếu là do tư tưởng gia trưởng của nam giới

và định kiến về vị trí của phụ nữ; tác nhân trực tiếp gây ra BLGĐ là do lạmdụng rượu, kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định…

4 Chính quyền, cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị xã hội ở địaphương đã nỗ lực trong việc tuyên truyền về phòng chống BLGĐ và đã thựchiện một số biện pháp phòng, chống BLGĐ, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực (tư vấngia đình, hồ giải, xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy, đường dây nóng, xử lýngười gây bạo lực gia đình…)  tình trạng bạo lực gia đình năm 2011 cóchiều hướng giảm nhiều so với năm 2009 trở về trước

5 Tại cơ sở đã có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo củachính quyền và sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể xã hội, tuy nhiên thờigian đầu sự phối chưa thật chặt chẽ, cơ quan quản lý nhà nước chưa thực thiđầy đủ đầy đủ trách nhiệm trong phòng, chống BLGĐ Hội Phụ nữ thể hiện vaitrò tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dânphòng chống bạo lực gia đình

6 Mặc dù Dự án đã có rất nhiều hợp phần để tác động vào đối tượng đích

là Nam giới, nhưng cũng chưa được thu hút được đông đảo nam giới tham giavào chương trình phòng, chống BLGĐ  vai trò của nam giới còn mờ nhạttrong việc thực hiện Luật phòng, chống BLGĐ

Khuyến nghị

Hoạt động phòng, chống BLGĐ là một hoạt động mang tính xã hội, đượctác nghiệp ngay trong lòng xã hội còn mang nặng dấu ấn của tư tưởng giatrưởng- coi trọng vị trí của người đàn ông; Bạo lực gia đình liên quan đến nhiềuthành viên trong gia đình, bởi tính nhạy cảm của vấn đề do vậy phải kiên trì vàđẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

Trang 15

Hoạt động phòng, chống BLGĐ cần có sự tham gia của toàn xã hội vàmột số cơ quan chức năng phòng, chống BLGĐ tại cơ sở cần thực hiện các biệnpháp chủ yếu sau đây:

1 Truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được

ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế sự gia tăngBLGĐ Đối với mỗi địa phương khác nhau cần thực hiện các hình thức tuyêntruyền, giáo dục khác nhau Đặc biệt trên kênh truyền hình cần lồng ghép cácchương trình tuyên truyền phòng, chống BLGĐ trong các giờ cao điểm thu hútđông đảo người xem Trong chương trình tuyên truyền về bình đẳng giới vàphòng, chống BLGĐ ngoài nội dung chính cần nêu bật vai trò, vị thế của ngườiphụ nữ trong gia đình và xã hội

2 Đa dạng hóa, đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp vớitừng đối tượng: lồng ghép sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, pa nô, áp phích,

tờ rơi, báo, đài, kênh truyền hình… giúp mọi người hiểu rõ các hành vi, đặcđiểm, hậu quả của BLGĐ; các nguyên nhân, điều kiện và cơ chế BLGĐ và cácbiện pháp phòng chống BLGĐ Riêng các tờ rơi tuyên truyền cần đảm bảo phátđến tận gia đình Tuyên truyền bằng cách lồng ghép nội dung phòng, chốngBLGĐ vào các cuộc họp, sinh hoạt ở địa phương; lưu ý hình thức tuyên truyềnqua dàn dựng các tiểu phẩm và giao lưu văn nghệ tại cơ sở

3 Tổ chức các cuộc nói chuyện, tọa đàm, tạo ra diễn đàn trao đổi có sự thamgia của các thành viên trong gia đình nhằm tuyên truyền về bạo lực gia đình vàcác biện pháp phòng, chống BLGĐ Huy động sự tham gia tích cực của namgiới trong phòng, chống bạo lực gia đình, nam giới không thể đứng ngoàicuộc; tuyên truyền thông qua mối quan hệ dòng họ vì chính trong các sinh hoạtcủa dòng họ thu hút rất đông sự tham gia của các nam giới (xuất đinh)

4 Xây dựng “Đường dây nóng”, “ Địa chỉ tin cậy” trong cộng đồng và đảmbảo số điện thoại Đường dây nóng và danh sách địa chỉ tin cậy được phổ biếnrộng rãi tới người dân

5 Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh những người có hành vi bạolực gây hậu quả nghiêm trọng Bên cạnh đó tùy thuộc tập quán văn hóa từngvùng có thể áp dụng những biện pháp giáo dục taị cộng đồng

6 Huy động mọi nguồn lực nhằm giúp đỡ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khókhăn (tạo việc làm, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, ngăn ngừa bạo lực đốivới phụ nữ, trẻ em, tư vấn pháp luật )

7 Các nhóm Tư vấn, Ban Hòa giải cơ sở đi sâu sát nắm và khoanh vùng cácđiểm nóng về BLGĐ tại các địa phương để tăng cường việc quản lý, can thiệpkịp thời Các nhóm cần kiểm tra, đánh giá hàng tháng, hàng quý, hàng năm vềtình hình BLGĐ Nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải bằng cách tập huấn

kỹ năng và kiến thức hòa giải về gia đình và phòng, chống BLGĐ

8 Tuyên truyền về Bình đẳng giới và Bạo lực Gia đình trong trường học chogiáo viên và học sinh, thông qua thế hệ trẻ sẽ là tác động mạnh đến sự thay đổihành vi và ý thức của cha mẹ và những thành viên trong gia đình

9 Ủy ban nhân dân các cấp

Trang 16

- Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình trong công tác chỉđạo, định hướng phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình và kiểmtra, giám sát thường xuyên để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện hiệu quả

- Thu thập và báo cáo thống kê về tình hình bạo lực gia đình và công tácphòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương

- Biện pháp về lâu dài với các địa phương vẫn là kết hợp PCBLGĐ vớiviệc xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội

- Cần coi việc phòng chống BLGĐ là một trong những mục tiêu, nộidung hoạt động của cả cộng đồng xã hội để có thể phân bổ được nguồn lực cầnthiết và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể

10 Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào thi đua “ khu dân cư không có tệ

nạn xã hội và không có bạo lực gia đình", hàng năm có tổng kết, đánh giáphong trào thi đua và biểu dương những nơi thực hiện tốt, phê bình những nơithực hiện chưa tốt phong trào này

III Hướng dẫn triển khai các hoạt động

1 Hướng dẫn xây dựng và duy trì Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững

1.1 Hướng dẫn thành lập câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững

- Xây dựng “Câu lạc xây dựng gia đình phát triển bền vững” tại các địa

bàn dân cư theo các cụm dân cư hoặc theo thôn, xúm, đội sản xuất với sốlượng thành viên thích hợp nhất từ 20 đến 25 gia đình, số tối thiểu 15 gia đình

và số tối đa không quá 30 gia đình trên 01 Câu lạc bộ

- Thành viên Câu lạc bộ: là những gia đình có nhu cầu tham gia sinh

hoạt để giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình

no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Các thành viên của gia đình đều có thểtham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, không giới hạn thành phần, độ tuổi, giới tính,nghề nghiệp, tín ngưỡng, dân tộc

- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: có từ 3 đến 5 thành viên bao gồm Chủ

nhiệm, Phó chủ nhiệm và thư ký Đây là những người có năng khiếu và khảnăng vận động quần chúng nhân dân, nhiệt tình và năng động trong công tác xãhội tại địa phương, có năng lực tổ chức và quản lý Tốt nhất ban chủ nhiệm là

Trang 17

những người thuộc thành viên của nhóm phòng, chống bạo lực gia đình hoặcnhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

- Uỷ ban Nhân dân xã/phường ra quyết định thành lập Câu lạc bộ, đồngthời bàn hành quy chế điều hành và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ với sự phâncông, phân nhiệm giữa các thành viên

- Địa điểm sinh hoạt: linh hoạt tuỳ theo thực tế từng địa bàn triển khai,

có thể tại trụ sở nhà văn hoá xã/phường, nhà thành viên Ban chủ nhiệm hoặcnhà các thành viên Câu lạc bộ

- Nội dung sinh hoạt: tham khảo bộ tài liệu gồm các chuyên đề dùng

trong sinh hoạt Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, tài liệu giáo dục đờisống gia đình do GFCD biên soạn và cung cấp

1 2 Hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động của CLB

1.2.1 Mẫu Quyết định thành lập Câu lạc bộ

NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /QĐ-UBND ……, ngày 31 tháng 01 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ….

Về việc thành lập Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Xét đề nghị của Ban điều hành dự án “Xây dựng năng lực địa phương trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình”

QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Thành lập Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững tại

thôn… gồm có các ông/bà sau đây:……

Điều 2 Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững hoạt động theo

quy chế được phê duyệt kèm theo Quyết định này

Trang 18

Điều 3 Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký Các ông/bà có tên tại Điều 1 Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Như điều 3;

- Ủy ban nhân dân huyện (để b/c);

- Ban điều hành dự án cấp huyện (để b/c)

- GFCD (để theo dõi);

- Lưu: VT.

…….

1.2.2 Mẫu quy chế hoạt động của CLB

Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững

(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về việc ban hành Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững).

Đối tượng tham gia câu lạc bộ

Đối tượng tham gia câu lạc bộ là các gia đình tự nguyện, có nhu cầukhông phân biệt giầu nghèo, có bạo lực hay không có, thường trú hay tạm trútại địa phương

Thời gian, địa điểm sinh hoạt và kinh phí hoạt động

Trang 19

- Đóng góp từ hội viên trên cơ sở họp thống nhất mức đóng góp hoặckhông Nếu thu phí thì mức đóng góp của hội viên không quá 5000đ/1 thànhviên/tháng.

- Sự ủng hộ của các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn

Các khoản chi cho hoạt động của câu lạc bộ

- Kinh phí hỗ trợ của dự án được sử dụng để chi chè, nước, bánh kẹo, thùlao cho báo cáo viên nói chuyện chuyên đề tại câu lạc bộ

- Kinh phí đóng góp từ hội viên hoặc huy động nguồn viện chợ cho câulạc bộ được sử dụng để: Thăm hỏi các hội viên trong các trường hợp: hiếu, hỷ,tai nạn và ốm đau; Khen thưởng các gia đình gương mẫu, các cháu học sinh;

Hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình;

Hỗ trợ con, cháu các thành viên do hoàn cảnh kinh tế khó khăn được tiếp tụchọc tập

Quyền và trách nhiệm

Đối với Ban chủ nhiệm

- Chuẩn bị địa điểm nội dung sinh hoạt

- Tổ chức duy trì sinh hoạt câu lạc bộ theo định kỳ

- Phản ánh nguyện vọng của hội viên với Ban điều hành dự án xã

- Chuẩn bị báo cáo sơ kết, tổng kết và xét đề nghị khen thưởng cho hội viên

- Đề xuất với Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho những thành viên củaCâu lạc bộ được vay vốn ưu đãi theo quy định của nhà nước để phát triểnkinh tế gia đình

- Theo dõi và bình xét khen thưởng cho Ban chủ nhiệm và hội viên ( kể cảviệc xét khai trừ hội viên)

Quyền lợi của hội viên

- Được tham gia sinh hoạt CLB

- Được cấp nhận các tài liệu sinh hoạt và tài liệu truyền thông

- Được ưu tiên vay vốn phát triển kinh tế gia đình

- Được thăm hỏi, động viên khi gia đình có hiếu, hỷ hoặc bản thân ốm đau

- Có trách nhiệm đóng góp trí tuệ xây dựng nơi dung ngày càng phong phú và

đa dạng

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế hoạt động của câu lạc bộ

Trách nhiệm của hội viên

- Tham gia sinh hoạt và đóng góp hội phí đầy đủ (nếu có quy định) Thực hiệntốt quy chế sinh hoạt của câu lạc bộ

Trang 20

- Có trách nhiệm đóng góp trí tuệ xây dựng nội dung sinh hoạt và hoạt độngcủa câu lạc bộ gia đình

Khen thưởng và kỷ luật

- Các hội viên câu lạc bộ gia đình có nhiều đóng góp, thành tích trong xây dựng

và hoạt động của câu lạc bộ được khen thưởng Hình thức và mức khen thưởng

do Ban chủ nhiệm quyết định

- Các hội viên không tham gia sinh hoạt đều và đóng góp hội phí theo quy định

sẽ bị Ban chủ nhiệm quyết định xoá tên khỏi danh sách hội viên

Ghi chú: Quy chế này chỉ mang tính gợi ý, căn cứ vào đặc điểm tình

hình, các địa phương tự xây dựng quy chế cho phù hợp với thực tế.

1.2.3 Kỹ năng lập kế hoạch

Lý do cần thiết phải lập kế hoạch:

- Kế hoạch đối với người quản lý Câu lạc bộ PCBLGĐ là bàn tay nối dàidẫn dắt các thành viên trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ hoàn thành tốt cácnhiệm vụ của mình Việc lập kế hoạch là quan trọng và cần thiết bởi vì nhờ kếhoạch mà Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ có thể:

+ Xác định mục tiêu, thực chất là làm rõ những mong muốn thay đổi màCâu lạc bộ PCBLGĐ hướng tới

+ Để sử dụng nguồn lực về tài chính, thời gian, trí tuệ, sức lực và tâmhuyết của Câu lạc bộ và các thành viên trong Câu lạc bộ một cách hiệu quảhơn

+ Để Câu lạc bộ có thể chủ động về thời gian, sắp xếp công việc theo thứ

tự ưu tiên trước sau và điều phối cung cấp các nguồn lực một cách hiệu quả kịpthời

+ Để Câu lạc bộ thu hút tối đa sự tham gia của mọi thành viên vào việcthực hiện thắng lợi các kế hoạch đã đề ra

+ Tạo cơ sở giúp chính quyền địa phương có căn cứ, tiêu chuẩn đốichiếu, so sánh trong các quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnhhoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững

Trang 21

+ Kế hoạch là công cụ quan trọng, không thể thiếu của Ban chủ nhiệmCâu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững Việc lập kế hoạch là một trong nhữngnhiệm vụ, chức năng cơ bản nhất của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình pháttriển bền vững.

Nêu một số yêu cầu cần chú ý khi lập kế hoạch?

Các yêu cầu chung đối với lập kế hoạch là phải đảm bảo cụ thể, có thể

đo lường được, thiết thực, khả thi và xác định về mặt thời gian Các yêu cầucần được làm rõ như sau:

- Yêu cầu về thời gian Cần xác định rõ thời gian của kế hoạch Kế hoạchhoạt động hàng năm, kế hoạch hàng quý, kế hoạch hàng tháng, kế hoạch tuần

Có thể hình dung kế hoạch như lịch hoạt động trong đó nêu rõ thực hiện mụctiêu nào, hoạt động nào trong khoảng thời gian bao lâu

- Yêu cầu về phạm vi Bản kế hoạch phải cho biết rõ phạm vi của hoạtđộng Có hoạt động có phạm vi rộng và có hoạt động có phạm vi hẹp, tuỳ theomục tiêu của hoạt động

- Yêu cầu về mục tiêu Quá trình lập kế hoạch phải đưa ra được các mụctiêu cụ thể, rõ ràng và có tính thuyết phục đối với các thành viên, các cơ quancấp trên và có tính khả thi trong quá trình triển khai

- Yêu cầu về tính khả thi Kế hoạch muốn triển khai được thì cần phảiđảm bảo có các nguồn lực đáp ứng kịp thời và đầy đủ

- Yêu cầu về tính hiệu quả Một kế hoạch có hiệu quả là xác định và thuhút được mọi người cùng tham gia từ khâu xây dựng đến khâu thực hiện kếhoạch, đặc biệt là phải huy động nam giới và phụ nữ cùng tham gia

Các loại kế hoạch hoạt động:

- Kế hoạch hàng năm: (thứ tự, loại hoạt động, mục đích, kết quả sẽ đạtđược, thời gian thực hiện, nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm, nhữngkhó khăn và vấn đề cần chú ý )

Trang 22

- Kế hoạch hàng quý (thứ tự, loại hoạt động, mục đích, kết quả sẽ đạtđược, thời gian thực hiện, nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm, nhữngkhó khăn và vấn đề cần chú ý).

- Kế hoạch hàng tháng (thứ tự, loại hoạt động, mục đích, kết quả sẽ đạtđược, thời gian thực hiện, nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm, nhữngkhó khăn và vấn đề cần chú ý)

Có thể trình bày tóm tắt một bản kế hoạch dưới dạng bảng dưới đây:

Bản mẫu kế hoạch hoạt động của câu lạc bộMục tiêu Nội dung

hoạt động

Thời gian hoạt động

Kinh phí Người chịu

trách nhiệm thựchiện

Kiểm tra đánh giá

Trang 23

1.2.4 Mẫu Biên bản sinh hoạt CLB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số người tham gia sinh hoạt ……/……… tổng số hội viên của CLB

Chủ đề sinh hoạt:………

………

……….Hình thức sinh hoạt:………Tóm tắt nội dung sinh hoạt:

- Nhận xét kết quả của buổi sinh hoạt………

Trang 24

3 Hướng dẫn thành lập nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình

3.1 Quyết định mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CỘNG HÒA, XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /QĐ-UBND ……, ngày 31 tháng 01 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ….

Về việc thành lập Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Xét đề nghị của Ban điều hành dự án “Xây dựng năng lực địa phươngtrong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình”

QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Thành lập nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tại xã… bao gồm

các ông/bà có tên kèm theo Quyết định này

Điều 2 Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động theo quy chế

được phê duyệt kèm theo Quyết định này

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Trưởng công an xã, Cán bộ tư pháp, các trưởng thôn, thành viên ban điều hành dự án tại xã, người dân trên và các ông/bà có tên tại Điều 1 Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Như điều 3;

- Ủy ban nhân dân huyện (để b/c);

- Ban điều hành dự án cấp huyện (để b/c)

- GFCD (để theo dõi);

- Lưu: VT.

DANH SÁCHNHÓM PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH XÃ……

Trang 25

( Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2010

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã )

( Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2010

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã …)

Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và trách nhiệm sau đây:

Điều 1 Chức năng:

Nhóm phòng chống bạo lực gia đình là lực lượng do Uỷ ban nhân dân

xã, thành lập và quản lý, có chức năng giúp Uỷ ban nhân xã ngăn chặn, canthiệp và giải toả các vụ bạo lực gia đình xảy ra trong địa bàn xã theo nhiệm vụ

và quyền hạn được giao

Điều 2 Nhiệm vụ:

1 Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tổ hồ giải, Tổ tư vấn và quần chúng

ở khu dân cư, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, can thiệp và giải tỏa những trườnghợp bạo lực gia đình xảy ra trong địa bàn được phân công

Trang 26

2 Phối hợp với Tổ hòa giải cơ sở, Tổ tư vấn thăm hỏi, động viên và nhắcnhở các gia đình dễ có nguy cơ xảy ra bạo lực, từ đó nắm bắt tình hình diễnbiến và can thiệp kịp thời khi có bạo lực xảy ra.

3 Thường trực và giữ liên lạc thường xuyên với các trưởng thôn trên địabàn; cán bộ các ban ngành, đoàn đoàn thể để tiếp nhận thông tin và can thiệp,giải cứu các nạn nhân bạo lực gia đình đến nơi an toàn

4 Phối hợp với lực lượng công an, dân phòng xã xây dựng kế hoạch và

tổ chức tuần tra, xem xét hàng ngày trong địa bàn được phân công Khi thấyxảy ra xung đột hoặc bạo lực trong gia đình thì kịp thời ngăn chặn, trongtrường hợp những vụ bạo lực nghiêm trong thì phải báo cáo ngay cho cơ quan

nghe tiếng kêu cứu, đánh đập, hàng xóm loan báo…)

2 Được phép cảnh cáo hoặc dựng áp lực để ngăn chặn những trường

hợp bạo lực đã xảy ra có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tínhmạng các thành viên trong gia đình

3 Được phép yêu cầu Công an xã phối hợp ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình, hỗ trợ công an xã trong việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo pháp luật

4 Có quyền yêu cầu quần chúng và các lực lượng khác có mặt nơi xảy ra

bạo lực hỗ trợ và phối hợp triển khai các biện pháp nghiệp vụ khi cần thiếtnhằm giải cứu nạn nhân tránh những hậu quả nghiêm trọng

Trang 27

3 Bằng mọi cách bảo vệ và sơ cứu, cấp cứu nạn nhân trong trường hợpnạn nhân bị đánh đập, hành hung gây thương tích nhằm giảm thiểu hậu quảnghiêm trọng có thể xảy ra.

4 Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã và pháp luật về nhữnghành động do mình quyết định

Điều 5 Một số quy định về hoạt động:

1 Tổng số thành viên của nhóm là 10 người và được trài đều đến cácthôn trong xã

2 Nhóm sau khi được thành lập phải có bảng phân công và lịch công tác

cụ thể

3 Hàng tháng nhóm Phòng chống bạo lực gia đình họp báo cáo tình hìnhhoạt động và trao đổi rút kinh nghiệm trong công tác hoạt động của nhóm vớiban điều hành dự án của xã

4 Khi phát hiện có bạo lực gia đình xảy ra, các thành viên nhóm Phòngchống bạo lực gia đình chủ động phối hợp với lực lượng công an, dân phòngtriển khai các phương án can thiệp, ngăn chặn kịp thời Nếu phát hiện thấy códấu hiệu của tội phạm thì phải báo ngay cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã đểbáo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Điều 7 Xử lý vi phạm:

1 Đối với các thành viên nhóm Phòng chống bạo lực gia đình:

- Thành viên của nhóm phòng, chống bạo lực gia đình nếu vi phạm hànhchính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì sẽ bị xử phạt theo quyđịnh của Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chínhphủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực giađình

- Thành viên nhóm phòng chống bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạmhành chính sẽ bị khai trừ ra khỏi nhóm Trưởng nhóm đề xuất thành viên khácthay để để Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định khai trừ và Quyết định

bổ sung thành viên nhóm

Trang 28

2 Tùy theo tính chất và mực độ, những trường hợp xúc phạm, đe dọa, trảthù hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động của nhóm Phòng chống bạo lực giađình thì bị xử phạt theo Nghị định 110/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hìnhsự.

Điều 8 Điều khoản thi hành:

Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành Các thành viênnhóm Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ của mình theo các quyđịnh cụ thể trên đây và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhândân xã về những hoạt động của mình theo nhiệm vụ được giao

4 Hướng dẫn thành lập Tổ tư vấn

4.1.Dự thảo quyết định mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ CỘNG HÒA, XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /QĐ-UBND ……, ngày 31 tháng 01 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ….

Về việc thành lập nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Xét đề nghị của Ban điều hành dự án “Xây dựng năng lực địa phươngtrong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình” xã

QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Thành lập nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia

đình tại xã… bao gồm các ông/bà có tên kèm theo Quyết định này

Điều 2 Nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình hoạt

động theo quy chế được phê duyệt kèm theo Quyết định này

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Trưởng công an xã, Cán bộ tư pháp, các trưởng thôn, thành viên ban điều hành dự án tại xã, người dân trên và các ông/bà có tên tại Điều 1 Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Trang 29

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Như điều 3;

- Ủy ban nhân dân huyện (để b/c);

- Ban điều hành dự án huyện (để b/c);

- GFCD (để theo dõi);

- Lưu: VT.

…….

DANH SÁCH NHÓM TƯ VẤN VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA

ĐÌNH XÃ……

(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2010

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã )

XÃ ……

(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2010

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã )

Trang 30

Nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình có chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

Điều 1 Chức năng:

Nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình là lực lượng

do Uỷ ban nhân dân xã, thành lập và quản lý, có chức năng giúp Uỷ ban nhân

xã thực hiện tư vấn và giải toả các vụ bạo lực gia đình xảy ra trong địa bàn xãtheo nhiệm vụ và quyền hạn được giao

Điều 2 Nhiệm vụ:

Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tổ hồ giải, nhóm phòng, chống bạo lựcgia đình, câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững và quần chúng ở tạithôn, xóm lập danh sách những đối tượng sắp kết hôn, đối tượng nghiện rượu,

ma túy, đánh bạc, đối tượng gây bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình đểtiến hành tư vấn về gia đình và bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật

Tham gia hòa giải các vụ bạo lực gia đình diễn ra trên địa bàn, trongtrường hợp tư vấn nếu phát hiện vụ bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thìphải bảo cáo ngay cho chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc Công an xã để xemxét giải quyết

4 Tham gia với nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, quần chúng và các lực lượng khác có mặt nơi xảy ra bạo lực triển khai các biện pháp nghiệp

vụ khi cần thiết nhằm giải cứu nạn nhân tránh những hậu quả nghiêm trọng

5 Người tham gia tư vấn được nhận thù lao hỗ trợ hàng tháng là50.000đ/người từ nguồn của dự án

Điều 4 Trách nhiệm:

Trang 31

1 Theo dõi, nắm bắt thông tin về những đối tượng cần được tư vấn vàđối tượng đã tư vấn.

2 Giữ bí mật về nhân thân đối tượng tư vấn trừ khi được sự đồng ý củangười được tư vấn hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

3 Bằng mọi cách bảo vệ và sơ cứu, cấp cứu nạn nhân trong trường hợpnạn nhân bị đánh đập, hành hung gây thương tích nhằm giảm thiểu hậu quảnghiêm trọng có thể xảy ra

4 Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã và pháp luật về nhữnghành động do mình quyết định

Điều 5 Một số quy định về hoạt động:

1 Tổng số thành viên của nhóm là 10 người và được trải đều đến cácthôn trong xã

2 Nhóm sau khi được thành lập phải có bảng phân công và lịch công tác

cụ thể

3 Hàng tháng nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đìnhhọp báo cáo tình hình hoạt động và trao đổi rút kinh nghiệm trong công táchoạt động của nhóm với ban điều hành dự án của xã

- Thành viên nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đìnhnếu bị xử lý vi phạm hành chính sẽ bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyếtđịnh khai trừ khỏi nhóm Trưởng nhóm đề xuất thành viên khác thay để Chủtịch Ủy ban nhân dân ra Quyết định bổ sung thành viên nhóm

Trang 32

2 Tùy theo tính chất và mực độ, những trường hợp xúc phạm, đe dọa, trảthù hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động của nhóm tư vấn về gia đình vàPhòng chống bạo lực gia đình thì bị xử phạt theo Nghị định 110/NĐ-CP hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 8 Điều khoản thi hành:

Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành Các thành viênnhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụcủa mình theo các quy định cụ thể trên đây và trực tiếp chịu trách nhiệm trướcChủ tịch Ủy ban nhân dân xã về những hoạt động của mình theo nhiệm vụđược giao

5 Mẫu Sổ tư vấn

5.1 Mẫu sổ theo dõi tư vấn

1 Ngày tháng tư vấn:……… ………

2 Người thực hiện tư vấn:……….

3 Địa điểm tư vấn:………

Trang 33

Theo dõi kết quả sau tư vấn

………

………

KÝ XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN TƯ VẤN

5.2 Mẫu Sổ theo dõi mã người được tư vấn

SỔ THEO DÕI MÃ SỐ NGƯỜI TƯ VẤN

Mã số theo dõi trong sổ tư vấn: ……….Thông tin về mã số tư vấn

1 Họ và tên người tư vấn: ………

7 Điều kiện kinh tế gia đình: ………

(giầu có, khá, trung bình, nghèo)

Trang 34

Ghi chú: Để đảm bảo bí mật thông tin, sổ ghi chép mã số người đến tư vấn

được cất cẩn thận và không cho người khác xem trừ chủ tịch ủy ban nhân dân xã.

6 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

6.1 Hướng dẫn thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP ĐỊA CHỈ TIN CẬY TẠI CỘNG ĐỒNG

Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì có 5 loại hình trợ giúpnạn nhân bạo lực gia đình đó là: Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở

tư vấn bạo lực gia đình; Cơ sở bạo trợ xã hội; Cơ sở y tế và địa chỉ tin cậy tạicộng đồng

Căn cứ vào điều kiện của xã triển khai dự án, việc thành lập các địa chỉtin cậy tại cộng đồng và tạm lánh tại cơ sở y tế là chuyện khả thi Tuy nhiêncho đến nay trên toàn quốc chưa có nhiều loại hình này, lý do các địa phươngchưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước

Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng là gì?

Khoản 1 Điều 30 Luật PCBLGĐ quy định “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

là cá nhân, tổ chức có uy tín, khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lựcgia đình tại cộng đồng dân cư”

Muốn thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thì cần những thủ tục gì?

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng chỉcần thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy, nơi đặt địa chỉ tin cậy vớiUBND cấp xã nơi đặt địa chỉ tin cậy

Làm sao để mọi người biết địa chỉ tin cậy tại cộng đồng để đến khi cần thiết?

Trách nhiệm của UBND xã phải lập danh sách và công bố các địa chỉ tincậy ở cộng đồng đến quần chúng nhân dân thông qua nhiều hình thức như loatruyền thanh, các cuộc họp, thông báo trên bảng tin tại khu dân cư…

Cá nhân, tổ chức là địa chỉ tin cậy cộng đồng có quyền lợi và nghĩa

vụ gì?

Cá nhân, tổ chức là địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được tập huấn về

PCBLGĐ; được bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong trường hợp cần thiết.

Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian tạm ở địa chỉ tin cậy có được thu phí hoặc tương đưng không?

Trang 35

Theo quy định của Nghị định 110/2009/NĐ-CP thì những người thànhlập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng không được phép thu bất kỳ khoản phí và chiphí nào của nạn nhân, việc thu phí hoặc tượng đương sẽ được coi là vi phạmhành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và bị xử phạt theo quyđịnh của Nghị định này.

Trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể ở địa phương thế nào?

Luật PCBLGĐ quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các

tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với UBND cùng cấp trong việctuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Căn cứ vào quy định của Luật, để làm gương trong công tác tuyêntruyền, Ban điều hành dự án cấp xã sẽ là những người đầu tiên đăng ký trởthành địa chỉ tin cậy cộng đồng, tiếp theo là vận động trưởng các ban ngành ởthôn của xã triển khai dự án đăng ký trở thành địa chỉ tin cậy cộng đồng

Ngoài các xã triển khai dự án, Ban điều hành cấp huyện chỉ đạo cho các

xã, thị trấn thuộc huyện thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng như hướng dẫntrên

6.2 Mẫu Sổ theo dõi hoạt động của địa chỉ tin cậy

THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐẾN TẠM LÁNH

Trang 36

Ngày mượn

Người cho mượn

Người mượn

Ngày trả

Người trả

Người nhận

8 Biểu mẫu báo cáo

MẪU BÁO CÁO

TÊN ĐƠN VỊ BÁO CÁO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày… tháng năm 20…

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN NĂM 20…

“Nâng cao năng lực địa phương trong phòng, chống bạo lực gia đình” tại

huyện …

Được sự hỗ trợ về tài chính của Đại sứ quán vương quốc Đan Mạch và

hỗ trợ kỹ thuận của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng

Trang 37

đồng, huyện… Đã được tiếp nhận dự án và triển khai các hoạt động từ tháng

Trên đây là báo cáo năm của ban điều hành dự án huyện…

Trân trọng gửi Trung Tâm Nghiên cứu Giời, Gia đình và Phát triển Cộngđồng để biết và theo dõi

9 Hướng dẫn xây dựng kế hoạch

XÂY DỰNG KHHĐ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Căn cứ xây dựng KHHĐ

Căn cứ pháp lý

- 1992: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

- 1995: Bộ luật dân sự

Trang 38

- 2000: Luật hôn nhân và gia đình

- 2007: Luật phòng chống bạo lực gia đình

- 2009: Luật người cao tuổi (số 39/2009/QH12)

- 2005: Chỉ thị 49-CT/TW về phát triển gia đình Việt Nam

- 2008: Chỉ thị về việc thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình số 16/2008/CT-TTg

- 2009: Nghị định 08/2009/NĐ-CP về thực hiện một số điều của luật phòng, chống BLGĐ

- 2009: Nghị định 110/2009 về xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ

- 2009: Thông tư 16/2009/TT- BYT hướng dẫn việc tiếp nhận chăm sóc

y tế và báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân BLGĐ tại cơ sở khám bệnh

Trách nhiệm của các bên liên quan

- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch

- Lao động xã hội

- Y tế

- Giáo dục, đào tạo

- Thông tin truyền thông

- Kế hoạch đầu tư

Trang 39

- Cụ thể: Thể hiện rõ cần làm gì, lúc nào, ở đâu và cho nhóm nào hưởng lợi

- Đo lường được: Đánh giá được thông qua các chỉ số định tính và định lượng

- Khả thi: Phù hợp với nguồn lực và có khả năng đạt được

- Phù hợp: Với chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan và luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Có khung thời gian: Xác định kết quả cần đạt được trong thời gian cụ thể

Bố cục của bản kế hoạch

- Những căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Mục đích, ý nghĩa việc thực hiện triển khai thực hiện kế hoạch và dự án cây dựng năng lực địa phương PCBLGĐ

- Mục tiêu kế hoạch

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

- Các giai đoạn thực hiện

- Nguồn lực

- Tổ chức thực hiện

- Chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra

- Khen thưởng kỷ luật

Tài liệu Hỏi – Đáp về một số nội dung cơ bản Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành

Câu 1 Bạo lực gia đình là gì? Có mấy hình thức bạo lực gia đình? Hình thức bạo lực nào khó phát hiện ? Vì sao?

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng, chống bạo lực giađình năm 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổnhại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thànhviên khác trong gia đình

- Hiện nay, ở Việt Nam bạo lực gia đình được chia thành 4 hình thức đólà: bạo lực thể xác; bạo lực tinh thần; bạo lực kinh tế; bạo lực tình dục

Trong 4 hình thức bạo lực gia đình hiện nay, bạo lực tình dục khó pháthiện nhất vì nếu nạn nhân không nói ra thì không phát hiện được

Câu 2 Nạn nhân bạo lực gia đình là ai? Ai dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình? Nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền gì?

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số

143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL, thì nạn nhân bạo lực gia đình là người đã hoặc đang bị một hoặc nhiều hành vi bạo lực được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do thành viên gia đình gây ra.

Trang 40

- Nạn nhân của bạo lực gia đình thường là những người yếu thế trong giađình Đó là: phụ nữ, người già, người tàn tật và trẻ em là nhóm đối tượng dễ trởthành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Khi bị bạo lực gia đình nạn nhân bạo lực gia đình cần:

- Cần bình tĩnh và chạy đến nơi an toàn để tạm lánh nạn, trong trườnghợp không thoát được sự kiểm soát của người gây bạo lực thì tìm mọi cách đểthông tin cho người khác biết về tình trạng bạo lực của mình để được giúp đỡ(như gọi điện, kêu cứu, …)

- Thông báo về tình hình bạo lực gia đình của mình cho người thân, cộngđồng và chính quyền biết để được hỗ trợ, giúp đỡ

- Để bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, Luật phòng, chống bạo lựcgia đình đã quy định về các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tínhmạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn,bảo vệ hoặc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lựcgia đình;

- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tinkhác theo quy định của Luật này

Câu 3 Ở thôn anh chị có Địa chỉ tin cậy không? Đó là ai? Nạn nhân tạm lánh ở địa chỉ tin cậy cộng đồng được hưởng những chế độ gì? Người tham gia là địa chỉ tin cậy được hưởng quyền lợi gì?

- Nêu cụ thể danh sách địa chỉ tin cậy ở thôn hoặc xã

- Nạn nhân của bạo lực gia đình tạm lánh ở địa chỉ tin cậy cộng đồngđược pháp luật bảo vệ được hưởng tiền ăn trong thời gian tối đa 3 ngày/1 lầntạm lánh với mức hỗ trợ 40.000đ/ngày ở địa bàn nông thôn và 50.000đ/ngày ởđịa bàn đô thị (Theo thông tư liên tịch số 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL)

- Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật PCBLGĐ, cá nhân được

Ủy ban nhân dân xã công bố là địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được tổ chức tậphuấn về phòng, chống bạo lực gia đình và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồngtrong trường hợp cần thiết Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư liên tịch số143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL thì địa chỉ tin cậy được hỗ trợ tủ thuốc vàcác loại bông, băng, thuốc sát trùng đặt tại địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, mứcchi tối đa không quá 200.000 đồng/năm

Câu 4 Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả gì?

Ngày đăng: 10/04/2014, 09:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỊA PHƯƠNG PHềNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐèNH - Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình
SƠ ĐỒ DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỊA PHƯƠNG PHềNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐèNH (Trang 13)
Hình thức sinh hoạt:…………………………………………………………… - Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình
Hình th ức sinh hoạt:…………………………………………………………… (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w