1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu

38 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 540 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu của cải hoặc thực hiện quá trình kinh doanh thì vấn đề lao động của con người là vấn đề không thể thiếu được, lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất cũng như trong việc kinh doanh. Những người lao động làm việc cho người sử dụng lao động, họ đều được trả công hay nói cách khác đó chính là thù lao mà người lao động được hưởng khi mà họ bỏ ra sức lao động của mình.Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ được trả đúng theo sức lao động họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra.Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy việc xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết.Em xin chân thành cám ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cũng như sự nhiệt tình của Ban Giám đốc và các anh, chị trong Công ty, đặc biệt là Phòng Kế toán, đã giúp em hoàn thành được đề tài này.

Trang 1

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

tại Công ty TNHH TM Thành Hiếu

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bất cứ một xã hội nào, nếu muốn sản xuất ra vật liệu của cải hoặc thực hiệnquá trình kinh doanh thì vấn đề lao động của con người là vấn đề không thể thiếu được,lao động là một yếu tố cơ bản, là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất cũng nhưtrong việc kinh doanh Những người lao động làm việc cho người sử dụng lao động, họđều được trả công hay nói cách khác đó chính là thù lao mà người lao động được hưởngkhi mà họ bỏ ra sức lao động của mình

Đối với người lao động tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó lànguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình Do đótiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họđược trả đúng theo sức lao động họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất laođộng khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trảthấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra

Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phốicủa cải vật chất do chính người lao động làm ra Vì vậy việc xây dựng thang lương, bảnglương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thunhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiềnlương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần tráchnhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết

Em xin chân thành cám ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cũng như

sự nhiệt tình của Ban Giám đốc và các anh, chị trong Công ty, đặc biệt là Phòng Kế toán,

đã giúp em hoàn thành được đề tài này

Trang 2

+ Địa chỉ: Khóm 4, Thị Trấn Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh, Tp Trà Vinh

+ Điện Thoại: 0743 614567, Fax: 0743.614678

Công Ty TNHH TM Thành Hiếu là một doanh nghiệp 100% vốn của tư nhânđược thành lập theo giấy phép đầu tư quyết định số: 02/GP-TV ngày 26 tháng 05 năm

Trang 3

1.2 Tình hình phát triển

Công ty TNHH TM Thành Hiếu là một công ty có tư cách pháp nhân, hạch toánđộc lập, doanh nghiệp có con dấu riêng để giao dịch với khách hàng Sau khi nhận đượcchứng nhận đăng ký kinh doanh công ty đã không ngừng hoạt động tích cực trong kinhdoanh nghiên cứu và nắm vững nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng và sựphát triển của xã hội để thực hiện việc cung cấp sản phẩm đến với người tiêu dùng Cùng

nổ lực phục vụ ngày càng cao, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng

1.3 Tình hình hoạt động của công ty

Công ty chuyên kinh doanh xe gắn máy do công ty Honda Việt Nam luôn chuyểnđổi phong cách kiểu dáng theo sự ưa chuộng và yêu thích của khách hàng Với đội ngũnhân viên nhiệt tình và được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực xe gắn máy như: lắpráp, sữa chữa, thiết kế xe, mẫu xe…theo nhiều chủng loại khác nhau và phong cách mới

mẻ hơn

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Đứng đầu công ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của công

ty, dưới sự quản lý của Giám Đốc là các bộ phận: Bộ phận bán hàng, bộ phận hành chính,

bộ phận phụ tùng, bộ phận dịch vụ, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kỹ thuật…

Trong bộ phận hành chính có các quy chế về: Quy chế tài chính, quy chế tuyểndụng đào tạo nâng bậc lương, nâng bậc lao động, nội quy lao động chấm công lao độngcủa nhân viên

Chương 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

2.1 Kế toán tiền lương:

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ

ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối

Trang 4

Tiền lương của người lao động được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng

và chất lượng lao động của mỗi người Tiền lương hình thành có tính đến kết quả của cánhân, của tập thể và của xã hội, nó quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện lợi ích của cánhân người lao động Qua mối quan hệ phụ thuộc này cho phép thấy được vai trò của tiềnlương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chiphí cấu thành nên giá trị của các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất

ra, do đó các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, tăngtích lũy cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động

2.2 Các khoản trích theo lương:

2.2.1 Bảo hiểm xã hội:

Là khoản tiền mà người lao động được hưởng trong trường hợp nghỉ việc do ốmđau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, khó khăn…Để được hưởng khoản trợcấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuấtkinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định

Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lươngcấp bậc phải trả hằng tháng (16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 6% còn lại dongười lao động đóng góp)

2.2.2 Bảo hiểm y tế:

Là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng gópcủa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội, để tăng cường chất lượng trong công tác khámbệnh, chữa bệnh

Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lươngcấp bậc (trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% còn lại do người laođộng đóng góp )

Trang 5

2.2.3 Bảo hiểm thất nghiệp:

Là khoản tiền do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp để sử dụngkhi người lao động bị thất nghiệp và trong thời gian tìm việc mới Doanh nghiệp phải mở

sổ chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng BHTN

Theo quy định của pháp luật thì quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ

lệ 2% trên tổng quỹ lương (trong đó bao gồm 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và1% còn lại trừ vào lương của nhân viên)

Tuy vậy, chính sách này cũng đã được đề cập tới trong Luật Bảo hiểm xã hội đượcQuốc hội thông qua vào cuối tháng 6.2006 và được cụ thể hóa bằng Nghị định 127 củaChính phủ ra ngày 12.12.2008

Đối tượng được nhận BHTN là công dân VN làm việc theo hợp đồng lao độnghoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thờihạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng với người sử dụng LĐ có từ 10 LĐ trở lên.Điều kiện để được hưởng BHTN là phải đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định củapháp luật; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng laođộng và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao độngtheo quy định

2.2.4 Kinh phí công đoàn:

Là khoản tiền để duy trì hoạt động các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấptrên Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống của ngườilao động Quỹ này hình thành bằng cách trích 2% trên tổng số lương phải trả cho ngườilao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị Quỹ này do cơ quancông đoàn quản lý

2.3 Trả lương theo thời gian:

làm việc thực tế

- Ưu điểm: rất đơn giản, dễ tính toán

Trang 6

- Nhược điểm: chưa chú ý đến chất lượng lao động, đồng thời chưa gắn với kết quả laođộng cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất laođộng

Hình thức này được áp dụng đối với những công việc chưa định mức được, côngviệc tự động hóa cao, đòi hỏi chất lượng cao

2.3.2 Các loại tiền lương theo thời gian:

- Tiền lương tháng: là tiền trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động

Công thức: Lương tháng = Mức lương cơ bản (290,000đ) × [hệ số lương + tổng hệ

số phụ cấp (nếu có)]

- Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc

Tiền lương tháng × 12 tháng

Tiền lương tuần = 52 tuần

-Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc

Tiền lương tháng Tiền lương ngày = 26 ngày

Ví dụ: Một nhân viên có tiền lương tháng là 520,000đ/tháng Mức lương ngày =520,000/26 = 20,000đ; Anh ta làm việc 20 ngày trong tháng 8 nên tiền lương trong tháng

8 của anh ta là: 20,000 × 20 = 400,000đ

- Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc

Tiền lương ngày

Tiền lương giờ = 8 giờ

- Tiền lương theo thời gian giản đơn: căn cứ vào thời gian làm việc, mức lương cơ bản,các khoản phụ cấp để tính trả cho người lao động

Trang 7

- Tiền lương theo thời gian có thưởng: hình thức này nhằm kích thích người lao độngtăng năng suất, chất lượng sản phẩm và chú ý đến khối lượng công việc được giao Đây

là hình thức tiền lương theo thời gian kết hợp với tiền thưởng Tiền lương theo thời gian

có thưởng được chia làm hai bộ phận rõ rệt :

Lương theo thời gian giản đơn gồm lương cơ bản và phụ cấp theo chế độ khi hoànthành công việc và đạt yêu cầu về chất lượng

Thưởng là khoản chi trả cho người lao động khi họ vượt mức hoặc giảm tỷ lệ phếphẩm hay hoàn thành xuất sắc công việc được giao

Áp dụng cho mọi đối tượng, trừ những người làm việc theo sản phẩm, theo địnhmức, lương khoán hoặc trả lương theo thời gian làm việc không ổn định như: làm việctrên các phương tiện vận tải đường bộ (kể cả lái xe con), đường sông, đường biển vàđường hàng không, thu mua hải sản, nông sản, thực phẩm…

+ Khi làm thêm giờ vào ngày bình thường:

Tltg = tiền lương giờ × số giờ làm thêm × 150%

+ Khi làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ:

Tltg = tiền lương giờ × số giờ làm thêm × 200%

Nếu có nghỉ bù giờ làm thêm, người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênhlệch bằng :

* 50% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường nếu làm thêm giờ vào ngàybình thường

* 100% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường, nếu làm thêm giờ vàongày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ

CP)

Tiền lương trả thêm = tiền lương giờ × số giờ làm việc × ít nhất 30% hoặc 35%

Trang 8

Tiền lương giờ: theo Khoản 1, Điều 5, Nghị Định số 197/CP

* 35%: mức ít nhất bằng 35%, áp dụng cho trường hợp làm việc liên tục vào banđêm từ 8 ngày trở lên trong 1 tháng, không phân biệt hình thức trả lương

* 30%: mức ít nhất bằng 30%, áp dụng cho các trường hợp làm việc vào ban đêmcòn lại, không phân biệt hình thức trả lương

2.4 Trả lương theo sản phẩm:

2.4.1 Khái niệm – hình thức :

Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sảnphẩm làm ra Hình thức này thể hiện thù lao lao động được chi trả cho người lao độngdựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầuchất lượng đã quy định sẵn

Việc trả lương theo sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải xác định và giao định mức một cách chính xác cho người lao động Tùy theo thực

tế mỗi xí nghiệp sẽ áp dụng đơn giá sản phẩm khác nhau

- Tổ chức nghiệm thu và thống kê sản phẩm kịp thời, chính xác, kiên quyết loại bỏ nhữngsản phẩm không đạt chất lượng trong khi tính lương

- Phải đảm bảo công bằng tức là những công việc giống nhau, yêu cầu chất lượng giốngnhau thì đơn giá và định mức sản phẩm phải thống nhất ở bất kỳ phân xưởng nào, ca làmviệc nào

Ưu điểm của hình thức trả lương này là gắn thu nhập của người lao động với kếtquả họ làm ra, do đó có tác dụng khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động

Trang 9

2.4.2 Các hình thức tiền lương theo sản phẩm :

- Tiền lương sản phẩm trực tiếp: hình thức này được áp dụng đối với những công nhântrực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính chất độc lập, có thể định mức, kiểm tra,nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt

Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếptheo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng qui cách, phẩm chất và đơn giá sản phẩm đãđược qui định

Công thức: Li = Qi × Đg

Trong đó:

+ Li là tiền lương thực tế của công nhân i lãnh trong tháng

+ Qi là số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng của công nhân i

+ Đg là đơn giá sản phẩm

+ Đs là định mức sản lượng

Tổng thời gian làm việc (ca hay ngày)

Đs = Thời gian tạo ra một sản phẩm

Mức lương tháng theo tay nghề × (100 + k )

Đg = Đs × 100 × 26

Ví dụ: Một người thợ có tay nghề bậc 4, sản xuất được 700 sản phẩm trong tháng,biết tổng thưởng của anh ta chiếm 20% tổng tiền lương, tiền lương thợ bậc một là100,000; hệ số lương giữa thợ bậc 1 và thợ bậc 4 là 1:1.4 ; định mức sản lượng là 20 sảnphẩm trong một ca

Công thức:

Lspgt = Sl thực tế do cntt sx mà công nhân này phục vụ ×Đơn giá lương gián tiếp

Trang 10

Mức công nhân chính ( 100 + k )

Đơn giá lương gián tiếp = N × đs × 26 × 100

+ Lspgt: lương sản phẩm của công nhân gián tiếp;

+ K: tổng các khoản phụ cấp ngoài lương;

+ N: Số công nhân phục vụ;

+ Đs: định mức sản lượng của 1 cộng nhân trực tiếp;

+ 26 là số ngày làm việc bình quân trong tháng

Ví dụ: Một công nhân quản lí máy móc một phân xưởng may có mức lương chính

là 200,000đ; tổng các khoản phụ cấp chiếm 20% tiền lương chính

Công nhân này phục vụ 5 công nhân sản xuất có số sản phẩm sản xuất ra trongtháng như sau :

ĐMSL Đs = 20 sp/ca, 2 công nhân sản xuất đạt 100% đs, 2 công nhân sản xuất đạt120% đs, 1 công nhân sản xuất đạt 140% đs Vậy lương gián tiếp được tính như sau: 200,000 ( 100 + 20 ) Đg lương gián tiếp = 5 × 26 × 20 × 100 = 92.3 đ/sp

Tổng số sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất là:

(20 × 100% × 2) + (20 × 120% × 2) + (20 × 140% × 1) = 116 sp

Lspgt = 116 × 92.3 × 26 = 278,337đ

- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: đây là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp vớihình thức tiền thưởng khi nhân viên có số lượng sản phẩm thực hiện trên định mức quiđịnh Hình thức này áp dụng các đơn giá khác nhau:

* Đối với những sản phẩm thuộc định mức: áp dụng đơn giá sản phẩm được xâydựng ban đầu

* Đối với những sản phẩm vượt định mức: áp dụng đơn giá cao hơn đơn giá banđầu

- Trả lương khi làm thêm giờ: sau khi hoàn thành định mức số lượng, chất lượng sảnphẩm tính theo giờ chuẩn (giờ tiêu chuẩn theo quy định tại điều 3, Nghị Định số 195/CP,ngày 31/12/1994 của Chính Phủ) Nếu người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêmngoài định mức giờ tiêu chuẩn, được tăng thêm:

+ 50% nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày thường

Trang 11

+ 100% nếu sản phẩm được làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, vào ngày lễ

- Trả lương làm việc ban đêm: áp dụng đối với người lao động đựơc trả lương theo sảnphẩm, lương khoán nếu làm việc vào ban đêm Đơn giá tiền lương được tăng thêm ít nhất30% hoặc 35% so với đơn giá tiền lương làm việc ban ngày

2.5 Trả lương khoán:

Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng

người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán Tiền lương khoán được ápdụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thànhtrong một thời gian nhất định

Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người

lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt đượcyêu cầu chất lượng đã qui định

* Ưu điểm : Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả laođộng cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động

2.6 Tiền thưởng - phúc lợi – phụ cấp:

Hiện nay, các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi được Nhà Nướcrất chú trọng và thanh toán một cách một cách rõ ràng, cụ thể như sau:

2.6.1 Tiền thưởng :

Doanh nghiệp việc trích thưởng từ lợi nhuận còn lại (sau khi đã hoàn thành nghĩa

vụ với Nhà Nước) để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ một nămtrở lên Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với ngườilao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn

Có các hình thức thưởng sau đây:

- Thưởng năng suất, chất lượng: Áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức độtrung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

Trang 12

- Thưởng tiết kiệm: Áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư,nguyênliệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn đảm bảo chất luợng theo yêucầu

- Thưởng sáng kiến: Áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, tìm

ra các phương pháp mới có tác dụng làm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thànhhoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

- Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: Áp dụng khidoanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chia một phầntiền lời dưới dạng tiền thưởng Hình thức này được áp dụng trả cho nhân viên vào cuốiquý, sau nửa năm hoặc cuối năm tùy theo cách thức tổng kết hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

- Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới: Áp dụng cho cácnhân viên tìm thêm được các địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, ký kết thêmđược hợp đồng cho doanh nghiệp hoặc có các hoạt động khác có tác dụng làm tăng lợinhuận của doanh nghiệp

- Thưởng đảm bảo ngày công: Áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày côngvượt mức quy định của doanh nghiệp

- Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp: Áp dụng khi người lao động cóthời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt quá một thời gian nhất định

Ví dụ: 25 hoặc 30 năm hoặc khi người lao động có những hoạt động rõ ràng đãlàm tăng uy tín của doanh nghiệp

tế, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợcấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn, quà tặng

Trang 13

của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhânviên…

2.6.3 Phụ cấp :

Theo Điều 4, Nghị định số 26/CP ngày 23/6/93 quy định các khoản phụ cấp lươngcủa người lao động trong các doanh nghiệp bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại -nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụcấp lưu động, phụ cấp làm thêm giờ

Mục III, thông tư số 23/LĐTBXH –TT ngày 7/7/93 hướng dẫn thực hiện phụ cấpđộc hại, nguy hiểm quy định những ngành nghề, công việc hoặc nơi làm việc có mộttrong những điền kiện sau đây thì được xem xét áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm: tiếpxúc trực tiếp với chất độc-khí độc, làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếudưỡng khí, làm việc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh, những công việc phát sinhtiếng ồn lớn, treo người trên cao, làm việc ở những nơi có phóng xạ, làm việc ở môitrường dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh…

* Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm:

Mục I, II, III, IV thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 7/7/1993 hướng dẫn thực hiệnphụ cấp độc hại, nguy hiểm Quy định phụ cấp độc hại nguy hiểm gồm 4 mức: 0.1; 0.2;0.3 và 0.4 so với mức lương tối thiểu được quy định như sau:

* Phương thức trả phụ cấp độc hại nguy hiểm:

Tính theo thời gian làm việc thực tế trong tháng mà doanh nghiệp tính toán trả phụcấp độc hại theo mức độ

Trang 14

2.7 Kế toán các khoản phải trả công nhân viên :

để phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của công ty về tiền lương, tiền công,tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công ty Nội dung

và kết cấu của TK 334:

SDĐK: phản ánh số tiền đã trả lớn hơn

số phải trả về tiền lương , tiền công, tiền

thưởng và các khoản khác cho người lao

động tồn đầu kỳ

SDĐK: Các khoản tiền lương, tiền công,

tiền thưởng có tính chất lương và cáckhoản khác còn phải trả cho người laođộng tồn đầu kỳ

- Các khoản tiền lương, tiền công,

tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và

các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước

cho người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tínhchất lương, BHXH vàcáckhoản khác phải trả, phải chi cho ngườilao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền

công của người lao động

Trang 15

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

SDCK: phản ánh số tiền đã trả lớn hơn

số phải trả về tiền lương , tiền công, tiền

thưởng và các khoản khác cho người lao

động

SDCK: Các khoản tiền lương, tiền công,

tiền thưởng có tính chất lương và cáckhoản khác còn phải trả cho người laođộng

NỢ 334

CÓ (111, 112,338 …)

2.7.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp :

- Tiền thưởng từ quỹ Khen thưởng TK 353

- Các khoản thanh toán cho công nhân viên TK 111, TK 112

- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất TK 622

- Các khoản khấu trừ vào lương TK 334, TK 338, TK 141, TK 138

- Tiền lương công nhân phục vụ và quản lý sản xuất TK 627

- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp TK 3335

- Tiền lương nhân viên bán hàng TK 641

- Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp TK 642

2.8 Kế toán các khoản trích theo lương :

phản ánh tình hình lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp, kinh phí công đoàn Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 như sau: kinh phí côngđoàn (TK 3382), bảo hiểm xã hội (TK 3383), bảo hiểm y tế (TK 3384), bảo hiểm thấtnghiệp (TK 3389)

NỢ TK 338

Trang 16

CÓ TK 111, 112

- BHXH phải trả CNV: bao gồm các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh,khấu trừ vào lương của công nhân và các khoản phải trả khác

Sơ đồ kế toán “TK 338: phải trả khác”

- Chi kinh phí công đoàn tại DN

- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù

- Khoản BHXH và KPCĐ đã nộp lên cơ

quan quản lý cấp trên

- Chi mua BHYT cho người lao động

2.8.2 Định khoản nghiệp vụ phát sinh :

(1) Khi tạm ứng lương cho người lao động, căn cứ số tiền thực chi phàn ánh số tiền chitạm ứng, kế toán ghi:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

Trang 17

(2) Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế toán xácđịnh số tiền lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí của các đối tượng có liênquan:

Nợ TK 241 : Đối với tiền lương trả cho bộ phận XDCB

Nợ TK 622 : Đối với công nhân trực tiếp sản xuất

Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 : Đối với công nhân phục vụ và quản lý tại phân xưởng

Nợ TK 641 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận bán hàng

Nợ TK 642 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận quản lý DN

Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả

Ghi chú : số tiền ghi Bên Nợ của các TK trên bao gồm : Tiền lương chính, tiềnlương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viênphục vụ và quản lý phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN

(3) Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ lệ tríchBHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ:

Nợ TK 622 : 22% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX

Nợ TK 627 : 22% trên tổng tiền lương phải trả cho CN phục vụ và QLPX

Nợ TK 641 : 22% trên tổng tiền lương phải trả cho NV bộ phận bán hàng

Nợ TK 642 : 22% trên tổng tiền luơng phải trả cho NV bộ phận QLDN

Nợ TK 334 : 8,5% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng

Có TK 3382 : 2% trên tổng tiền lương phải trả trong tháng

Có TK 3383 : 22% trên tổng tiền lương phải trả trong tháng

Có TK 3384 : 4,5% trên tổng tiền lương phải trả trong tháng

Có TK 3389 : 2% trên tổng tiền lương phải trả trong tháng

(4) Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng:

Nợ TK 353

Có TK 334

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng

Trang 18

Có TK 1388 : Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác

(7) Khi tính thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà nước theo quyđịnh :

(10) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá :

- Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 334 : Tổng giá trị thanh toán

Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa thuế)

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Trang 19

- Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 334 : Tổng giá trị thanh toán

Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ (giá có thuế)

(11) Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

2.9 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất :

Hàng năm, người lao động trong danh sách các đơn vị được nghỉ một số ngàyphép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương Trong thực tế, việc nghỉ phép củangười công nhân sản xuất không đồng đều giữa các tháng trong năm Do đó, để việc chitrả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm đột biến tăng lên, tính đúngkết quả tài chính của đơn vị, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép vàphân bổ đều vào chi phí của các kỳ hạch toán

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất = Tiền lương chínhphải trả cho công nhân sản xuất (hàng tháng) × Tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép

2.9.1 Tài khoản sử dụng: TK 335 “Chi phí phải trả”

Ngày đăng: 09/04/2014, 21:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ kế toán “TK 338: phải trả khác” - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
Sơ đồ k ế toán “TK 338: phải trả khác” (Trang 16)
BẢNG CHẤM CÔNG BẢNG CHẤM CÔNG 03/2010 - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
03 2010 (Trang 25)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG 03/2010 - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
03 2010 (Trang 26)
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 26)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 28)
BẢNG LƯƠNG HEAD1 30/04/10 - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
1 30/04/10 (Trang 28)
BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM THÁNG 04/2010 - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
04 2010 (Trang 29)
BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM - Báo cáo kế toán tiền lương nghiên cứu về Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH TM Thành hiếu
BẢNG THANH TOÁN BẢO HIỂM (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w