1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng vấn đề áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững ở việt nam

19 2,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 425,71 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển lâm nghiệp, quan niệm “Quản lý rừng bền vững”ở Việt nam mới được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20.Từ đó đến nay, vấn đề quản lý rừng bền

Trang 1

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP DỤNG CHỨNG CHỈ

RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở

VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trần Minh Trí Hồ Tá Phú

Lê Thúc Lân Nhóm : N01

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề:

Tài nguyên Thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng không chỉ là một vấn đề của riêng Việt Nam mà là của toàn nhân loại Phát triển nền kinh tế Lâm nghiệp bền vững không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội mà còn góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững Những năm gần đây do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa v.v… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể

Ngày nay trong bối cảnh nhân loại đang trong quá trình hội nhập quốc tế Việt Nam hội nhập WTO, chúng ta có thêm rất nhiều cơ hội để phát triển đất nước, song những thách thức mà công cuộc hội nhập đem lại cũng không nhỏ, một trong số đó là vần đề môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động sản xuất tràn lan, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Không khó để chúng ta nhận ra rằng một thập kỷ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm đất, không khí, nước, tài nguyên thiên nhiên sụt giảm nghiêm trọng…Môi trường đang kêu cứu từng ngày,

cả xã hội đang lên tiếng từng giờ vì một hành tinh xanh Vấn đề môi trường trở nên nóng hơn bao giờ hết và vai trò vệ sinh của rừng lại được đặt ra một cách cấp thiết nhất

Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển

Trong quá trình phát triển lâm nghiệp, quan niệm “Quản lý rừng bền vững”ở Việt nam mới được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20.Từ đó đến nay, vấn đề quản lý rừng bền vững luôn là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt nam Mặt khác, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường là “Chứng chỉ rừng” Tại một vài địa phương đang được thí điểm cấp

2

Trang 3

chứng chỉ cho một số chủ rừng Kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam được mô tả một cách có hệ thống; trong đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các chính sách; những khó khăn trở ngại và bài học được rút ra trong quá trình thực hiện quản

lý rừng bền vững Theo đó là những kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững Phần cuối cùng của tài liệu này đề cập đến viễn cảnh của quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội Để đạt được mục tiêu đó vấn đề đặt

ra là chúng ta phải quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng một cách lâu dài, có tính tái tạo, không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh thái của rừng cũng như không làm giảm sự

đa dạng sinh học của rừng

Trên cơ sở đó “Chứng chỉ rừng” (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trườn xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học

Từ những lý do trên trong quá trình học tập môn Kinh tế Nông nghiệp tôi đã chọn

nghiên cứu đề tài “ Thực trạng vấn đề áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền

vững ở Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam;

- Phân tích đánh giá những yếu tố tác động đến việc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Việt Nam;

- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy áp dụng chứng chỉ rừng vào quản lý rừng bền vững ở Việt Nam;

3 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh họa, chứng minh và rút ra kết luận

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG

1.1 Khái niệm quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

1.1.1 Khái niệm quản lý rừng bền vững:

QLRBV là quá trình quản lý rừng ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng nhằm duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình khai thác sử dụng ở hiện tại và cả trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh

tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác

Cụ thể của vấn đề quản lý rừng bền vững chính là sự quản lý ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ ; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt

lở đất ; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái ) Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:

- Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng)

- Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thựchiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương

- Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác

1.1.2 Khái niệm “Chứng chỉ rừng”:

“Chứng chỉ rừng là sự xác nhận bằng giấy chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy định”.

4

Trang 5

Nói cách khác, chứng chỉ rừng là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững Ba thành phần có vai trò trong việc chứng chỉ rừng:

a) Người chứng chỉ: là một tổ chức thứ ba, trung gian, hoàn toàn độc lập

b) Người có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ rừng như Chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, các tổ chức môi trường, xã hội v.v gọi chung là các cổ đông

c) Người được chứng chỉ, gồm các lâm trường, công ty hay doanh nghiệp lâm nghiệp, chủ rừng cộng đồng hoặc cá thể

1.2 Vai trò bổ sung chính sách của chứng chỉ rừng

- Luật pháp và chính sách về lâm nghiệp thông qua các quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị, hướng dẫn v.v của nhà nước và các hiệp định, công ước quốc tế, gọi

chung là những công cụ cứng.

- Cơ chế thị trường, các hình thức khuyến khích vật chất, tuyên truyền vận động,

khen thưởng v.v., gọi chung là những công cụ mềm.

Chứng chỉ rừng, bao gồm cả gắn nhãn sản phẩm, dựa vào động lực thị trường là một công cụ mềm có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý rừng

Chính sách lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội và những cam kết quốc tế của mỗi quốc gia Hiện nay chính sách lâm nghiệp của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới đều nhằm đạt 3 mục tiêu:

- Bảo vệ và phát triển diện tích và chất lượng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, chống suy thoái môi trường sống

- Duy trì và phát triển nguồn cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân

- Giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các nước kém phát triển.v.v

Trang 6

Bảng So sánh các công cụ quản lý rừng

Công cụ Lợi thế Yếu điểm

Các công cụ cứng

Luật pháp và

chính sách lâm

nghiệp

• Có tính chất bắt buộc dựa vào hệ thống quyền lực.

• Có thể huy động những nguồn lực quốc gia để thực hiện

• Được áp dụng ở quy mô lớn

• Có hệ thống các cơ sở

• Thường có tính chất chủ quan, áp đặt.

• Có thể xung đột với quyền lợi địa phương và cộng đồng.

• Sự phục tùng bị động.

• Khó có thể được điều chỉnh, sửa đổi.

• Phương pháp tiếp cận có các bên Các chương

trình, dự án quốc

gia và quốc tế

• Được ưu tiên cao trong nước và ngoài nước

• Có cơ sở kỹ thuật tốt để thực thi

• Có sự tham gia của các chuyên gia giỏi.

• Được sự tham gia của chính quyền các cấp và cộng đồng

• Thiếu tính chất ràng buộc bởi luật pháp

• Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài

• Khó kiểm soát, giám sát

• Đòi hỏi nhiều kinh phí, nguồn lực

Các hiệp định,

công ước quốc tế

• Có tính chất pháp lý cao

• Mục tiêu rõ ràng, có tính chiến lược

• Phạm vi áp dụng rộng

• Được sự hỗ trợ, hợp tác quốc tế

• Phụ thuộc nhiều vào khả năng

và tiềm lực của mỗi quốc gia

• Có thể bị giải thích khác nhau

• Dễ bị tác động bởi các nhân tố như thay đổi chính trị, chiến tranh, thiên tai v.v.

6

Các công cụ mềm

Chứng chỉ rừng

• Có động lực manh mẽ của thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng

• Phương pháp tiếp cận đồng thuận nhiều bên

• Có tính chủ động, tự nguyện nên dễ được chấp nhận

• Công nhận quốc tế là một lợi

• Thiếu tính ràng buộc bằng pháp luật

• Phụ thuộc áp lực thị trường

• Phụ thuộc nhiều vào nhận thức của các bên

• Bị hạn chế bởi năng lực và nguồn lực

• Tốn tiền cho chứng chỉ Các hình thức

khuyến khích

(miễn trừ thuế,

khen, thưởng, đầu

tư v.v)

• Thực hiện tự nguyện, dễ chấp nhận

• Hình thức linh hoạt, dễ điều chỉnh

• Phụ thuộc nhiều vào tự giác của chủ rừng, khó đánh giá, kiểm tra

• Khó duy trì lâu dài, liên tục

Các phong trào

xã hội, quần

chúng, phi chính

phủ.v.v

• Nhiều người tham gia tự nguyện

• Năng động, linh hoạt cao

• Có thể ảnh hưởng đến chính sách

• Định hướng mạnh về môi trường

• Các bên không bị ràng buộc, khả năng thực hiện kém

• Khó kết hợp với các công

cụ khác

• Phạm vi tác động thường hẹp

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ ÁP DỤNG

CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI VIỆT NAM

2.1 Tình hình cơ bản của quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp Mặc dù trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp đã được đặt ra là: sử dụng bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất (phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ rừng); 5,6 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định được diện tích lâm phận ổn định quốc gia nêu trên đế có kế hoạch quản lý rừng bền vững Cho nên có thể nói một cách tổng quát: Tại các địa phương đến nay chưa có nơi nào tiến hành quản lý rừng bền vững; chưa có một diện tích rừng nào được quy hoạch và có kế hoạch đưa vào quản lý rừng bền vững

2.2 Tình hình cơ bản của “Chứng chỉ rừng” ở Việt Nam.

2.2.1 Tình hình áp dụng “Chứng chỉ rừng” trên thế giới:

Hiện nay trên thế giới có một số quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC), Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) của Châu Âu, Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội tiêu chuẩn Canada (CSA), Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile, Viện nhãn sinh thái Indonesia (LEI), và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai (MTCC)

Châu Âu

Quy trình FSC: Đến tháng 11 năm 2005 diện tích rừng do FSC cấp chứng chỉ ở

Châu Âu đã lên đến 34.150.976 ha với 327 giấy chứng chỉ

Quy trình PEFC: có 57.804.810 ha rừng được cấp chứng chỉ Trong đó Phần

lan, Đức, Na Uy và Thụy điển là những nước có diện tích rừng được PEFC cấp chứng

Trang 8

chỉ cao nhất.

Bắc Mỹ.

Quy trình FSC: Châu Mỹ đến thời điểm tháng 12 năm 2005, diện tích rừng được

FSC cấp chứng chỉ là 29.252.921 ha với 332 chứng chỉ Các diện tích được cấp chứng chỉ cũng chủ yếu là rừng trồng và rừng nửa tự nhiên

Quy trình PEFC: Chỉ có Canada được cấp chứng chỉ với 70.918.506 ha rừng.

Châu Á - Thái Bình Dương

Quy trình FSC: Hiện có 2.577.151 ha rừng với 63 giấy chứng chỉ FSC.

Một số nước như Indonesia, Malaysia cũng đã xây dựng các quy trình CCR quốc gia, đồng thời họ cũng đã có một số khu rừng tự nhiên được FSC cấp chứng chỉ

Việt Nam năm 2006 có chứng chỉ rừng tự nhiên đầu tiên và cho đến nay chúng ta

đã được cấp 6 chứng chỉ rừng

Tình hình chứng chỉ rừng của thế giới được minh họa tại các biểu đồ dưới đây.

8

Trang 9

Nguồn: WWW.certified-forest.org

2.2.2 Tình hình áp dụng “Chứng chỉ rừng” tại Việt Nam:

Tổ công tác uốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

NWG là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, tập hợp những người tự nguyện hoạt động thường xuyên là 20-22 người, có ưu tiên tuyển thành viên là người dân tộc thiểu số, nữ và người địa phương Từ năm 2002, 10 người trong 3 ban của NWG đã trở thành thành viên của FSC quốc tế FSC cũng đã cử 1 thành viên làm Đại diện cho FSC quốc tế ở Việt Nam, gọi là Đầu mối quốc gia (Contact Person)

Kinh phí hoạt động của NWG thu hút từ các nguồn tài trợ không cố định như

hỗ trợ ban đầu của Đại sứ quán Hà Lan, FSC quốc tế, dự án cải cách hành chính lâm nghiệp (REFAS), WWF Đông Dương, và 1 dự án nhỏ thực hiện trong 2 năm

2002 – 2003 do Quỹ Ford (The Ford Foundation Representative Office for Vietnam and Thailand)) tài trợ Giai đoạn 5 năm vừa qua các hoạt động của NWG tập trung vào các nội dung sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ cập, giới thiệu về QLRBV

b) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam về QLRBV và CCR

c) Khảo sát tình hình QLR tại các đơn vị và đánh giá tính khả thi của các chỉ số của

Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam do NWG dự thảo trên cơ sở 10 tiêu chuẩn và 56 tiêu chí của FSC

d) Củng cố tổ chức của tổ công tác, tăng cường năng lực hoạt động và hợp tác với các đơn vị hữu quan trong nước và quốc tế

Trang 10

Ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2003 hoạt động thúc đẩy QLRBV chủ yếu là do NWG cùng với sự phối hợp của các tổ chức khác như TFT, dự án REFAS, WWF Đông Dương đã góp phần đẩy mạnh quá trình cải thiện quản lý rừng thông qua các dự

án hỗ trợ kỹ thuật cho một số chủ rừng xây dựng mô hình CCR Từ năm 2004, các

tổ chức này đã đẩy mạnh các hoạt đông theo từng chương trình riêng trong việc hỗ trợ các đơn vị quản lý rừng (thường là đơn vị lâm trường) tiếp cận các tiêu chuẩn QLRBV của FSC, trong khi NWG gặp khó khăn về nguồn tài trợ nên phải giảm thiểu hoạt động để tổ chức lại

Xây dựng Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam

Ngay sau khi được thành lập, NWG đã ưu tiên việc dự thảo Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam (P&C&I VN) để làm căn cứ đánh giá và cấp chứng chỉ rừng cho các đơn vị QLR tại Việt Nam Có hai hoạt động được thực hiện song song:

- Phối hợp với các nước ASEAN xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho các nước ASEAN trên cơ sở 7 tiêu chí của ITTO, trong các năm 1998 – 2000 Tại TP HCM tháng 12/2000 hội nghị ASOF do Việt Nam làm chủ luân phiên, bộ tiêu chuẩn QLRBV vùng đã được hoàn tất và trình ban thư ký ASEAN, và tại Hội nghị cấp bộ trưởng Nông nghiệp ASEAN 2001 ở Phnom-penh bộ tiêu chuẩn này đã được phê duyệt Song bộ tiêu chuẩn này kém khả thi trong thực tế vì ITTO chỉ đề xuất 7 tiêu chí QLRBV mà không phải là quy trình chứng chỉ nên chỉ có thể áp dụng để thẩm định, đánh giá mức độ QLRBV mà không có hiệu lực CCR quốc tế

- Quá trình dự thảo P&C&I VN trên cơ sở các tiêu chuẩn và tiêu chí của FSC cũng được tiến hành ngay từ khi thành lập NWG Việt Nam tháng 2/ 1998 bằng cách hàng năm vừa dự thảo, vừa khảo sát áp dụng thử và chỉnh sửa trong 8 lần, trong đó lần thứ 4 năm 2000 có sự tham gia của chuyên gia tiêu chuẩn QLRBV Indonesia (ngài Harrianto, LEI),năm

2003 lần thứ 7 có sự tham gia của chuyên gia FSC (ngài Matthew W.S Trưởng phòng chính sách và tiêu chuẩn)

10

Ngày đăng: 09/04/2014, 13:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng So sánh các công cụ quản lý rừng - thực trạng vấn đề áp dụng chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững ở việt nam
ng So sánh các công cụ quản lý rừng (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w