THỰC CHẤT VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 28 - 31)

DOANH NGHIỆP

1. Thực chất của định vị doanh nghiệp

Định vị doanh nghiệp thực chất là quá trình xác định vị trí doanh nghiệp. Thông thường khi nói đến định vị doanh nghiệp, người ta thường đề cập đến việc xây dựng doanh nghiệp mới. Tuy nhiên trong thực tế, những quyết định định vị doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến ở các doanh nghiệp đang hoạt động. Đó là việc tìm thêm các địa điểm mới, xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng đại lý mới. Hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp dịch vụ. Việc quyết định lựa chọn bố trí doanh nghiệp hợp lý về mặt kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy: định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh

nghiệp nhằm thực hiện đảm bảo các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu và tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp

2.1. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp

Đối với các tổ chức kinh doanh sinh lời thì đặt lợi ích tối đa là mục tiêu chủ yếu nhất khi xây dựng phương án định vị doanh nghiệp. Trong thực tế, tuỳ tình hình cụ thể mà doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu cụ thể.

- Tăng doanh số bán hàng - Mở rộng thị trường

- Huy động các nguồn lực tại chỗ - Hình thành cơ cấu sản xuất đầy đủ

- Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi

Nói một cách tổng quát, mục tiêu của định vị doanh nghiệp đối với các tổ chức là tìm vị trí doanh nghiệp sao cho thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đề ra.

2.2 Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp

Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Định vị doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thoả mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn.

- Tạo khả năng chiếm lĩnh thị trường - Giảm giá thành sản phẩm

- Khai thác lợi thế của môi trường

- Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

3. Quy trình tổ chức định vị doanh nghiệp

Để quyết định định vị doanh nghiệp hợp lý, cần thực hiện các bước chủ yếu sau: - Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án định vị doanh nghiệp. Mục tiêu này tuỳ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Vấn đề quan trọng là cùng với xác định mục tiêu, ta phải xác định rõ các tiêu chuẩn để định vị doanh nghiệp.

- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp. Việc định vị doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, như điều kiện tự nhiên, địa lý...

- Xây dựng các phương án định vị khác nhau.

- Đánh giá và lựa chọn các phương án trên cơ sở các tiêu chuẩn mục tiêu lụa chọn.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp

4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng

* Thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ đã trở thành một nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định định vị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường bố trí doanh nghiệp gần nơi tiêu thụ, thuận lợi về mặt thị trường. Các thông tin cần thiết gồm:

- Dung lượng thị trường

- Tình hình cạnh tranh

* Nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định định vị doanh nghiệp. Trong một số trường hợp và một số ngành, nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi định vị doanh nghiệp, cần chú ý:

- Chủng loại, số lượng, quy mô nguồn nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với nhiều loại dình doanh nghiệp, việc đòi hỏi kinh doanh gần nguồn nguyên liệu là một tất yếu.

- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp muốn sản suất có hiệu quả cần phải đặt gần vùng nguyên liệu.

- Chi phí vận chuyển nguyên liệu. Chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Trong cơ cấu giá thành chi phí vận chuyển gồm chi phí vận chuyển nguyên liệu.

* Nhân tố lao động. Thường doanh nghiệp phải tính đến đặc điểm chất lượng và số lượng lao động. Tuỳ từng ngành nghề mà chọn lao động ở vùng nào cho hợp lý.

* Cơ sở hạ tầng. Đây cũng là nhân tố hết sức quan trọng khi xác định phương án định vị doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian kinh doanh, giảm chi phí vận chuyển.

* Điều kiện kinh doanh và môi trường văn hoá xã hội. Tập quán, môi trường sống, thái độ lao động ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Chính sách phát triển kinh tế; - Sự phát triển của các ngành bổ trợ; - Quy mô cộng đồng;

- Tôn giáo tín ngưỡng.

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm

- Diện tích mặt bằng

- Tính thuận lợi của vị trí đặt doanh nghiệp - Nguồn nước

- An ninh

- Chi phí đát đai

- Những quy định chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Giáo trình môn quản trị sản xuất (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w