Mẫu Quy chế hoạt động của nhóm tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Trang 29 - 32)

III. Hướng dẫn triển khai các hoạt động

4.2.Mẫu Quy chế hoạt động của nhóm tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình

3. Hướng dẫn thành lập nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình

4.2.Mẫu Quy chế hoạt động của nhóm tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình

ĐÌNH XÃ……

(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ...)

TT HỌ VÀ TÊN ĐỊA CHỈ PHÂN CÔNG

CHỨC VỤ 11. Trưởng nhóm 12. Phó nhóm 13. Thành viên 14. Thành viên 15. Thành viên 16. Thành viên 17. Thành viên

4.2. Mẫu Quy chế hoạt động của nhóm tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình đình

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

NHÓM TƯ VẤN VỀ GIA ĐÌNH VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH XÃ ……

(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ...)

Nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

Điều 1. Chức năng:

Nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình là lực lượng do Uỷ ban nhân dân xã, thành lập và quản lý, có chức năng giúp Uỷ ban nhân xã thực hiện tư vấn và giải toả các vụ bạo lực gia đình xảy ra trong địa bàn xã theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Điều 2. Nhiệm vụ:

Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tổ hồ giải, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ xây dựng gia đình phát triển bền vững và quần chúng ở tại thôn, xóm lập danh sách những đối tượng sắp kết hôn, đối tượng nghiện rượu, ma túy, đánh bạc, đối tượng gây bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình để tiến hành tư vấn về gia đình và bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Tham gia hòa giải các vụ bạo lực gia đình diễn ra trên địa bàn, trong trường hợp tư vấn nếu phát hiện vụ bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì phải bảo cáo ngay cho chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc Công an xã để xem xét giải quyết.

Điều 3. Quyền hạn:

1. Có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ nạn nhân, người đến tư vấn, nơi thực hiện tư vấn.

2. Có quyền yêu cầu người gây bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và hỗ trợ giúp đỡ chăm sóc, cấp cứu nạn nhân trong trường hợp cần thiết.

4. Tham gia với nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, quần chúng và các lực lượng khác có mặt nơi xảy ra bạo lực triển khai các biện pháp nghiệp

vụ khi cần thiết nhằm giải cứu nạn nhân tránh những hậu quả nghiêm trọng. 5. Người tham gia tư vấn được nhận thù lao hỗ trợ hàng tháng là 50.000đ/người từ nguồn của dự án.

1. Theo dõi, nắm bắt thông tin về những đối tượng cần được tư vấn và đối tượng đã tư vấn.

2. Giữ bí mật về nhân thân đối tượng tư vấn trừ khi được sự đồng ý của người được tư vấn hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Bằng mọi cách bảo vệ và sơ cứu, cấp cứu nạn nhân trong trường hợp nạn nhân bị đánh đập, hành hung gây thương tích nhằm giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

4. Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã và pháp luật về những hành động do mình quyết định.

Điều 5. Một số quy định về hoạt động:

1. Tổng số thành viên của nhóm là 10 người và được trải đều đến các thôn trong xã.

2. Nhóm sau khi được thành lập phải có bảng phân công và lịch công tác cụ thể.

3. Hàng tháng nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình họp báo cáo tình hình hoạt động và trao đổi rút kinh nghiệm trong công tác hoạt động của nhóm với ban điều hành dự án của xã.

Điều 7. Xử lý vi phạm:

1. Đối với các thành viên nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình:

- Thành viên của nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thành viên nhóm tư vấn về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính sẽ bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định khai trừ khỏi nhóm. Trưởng nhóm đề xuất thành viên khác thay để Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra Quyết định bổ sung thành viên nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tùy theo tính chất và mực độ, những trường hợp xúc phạm, đe dọa, trả thù hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động của nhóm tư vấn về gia đình và Phòng chống bạo lực gia đình thì bị xử phạt theo Nghị định 110/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 8. Điều khoản thi hành:

Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các thành viên nhóm tư vấn về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ của mình theo các quy định cụ thể trên đây và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về những hoạt động của mình theo nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình (Trang 29 - 32)