1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình môn quản trị sản xuất

75 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 597,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG IGIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤI. THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ1. Khái niệm quản trị sản xuất kinh doanh dịch vụQuản trị sản xuất là thiết kế hoạch định, tổ chức diều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra.Sơ đồCác yếu tố đầu vào thì rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên(Nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, yếu tố vật chất), con người , công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Đầu ra chủ yếu là thành phẩm, hoạt động sx, phụ phẩm.Thông tin phản hồi là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp.QTSX có 4 nhiệm vụ là thiết kế hoạch định, thực hiện mục tiêu sx, tổ chức điều hành, ktra

Trang 1

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ

I THỰC CHẤT CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ

1 Khái niệm quản trị sản xuất kinh doanh dịch vụ

Quản trị sản xuất là thiết kế hoạch định, tổ chức diều hành và kiểm tra theodõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra

Sơ đồ

Các yếu tố đầu vào thì rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiênnhiên(Nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, yếu tố vật chất), con người , công nghệ,

kỹ năng quản lý và nguồn thông tin

Đầu ra chủ yếu là thành phẩm, hoạt động sx, phụ phẩm

Thông tin phản hồi là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạchsản xuất trong thực tế của doanh nghiệp

QTSX có 4 nhiệm vụ là thiết kế hoạch định, thực hiện mục tiêu sx, tổ chức điềuhành, ktra

đầu rađầu vào

Biến đổi ngẫu nhiên

Quá trình biến đổi

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi Kiểm tra

Trang 2

2 Nội dung của QTSX

2.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm

Đây là nội dung quan trọng đầu tiên là xuất phát điểm của quản trị sản xuất Tìmhiểu nghiên cứu tình hình thị trường dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm để xác địnhxem cần sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, vào thời gian nào? Những đặcđiểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì? Kết quả của dự báo cho ta thấy sốlượng sản phẩm cần sản xuất trong từng thời kỳ trên cơ sở đó kế hoạch sản xuất sảnphẩm

2.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

Nếu như dự báo là khâu quyết định sẽ sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì,thì những kết quả của nó sẽ làm cơ sở quan trọng cho thiết kế sản phẩm và quy trìnhcông nghệ Dựa trên những thông tin thu được từ dự báo nhu cầu sản phẩm doanhnghiệp sẽ tiến hành công tác lựa chọn thiết kế sản phẩm và công nghệ Đó là côngviệc thiết kế kiểu dáng, chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn yêu cầu của thị trường

và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp Việc thiết kế sản phẩm đượcthực hiện với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản lý chuyên ngành trongnhiều lĩnh vực khác nhau Nó được tiến hành qua hàng loạt những bước nhất định.Kết quả của nó là những bản kỹ thuật thuyết minh về cấu trúc và những đặc điểm kinh

tế kỹ thuật của sản phẩm Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi những phương pháp và quy trìnhcông nghệ tương ứng Vì vậy những đòi hỏi về đặc điểm của sản phẩm là những căn

cứ quan trọng cho thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ

2.3 Hoạch định công suất của doanh nghiệp

Đây là nội dung quan trọng thứ 3 cho phép doanh nghiệp xác định được quy môcông suất của dây truyền sản xuất của doanh nghiệp Nhiệm vụ quan trọng nhất là xâydựng và quyết định lựa chọn phương án công suất hợp lý có hiệu quả Hoạt động nàyảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp sau này Công suất hoạtđộng và quy mô sản xuất luôn là một trong những vấn đề sống còn của doanh nghiệp

2.4 Định vị doanh nghiệp

Ngày nay, định vị doanh nghiệp được coi là một nội dung không thể thiếu được củaquản trị sản xuất Hoạt động này được đặt ra với những doanh nghiệp mới được xâydựng hoặc những trường hợp mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng quy mô với việc xây

Trang 3

dựng những chi nhánh mới, bộ phận mới Đây là nhiệm vụ thường xuyên được đặt raphải giải quyết trong sự tồn tại và phát triển liên tục của doanh nghiệp.

Để xác định được vị trí đặt doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hàng loạtnhững yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

2.5 Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Sau khi xác định được công suất và địa điểm thích hợp công việc tiếp theo là bố trímặt bằng sản xuất Căn cứ vào diện tích mặt bằng và quy mô sản xuất để thiết kế bốtrí phương án xây dựng nhà xưởng, dây truyền lựa chọn công nghệ…Bố trí sản xuấtgiúp cho doanh nghiệp tìm ra phương án sắp xếp một cách hợp lý Mục tiêu là tạođiều kiện lớn nhất cho dòng di chuyển vật liệu lao động và sản phẩm trong quá trìnhsản xuất

2.6 Hoạch định tổng hợp

Công tác hoạch định tổng hợp hay là công tác lập kế hoạch các nguồn lực bao gồmviệc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất sản phẩm, trên cơ sở hoạch địnhnhu cầu về năng lực sản xuất noi chung và thiết kế chi tiết mua sắm NVL cần thiếttrong từng thời điểm nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục với chi phíthấp nhất

Việc lập kế hoạch nguồn lực có thể là lập kế hoạch về số lượng sản phẩm , và đồngthời đưa ra các chiến lược để sản xuất ra lượng sản phẩm đó

2.7 Hoạch định nhu cầu NVL

Đây là một trong những phương pháp xác định lượng nhu cầu vật tư, chi tiết bánthành phẩm cần mua hoặc sản xuất trong từng thời điểm Nó là một trong nhữngphương pháp mới xuất hiện vào những năm 1970 Nội dung chủ yếu là sử dụng máytính để xác định nhu cầu độc lập cần đáp ứng đúng thời điểm nhằm dự trữ những chitiết vật tư này chỉ được mua hoặc cung cấp khi cần thiết đúng số lượng Phương phápnày đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, do đó nó được sử dụng rộng rãi hiện nay

2.8 Điều độ sản xuất và quản trị dự trữ

Đây chính là bước tổ chức thực hiện nhằm biến các kế hoạch thành hiện thực Vìvậy nội dung này phụ thuộc rất lớn chất lượng của các nội dung thiết kế hoạch địnhcông nghệ

Trang 4

Điều độ sản xuất là những hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất trong từng tuần cụthể và phân giao công việc cho từng đơn vị cơ sở, từng bộ phận, từng người lao độngtrong hệ thống sản xuất Phần này sẽ trình bày các biện pháp điều độ sản xuất tiêntiến Một nội dung chính của phần này nữa là cách xác định lượng hàng hoá dự trữ,cách dự trữ và cách đặt hàng sao cho chi phí dự trữ là tối ưu

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng

- Giảm chi phí thấp nhất đối với từng đơn vị đầu ra

- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm dịch vụ

- Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm có độ linh hoạt cao

3 Mối quan hệ của quản trị sản xuất với các chức năng quản trị khác

Quản trị sản xuất đều có các chức năng chung như kế hoặch hoá hoạt động, thiết kế

tổ chức hệ thống sản xuất và kiểm tra Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp công tác quản trị được chia làm 3 mảng chính đó là:quản trị sản xuất, quản trị tài chính và quản trị Marketing

III QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ

1 Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị sản xuất kinh doanh dịch vụ

Quản trị sản xuất trong thực tế đã xuất hiện rất sớm từ thời cổ đại Nhưng chúngchỉ được coi là các “dự án sản xuất” chứ chưa phải là quản trị sản xuất thời thị trường.Quản trị sản xuất với tư cách là đơn vị sản xuất hàng hoá tham gia kinh doanh trênthị trường chỉ mới xuất hiện gần đây Có thể chia quá trình phát triển của quản trị sảnxuất làm 3 giai đoạn

Giai đoạn này bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1970 đến trước năm

1911 Thời kì ban đầu này trình độ phát triển còn thấp, công cụ sản xuất đơn giản chủ

Trang 5

yếu là lao động thủ công và nửa cơ khí Hàng hoá được sản xuất ra trong nhữngxưởng nhỏ, các chi tiết bộ phận chưa được tiêu chuẩn hoá, không lắp lẫn được Sảnxuất diễn ra chậm, chu kỳ kéo dài, năng suất rất thấp.

Phải từ sau những năm 70 của thế kỷ XVIII, những phát minh khoa học mới liêntục ra đời, trong giai đoạn này đã tạo ra những thay đổi mang tính khoa học, cáchmạng trong phương pháp sản xuất và công cụ tạo điều kiện chuyển từ lao động thủcông sang lao động cơ khí Những phát minh cơ bản là phát minh ra máy hơi nướccủa James Watt năm 1764 cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành dệt năm 1885

Cùng với những phát minh khoa học kỹ thuật là những khám phá mới trong khoahọc quản lý, tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp , đẩynhanh quá trình ứng dụng khai thác kỹ thuật mới một cách có hiệu quả hơn Năm

1976 lần đầu tiên nhắc đến lợi ích của phân công lao động trong hoạt động sản xuất,đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể

Lý thuyết về sự trao đổi lắp lẫn giữa các chi tiết bộ phận của Eli Whitney năm 1970

đã ra đời và tạo điều kiện và khả năng lắp lẫn giữa các bộ phận được làm ở những nơikhác nhau góp phần to lớn trong việc nâng cao năng lực sản xuất của xã hội và hìnhthành sự phân công hiệp tác giữa các doanh nghiệp Các tổ chức doanh nghiệp mớixuất hiện Điều đó hình thành quan niệm cho rằng quản trị sản xuất chủ yếu là tổchức điều hành các hoạt động tác nghiệp trong doanh nghiệp Nhiệm vụ cơ bản củaquản trị sản xuất trong giai đoạn này là tổ chức điều hành các hoạt động của sản xuấtsao cho sản xuất càng nhiều sản phẩm càng tốt

Thời kỳ thứ 2 được tính từ năm 1911 đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai.Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các lý thuyết quản lý thuyết quản trịmới đặc biệt là lý thuyết “Quản trị một cách khoa học” của F W Taylor năm 1911.Nội dung chính của lý thuyết này là sử dụng các phương pháp phân công một cáchkhoa học vào trong sản xuất Điều đó đã làm cho năng suất lao động được nâng lên và

đã xảy ra hiện tượng dư thừa hàng hoá Vì vậy cách quản trị sản xuất không còn đơngiản là sản xuất càng nhiều sản phẩm càng tốt nữa mà các chức năng của quản trị bắtđầu được hình thành đó là hoạch định tổ chức

Giai đoạn thứ 3 được tính từ sau chiến tranh thế giới đến nay, với sự phát triển củacuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 2 lý thuyết quản lý của Taylor đã bộc lộ

Trang 6

những nhược điểm , những lý thuyết về quản lý mới ra đời coi con người là trung tâmcủa quản lý chứ không đơn thuần là một sự kéo dài của máy móc Nhu cầu của conngười thay đổi nhanh chóng vì vậy quản trị sản xuất bây giờ tập trung vào thoả mãnnhu cầu của khách hàng và đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm Tức là hoạt độngquản trị sản xuất bây giờ bao trùm nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu thị trường, thiết kếsản xuất đến tổ chức thực hiện, kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất.

2 Xu hướng phát triển của quản trị sản xuất kinh doanh dịch vụ

Do sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội sự cạnh tranh diễn ra gay gắt buộc cácnhà sản xuất phải chú ý nhiều hơn đến năng suất chất lượng và hiệu quả Vì vậynhiệm vụ của quản trị sản xuất là phải linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng Với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh để có thể đáp ứng đượcnhiệm vụ đó ngày nay, quản trị sản xuất phát triển theo các hướng chính sau:

- Tăng cường chú ý đến quản trị chiến lược và các hoạt động dịch vụ

- Xây dựng hệ thống sản xuất năng động linh hoạt

- Tăng cường các kỹ năng quản lý năng động

- Tìm kiếm và đưa vào các kỹ thuật quản trị hiện đại như Kaizen, MRP

- Tăng cường các phương pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô tận của conngười, tạo ra sự tích cực tinh thần chủ động sáng tạo, tự giác trong sản xuất

CHƯƠNG II

DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ PHÂN LOẠI DỰ BÁO

1 Khái niệm dự báo

Dự báo là khoa học là nghệ thuật dự đoán các sự việc xảy ra trong tương lai Đó

có thể là cách lấy những dữ liệu đã qua để làm kế hoạch cho tương lai nhờ các môhình toán kinh tế nào đó Hoặc có thể là cách suy nghĩ chủ quan hay trực giác tiênđoán tương lai hay là sự phối hợp 2 cách trên

2 Phân loại dự báo

Có nhiều cách phân loại dự báo nhưng hiện nay người ta hay sử dụng nhất là cáchphân loại theo thời gian Theo cách này dự báo được phân thành:

Trang 7

Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn thường dưới 1 năm Loại dự

báo này thường được dùng trong kế hoạch mua hàng, điều độ công việc các kế hoạchsản xuất tồng hợp ngắn hạn

Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo trung hạn từ 3 tháng đến 3 năm Nó

cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch ngân sách, tổ chức huy động cácnguồn lực

Dự báo dài hạn: Thường là khoảng thời gian từ 3 năm trở lên Dự báo dài hạn có ý

nghĩa lớn trong việc lập kế hoạch sản xuất những sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu

và phát triển, định vị doanh nghiệp

Thông thường các dự báo mà thời gian càng dài thì độ chính xác của dự báo cànggiảm vì sự biến động của môi trường rất lớn Tuy vậy các dự báo dài hạn mang ýnghĩa rất quan trọng vì nó là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến lược

II PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH TÍNH

Dự báo định tính là ý báo dựa trên ý kiến chủ quan của người dự đoán mà khôngdựa trên các số liệu, hay các phương pháp mô hình toán học Thông thường có cácloại dự báo định tính sau:

1 Phương pháp lấy ý kiến của ban quản lý điều hành

Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi Theo phương pháp này kết quả dựbáo được đưa ra qua sự tổng hợp của một nhóm nhỏ các nhà quản lý cấp cao phối hợpvới các kết quả đánh giá của các nhà điều hành marketing, kỹ thuật tài chính và sảnxuất để đưa ra những con số về dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai

Ưu điểm: Sử dụng trí tuệ, kinh nghiệm của chính những người trực tiếp quản lýNhược: - Dự báo chỉ là những dữ liệu cá nhân

- Có sự ảnh hưởng của quyền hành của các cán bộ cao cấp

2 Phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của bộ phận bán hàng

Đây là phương pháp được nhiều người dùng đặc biệt là đối với những nhà sản xuấtnhững mặt hàng công nghiệp, vì lượng sản phẩm lớn và tiêu thụ rộng rãi cho nênngười bán là người hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng nhất

Trang 8

Nội dung: Mỗi nhân viên dự đoán số lượng hàng bán của khu vực mình phục trách.Kết hợp với các số liệu dự báo ở các khu vực khác để đưa ra số lượng sản phẩm cầnsản xuất.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là phụ thuộc lớn vào chủ quan của ngườibán Đôi khi họ đánh giá cao quá hay thấp quá số lượng hàng bán được

3 Phương pháp nghiên cứu thị trường tiêu dùng

Nội dung của phương pháp này là tiến hành điều tra nhu cẩu của khách hàng thôngqua các hình thức thăm dò như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, quathư

Ưu điểm: Phương pháp này không những giúp cho doanh nghiệp dự đoán được sốsản phẩm trong tương lai mà còn giúp doanh nghiệp hiểu được đánh giá của ngườitiêu dùng về sản phẩm của mình, cũng như các nhu cầu biến đổi của người tiêu dùng.Nhược điểm: Tốn kém chi phí và thời gian, đôi khi thiếu tính xác thực vì người tiêudùng đánh giá không chính xác

III PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG

Phương pháp này dựa trên các số liệu mà doanh nghiệp thu thập được qua lượnghàng bán các thời gian trước Sau đó doanh nghiệp lập các mô hình định lượng, sửdụng các công cụ toán học thống kê học để dự báo nhu cầu trong tương lai

Phương pháp này thường được thực hiện qua các công đoạn sau:

- Xác định mục tiêu của dự báo

Sau đây là một số mô hình dự báo định lượng:

1 Phương pháp bình quân giản đơn

Phương pháp này dự báo trên cơ sở lấy trung bình các số liệu của thời gian trước

Trang 9

Trong đó: Ft: Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t

Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i

n là số giai đoạn quan sát

Ví dụ: Công ty cao su S có số liệu thống kê về nhu cầu săm lốp xe máy(bộ) trong 3năm qua là: 500.000, 600000, và 700.000 bộ Theo phương pháp này ta có thể dự báonhu cầu cho năm tới là:

F4=(500.000+600.000+700.000)/3=600.000 bộ

2 Phương pháp bình quân di động giản đơn

Phương pháp này dự báo dựa trên cơ sở là chỉ lấy số liệu của các giai đoạn gần nhấtvới giai đoạn cần dự báo Và các giai đoạn này thay đổi liên tục với sự thay đổi củagiai đoạn dự báo:

Ft=

n

Ai

t n t

 1

Trong đó:

Ai: Là nhu cầu thực của giai đoạn i

n: là số giai đoạn cần quan sát

Ví dụ: Cửa hành bán máy nổ D9, đã dùng phương pháp bình quân di động 4 tháng để

dự báo mức bán cho tháng tới:

Trang 10

Trong đó:Ai là nhu cầu thực của giai đoạn i

Hi là trọng số của giai đoạn i

Ví dụ: Cửa hàng X trên nếu dùng phương pháp dự báo bình quân di động trọng sốvới các trọng số lần lượt là 4, 3, 2, 1 ứng với các tháng từ gần nhất đến xa nhất

Trang 11

Các phương pháp trình bày ở trên có nhược điểm:

Khi các quan sát tăng lên, khả năng san bằng các giao động tốt hơn nhưng lại thuđược các kết quả ít nhạy cảm hơn với những biến đổi thực tế của nhu cầu

Đòi hỏi phải ghi chép số liệu chính xác và phải đủ lớn

- Ft: Nhu cầu dự báo cho giai đoạn t

- Ft-1: Dự báo cho các giai đoạn trước đó

- At-1: Nhu cầu thực trong các giai đoạn trước đó

Ví dụ: Vẫn số liệu của cửa hàng X trên, giả sử đã biết như cầu thực của tháng 1, vànhu cầu dự báo của tháng 1 bằng nhu cầu thực ta sẽ dự báo nhu cầu của các tháng tiếptheo bằng phương pháp dự báo san bằng số mũ với  =0,9

Trang 12

người ta dựa vào các số liệu đã thu thập được để xây dựng một hàm số để biểu diễn sựthay đổi của nhu cầu theo thời gian Qua đó tìm ra kết quả của năm cần dự báo.

Người ta có thể xây dựng hàm xu hướng là hàm số bậc hai, bậc ba nhưng đơngiản và hay dùng nhất là sử dụng hàm bậc nhất

Phương trình đường thẳng có dạng Yt=a+bt

n i

t n

t Y n Yiti

t

1

2 2 1

.

.

và a=Yb.t

n Yi

n i

Yt: Nhu cầu tính cho thời kỳ t

Yi: Nhu cầu thực của giai đoạn i

n: số giai đoạn quan sát

7 Dự báo nhu cầu biến đổi theo mùa

Phương pháp này áp dụng để dự báo nhu cầu của những sản phẩm có sự thay đổinhu cầu theo mùa Ví dụ : quần áo rét, tủ lạnh, quạt

Nội dung của phương pháp này chỉ cho ta cách phân bổ số nhu cầu sản phẩm theomùa sao cho hợp lý Ví dụ: Người ta tính được nhu cầu quạt điện trong năm tới là

10000 chiếc nhưng để dự báo nhu cầu cho các mùa cụ thể người ta dùng phương pháp

dự báo theo mùa

Nếu gọi m là số mùa của giai đoạn dự báo, Fj là nhu cầu dự báo cho mùa j, n là sốgiai đoạn quan sát Ta có:

Nhu cầu bình quân mùa:

n

Fji j

F

n i



Nhu cầu bình quân mùa giản đơn=

m Ft

Nhu cầu bình quân mùa

Trang 13

Chỉ số mùa vụ=

Nhu cầu bình quân mùa giản đơn

Vậy nhu cầu dự báo cho mùa Fj=Chỉ số mùa (j) x Tổng nhu cầu dự báo(Ft)

Vì phương pháp này chỉ dùng để phân bổ dự báo cho các mùa chứ không dự báođược tổng nhu cầu cho cả giai đoạn nên nó thường được dùng kết hợp với các phươngpháp khác

IV KIỂM SOÁT DỰ BÁO

Có rất nhiều phương pháp dự báo cho doanh nghiệp Trong quá trình lập kế hoạchsản xuất doanh nghiệp có thể dùng nhiều phương pháp dự báo khác nhau Tuy nhiên,các phương pháp này lại cho ra kết quả khác nhau và tất nhiên độ chính xác cũngkhác nhau Vì vậy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải lựa chọn được phương pháp chokết quả dự báo chính xác nhất

Để giám sát dự báo một trong các chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất là chỉ số MAD.(Mean absolute deviation)

MAD=

n

At Ft

Dự báo nào có chỉ số sai lệch trung bình càng nhỏ thì độ chính xác càng cao

Trang 14

CHƯƠNG III THIẾT KẾ SẢN PHẨM, CÔNG NGHỆ VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

TRONG DOANH NGHIỆP

I KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA THIẾT KẾ SẢN PHẨM, CÔNG NGHỆ

- Cách tiếp cận thứ hai lại đứng trên quan điểm là mọi nghiên cứu, thiết kế đều phảixuất phát từ quá trình marketing và phục vụ cho các hoạt động này

Hai cách tiếp cận này đều có những điểm hợp lý và không hợp lý Trong điều kiệnhiện nay nhu cầu của thị trường thay đổi rất đa dạng, các doanh nghiệp cạnh tranh vớinhau rất khốc liệt vì vậy, việc nghiên cứu thiết kế phải làm sao thoả mãn tối đa nhucầu của thị trường Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành những hoạt động điều tra nhucầu thị trường, điều tra môi trường kinh doanh và thiết kế sản phẩm cần dựa vàonhững kết quả của các hoạt động đó Tuy nhiên, do cạnh tranh rất gay gắt nhất là cuộccạnh tranh phi giá mà hiện nay đôi khi doanh nghiệp phải nghiên cứu tạo ra nhữngsản phẩm định hướng nhu cầu của người tiêu dùng Tức là, không chỉ tạo ra sản phẩmthoả mãn người tiêu dùng mà còn tạo ra những sản phẩm định hướng tiêu dùng Đốivới công việc đó, tất nhiên là hoạt động thiết kế phải đi trước hoạt động marketing cónhiệm vụ chuẩn bị thị trường cho sản phẩm sắp được thiết kế

Về mặt kỹ thuật thì việc đổi mới thiết kế sản phẩm được chia thành 2 dạng:

- Đổi mới về hình dáng mẫu mã

- Đổi mới về chất lượng

Trang 15

Loại hình đầu thường ứng dụng khi doanh nghiệp muốn thoả mãn những nhu cầukhác nhau của người tiêu dùng Đổi với đổi mới hình thức doanh nghiệp chỉ cần thayđổi cải tiến dây truyền công nghệ đang sử dụng Loại hình thứ hai thường gắn vớiviệc doanh nghiệp doanh nghiệp đổi mới hoàn toàn công nghệ để tạo ra những sảnphẩm khác biệt mang tính đột phá hoặc thậm chí những sản phẩm mới hoàn toàn.Đối với thiết kế công nghệ người ta cũng chia thành hai dạng là: công nghệ theosản phẩm và công nghệ theo quá trình Công nghệ theo sản phẩm là công nghệ khépkín để tạo ra một loại sản phẩm nào đó Người ta lấy sản phẩm đó làm trung tâm đểthiết kế công nghệ Công nghệ theo quá trình là công nghệ được bố trí dựa trên sự liênquan về mặt khoa học kỹ thuật giữa các bộ phận cấu thành: ví dụ công nghệ hàn, côngnghệ lọc, rửa Trong thực tế việc phân chia này thường chỉ mang tính tương đối.

2 Nội dung của thiết kế sản phẩm và công nghệ

2.1 Thiết kế sản phẩm

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm là phải tạo ra sản phẩmsao cho người tiêu dùng dễ nhận biết, hiểu được sản phẩm, dễ dành sử dụng mà khôngcần hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đáng kể Vì vậy, quá trình thiết kế sản phẩmthường phải thoả mãn 4 tiêu thức chính sau:

- Khả năng tiềm tàng của sản phẩm: sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của khách

hàng đến đâu Có thể tạo uy thế cạnh tranh trong dài hạn được không

- Tốc độ phát triển: Hay là thời gian để sản phẩm đưa ra thị trường, nó được tính từ

khi bắt đầu nghiên cứu đến khi sản phẩm được sản xuất hàng loạt và bán trên thịtrường Yếu tố này có ý nghĩa quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến chi phí mà

nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả của kinh doanh vì sản phẩm được tung ra trước đốithủ cạnh tranh bao giờ cũng có hiệu quả hơn

- Chi phí cho sản phẩm: chi phí này là tổng chi phí cho tất cả các hoạt động từ khi

nghiên cứu triển khai đến khi sản xuất hàng loạt

- Chi phí cho phát triển sản phẩm: Chi phí này là khoản chi dự kiến cho phát triển

sản phẩm sau này Vấn đề cần cân nhắc là nó có vượt khoản chi ngân sách không và

so sánh với lợi ích dự kiến

Trang 16

2.2 Thiết kế công nghệ

Công nghệ được định nghĩa là tập hợp của các yếu tố phần cứng(thiết bị, máy móc)với tư cách là những yếu tố hữu hình và phần mềm (phương pháp, kỹ năng, quytrình ) với tư cách là những yếu tố vô hình Người ta thường lựa chọn công nghệ dựatrên cơ sở cân nhắc 4 yếu tố cạnh tranh chủ yếu:

- Chi phí sản phẩm trên thị trường

- Tốc độ cung cấp hay công suất

- Chất lượng sản phẩm do công nghệ tạo ra

- Tính linh hoạt của công nghệ (khả năng thích ứng của công nghệ)

Việc thiết kế công nghệ kể cả những thiết kế mới hoàn toàn hay những thiết kế dựatrên sự cải tiến công nghệ cũ hầu như đều được thực hiện bởi những công ty lớn,những tập đoàn sản xuất có năng lực nghiên cứu mạnh, bao trùm nhiều lĩnh vực Trênthực tế ngay cả những công nghệ hoàn toàn mới cũng thường được thiết kế dựa trênnhững nền móng của công nghệ cũ Độ mới của công nghệ phụ thuộc rất lơn vào trình

độ phát triển của khoa học kỹ thuật trong mỗi chu kỳ

Trong việc thiết kế công nghệ mới những vấn đề thường được đạt ra đòi hỏi phảigiải quyết là:

- Thời gian khai thác và sử dụng công nghệ: công nghệ phải đảm bảo sao cho cho

kỳ đổi mối công nghệ trùng với chu kỳ đổi mới của sản phẩm

- Công nghệ thiết kế là công nghệ cải tiến trên nền công nghệ cũ hay mới hoàntoàn Vấn đề này ảnh hưởng đến quyết định vì công nghệ mới thường có độ rủi ro hơncông nghệ cải tiến

- Những điều kiện để thiết kế công nghệ (điều kiện nhân lực, trình độ khoa học, cơ

sở hạ tầng nghiên cứu )

- Tính hiệu quả trong việc khai thác công nghệ

- Sự liên quan của công nghệ đang thiết kế với công nghệ đang sử dụng Thôngthường người ta ưu tiên những công nghệ sản xuất sản phẩm có tính bổ sung, hay thaythế công nghệ đang sử dụng

- Hình thức khai thác hay kinh doanh của sản phẩm hay công nghệ mới (ví dụ côngnghệ để thiết kể để doanh nghiệp kinh doanh hay chuyển giao)

Trang 17

- Vấn đề kinh phí có ở trong khoảng cho phép không, có vượt kinh phí ngân sáchdành cho nghiên cứu và phát triển không Nguồn kinh phí để trang trải cho việcnghiên cứu công nghệ.

3 Quy trình thiết kế sản phẩm và công nghệ

Có hai quan điểm về việc xác định giới hạn của quy trình thiết kế sản phẩm và côngnghệ:

- Quá trình thiết kế sản phẩm và công nghệ bắt đầu từ khi có quyết định về thiết kếsản phẩm và công nghệ và kết thúc khi có bản vẽ về các tài liệu liên quan đến côngnghệ mới Như vậy theo cách hiểu này thiết kế sản phẩm và công nghệ diễn ra trongmột thời gian xác định, nó thường tồn tại trong các cấp triển khai, thừa hành bởi nó đềcập đến nội dung hoàn xác định về mặt hành động về không gian và thời gian

- Quá trình thiết kế sản phẩm bắt đầu từ khi hình thành ý tưởng về sản phẩm và chủtrương đưa sản phẩm mới ra thị trường, kết thúc khi sản phẩm mới được sản xuấtchính thức Theo quan điểm này, quá trình thiết kế sản phẩm và công nghệ là một quátrình diễn ra lâu dài chỉ kết thúc khi sản phẩm đã được đưa vào sản xuất thành công.Theo quan điểm thứ nhất, thiết kế sản phẩm và công nghệ mới là công việc có tínhchất định kỳ, gián đoạn được triển khai từ trên xuống Quan điểm thứ hai lại cho thiết

kế và nghiên cứu sản phẩm và công nghệ mới là hoạt động thường xuyên, được thựchiện một cách liên tục không ngát quãng, và được thực hiện từ dưới lên là chủ yếu.Hiện nay, cả hai quan niệm đều đang được sử dụng ở các công ty khác nhay ở cácquốc gia khác nhau

Nhìn chung quy trình thiết kế sản phẩm công nghệ có thể được mô tả qua các bướcsau:

ý tưởng về

sản phẩm

Sản xuất hàng loạt

Cải tiến, đa dạng hoá

Sản xuất thử

Thiết kế chi tiết sản phẩm

Trang 18

II HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT

1 Các loại quá trình sản xuất

Có nhiều loại quá trình sản xuất khác nhau, trong quá trình hoạt động doanh nghiệpcần phân tích đặc điểm sản phẩm, các cứ vào tình hình tài chính, kỹ thuật của doanhnghiệp, những biến động của môi trường kinh doanh để lựa chọn quá trình sản xuấtcho phù hợp Có thể hiểu quá trình sản xuất là các cách thức tổ chức sản xuất củadoanh nghiệp Người ta căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân chia quá trình sảnxuất đó là:

1.1 Căn cứ vào tính liên tục của sản xuất

Quá trình sản xuất được phân chia thành sản xuất liên tục, sản xuất gián đoạn vàsản xuất theo dự án

a Quá trình sản xuất liên tục

Đây là quá trình sản xuất được bố trí theo dây truyền, chủng loại sản phẩm ít không

đa dạng nhưng số lượng lớn Quá trình này có những đặc điểm:

- Lao động chuyên môn hoá cao

- Năng suất cao, chi phí trung bình thấp, dễ điều hành, kiểm soát

b Quá trình sản xuất gián đoạn

Quá trình này dùng để sản xuất những sản phẩm có khối lượng nhỏ, thậm chí là đơnchiếc nhưng chủng loại sản phẩm đa dạng Công việc sản xuất được chia thành nhiềubước khác nhau, máy móc thiết bị đa năng Quá trình sản xuất gián đoạn có thể chiathành:

- Sản xuất theo loạt: loạt sản xuất lớn hay nhỏ phụ thuộc vào đơn đặt hàng và nhữngđiều kiện cụ thể của doanh nghiệp Mỗi lần thay đổi loạt sản xuất làm cho quá trìnhsản xuất ngắt quãng và tiêu hao một khoảng thời gian nhất định Ví dụ điển hình củakiểu sản xuất này là đóng hộp hoa quả

Trang 19

- Cửa hàng công việc: Đây là loại hình sản xuất gián đoạn với đặc điểm cơ bản là tínhchất sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, thường xuyên thay đổi ví dụ các xưởng sửa chữa ô

tô xe máy

Đặc điểm cơ bản của quá trình sản xuất gián đoạn:

- Hệ thống sản xuất linh hoạt, có khả năng thích ứng cao, đáp ứng kịp thời nhữngđơn đặt hàng thường xuyên thay đổi và rất đa dạng của khách hàng

- Quá trình điều hành khó khăn, khó kiểm soát chất lượng và chi phí sản xuất cao

- Đối với quá trình sản xuất này nhiệm vụ cơ bản của nhà quản trị sản xuất là phảigiảm thiểu tối đa thời gian ngừng máy, và bố trí sản xuất hợp lý

c Sản xuất theo dự án

Dự án sản xuất là tập hợp các công việc tong một thể thống nhất bị giới hạn về tàichính và thời gian thực hiện, nhằm vào những mục tiêu nhất định Đây là quá trìnhsản xuất mang tính đơn chiếc, không lặp lại, không ổn định cả về không gian và thờigian Vì vậy đòi hỏi cán bộ điều hành dự án phải có những phẩm chất đặc biệt có khảnăng linh hoạt trong điều hành

1.2 Căn cứ vào kết cấu và đặc điểm chế tạo sản phẩm

Theo tiêu thức này, quá trình sản xuất được chia thành quá trình lắp ráp, quá trìnhphân tích và quá trình hỗn hợp

a Quá trình lắp ráp

Trong quá trình sản xuất này vật tư, thiết bị, các chi tiết bộ phận được kết hợp vớinhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm có chủng loại ít những lại được cấutạo bởi nhiều cụm chi tiết phức tạp.Ví dụ điển hình của loại sản xuất này là quá trìnhsản xuất những sản phẩm cơ khí

b Quá trình phân tích

Quá trình này được bắt đầu từ một nguyên liệu được phân chia chế biến thànhnhiều loại sản phẩm khác nhau Quá trình này gắn bó chặt chẽ với các ngành chế biến.Đặc điểm cơ bản là giá trị nguyên vật liệu lớn, có thể khai thác sử dụng tạo thànhnhững sản phẩm khác nhau Ví dụ, công nghệ hoá dầu, công nghệ phẩm

c Quá trình sản xuất hỗn hợp

Trang 20

Đây là sự kết hợp giữa quá trình lắp ráp và phân tích Đặc điểm cơ bản là doanhnghiệp sản xuất nhiều loạt chi tiết khác nhau từ một vài loạt nguyên liệu rồi dùngchúng để tạo ra nhiều loại sản phẩm Ví dụ công nghiệp giầy, mộc

1.3 Căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất và tính chất lặp lại

Căm cứ vào tiêu thức này người ta quá trình sản xuất được chia thành sản xuất đơnchiếc và sản xuất hàng loạt

a Sản xuất đơn chiếc

Sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng riêng biệt Sản phẩm thường có cấu tạophức tạp, khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển giá trị lớn và chu kỳ sản xuấtkéo dài

b Quá trình sản xuất hàng loạt

Sản xuất theo dây chuyền, năng suất cao giá thành sản phẩm nhỏ

2 Hoạch định công suất

2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của hoạch định công suất

Công suất là khả năng sản xuất của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ củadoanh nghiệp trong một đơn vị thời gian Nó thường được đo bằng sản lượng đầu racủa một doanh nghiệp, hoặc số lượng đơn vị đầu ra được sử dụng để tiến hành sảnxuất trong một thời gian nhất định

Có nhiều loại công suất khác nhau:

- Công suất thiết kế: là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện đượctrong những điều kiện thiết kế Đó là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà mộtdoanh nghiệp có thể đạt được Trong thực tế rất khó thể đạt được công suất thiết kế

- Công suất hiệu quả: là tổng đầu ra mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt đượctrong những điều kiện về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quy trìnhcông nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì bảo dưỡng đình kỳ máymóc, thiết bị cân đối các hoạt động

- Công suất thực tế: đó là số lượng đầu ra mà doanh nghiệp đạt được trong thực tế,hay là công suất của máy móc trong thực tế

Từ khái niệm này người ta đưa ra các chỉ số đánh giá việc quản lý sử dụng côngsuất Bao gồm:

Trang 21

Công suất thiết kế

Trong quá trình quản lý công suất, cần tiến hành tính toán đồng thời hai chỉ tiêutrên, vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị công suất Thực tế chithấy rằng mức hiệu quả có thể đạt rất cao, và mức sử dụng lại rất thấp

Công suất luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những quyết định về công suấtảnh hưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và phương hướng phát triển củatừng doanh nghiệp

Tầm quan trọng của hoạch định công suất thể hiện:

- Ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu sản xuất sảnphẩm trong tương lai Hoạch định công suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễdàng đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường

- Mối quan hệ với chi phí và công suất Nếu hoạch định công suất vượt quá nhu cầuthì gây lãng phí tốn kém chi phí xây dựng Ngược lại công suất quá nhỏ thì sẽ khôngđáp ứng được nhu cầu của thị trường, vì vậy gây ra sự kém hiệu quả

- Việc xây dựng công suất còn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư Không phải lúcnào doanh nghiệp cũng có thể huy động đủ số vốn cần thiết đem lại hiệu quả cho đầutư

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công suất

Việc xây dựng kế hoạch công suất phụ thuộc vào những nhân tố chủ yếu sau đây:

- Nhu cấu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm Những vấn đề cơ bản cần phân tích

là khối lượng sản phẩm, dịch vụ cần đáp ứng, thời điểm đáp ứng Sự ổn định của nhucầu và tính đồng nhất của sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn công

Trang 22

suất Ngược lại, nhu cầu và sản phẩm đa dạng sẽ làm cho quyết định lựa chọn côngsuất khó khăn hơn.

- Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng Quyết định lựa chọn công suất phảidựa trên sự phân tích thận trọng, chi tiết đặc điểm của từng loại công nghệ sử dụngnhư: trình độ, loại hình, tính chất và năng lực của công nghệ

- Trình độ tay nghề và tổ chức của lực lượng lao động trong doanh nghiệp Khảnăng sản xuất phụ thuộc lớn vào trình độ, chuyên môn, kỹ năng của người lao động.Ngoài ra, ý thức và tinh thần tổ chức kỷ luật cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tớiquản trị công suất

- Diện tích mặt bằng, nhà xưởng và bố trí kết cấu hạ tầng trong doanh nghiệp Diệntích mặt bằng là điều kiện quan trọng, trong nhiều trường hợp là giới hạn của quyếtđịnh lựa chọn công suất Ngoài khả năng diện tích sản xuất, hệ thống kho tàng, côngsuất còn phụ thuộc vào trình độ thiết kế mặt bằng, bố trí thiết bị trong khu vực sảnxuất

2.3 Trình tự và nội dung hoạch định công suất

Để hoạch định công suất, cần tiến hành các bước chủ yếu sau:

- Đánh giá công suất hiện có của doanh nghiệp Trong bước này, cần phân tích đặcđiểm của từng loại hình sản xuất, trên cơ sở đó xác định công suất được đo bằng đầu

ra hay đầu vào

- Ước tính nhu cầu công suất Nhu cầu công suất được dự tính căn cứ vào nhu cầucủa các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau Tiến hành so sánh nhu cầu sản phẩm vớicông suất hiện có để xác định công suất bổ sung Trong quá trình tính toán cần phânbiệt rõ những quyết định về công suất ngắn hạn và dài hạn

- Xây dựng các phương án hoạch định công suất khác nhau

- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế xã hội của từng phương án đưa ra

- Lựa chọn phương án công suất hiệu quả nhất

Trang 23

III CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT

1 Sử dụng lý thuyết ra quyết định

1.1 Lựa chọn công suất trong điều kiện chắc chắn

Cán bộ quản trị sản xuất hàng ngày phải đối diện với hàng loạt các vấn đề vàthường xuyên phải ra các quyết định Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn cónghĩa là người ra quyết định biết rõ kết quả của bất kỳ một quyết định nào của mình.Người ra quyết định đã có đầy đủ cơ sở chắc chắn cho quyết định của mình Ví dụ khidoanh nghiệp nhận được một hợp đồng gia công 100 sản phẩm với giá là 500.000đồng/1 sản phẩm Để sản xuất một sản phẩm đó, doanh nghiệp biết rằng chỉ cần chiphí 380.000 đồng Như vậy, trong trường hợp này, người ra quyết định biết chắc rằngnếu nhận hợp đồng, mỗi sản phẩm sẽ thu lãi được 120.000 đồng Vì vậy, việc ra quyếtđịnh trở thành đơn giản

1.2 Lựa chọn công suất trong điều kiện không chắc chắn

Trong điều kiện không chắc chắn, doanh nghiệp phải lựa chọn phương án công suấtsao cho có lợi nhất đối với từng tình huống xảy ra Doanh nghiệp có thể chọn côngsuất đem lại giá trị tiền tệ lớn nhất hoặc có mức thua lỗ thấp nhất hoặc đảm bảo khảnăng cân bằng giữa lợi nhuận và thua lỗ Quyết định lựa chọn này phụ thuộc rất lớnvào khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp Có các tiêu chí lựa chọn như sau:

- Chỉ tiêu Maximax

Chỉ tiêu này còn gọi là chỉ tiêu lạc quan, bởi vì trong trường hợp này, doanh nghiệp

sẽ lựa chọn phương án có giá trị tiền tệ mong đợi thu được lớn nhất Doanh nghiệptrong trường hợp này là người có mức độ rủi ro cao Phương pháp lựa chọn là lựachọn phương án có lợi nhuận cao nhất

- Chỉ tiêu may rủi ngang nhau

Trang 24

Theo chỉ tiêu này, doanh nghiệp chấp nhận một mức mạo hiểm trung bình Người

ta chọn phương án có giá trị tiền tệ trung bình lớn nhất trong các phương án đưa ra

- Chỉ tiêu giá trị bỏ lỡ cơ hội thấp nhất

Trong trường hợp sử dụng chỉ tiêu này, doanh nghiệp cố gắng tìm chọn phương áncông suất sao cho trong từng tình huống khác nhau sẽ thu được giá trị tiền tệ mongđợi ở mức đảm bảo yêu cầu tối thiểu hoá những giá trị cơ hội có thể bị bỏ lỡ trên thịtrường Phương pháp lựa chọn được tiến hành bằng cách lập bảng các giá trị có thể bị

1 Doanh nghiệp có công suất thấp (Tr đồng) 100 100 100

2 Doanh nghiệp có công suất trung bình (Tr đồng) 70 120 120

3 Doanh nghiệp có công suất cao (Tr đồng) -40 20 160

Theo dữ liệu của bài trên ta có:

- Nếu doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu Maximax sẽ chọn phương án 3 vì phương ánnày có giá trị mong đợi lớn nhất là 160 triệu

- Nếu doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu Maximin sẽ lựa chọn phương án 1 vì phương

án này có giá trị thua lỗ thấp nhất (trường hợp xấu nhất vẫn lãi 100 triệu)

- Nếu sử dụng chỉ tiêu may rủi ngang nhau, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án 2

vì có giá trị mong đợi trung bình lớn nhất là 103,3 triệu

- Nếu sử dụng chỉ tiêu giá trị bỏ lỡ cơ hội thấp nhất, cần lập bảng Giá trị cơ hội bỏ

- Doanh nghiệp có công suất thấp (Tr đ) 0 20 60 60

- Doanh nghiệp có công suất trung bình (Tr đ) 30 0 40 40

Trang 25

- Doanh nghiệp có công suất cao (tr đ) 140 100 0 140

Kết quả là doanh nghiệp chọn phương án 2, xây dựng doanh nghiệp có công suấttrung bình

1.3 Lựa chọn công suất trong điều kiện rủi ro

Trong điều kiện này doanh nghiệp đứng trước các phương án lựa chọn mỗi phương

án lại có các tình huống và xác xuất xảy ra từng tình huống là khác nhau

Quyết định lựa chọn sẽ phụ thuộc vào khả năng xảy ra các tình huống Phương ánđược lựa chọn là phương án có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất Nó được tính bằngcông thức:

EMVi = EMVị.Sị  max

Trong đó:

EMVi là giá trị tiền tệ mong đợi của phương án i

EMVị là giá trị tiền tệ mong đợi của phương án i ở tình huống j

Sị là xác suất xảy ra tình huống j của phương án i

Ví dụ: Vẫn dùng số liệu đã cho của doanh nghiệp A ở ví dụ trên nhưng có bổ sungthêm điều kiện lúc này doanh nghiệp biết xác xuất của tình huống cụ thể như sau: nhucầu thị trường thấp có xác xuất là 0,3, nhu cầu trung bình xác xuất là 0,2 Hãy lựachọn phương án tối ưu

Ta tính được giá trị tiền tệ mong đợi:

EMV1=100.0,3+100.0,5+100.0,2=100

EMV2=70.0,3+120.0,5+120.0,2 =105

EMV3=-40.0,3+20.0,5+160.0,2 =30

Căn cứ vào kết quả trên chúng ta chọn phương án trung bình

Ta có thể biểu diễn bằng cây quyết định như sau:

0,3

0,50,50,3

0,20,5

0,3

Công suất thấp Công

suất tb

Công suất cao

TTBC

Trang 26

1.3 Chuyển quyết định từ điều kiện không chắc chắn sang điều kiền chắc chắn

Trong thực tế doanh nghiệp vấn đề tìm hiểu nhu cầu thị trường đóng vai trò hết sứcquan trọng Nếu doanh nghiệp không biết được nhu cầu thị trường doanh nghiệp sẽphải lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn Nhưng doanh nghiệp có thể chuyển từđiều kiện không chắc chắn sang điều kiện chắc chắn bằng cách bỏ chi phí điều tra nhucầu thị trường hoặc mua thông tin từ những công ty tư vấn

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp có nên mua thông tin đó không? Và giá thông tin tối

đa là bao nhiêu thì nên mua Ta có thể tính nhờ công thức sau:

EVPI=EMVmc-EMVrTrong đó: EVPI là giá trị của thông tin

EMVmc là giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện chắc chắn

EMVr là giá trị tiền tệ mong đợi trong điều kiện rủi ro

Trong ví dụ trên EMVmc=100.0,3+120.0,5+160.0,2=122

Vậy giá trị thông tin lớn nhất mà doanh nghiệp có thể mua:

EVPI=122-105

2 Phân tích điểm hoà vốn trong lựa chọn công suất.

Phân tích điểm hoà vốn là tìm mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phíđúng bằng doanh thu Phương pháp này được áp dụng để xác định công suất trongngắn hạn Để xác định công suất hoà vốn cần xác định được chi phí cố định và chi phíbiến đổi từng phương án

Gọi tổng chi phí là TC, chi phí cố định là FC, chi phí biến đổi tính trên một đơn vịsản phẩm là v, P là giá và Q là sản lượng

Doanh nghiệp sẽ hoà vốn khi:

P.Q = TC+v.Q

Trang 27

CHƯƠNG IV ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH

NGHIỆP

Trang 28

I THỰC CHẤT VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ

DOANH NGHIỆP

1 Thực chất của định vị doanh nghiệp

Định vị doanh nghiệp thực chất là quá trình xác định vị trí doanh nghiệp Thôngthường khi nói đến định vị doanh nghiệp, người ta thường đề cập đến việc xây dựngdoanh nghiệp mới Tuy nhiên trong thực tế, những quyết định định vị doanh nghiệplại xảy ra một cách khá phổ biến ở các doanh nghiệp đang hoạt động Đó là việc tìmthêm các địa điểm mới, xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng đại lý mới.Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ Việc quyết định lựachọn bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Vậy: định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp nhằm thực hiện đảm bảo các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2 Mục tiêu và tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp

2.1 Mục tiêu của định vị doanh nghiệp

Đối với các tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối đa là mục tiêu chủ yếunhất khi xây dựng phương án định vị doanh nghiệp Trong thực tế, tuỳ tình hình cụthể mà doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu cụ thể

- Tăng doanh số bán hàng

- Mở rộng thị trường

- Huy động các nguồn lực tại chỗ

- Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ

- Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi

Nói một cách tổng quát, mục tiêu của định vị doanh nghiệp đối với các tổ chức làtìm vị trí doanh nghiệp sao cho thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đề ra

Trang 29

2.2 Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp

Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Định vị doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnhtranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thoả mãntốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn

- Tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường

- Giảm giá thành sản phẩm

- Khai thác lợi thế của môi trường

- Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

3 Quy trình tổ chức định vị doanh nghiệp

Để quyết định định vị doanh nghiệp hợp lý, cần thực hiện các bước chủ yếu sau:

- Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án định vịdoanh nghiệp Mục tiêu này tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng doanhnghiệp cụ thể Vấn đề quan trọng là cùng với xác định mục tiêu, ta phải xác định rõcác tiêu chuẩn để định vị doanh nghiệp

- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp Việc định

vị doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, như điều kiện tự nhiên, địalý

- Xây dựng các phương án định vị khác nhau

- Đánh giá và lựa chọn các phương án trên cơ sở các tiêu chuẩn mục tiêu lụa chọn

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp

4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng

* Thị trường tiêu thụ Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ

đã trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định định vị doanhnghiệp Các doanh nghiệp thường bố trí doanh nghiệp gần nơi tiêu thụ, thuận lợi vềmặt thị trường Các thông tin cần thiết gồm:

- Dung lượng thị trường

- Cơ cấu và tính chất của thị trường

Trang 30

- Tình hình cạnh tranh

* Nguồn nguyên liệu Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định định vị doanh

nghiệp Trong một số trường hợp và một số ngành, nó đóng vai trò hết sức quantrọng Khi định vị doanh nghiệp, cần chú ý:

- Chủng loại, số lượng, quy mô nguồn nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuấtkinh doanh Đối với nhiều loại dình doanh nghiệp, việc đòi hỏi kinh doanh gần nguồnnguyên liệu là một tất yếu

- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinhdoanh Một số doanh nghiệp muốn sản suất có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguyênliệu

- Chi phí vận chuyển nguyên liệu Chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớntrong giá thành sản phẩm Trong cơ cấu giá thành chi phí vận chuyển gồm chi phí vậnchuyển nguyên liệu

* Nhân tố lao động Thường doanh nghiệp phải tính đến đặc điểm chất lượng và số

lượng lao động Tuỳ từng ngành nghề mà chọn lao động ở vùng nào cho hợp lý

* Cơ sở hạ tầng Đây cũng là nhân tố hết sức quan trọng khi xác định phương án

định vị doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất cũng nhưtiêu thụ sản phẩm Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian kinhdoanh, giảm chi phí vận chuyển

* Điều kiện kinh doanh và môi trường văn hoá xã hội Tập quán, môi trường sống,

thái độ lao động ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Chính sách phát triển kinh tế;

- Sự phát triển của các ngành bổ trợ;

- Quy mô cộng đồng;

- Tôn giáo tín ngưỡng

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm

- Diện tích mặt bằng

- Tính thuận lợi của vị trí đặt doanh nghiệp

- Nguồn nước

Trang 31

- An ninh

- Chi phí đát đai

- Những quy định chính quyền địa phương

II ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

1 Phân tích chi phí theo vùng

Thực chất của phương phát này là xác định phương án định vị doanh nghiệp văn cứvào chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất ra Mỗi địa điểm sản xuất ra sản phẩm do có nhữngđiều kiện môi trường khác nhau nên có tổng chi phí cũng không giống nhau

Phương pháp này dùng để lựa chọn địa điểm có tổng chi phí hoạt động thấp nhấtcho một doanh nghiệp ứng với quy mô đầu ra khác nhau Vì vậy, phương pháp nàyđược áp dụng với những giả định sau:

- Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm

- Chi phí cố định không đổi trong phạm vi khoản đầu ra đã cho

Các bước thực hiện phương pháp:

- Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi ở từng vùng

Trang 32

Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm bước:

-Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến định vị doanh nghiệp

-Cho trọng số từng nhân tố tuỳ theo mức độ quan trọng của nó

-Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp:

-Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố

-Tính tổng số điểm cho từng địa điểm

-lựa chọn địa điểm có số điểm cao nhất

Ba bước đầu chủ yếu do các chuyên gia thực hiện nên phương pháp này gọi làphương

pháp chuyên gia

Phương pháp này nhạy cảm với ý kiến chủ quan

Ví dụ :Công ty A dự định liên doanh với tổng công ty xi măng để thành lập một nhàmáy sản xuất xi măng Công ty dự định đặt nhà máy ở một trong hai địa điểm là HảiDương/Ninh Bình Sau quá trình điều tra các chuyên gia đánh giá theo các bảng sau

Trang 33

III BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1.Vị trí vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất

Thực chất của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức sắp xếp, định dạng

về mặt không gian các phương tiện vật chất sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặccung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường

Kết quả của quá trình này là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộphận phục vụ sản xuất và dây truyền sản xuất Luồng di chuyển của công việc củanguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ củadoanh nghiệp là một trong những xuất phát điểm cơ bản, đồng thời cũng là căn cứ đểphân loại bố trí sản xuất

Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm xác định một phương án bố trí hợp lý,đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp và thích ứngvới loại quá trình sản xuất

Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại quá trình sản xuất, chiến lược kinhdoanh, phương tiện thiết bị nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng Nó được xây dựngtrên cơ sở các lý do sau:

- Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn,tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện cácmục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

- Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi của bố trí sản xuất sẽ dẫn đến vấn đề tâm

lý không tốt, ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động

- Đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức người và sức lực tài chính

- Đây là vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ rất khó khắc phục và tốn kém

1.2 Các yêu cầu trong bố trí sản xuất

Do các ảnh hưởng của các yếu tố như công nghệ, tổ chức trong quá trình bố trísản xuất mà cần phải đảm bảo những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:

- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất

Trang 34

- An toàn cho người lao động.

- Thích hợp với đặc điểm thiết kế và sản phẩm

- Phù hợp với khối lượng sản phẩm của sản xuất

- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ

- Thích ứng với môi trường sản xuất

2 Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu

2.1 Bố trí theo quá trình

Bố trí theo quá trình phù hợp đối với loại hình sản xuất gián đoạn, khối lượngsản phẩm nhỏ, chủng loại nhiều Sản phẩm hoặc các chi tiết bộ phận đòi hỏi quá trìnhchế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của NVL, bánthành phẩm cũng theo những con đường khác nhau Máy móc thiết bị nhóm với nhautheo chức năng chứ không phải theo thứ tự chế biến

Kiểu bố trí này rất phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp cơ khí và đặc biệt làtrong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bệnh viện, trường học

Ưu điểm:

- Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt

- Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng

- Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những lý do trục trặc của thiết bị

- Tính độc lập trong chế biến các chi tiết bộ phận cao

- Chi phí bảo dưỡng thấp

Hạn chế:

- Chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm cao

- Lịch trình sản xuất và các hoạt động không ổn định

- Sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả

- Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp

- Khó kiểm soát

Trang 35

2.2 Bố trí theo sản phẩm

Phù hợp với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồngsản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn Công việc được chia thànhhàng loạt những nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá có sự cho phép của chuyên môn hoá

Các nơi làm việc và thiết bị được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tựcác bước công việc Máy móc thiết bị chế biến có thể sắp xếp theo một đường cố địnhtheo băng tải

* Dây chuyền có thể bố trí theo đường thẳng:

Nguyên liệu -> Nơi làm việc 1 -> Nơi làm việc 2 -> Nơi làm việc 3 -> Sảnphẩm được hình thành

Trang 36

- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao.

- Dễ bị ngừng khi có một công đoạn trục trặc

- Không áp dụng khuyến khích tăng NSLĐ cá nhân

2.3 Bố trí cố định vị trí

Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cố định một vị trí còn máy móc thiết bị vật

tư được chuyển đến đó để tiến hành sản xuất Đặc điểm của sản phẩm làm cho sảnphẩm rất khó di chuyển Do đặc điểm đó, nên nguyên vật liệu máy móc thiết bị phảiđưa đến trước tập kết ở nơi làm việc

Người ta cố gắng tổ chức sản xuất nhiều bộ phận chi tiết ở nơi khác, chủ yếu làlắp ráp, giảm giá

Trong kiểu bố trí này có nhược điểm là chi phí quản lý cao và phạm vi kiểm soáthẹp

có hiệu quả, máy móc thiết bị phải được bố trí gần nhau

Trong bố trí theo tế bào, máy móc thiết bị được sắp xếp để thực hiện các thao táccần thiết cho một nhóm các chi tiết bộ phận giống nhau

Trang 37

Bố trí theo tế bào có nhiều lợi thế như nguyên liệu, bán thành phẩm, dự trữ vậnđộng nhanh, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất.

- Bố trí theo nhóm công nghệ: bao gồm việc xác định các chi tiết bộ phận giốngnhau về đặc điểm thiết kế và đặc điểm sản xuất và nhóm chúng tạo thành các bộ phậncùng họ Trong nhiều trường hợp thì đặc điểm thiết kế và chế biến liên quan chặt chẽvới nhau

- Hệ thống sản xuất linh hoạt

Hệ thống nhỏ điều chỉnh nhanh và tự động hoá cao Ngày nay, hệ thống sản xuấtlinh hoạt đang trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều doanh nghiệp vì nó phản ảnhđược việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đồng thời tạo ra khả năng thích ứng nhanhvới sự thay đổi của môi trường kinh doanh Mọi quá trình sản xuất được điều chỉnhbằng máy tính tự động

Ngày đăng: 08/04/2014, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w