CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 39 - 43)

Khi lập kế hoạch tổng hợp trong doanh nghiệp, nhà quản trị luôn phải giải quyết những tình huống do sự biến động của nhu cầu thị trường. Do thời gian lập kế hoạch tương đối dài nên các quyết định thường liên quan đến những vấn đề sau:

- Dự trữ hàng hoá để đối phó với sự biến đổi của nhu cầu. - Điều tiết lượng lao động để phù hợp với sự thay đổi nhu cầu. - Thuê công nhân làm thêm giờ hay cho nghỉ việc tạm thời. - Thuê gia công ngoài hoặc gia công cho bên ngoài.

- Các giải pháp được áp dụng riêng lẻ hay đồng thời.

Giải quyết các vấn đề đó, doanh nghiệp sẽ tìm được con đường cụ thể để giải quyết được nhu cầu của người tiêu dùng trong hững điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Con đường đó gọi là chiến lược hoạch định tổng hợp.

Có các loại chiến lược khác nhau dựa vào các căn cứ phân chia khác nhau. * Chiến lược thuần tuý và chiến lược hỗn hợp

+ Chiến lược thuần tuý là chiến lược chỉ được áp dụng sự thay đổi của 1 điều kiện, 1 yếu tố và cố định các yếu tố khác.

* Chiến lược chủ động và chiến lược bị động

+ Nếu nhà quản trị điều hành sản xuất kinh doanh thay đổi các điều kiện của mình nhằm đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu, ta gọi đó là chiến lược bị động.

Sau đây, chúng ta nghiên cứu 8 chiến lược thuần tuý trên cơ sở để hoạch định tổng hợp của doanh nghiệp.

1. Chiến lược thay đổi mức tồn kho

Áp dụng chiến lược này nhà quản trị sẽ tăng mức tồn kho trong giai đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong thời kỳ có nhu cầu tăng cao hơn mức sản xuất.

Nếu chọn chiến lược này, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm chi phí tồn trữ hàng hoá, chi phí bảo hiểm, quản lý, chi phí do tăng vốn đầu tư vào dự trữ hàng hoá nhiều hơn bình thường.

Chiến lược này có những ưu điểm, nhược điểm sau: * Ưu điểm

- Quá trình sản xuất được đảm bảo ổn định, không có những biến đổi bất thường.

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Dễ dàng cho việc điều hành sản xuất. * Nhược điểm

- Chi phí tăng

- Không thể áp dụng với tất cả các mặt hàng.

2. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu

Nhà quản trị theo đổi chiến lược này sẽ thường xuyên đánh giá lại mình. Anh ta sẽ quyết định thuê thêm lao động khi cần và sẵn sàng sa thải lao động khi không cần thiết.

* Ưu điểm

- Giảm được nhiều chi phí như chi phí tồn trữ hàng hoá, chi phí làm thêm giờ. * Nhược điểm

- Sa thải và thu hút thêm nhân công đều gây tốn thêm chi phí. Doanh nghiệp có thể mất uy tín do thường xuyên sa thải lao động.

- Giảm năng suất lao động do việc sa thải lao động dẫn đến ức chế tâm lý cho người lao động.

3. Chiến lược thay đổi cường độ lao động của nhân viên

Áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể bổ sung nhu cầu thiếu hụt trong giai đoạn nhu cầu tăng cao bằng cách yêu cầu lao động làm thêm giờ. Doanh nghiệp cũng có thể cho nhân viên của mình nghỉ ngơi trong giai đoạn nhu cầu thấp mà không cần sa thải họ.

* Ưu điểm

- Giúp doanh nghiệp đối phó kịp thời với những biến động của thị trường - Ổn định nguồn nhân lực

- Tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động

- Giảm nhiều chi phí có liên quan đến học nghề, học việc. * Nhược điểm

- Chi phí trả cho làm thêm giời thường cao. - Công nhân mỏi mệt do làm quá sức.

4. Chiến lược thuê gia công ngoài hoặc làm công cho bên ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiêp sẽ áp dụng chiến lược này khi nhu cầu của sản phẩm của công ty vượt quá khả năng sản xuất của công ty. Trong khi đó công ty không muốn tăng thêm lao động. Một trường hợp khác nếu nhu cầu sản xuất sản phẩm thấp hơn so với khả năng, doanh nghiệp có thể nhận các hợp đồng gia công cho bên ngoài để tạo việc làm cho công nhân và tạo thêm thu nhập.

Ưu điểm:

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa kịp mở rộng sản xuất để sản xuất đủ nhu cầu.

- Tận dụng công suất máy móc thiết bị - Tạo ra sự linh hoạt trong điều hành

Nhược

- Khó kiểm soát được thời gian sản xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm. - Phải chia sẻ lợi nhuận cho bên nhận gia công

- Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận với khách hàng.

5. Chiến lược sử dụng lao động bán thời gian

Chiến lược này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có nhu cầu biến đổi theo mùa. Đặc biệt thích hợp trong việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động trí óc ít, sử dụng nhiều lao động phổ thông.

Ưu điểm:

- Giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà trong việc tuyển lao động - Tăng sự linh hoạt trong điều hành để thoả mãn tối đa nhu cầu

- Giảm được các chi phí phụ cấp phải trả cho lao động chính quy. Nhược:

- Chịu sự biến động về lao động rất cao - Phí tổn đào tạo

- Sự bất ổn của nguồn lao động - Năng suất lao động không cao

6. Chiến lược tác động đến cầu

Trong trường hợp nhu cầu thấp, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược tác động đến cầu để kích cầu bằng các biện pháp:

- Tăng cường quảng cáo, khuyến mại

- Tăng số nhân viên bán hàng, mở rộng hình thức bán hàng - Khuyến mại

- Giảm giá Ưu điểm:

- Tăng khách hàng, lượng cầu sản phẩm của doanh nghiệp - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhược điểm:

- Nhu cầu thường không chắc chắn và khó dự báo chính xác - Nhiều trường hợp không thể áp dụng hình thức này

7. Chiến lược đặt cọc trước

Thường áp dụng trong trường hợp nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp cao mà khả năng sản xuất của doanh nghiệp lại hạn chế, không đủ sức. Theo chiến lược này doanh nghiệp phải thoả mãn đơn hành theo đúng thời điểm mà họ cần.

Ưu điểm:

- Duy trì công suất ở mức ổn định

- Tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho doanh nghiệp Nhược:

- Khách hàng có thể bỏ doanh nghiệp tìm nơi khác để đáp ứng kịp thời - Nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể áp dụng chiến lược

8. Chiến lược sản xuất hỗn hợp theo mùa

Theo chiến lược này doanh nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm theo mùa vụ khác nhau bổ sung cho nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm:

- Tận dụng tối đa nguồn lực - Ổn định nguồn nhân lực - Giữ khách hàng

- Tránh được ảnh hưởng của mùa vụ. Nhược điểm:

- Doanh nghiệp có thể vấp phải những vấn đề vượt quá chuyên môn - Thiết bị được huy động không hết công suất

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 39 - 43)