1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại huyện Cần Giờ - Tp. HCM

27 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 284,16 KB

Nội dung

Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại huyện Cần Giờ - Tp. HCM

Trang 1

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

HUỲNH THỊ DUY HƯƠNG

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ

VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂM SÓC RỐN CHO TRẺ SƠ SINH TẠI HUYỆN CẦN GIỜ – TP HCM

Chuyên ngành: DỊCH TỄ HỌC

Mã số: 3 01 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh –2008

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS LÊ DIỄM HƯƠNG

PGS.TS TRẦN THỊ LIÊN MINH

Phản biện 1: GS TS Lê Thế Thự

Phản biện 2: PGS TS Vương Tiến Hòa

Phản biện 3: PGS TS Lê Hoàng Ninh

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại ĐẠI

HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vào lúc 13 giờ 30 ngày 27 tháng 6 năm 2008

Có thể tìm hiểu luận án tại:

− Thư viện Quốc Gia Việt Nam

− Thư viện Khoa Học Tổng Hợp Hồ Chí Minh

− Thư viện Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Trang 3

1 Huỳnh Thị Duy Hương (2001), “Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi về việc chăm sóc rốn

trẻ sơ sinh tại Quận 8, TP HCM”, Y học Thành phố HCM, tập 5, số 2, tr

Trang 4

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1 Đặt vấn đề

Tại các nước đang phát triển, uốn ván rốn (UVR) và nhiễm khuẩn rốn (NKR) là những nguyên nhân chính đưa đến tử vong ở trẻ sơ sinh Mỗi năm, theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) độ 500.000 trẻ chết do UVR và độ 460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm khuẩn nặng Thực tế tại Việt Nam, tỷ lệ NKR được ghi nhận tại các Bệnh viện (BV) Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi từ 23% đến 43% và cá biệt vài trường hợp nặng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và gây tử vong, rất đáng tiếc

Một số yếu tố thường gặp, có thể làm gia tăng tần suất NKR và UVR

ở những nước đang phát triển là:cSinh tại nhà không đảm bảo vô trùng, mất vệ sinh do người hộ sinh không được huấn luyện.d Cơ quan y tế còn nghèo nàn lạc hậu, không đảm bảo vô trùng trong các khâu hộ sinh.e Sự tồn tại những hủ tục nuôi con, những thói quen tập quán có hại gây mất vệ sinh trong việc chăm sóc rốn trẻ ở cộng đồng dân cư

Trong khuôn khổ của luận án này, nghiên cứu chỉ tập trung ở yếu tố thứ 3 qua việc tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành (KT-TĐ-TH) chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (CSRTSS) của người mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi cùng thăm dò các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hành (TH) chưa đúng với mong muốn đạt các mục tiêu sau đây:

n Xác định tỷ lệ của người mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng

trong CSRTSS tại huyện Cần Giờ

o Xác định sự liên quan giữa KT-TĐ-TH của người mẹ vớiø một số đặc

trưng cá nhân và xã hội (ĐTCHXH) trong CSRTSS tại huyện Cần Giờ

p Xác định sự liên quan giữa các yếu tố KT và TĐ với TH của người

mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hành CSRTSS cho trẻ tại huyện Cần Giờ

2 Tính cấp thiết của đề tài

Địa bàn chọn nghiên cứu là Huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh Đây là một huyện có kinh tế thuộc loại thấp nhất trong 24 quận huyện của

TP Hồ Chí Minh, những hiểu biết cũng như những chăm sóc về y tế

Trang 5

trong cộng đồng dân cư còn khá đơn giản, đưa đến sự tồn tại những bệnh lý thông thường có thể phòng ngừa được cho trẻ em, trong đó có việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh Qua nghiên cứu này, mong phát hiện được nhiều thói quen tập quán tốt cũng như những hủ tục tồn tại lâu đời trong nhân dân, ảnh hưởng đến việc CSRTSS, có khả năng dẫn đến NKR sơ sinh là một bệnh lý hoàn toàn có thể tránh được nếu người chăm sóc hiểu đúng được việc vệ sinh rốn trẻ sơ sinh Nghiên cứu cũng mong tìm ra được các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc rốn chưa đúng, nhằm hoạch định chương trình giáo dục sức khỏe (GDSK) cho người mẹïï về CSRTSS, góp phần làm giảm thiểu tình trạng NKR sơ sinh

3 Những đóng góp mới của luận án

n Xác định được tỷ lệ người mẹ cư ngụ tại Huyện Cần Giờ có KT,TĐ,TH đúng ïïvề việc CSRTSS o Xác định được liên quan giữa KT,TĐ,TH và một số ĐTCNXH trong việc CSRTSS của người mẹ p Xác định được liên quan giữa KT và TĐ với TH trong việc CSRTSS và thăm dò được những nguyên nhân ảnh hưởng đến TH CSRTSS chưa đúng của người mẹ

4 Bố cục luận án

Luận án gồm 121 trang, 36 bảng, 3 biểu đồ, 9 hình, 140 tài liệu tham khảo và 17 phụ lục Ngoài các phần mở đầu 4 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang, phần nội dung chính tập trung ở 4 chương: chương 1: Tổng quan tài liệu

23 trang, chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang, chương 3: Kết quả 39 trang và chương 4: Bàn luận 34 trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VỀ NHIỄM KHUẨN RỐN SƠ SINH

NKR thường gặp nhiều ở những nước đang phát triển Theo một nghiên cứu tổng quan của TCYTTG, UVR và NKR là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh Mỗi năm 500.000 trẻ chết do UVR và 460.000 trẻ chết vì những hậu quả của nhiễm khuẩn nặng Nghiên cứu tại Pakistan năm 2004 cho thấy trong 3 năm đã có 125 bệnh nhi UVR Nghiên cứu tiền cứu trong đô thị ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mới mắc của NKR là 30/1000, tỷ lệ bệnh mới mắc tại BV của NKR của sơ sinh

Trang 6

là 2,3%; tại nhà là 21,3% Tại Nairobi, Kenya một nghiên cứu cắt ngang về KT-TĐ-TH của các người mẹïï và KT của NVYT liên quan đến vấn đề CSRTSS, cho thấy các người mẹïï có KT tốt trong việc giữ vệ sinh khi cắt rốn nhưng lại không biết và TH sai việc CSRTSS sau khi sinh

Tại Việt Nam, tỷ lệ mới mắc của NKR hiện nay vẫn chưa rõ.Tuy nhiên vài số cụ thể về NKR của BV Nhi Đồng 1 TP.HCM: tỷ lệ NKR thay đổi từ 23% đến 43% trên các bệnh nhiễm khuẩn và chiếm từ 3,3 đến 11,2% trẻ nhập khoa Sơ sinh Trong 5 năm, trong 5 loại bệnh nhiễm khuẩn tại khoa, tỷ lệ NKR đứng nhất trong 2 năm và đứng thứ nhì, trong

3 năm có 10 trường hợp UVR được báo cáo

1.1.1 Rụng rốn

Sau khi sinh, khi mạch dây rốn còn đập thì vẫn còn một lượng máu nhỏ từ nhau đến trẻ sơ sinh Khi mạch máu trong dây rốn đã ngừng đập, các mạch máu rốn co lại nhưng vẫn chưa bít hẳn Cuống rốn sẽ trở nên khô và đen sậm và mau rụng nếu được tiếp xúc với khí trời

1.1.2 Nhiễm khuẩn rốn

Mô chết của dây rốn là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu cuống rốn bị ẩm ướt và bị bôi đắp các chất không sạch Mạch máu rốn vẫn còn tồn tại trong vài ngày sau sinh, vì vậy vẫn còn thông với dòng máu Cuống rốn là một ngõ vào thường gây nhiễm khuẩn

toàn thân cho trẻ sơ sinh

1.2 NGHIÊN CỨU VỀ CHĂM SÓC RỐN SƠ SINH TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1 Băng rốn

Phong tục tập quán của nhiều quốc gia cho phép băng bụng của trẻ sơ sinh với vải hoặc băng thun Động tác này làm cuống rốn ẩm ướt, do đó làm chậm lành rốn và gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhất là khi các dung dịch sử dụng bôi rốn không sạch Có nhiều lý do giải thích cho phong tục băng rốn, đó là tránh phình rốn hoặc lồi rốn, để bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể, để bảo vệ rốn tránh xa “khí độc” làm trẻ dễ bị bệnh

Trang 7

Việc sử dụng băng rốn đã ngưng trong hầu hết các BV trong cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 khi người ta phát hiện ra rằng băng rốn là nơi ẩn náu vi khuẩn, làm rốn lâu lành vì rốn không khô

1.2.2 Bôi rốn

Tại một số nước, vài chất được dùng bôi vào cuống rốn như tàn thuốc, dầu, bơ, gia vị, cỏ và bùn Một trong những chất nguy hiểm bôi vào rốn trẻ là phân bò, gà và chuột, bơ nấu lỏng ra, sữa trâu bôi vào rốn thường làm gia tăng nguy cơ NKR và UVR trẻ sơ sinh Lý do để người dân bôi những chất này vào rốn là để ngăn ngừa chảy máu rốn, làm rốn mau rụng và làm cho hồn ma tránh xa Nhưng việc sử dụng chất sát khuẩn làm giảm đáng kể vi khuẩn tại rốn, nhưng lại kéo dài thời gian rụng rốn, số lần khám bệnh sẽ tăng, tăng công việc cho nhân viên y tế và tăng chi phí y tế chăm sóc sau sinh Tại BV Nhi Đồng 1, thời gian điều trị trung bình cho một trường hợp NKR nhập viện là 8 ngày (7,5ngày-9,3ngày) tiêu tốn từ 1,2 triêu đến 1,3 triêu đồng Trong một năm với số bệnh nhân NKR nhập khoa số tiền tiêu tốn từ 123 triệu đến

322 triệu đồng Giờ đây khi trẻ dưới 6 tuổi được miễn phí, gánh nặng chi phí sẽ dồn vào ngân sách của nhà nước

1.2.3 Rửa rốn

Chưa có nghiên cứu nào có thể xác định phương pháp nào tốt nhất được dùng để rửa rốn khi rốn trở nên dính và khô Rửa rốn bằng cách dùng nước sạch và xà phòng (hoặc chỉ rửa với nước sạch nếu không có xà phòng) được xem là có hiệu quả Rửa rốn bằng cồn không được khuyến khích vì làm chậm lành rốn và chậm khô vết thương Các người mẹ được khuyên không nên tắm con chìm trong nước cho đến khi rốn rụng

1.3 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC RỐN SẠCH

Sau sinh, chăm sóc rốn sạch bao gồm rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc rốn, cuống rốn cần được giữ cho khô ráo và bộc lộ

ra không khí hoặc che bằng một miếng vải mỏng và sạch Tã được xếp dưới rốn, không chạm tay vào cuống rốn, không dùng những dung dịch bôi rốn không sạch và không băng rốn Mặt khác có thể làm giảm nguy cơ NKR khi

Trang 8

cho trẻ nằm chung với mẹ thay vì cho trẻ nằm trong khoa dưỡng nhi, việc tiếp xúc da mẹ-da con sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn không gây bệnh thường trú trên da bụng của mẹ qua da bụng con

1.4 TÌNH HÌNH NƠI NGHIÊN CỨU

Huyện Cần Giờ, huyện duy nhất trong 24 quận huyện của TP Hồ Chí Minh nằm ven biển Đông, là 1 trong 5 huyện ngoại thành của TP.HCM, cách trung tâm thành phố 50 km theo đường chim bay và theo hướng Đông Nam Cần Giờ là một huyện nghèo và có nhiều khó khăn nhất về kinh tế – xã hội của thành phố, là vùng đất ven có địa hình rất phức tạp, gồm 1 thị trấn và 6 xãø, có một xã chưa có đường bộ và chưa có hệ thống điện quốc gia Diện tích tự nhiên 74.000 ha, dân số khoảng 60.000 người, diện xóa đói giảm nghèo chiếm khoảng 7% Năm 2003 Cần Giờ có 3 phòng khám khu vực, 7 trạm y tế xã, 15 trạm y tế ấp và 1 BV miễn phí 50 giường Toàn ngành y tế có 156 cán bộ nhân viên; trong đó có 17 bác sĩ, 29 y sĩ, 28 nữ hộ sinh 4/6 xã có bác sĩ Tỷ lệ sinh con trên địa bàn là 15,8% và đang có xu hướng giảm mạnh Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,19%

Việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh vẫn theo truyền thống: các trẻ được băng rốn từ sau sinh đến khi được 3-4 tháng tuổi, bôi rốn bằng những dung dịch có sẵn trong bộ chăm sóc rốn mà bệnh viện bán khi trẻ xuất viện hoặc bôi tiêu xay nhuyễn hay dầu nóng, rửa rốn được thực hiện do người nhà của trẻ hoặc NVYT cho đến khi rốn rụng

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Có 2 loại thiết kế tương ứng với 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng: cắt ngang, mô tả và phân tích

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính: với thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu để tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến các người mẹ có thực hành CSRTSS chưa đúng

2.2 QUẦN THỂ CHỌN MẪU

2.2.1 Nghiên cứu định lượng

Trang 9

Những người mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng, cư ngụ trên địa bàn Huyện

Cần Giơ øtừ 6 tháng trở lên

2.2.2 Nghiên cứu định tính

Các Y sĩ, ĐD trung cấp, ĐD sơ cấp, NHS, làm việc tại TTYT Cần Giờø

Những người mẹ đã tham gia nghiên cứu định lượng, có thực hành CSRTSS chưa đúng

2.3 CỠ MẪU

2.3.1 Nghiên cứu định lượng

Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng với mục tiêu ước lượng một tỷ lệ với sai số nhất định là:

Với :

α: mức ý nghĩa hay sai lầm loại 1 = 0,05 (với độ tin cậy 95% do đó Z(1-α/2)

= 1,96), p = là tỷ lệ các người mẹ có KT-TĐ-TH đúng, mong đạt được trong nghiên cứu Trong 1 nghiên cứu về KT-TĐ-TH CSRTSS của các người mẹ đang nuôi con dưới 4 tháng tuổi thực hiện tại Quận 8 năm 2000: tỷ lệ các người mẹ có KT đúng là 0,35, TĐ hợp tác là 0,64, TH đúng là 0,25 Trong nghiên cứu này, do cần tìm cả 3 tỷ lệ về KT, TĐ, TH đúng, nên tỷ lệ được chọn là tỷ lệ gần với 0,5 nhất, đểõ mẫu được chọn là lớn nhất, do đó p = 0,64; d = 0,07 (độ chính xác tuyệt đối) Vậy: n = 180 Dự trù khoảng 10% các người mẹ sẽ không trả lời đầy đủ các câu phỏng vấn,

do đó mẫu sẽ được cộng thêm 10%, tức 18 người nữa Vậy mẫu cần thu thập là 180 + 18 = 198, làm tròn 200 Do số người mẹ hiện cư ngụ tại địa phương khoảng gấp rưỡi số mẫu dự kiến nên nghiên cứu chọn phương pháp lấy mẫu toàn thể để đảm bảo tính chính xác của ước lượng và tránh các sai lầm có thể do việc chọn mẫu không đại diện

2.3.2 Nghiên cứu định tính

Với thảo luận nhóm, có 4 nhóm cho mỗi đối tượng, tổng cộng là 50 người Với phỏng vấn sâu, có 24 người tham gia

2.4 KỸ THUẬT CHỌN MẪU

2.4.1 Nghiên cứu định lượng

Z 2

(1-α/2) p (1-p)

n = -

d 2

Trang 10

Liên hệ với địa phương lập danh sách toàn Huyện Cần Giờ, tổng số dân số của từng ấp (dữ liệu điều tra dân số 01/04/1999) Xin dữ liệu tổ dân phố của từng ấp với danh sách các người mẹ có con dưới 4 tháng

2.4.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Trẻ trong vòng 4 tháng tuổi (tính đến ngày điều tra) Mẹ cư trú tại Cần Giờ từ sáu tháng trở lên Trẻ chưa từng được chẩn đoán NKR từ NVYT

2.4.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Người mẹïï bị chậm phát triển tâm thần hoặc có những biểu hiện bệnh lý về tâm thần kinh (thông tin được cung cấp từ địa phương) Người mẹïï có gia đình thường trú tại địa phương dưới 6 tháng tính đến ngày điều tra Trẻ đã từng được chẩn đoán là nhiễm tùng rốn bởi NVYT

2.4.2 Nghiên cứu định tính

2.4.2.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Người mẹ được phân tầng theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế xã hội NVYT được phân tầng theo trình độ chuyên môn Các NVYT và người mẹ đều tự nguyện và ký tên vào bảng thỏa thuận tham gia nghiên cứu

2.4.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Trong quá trình phỏng vấn, nếu NVYT hay người mẹ không thấy an tâm, có quyền ngưng cuộc phỏng vấn

2.5 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH 2.5.1 Nghiên cứu định lượng

2.5.1.1 Biến số về kiến thức, thái độ, thực hành

” Các biến số kiến thức về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá

trị: kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng Có 8 biến số

” Các biến số thái độ về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá trị:

thái độ đúng và thái độ chưa đúng Có 4 biến số

” Các biến số thực hành về CSRTSS là biến số nhị giá với hai giá

trị: thực hành đúng và thực hành chưa đúng Có 5 biến số

2.5.1.2 Những đặc trưng cá nhân và xã hội (ĐTCNXH)

Tất cả những ĐTCNXH của người mẹ và của con là những biến số

độc lập và cũng là biến số nhị giá Có 8 biến số

Trang 11

2.5.2 Nghiên cứu định tính

Các kết quả thu thập qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu:

Người mẹ: lý do các người mẹ thực hành chưa đúng CSRTSS; điều

người mẹ mong được giúp đỡ trong việc CSRTSS

NVYT: kiến thức cuả NVYT về băng rốn, rửa rốn, bôi rốn; những khó khăn NVYT gặp phải khi CSRTSS; ý kiến của NVYT về việc nâng cao kiến thức, kỹ năng CSRTSS

2.6 THU THẬP DỮ LIỆU

2.6.1 Nghiên cứu định lượng

Một phiếu câu hỏi phỏng vấn và quan sát, với những câu hỏi được soạn sẵn theo đúng mục tiêu chuyên biệt được dùng để thu thập thông tin về những biến số độc lập và phụ thuộc liên quan đến chăm sóc rốn trẻ sơ sinh,

do 39 phỏng vấn viên (PVV) là NVYT của Huyện thực hiện Khi kết thúc, PVV quan sát tình trạng băng rốn trẻ, xem những dung dịch bôi rốn đang dùng cùng với 22 giám sát viên (GSV) tại địa điểm phỏng vấn

2.6.2 Nghiên cứu định tính

2.7.2.1 Thảo luận nhóm

Có 4 nhóm cho mỗi đối tượng: NVYT và bà me,ï mỗi nhóm 5-8 người Để kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập, phương pháp tam giác hóa sẽ được áp dụng Người hướng dẫn thảo luận nhóm là người nghiên cứu Tất cả các phiên thảo luận nhóm đều được ghi âm Thời gian cho một buổi thảo luận nhóm là 60 phút

2.7.2.2 Phỏng vấn sâu

Với những người mẹ và NVYT trả lời mà người phỏng vấn thấy còn có vấn đề cần khai triển chi tiết hơn cho rõ, sẽ được mời tham dự phỏng vấn sâu có định hướng Các buổi phỏng vấn sâu được người nghiên cứu thực

hiện có ghi âm Thời gian cho buổi phỏng vấn sâu là # 90 phút

2.7 KIỂM SOÁT SAI LỆCH, KIỂM SOÁT GÂY NHIỄU

1) Biện pháp kiểm soát sai lệch thông tin: Phần thiết kế câu hỏi đúng mục tiêu Công tác kiểm tra bảng phỏng vấn được tiến hành nghiêm túc có giám sát Những phiếu điều tra không đủ 90% thông tin sẽ bị loại

Trang 12

2) Biện pháp kiểm soát sai lệch hồi tưởng: Dùng phương pháp tiếp cận qua thực tế tình hình để hạn chế sai lệch do hồi tưởng

3) Biện pháp kiểm soát sai lệch quan sát: Có 22 GSV tham gia với 39 PVV khi quan sát các dụng cụ CSRTSS để cùng đánh giá thống nhất

4) Kiểm soát hiện tượng gây nhiễu: Các yếu tố kinh tế xã hội gây nhiễu cho mối quan hệ giữa KT và TĐ với TH CSRTSS được kiểm soát bằng phương pháp phân tầng và hồi quy logistic

2.8 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

2.9.1 Nghiên cứu định lượng

Dữ liệu được mô tả và phân tích đơn biến các mối liên quan bằng phần mềm EPI-INFO 6.04, vẽ biểu đồ bằng phần mềm EXCEL 97

Đo lường mức độ kết hợp bằng tỷ suất chênh (TSC) theo giá trị của số ước lượng tối đa có thể (MLE) của TSC Khoảng tin cậy 95% của TSC được đọc là khoảng 95% chính xác theo xác suất giữa của số ước lượng tối đa có thể của TSC Kiểm định mối liên quan giữa các biến trên bằng phép kiểm chi bình phương (χ2) Trị số p của phép kiểm χ2 được chọn theo giá trị của Mantel-Haenszel Trong trường hợp phép kiểm χ2 không thích hợp, phép kiểm chính xác Fisher được chọn Các mối liên quan đơn biến có ý nghĩa thống kê trong sẽ được tiếp tục phân tích đa biến bằng phương pháp hồi qui logistic với phần mềm STATA 8.0

3.1.1 Đặc điểm dân số xã hội

Có 265 người mẹ thỏa tất cả các tiêu chí nhận vào nghiên cứu với những đặc tính sau: gần 60% người mẹ có tuổi trên 25, thất nghiệp

Trang 13

chiếm gần 60%, học vấn từ cấp 1 trở xuống: 62%, các người mẹ có từ

hai con trở lên chiếm 62%, khoảng cách sinh giữa hai trẻ dưới 2 năm:

57%, các người mẹ có khó khăn về kinh tế chiếm 35% Với 265 trẻ

trong nghiên cứu, có sự phân bố nam nữ khá tương đương, tỷ lệ nam/nữ

là 52/48, các trẻ sinh từ TTYT Huyện, BV TP HCM chiếm 67%

3.1.2 Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹ

3.1.2.1 Kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹï

Bảng 3.34: Kiến thức đúng của người mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265)

6 – 8 điểm (đúng) 80 20,63-35,75 30,19

Kiến thức đúng chiếm tỷ lệ 30,19%, vậy tỷ lệ KT CSRTSS = 0,30

3.1.2.2 Thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹ

Bảng 3.35: Thái độä đúng của người mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh (n=265)

4 điểm (hợp tác) 184 63,85-75,02 69,43

Thái độ đúng chiếm tỷ lệ 69,43%, vậy tỷ lệ TĐ CSRTSS = 0,69

3.1.2.3 Thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh của người mẹïï

Bảng 3.36: Thực hành đúng của người mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinhï (n=265)

4 – 5 điểm (đúng) 88 27,5-38,91 33,21

Thực hành đúng chiếm tỷ lệ 33,21%, vậy tỷ lệ TH CSRTSS = 0,33

Ngày đăng: 08/04/2014, 13:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.19:  Liên quan giưã kiến thức chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265) - Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại huyện Cần Giờ - Tp. HCM
Bảng 3.19 Liên quan giưã kiến thức chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265) (Trang 14)
Bảng 3.24: Liên quan giưã thái độ  chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265) - Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại huyện Cần Giờ - Tp. HCM
Bảng 3.24 Liên quan giưã thái độ chung với ĐTCNXH cuả người mẹ (n=265) (Trang 15)
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa thái độ  với thực hành  trong mối tương tác - Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại huyện Cần Giờ - Tp. HCM
Bảng 3.33 Mối liên quan giữa thái độ với thực hành trong mối tương tác (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w