CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN CÔNG GIAO VIỆC TRONG ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT 1 Phân công giao việc trên một máy

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 66 - 69)

1. Phân công giao việc trên một máy

Trong thực tế, một tổ đội, nơi làm việc hoặc một máy móc thiết bị có thể được giao thực hiện nhiều công việc khác nhau. Việc sắp xếp công việc nào trước, công việc nào sau có ý nghĩa rất lớn đến thời gian hoàn thành đúng hạn và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy, tìm ra một phương án bố trí tốt nhất là rất cần thiết. Tuy nhiên, có nhiều phương án sắp xếp khác nhau. Doanh nghiệp do đó phải tiến hành điều độ sản xuất theo các nguyên tắc ưu tiên. Thông thường có các nguyên tắc ưu tiên sau:

- Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất. - Bố trí theo thời gian thực hiện ngắn nhất. - Bố trí theo thời gian thực hiện dài nhất.

Sau đó, người ta tiến hành so sánh dựa trên các chỉ tiêu sau:

- Dòng thời gian: khoảng thời gian từ khi công việc vào phân xưởng đến khi hoàn thành.

- Dòng thời gian lớn nhất: tổng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả công việc.

- Dòng thời gian trung bình: trung bình các dòng thời gian của mỗi công việc.

- Mức độ chậm lớn nhất.

2. Nguyên tắc dùng chỉ số tới hạn

Chỉ số tới hạn là phương pháp đơn giản dùng để kiểm tra quá trình hợp lý của thứ tự các công việc đã sắp xếp trong quá trình thực hiện. Chỉ số này phản ánh tình hình thực hiện các công việc và khả năng hoàn thành theo thời gian.

Ti: thời gian còn lại của công việc i

Ni: Số ngày cần thiết để hoàn thành công việc còn lại. CR > 1: Công việc hoàn thành trước hạn.

CR = 1: Công việc hoàn thành đúng thời hạn.

CR < 1: Công việc không hoàn thành đúng thời hạn. CR =

Ni Ti

3. Phương pháp phân công giao việc trên nhiều đối tượng

3.1. Phương pháp Johnson

Ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu phương pháp phân công giao việc trên 2 máy, trong đó mỗi công việc đều phải thực hiện trên 2 máy (máy 1 trước sau đó mới đến máy 2). Cũng giống như trường hợp phân công giao việc trên 1 máy, trường hợp này cũng có rất nhiều cách phân công khác nhau. Mục đích là tổng thời gian hoàn thành công việc. Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:

B1: Liệt kê thời gian cần thiết thực hiện từng công việc trên từng máy. B2: Tìm công việc có thời gian cần thiết ngắn nhất.

B3: ưu tiên sắp xếp công việc vừa tìm được trước nếu công việc đó được thực hiện trên máy 1 và ngược lại để sau cùng nếu nó được thực hiện trên máy 2.

B4: Lặp lại bước 2 và 3 cho đến khi tất cả các công việc được sắp xếp hết.

Ví dụ: Có 3 công việc thực hiện trên 2 máy. Công việc nào cũng phải làm trên 1 máy trước rồi mới chuyển sang máy thứ 2. Thời gian làm từng công việc như sau:

Công việc Thời gian A B C Máy 1 4 7 6 Máy 2 2 8 5

Theo phương pháp Johnson ta sẽ phân công như sau:

B(7) -> C(6) -> A(4) -> B(8) -> C(5) -> A(2).

3.2. Phân công n công việc cho n đối tượng

Trong trường hợp phân công n công việc cho n máy hoặc n người với điều kiện mỗi máy hoặc mỗi người chỉ đảm nhận 1 công việc cũng có rất nhiều phương pháp sắp xếp khác nhau. Phương án tối ưu có thể là tổng số thời gian thực hiện nhỏ nhất hoặc giá trị mang lại lớn nhất.

Để xác định phương án tối ưu, ta dùng phương pháp bài toán ma trận của Hungary. Nội dung như sau:

B1: Lập bảng phân việc và máy móc theo dữ liệu thực tế.

B2: Tìm số nhỏ nhất trong từng hàng và lấy các số trong hàng trừ đi số đó. B3: Tìm số nhỏ nhất của từng cột và trừ đi các cố trong mỗi cột cho số đó. B4: Tìm cách kẻ các đường đi qua hàng và cột theo phương pháp:

- Bắt đầu từ hàng có 1 số 0, tìm số 0 đó, khoanh tròn và kẻ 1 đường xuyên suốt cột.

- Tìm các cột còn lại có 1 số 0 rồi kẻ xuyên suốt bảng.

B5: Nếu số 0 tìm được và số dòng kẻ bằng n thì bài toán được giải. Nếu không thì tìm số nhỏ nhất trong các số còn lại, lấy các số còn lại đó trừ đi số nhỏ nhất, riêng các giao dòng kẻ lại cộng với số nhỏ nhất tìm được đó

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w