PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH CỠ LÔ HÀNG

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 58 - 60)

Nhu cầu nguyên vật liệu được chia làm 2 loại là nhu cầu phụ thuộc và nhu cầu độc lập. Việc chọn phương pháp xác định cỡ lô phải căn cứ vào bản chất của nhu cầu về các loại NVL, chi tiết, bộ phận và mối quan hệ tương hỗ giữa chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

1. Phương pháp mua theo lô

Nguyên tắc cấp hàng theo nhu cầu thực gọi là phương pháp mua theo lô. Theo phương pháp này, người ta mua hoặc sản xuất NVL đúng bằng nhu cầu thực đảm bảo cung cấp đúng thời điểm. Cách làm này thường thích hợp với những lô hàng kích cỡ nhỏ, đặt thường xuyên, lượng dự trữ cung cấp đúng lúc thấp và không tốn phí lưu kho. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc sản phẩm có cấu trúc phức tạp gồm nhiều chi tiết, bộ phận thì cần đặt hàng nhiều lần và nhiều lô dẫn đến chi phí đặt hàng cao.

2. Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn

Để giảm số lần đặt hàng và đơn giản hơn trong theo dõi ghi chép nguyên vật liệu dự trữ, người ta có thể dùng phương pháp ghép nhóm các nhu cầu thực tế của một số cố định các giai đoạn vào một đơn hàng hình thành một chu kỳ đặt hàng.

Ví dụ: muốn cung cấp 2 giai đoạn 1 lần thì lấy tổng nhu cầu thực của 2 tuần liên tiếp. Thời điểm cần có hàng bằng thời điểm cần có hàng của thời kỳ đầu tiên trừ đi chu kỳ sản xuất hoặc cung ứng.

Ví dụ cụ thể:

Theo hệ thống sản xuất, cần cung cấp nguyên vật liệu X vào tuần thứ 4 với số lượng là 400, tuần thứ 5 với số lượng là 200. Thời gian để mua X mất 2 tuần.

Theo phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn, người ta có thể đặt hàng ngay tuần thứ 2 là 400.

Phương pháp này tiện lợi, đơn giản nhưng lại khó khăn ở chỗ khối lượng đơn hàng khác biệt khiến người sản xuất khó đặt cỡ lô hợp lý.

3. Phương pháp cân đối các giai đoạn và bộ phận

Thực chất đây cũng là phương pháp ghép lô nhưng với chu kỳ không cố định các giai đoạn. Các lô được ghép với nhau trên cơ sở tổng chi phí dự trữ đạt tới mức thấp nhất. Việc xác định cỡ lô còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.

Biết rằng nếu đặt lô hàng vượt quá nhu cầu thực thì số thừa phải để lưu kho dùng cho lần sau. Vấn đề đặt ra là nếu lưu kho, doanh nghiệp phải chịu chi phí dự trữ. Ngược lại, nếu đặt hàng nhiều lần theo phương pháp đặt hàng theo lô thì doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí đặt hàng. Vì vậy, cỡ lô tối ưu sẽ được xác định bằng công thức sau:

Thực tế, cỡ lô tìm được sau khi ghép các giai đoạn theo nguyên tắc cộng dồn sẽ được lựa chọn khi tổng lượng nhu cầu gần nhất với cỡ lô tối ưu vừa tính được.

Ví dụ: Cho số liệu thực tế về nhu cầu NVL sau. Hãy dùng phương pháp cân đối các giai đoạn bộ phận để xác định kích cỡ lô hàng.

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8

Nhu cầu 50 80 55 90 10 60 120 80

Ta có cỡ lô hàng tối ưu về mặt lý thuyết:

EPP = 10.000 / 5.000 = 200 đơn vị.

Từ đó xác lập được đơn hàng và tính chi phí thực tế theo các biểu sau:

Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8

Nhu cầu thực 50 80 55 90 10 60 120 80

EPP =

Chi phí đặt h ngà

Chi phí lưu kho 1 đơn vịđặt h ng à trong vòng 1 giai đoạn

Lượng đơn hàng tiếp nhận

185 0 0 160 0 0 200

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 58 - 60)

w