1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hưng yên

80 450 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 658,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 Chương 1 9 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẺ 9 1. 1. 1. Một số vấn đề có bản về Ngân hàng thương mại 9 1. 1. 2. Sự ra đời và phát triển của thẻ 12 1. 1. 3. Khái niệm thẻ thanh toán 14 1. 1. 4. Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán 14 1. 1. 5. Phân loại thẻ thanh toán 14 1. 2. VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN 18 1. 2. 1. Đối với kinh tế xã hội 18 1. 2. 2. Đối với ngân hàng 18 1. 2. 3. Đối với người sử dụng 19 1. 2. 4. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ 20 1. 3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA THẺ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 21 1. 3. 1. Hoạt động phát hành thẻ 21 1. 3. 2. Hoạt động sử dụng thẻ 23 1. 3. 3. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ 24 1. 4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 26 1. 4. 1. Các nhân tố nội bộ ngân hàng 26 1. 4. 2. Các nhân tố từ bên ngoài 26 1. 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thẻ 27 1. 5. 1. Số lượng thẻ phát hành 27 1. 5. 2. Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ 27 1. 5. 3. Doanh số thanh toán thẻ 27 1. 5. 4. Thu nhập từ thanh toán thẻ 27 Chương 2 29 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HƯNG YÊN 29 2. 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 29 2. 1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Hưng Yên 29 2. 1. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh Hưng Yên 30 2. 1. 3. Hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 40 2. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 44 2. 2. 1. Chính sách thẻ 44 2. 2. 2. Các loại thẻ do Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên phát hành 44 2. 2. 3. Nội dung hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 48 2. 3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 55 2. 3. 1. Những kết quả đạt được 55 2. 3. 2. Những hạn chế và nguyên nhân 56 Chương 3 60 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 60 3. 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 60 3. 1. 1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 60 3. 1. 2. Định hướng về giải pháp phát triển hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 61 3. 2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 62 3. 2. 1. Nâng cao tiện ích thẻ 62 3. 2. 2. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng và các liên minh thẻ 63 3. 2. 3. Chính sách chăm sóc khách hàng 63 3. 2. 4. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 64 3. 2. 5. Tăng số lượng máy rút tiền tự động 65 3. 2. 6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 65 3. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 66 3. 3. 1. Kiến nghị đối với Chính Phủ 66 3. 3. 2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước 68 3. 3. 3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 68 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 1 9

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 1 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẺ 9

1 1 1 Một số vấn đề có bản về Ngân hàng thương mại 9

1 1 2 Sự ra đời và phát triển của thẻ 12

1 1 3 Khái niệm thẻ thanh toán 14

1 1 4 Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán 14

1 1 5 Phân loại thẻ thanh toán 14

1 2 VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN 18

1 2 1 Đối với kinh tế xã hội 18

1 2 2 Đối với ngân hàng 18

1 2 3 Đối với người sử dụng 19

1 2 4 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ 20

1 3 CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA THẺ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 21

1 3 1 Hoạt động phát hành thẻ 21

1 3 2 Hoạt động sử dụng thẻ 23

1 3 3 Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ 24

1 4 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 26

1 4 1 Các nhân tố nội bộ ngân hàng 26

1 4 2 Các nhân tố từ bên ngoài 26

1 5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thẻ .27

1 5 1 Số lượng thẻ phát hành 27

1 5 2 Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ 27

1 5 3 Doanh số thanh toán thẻ 27

1 5 4 Thu nhập từ thanh toán thẻ 27

Trang 2

Chương 2 29

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HƯNG YÊN 29

2 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 29 2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Hưng Yên 29

2 1 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh Hưng Yên 30

2 1 3 Hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 40

2 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU -CHI NHÁNH HƯNG YÊN 44

2 2 1 Chính sách thẻ 44

2 2 2 Các loại thẻ do Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên phát hành 44 2 2 3 Nội dung hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 48

2 3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 55

2 3 1 Những kết quả đạt được 55

2 3 2 Những hạn chế và nguyên nhân 56

Chương 3 60

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 60

3 1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 60

3 1 1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 60

3 1 2 Định hướng về giải pháp phát triển hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 61

3 2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3 2 1 Nâng cao tiện ích thẻ 62

Trang 3

3 2 2 Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng và các liên minh thẻ 63

3 2 3 Chính sách chăm sóc khách hàng 63

3 2 4 Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 64

3 2 5 Tăng số lượng máy rút tiền tự động 65

3 2 6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 65

3 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN 66 3 3 1 Kiến nghị đối với Chính Phủ 66

3 3 2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 68

3 3 3 Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

dịch/giao tác(transaction) mua bán lẻ

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức điều hành của Ngân hàng TMCP Á Châu -

Chi nhánh Hưng Yên

31

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2 2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh NH TMCP Á Châu -

Chi nhánh Hưng Yên

40Bảng 2 3 Tình hình hoạt động tín dụng của ACB Chi nhánh Hưng 42

Trang 6

Yên giai đoạn 2010-1012

Bảng 2 4 Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á

Châu - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2010-2012

48

Bảng 2 5 Tình hình thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu -

Chi nhánh Hưng Yên từ năm 2010-2012

51

Bảng 2 6 Tình hình thanh toán thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á

Châu giai đoạn 2010- 2012

52

Bảng 2 7 Danh sách các địa điểm đặt máy ATM của ngân hàng

TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên

54

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổihàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng Do đó, đòi hỏiphải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng hiệuquả Thêm vào đó, Thế kỷ XXI là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiếnvượt bậc, đặc biệt là công nghệ thông tin Kết hợp những điều này, các ngân hàngthưong mại đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công nghệquản lý ngân hàng Sự ra đời của thẻ là bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toánthông qua ngân hàng Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanhtoán hoàn hảo:

-Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanhtoán nhanh, chính xác

-Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huyđộng vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tănglợi nhuậnnhờ khỏanchi phí sử dụng thẻ

Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thànhmột phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới

Ở Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càngnâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuấthiện của một phương thức thanh toán mới là rất cần thiết, Chi nhánh ngân hàng TMCP

Á Châu Hưng Yên là chi nhánh của ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam Ngay từ khithành lập, ngân hàng đã không ngừng từng bước lớn mạnh đáp ứng nhu cầu phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụthẻ tại Việt Nam cũng như những khó khăn mà các ngân hàng hiện nay đang gặp phảitrong hoạt động dịch vụ này, em đã chọn đề tài : “Giải pháp phát triển hoạt động thẻcủa Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên” giai đoạn 2010-2012 làmchuyên đề tốt nghiệp của mình

Mục đích nghiên cứu

Trang 8

Thông qua qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tế phát hành vàthanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên, các văn bản phápluật liên quan…để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình pháthành và thanh toán thẻ, từ đó đưa ra một số ý kiến để mở rộng dịch vụ thẻ của chinhánh hiện nay và trong thời gian tới Cụ thể là Phân tích thực trạng về hoạt động kinhdoanh thẻ của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012 Đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán tại NH TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên

Đối tượng nghiên cứu

Tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánhHưng Yên và các yếu tác động đến hoạt động này

Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Phố Nối – Hưng yên, cụ thể làthông tin được thu thập từ Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên

-Phạm vi thời gian:

+Thời gian của số liệu là từ năm 2010-2012

+Thời gian nghiên cứu là từ 03/2/2010 đến ngày 16/1/2013

Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu như tình hình nhân

sự, hoạt động kinh doanh, số lượng thẻ phát hành và thanh toán, số lượng máy rút tiền

từ phòng nhân sự và phòng kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu - Chinhánh Hưng Yên Và đồng thời cũng thu thập số liệu thừ đài báo, internet, kết hợp vớiquan sát thực tế

-Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: phương pháp so sánh số tuyệt đối và

số tương đối trên số liệu thứ cấp thu thập được từ phòng kinh doanh của ngân hàng

Kết cấu chuyên đề

Tên chuyên đề : “Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của Ngân hàng TMCP Á

Châu - Chi nhánh Hưng Yên”

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục chuyên đề thực tập được trình bày gồm

3 chương:

Chương 1:Lý luận cơ bản về hoạt động thẻ tại Ngân hàng thương mại

Trang 9

Chương 2:Thực trạng hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh

Hưng Yên

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu

-Chi nhánh Hưng Yên trong giai đoạn 2012-2015

Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên những vấn đềtrình bày trong chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót Em mong rằng sẽ nhậnđược những đóng góp bổ ích từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ trong NH để em cóthể bổ sung, hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo: ths- Đỗ Hoài Linh đãtrực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các

cô chú, anh chị cán bộ trong NH đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kháchhàng, phòng kinh doanh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập

Trang 10

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẺ

1 1 1 Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại(NHTM)

1 1 1 1 Khái niệm

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triểncủa nền sản xuất hàng hoá NHTM ra đời là kết quả của một quá trình hình thành vàphát triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hànghoá Nó được coi sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá, là một bộ phận không thể táchrời và tồn tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại

Vậy NHTM là gì? Nó hoạt động như thế nào? Chức năng của nó là gì? Ở nước taxung quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên điểm chung đềucoi NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ tài chính cho nền kinh tếthị trường

Theo các tổ chức tín dụng : “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền

tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiềnnày để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Chức năng của NHTM

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủyếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại tổ chức và cánhân trong nền kinh tế: (1)Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chitiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổsung vốn;(2)Các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tạicủa họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiếtkiệm Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng u tấtyếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cùng có lợi.NHTM đã thực hiện chức năng này, do vậy nó đã làm tăng tiết kiệm cho việc đầu ttưngoài ra nó vòn cung cấp những thong tin cụ thể quan trọng chính xác và đối xứng

- NHTM là phương tiện thanh toán: Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệbao gồm nhiều bộ phận Thứ nhất tiền là giấy trong lưu thông(Mo) Thứ hai tiền là số

Trang 11

dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng Thứ ba là tiền gửitrên các tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn do vậy không phải như ngânhàng của người thợ vàng - tạo phương tiện thanh toán thông qua việc phát hành cácgiấy nợ với khách hàng hay in tiền kim loại, ngân hàng ngày nay khi mà điều kiệnthanh toán qua ngân hàng phát triển ngày càng nhanh, ngân hàng và khách hàng nhậnthấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên,khách hàng có thể mua hàng hoá và dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tíndụng), các ngân hàng đã cũng đã tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửiđựơc mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Khi kháchhàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì tạo nên khoản thu (tứclàm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra cáckhoản vay mới Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn

dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạophương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng)

-NHTM là trung gian thanh toán :Ngân hàng trở thành trung gian thanh toánlớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiệnthanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ Để việc thanh toán được nhanh chóng, thuậntiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toánnhư:thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, các loại thẻ…cung cấp mạnglưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Cácngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Nhà Nước hoặc trungtâm thanh toán Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy

mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng Vì vậy những kĩ thuật thanh toán tiêntiến hiện đại qua ngân hàng được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi Nhiềuhình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toánkhông chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toànthế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanhtoán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và cóhiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu

Trang 12

1 1 1 2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

*Huy động vốn

Đây là nghiệp vụ đầu tiên là sự khởi tạo cho hoạt động của ngân hàng Chovay được coi là hoạt dộng sinh lời cao do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách đểhuy động vốn cho vay với chức năng này ngân hàng đóng vai trò là nhân tố tập hợpcác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thông qua các hình thức:

- Nhận tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức kinh tế Đây là nguồn tiềnchiếm tỉ lệ chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng

- Nguồn đi vay: Trong quá trình kinh doanh, đôi khi NHTM có thể cũng lâmvào tình tranh thiếu hụt vốn tạm thời, để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả hay vayvốn của khách hàng, NHTM có thể vay ngân hàng Nhà Nước, vay các tổ chức tín dụngkhác, vay trên thị trường liên ngân hàng…đây là mguồn vốn rất cần thiết và quantrọng, vì nó đáp ứng được kịp thời và đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ramột cách liên tục

*Hoạt động sử dụng vốn

Vốn huy động được sẽ được ngân hàng đầu tư vào các khoản mục tài sản khácnhau, nhằm đạt được mục tiêu mà ngân hàng đề ra Nhìn chung sẽ được sử dụng vàocác hoạt động sau:

- Hoạt động tín dụng: hoạt động này đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngânhàng, nó chiếm tỷ trọng chủ yếu và là hoạt động cơ bản của một ngân hàng Tuy nhiên

nó lại chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của ngân hàng

- Các hoạt động đầu tư khác: Hoạt động này rất đa dạng và góp phần tăng thêmthu nhập cho các ngân hàng Đó là hình thức ngân hàng tham gia vào hoạt động gópvốn, mua cổ phần của cấc công ty, liên doanh liên kết, mua bán chứng khoán, cổphiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro, đem lại nhiềulợi nhuận cho các ngân hàng

Trang 13

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhucầu tiêu dùng cũng vì thế mà tăng mạnh, qua đó nhu cầu thanh toán nhanh chóng vàthuận tiện trở thành một yêu cầu tất yếu của khách hàng đối với ngân hàng Điều nàygây áp lực lên các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụthanh toán của mình nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán tốt nhất Cũngtrong thời gian đó khoa học kỹ thuật trên thế giới có những bước tiến vượt bậc, tạođiều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát triển và hoàn thiệnphương thức thanh toán của mình Trong đó phải kể đến sự ra đời và phát triển củahình thức thanh toán bằng thẻ

Năm 1928, hãng Farrington Manufacturing Co tại Boston bắt đầu sản xuất loạithẻ có tên là Charge-Plate một tấm kim loại hình chữ nhật có kích thước 65mm x35mm Trên thẻ được dập sẵn tên chủ sở hữu, tên thành phố, bang và một số thông tinkhác, nhưng lại không ghi địa chỉ Những tấm thẻ này được các cửa hàng cung cấp chokhách hàng quen biết của mình: khi trả tiền hàng hóa, người bán hàng ép thẻ qua mộtthiết bị đặc biệt, những chữ cái và con số trên thẻ được in lên hóa đơn tính tiền sau đógửi tới ngân hàng khấu trừ trong tài khoản Thẻ ra đời năm 1949 là ý tưởng của mộtdoanh nhân người Mỹ là Frank MCNammara Có một lần ông đi ăn ở nhà hàng vàquên không mang ví, ông đã phải điện cho vợ mình mang tiền đến thanh toán Chính

vì tinh huống đó mà ông đã nghĩ ra một phương tiện chi trả không dùng tiền mặt đó làthẻ thanh toán Ông sáng lập ra công ty Diners Club International và loạt thẻ đầu tiênđược 27 nhà hàng lớn tại New York thỏa thuận tiếp nhận đã được Mc Namars cungcấp cho khoảng 200 người thân và bạn bè Tín dụng nhanh chóng trở lên phổ biến.Đến năm 1951, hơn 1 triệu đôla được ghi nợ, doanh số phát hành thẻ ngày càng giatăng và công ty Dinners Club bắt dầu có lãi Một cuộc cách mạng về thẻ diễn ra ngaysau đó đã nhanh chóng đưa thẻ trở thành một phương tiện thanh toán mang tính toàncầu Tiếp nối thành công của Dinners Club, hàng loạt các công ty thẻ như TripChange, Glden Key…ra đời Phần lớn các thẻ này được phát hành phục vụ giới doanhnhân, nhưng sau đó các ngân hàng nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng sửdụng thẻ trong tương lai

Năm 1960, Bank of America cho ra đời sản phẩm thẻ đầu tiên của mình làBANKAMERICARD Thẻ này phát triển rộng khắp và ngày càng nhiều các tổ chức

Trang 14

tài chính ngân hàng trở thành thành viên của BankAmericard Năm 1966, 14 ngânhàng Mỹ thành lập InterBank - một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổithông tin về giao dịch thẻ Ngay sau đó, vào năm 1967, 4 ngân hàng bang Californiađổi tên từ Bank Card Association thành Western State Bank Card Association và tổchức này liên kết với Interbank cho ra đời thẻ Master Charge, loại thẻ này nhanhchóng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn của Bankmericard Đến năm 1977, tổ chứcBankamericard đổi tên thành Visa USD và sau đó là tổ chức thẻ quốc tế Visa Năm

1979, tổ chức thẻ Master Charge đổi tên thành Master Card Hiện nay, 2 tổ chức nàyvẫn đang là 2 tổ chức thẻ lớn mạnh và phát triển trên thế giới

Hình thức thanh toán thẻ nhanh chóng phát triển ra các châu lục ngoài nước Mỹ,năm 1960 thẻ nhựa đầu tiên có mặt tại Nhật Bản, ở Anh năm 1966 Tại Việt Namchiếc thẻ đầu tiên được chấp nhận là vào năm 1990 khi VCB ký hợp đồng làm đại lýchi trả thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE và đây đã là bước khởi đầu cho dịch vụ nàyphát triển ở Việt Nam

Ngày nay, hệ thống thẻ đã phát triển rộng khắp với những hình thức và chủngloại hết sức đa dạng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng Cùng với sự phát triển củaVisa và Master một loạt các tổ chức thẻ khác cũng xuất hiện như Eurocard, JCP…đang cùng nhau cạnh tranh để giành lầy thị trường cho mình

1 1 3 Khái niệm thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các ngânhàng hay các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp cho khách hàng Khách hàng cóthể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy tự động(ATM) hoặcthanh toán tiền hàng hóa dịch vụ

1 1 4 Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán

Kể từ khi ra đời cho đến nay, cấu tạo của thẻ tín dụng đã có rất nhiều thay đổinhằm tăng cường độ an toàn và phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của khách hàng Thẻthường được thiết kế với kích thước hình chữ nhật tiêu chuẩn phù hợp với khe đọc thẻ,được làm bằng nhựa cứng, có kích thước thông thường là 8 5cm x 5 5 cm Trên thẻthường có những thông tin sau:

*Mặt trước của thẻ bao gồm:

- Loại thẻ, tên và biều tượng của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ

Trang 15

- Số thẻ:là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số náy được in nổi trên thẻ

- Họ và tên của chủ thẻ

- Ngày hiệu lực của thẻ:là thời hạn mà thẻ được lưu hành

*Mặt sau của thẻ bao gồm:

- Dãy băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như:số thẻ, ngày hiệu lực, tênchủ thẻ, tên ngân hàng phát hành, số Pin

- Băng chữ ký mẫu của chủ thẻ

1 1 5 Phân loại thẻ thanh toán

Dựa vào các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thẻ thành :

1 1 5 1 Phân loại theo đặc tính kỹ thuật

- Thẻ thông minh(Smart Card):đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán Là loạithẻ có đặt một chíp điện tử tương tự như một máy tính cực nhỏ trên thẻ trong đó lưutrữ tất cả các thông tin về thẻ hoặc hạn mức tín dụng của chủ thẻ Ưu điểm của loại thẻnày là tính an toàn và bảo mật cao

- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe ): được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với mộtbăng từ chứa 2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ Thẻ này được sử dụng phổ biến trong

20 năm qua, nhưng cũng bộ lộ một số nhược điểm:do thông tin ghi trên thẻ không tự

mã hóa được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không ápdụng được kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin…

- Thẻ khắc chữ nối (Embossing Card) :tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo côngnghệ này là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nối thông tin cần thiết : số thẻ, tênchủ thẻ, thời hạn sử dụng…Ngày nay, người ta không sử dụng loại thẻ này nữa vìkhông đáp ứng được các yêu cầu cao về kỹ thuật

1 1 5 2 Phân loại theo chủ thể phát hành

- Thẻ do ngân hàng phát hành:là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh độngtài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng,loại thẻ này hiện nay khá phổ biến, nó không chỉ lưu hành riêng lẻ ở 1 quốc gia mà còn

có thể lưu hành trên toàn thế giới như:thẻ Visa, Master

- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch hoặc giải trí do cáctập đoàn lớn phát hành : Dinners Club, Amex và được lưu hành trên khắp các châu lục

1 1 5 3 Phân loại theo tính chất thanh toán

Trang 16

- Thẻ tín dụng (Credit Card ):đây là loại thẻ mà khi sử dụng, chủ thẻ được ngânhàng phát hành cấp một hạn mức tín dụng theo quy định và không phải trả lãi nếu chủthẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những

cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn chấp nhận loại thẻ này

- Thẻ ghi nợ (Debit Card ):đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tàikhoản tiền gửi Loại thẻ này được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị giaodịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bịđiện tử đặt tại các cửa hàng, khách sạn…Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiềnmặt tại máy rút tiền tự động Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộcvào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

+ Thẻ online là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tứcvào tài khoản của chủ thẻ khi xuất hiện giao dịch

+ Thẻ offline là thẻ ghi nợ mà giá trị những lần giao dịch sẽ được khấu trừ vàotài khoản của chủ thẻ sau khi giao dịch được thực hiện vài ngày

- Thẻ tiền mặt (Cash Card):là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, là loạithẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở các ngân hàng Với chức năngchuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền kýquỹ

1 1 5 4 Phân loại thẻ theo hạn mức tín dụng

- Thẻ thường (Standard Card) : đây là loại thẻ cơ bản nhất, mang tính chất phổbiến Hạn mức tối thiểu tùy theo ngân hàng phát hành quy định

- Thẻ vàng: (Gold card) : là loại thẻ được phát hành cho những đối tượng “caocấp”, những khách hàng có mức sống , thu nhập và nhu cầu tài chính cao Loại thẻ này

có những điểm khác nhau tùy thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng ,điểm đặc biệt là thẻ có hạn mức tín dụng cao hơn thẻ thường

1 1 5 5 Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

- Thẻ trong nước:là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia,

do vậy đồng tiền được sử dụng trong giao dịch là đồng tiền bản tệ của quốc gia đó.Các Ngân hàng và các đơn vị chấp nhận loại thẻ này cũng được đặt trong nước, loạithẻ này cũng chỉ được lưu hành tại nước đó

Trang 17

- Thẻ quốc tế (International Card) : là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia nơi nóđược phát hành mà còn dùng trên phạm vi toàn thế giới Để có thể phát hành loại thẻnày thì ngân hàng phát hành phải là thành viên của một tổ chức thẻ quốc

Để thấy rõ hơn cách phân loại thẻ thanh toán sẽ được minh họa cụ thể thông quahình sau:

Hình 1 1 Sơ đồ phân loại thẻ

1 2 VAI TRÒ CỦA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN

1 2 1 Đối với kinh tế, xã hội

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thanh toán thẻ có vai trò và ý nghĩa rấtlớn đối nền kinh tế xã hội Đặc biệt khi nhà nước đang khuyến khích các tầng lớp dân

cư tăng cường tiêu dùng thì thẻ là một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện các biệnpháp “kích cầu” của nhà nước Thẻ thanh toán thu hút tiền gửi cỉa các tầng lớp dân cư

Thẻ thanh toán

Theo đặc tính kỹ thuật

Theo tính chất thanh

Theo chủ thể phát hành

Theo phạm vi

sử dụng

Theo hạn mức tín dụng

Thẻ ngân hàng phát hành

Thẻ do tổchức phingân hàngphát hành

Thẻ vàngThẻ thường

Thẻ quốc tế

Thẻ trong

nước

Trang 18

vào Ngân hàng và giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, góp phần giảm chi phí pháthành tiền giấy, vận chuyển, lưu trữ

Thẻ thanh toán làm tăng nhanh chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế dohầu hết mọi giao dịch trong phạm vi quốc gia cũng như phạm vi toàn cầu đều đượcthực hiện và thanh toán trực tuyến Chấp nhận thanh toán thẻ đã tạo môi trường thuhút khách du lịch và các nhà đầu tư vào Việt Nam, cải thiện môi trường thương mại

và thanh toán , nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trongphục vụ đời sống

Thẻ thanh toán còn tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối

và tạo nền tảng để tăng cường quản lý thuế của ca nhân cũng như của doanh nghiệpđối với nhà nước Nhà nước cũng như Ngân hàng có thể kiểm soát mọi hoạt động giaodịch của bất cứ thẻ nào do bất cứ Ngân hàng thương mại trong nước phát hành

1 2 2 Đối với Ngân hàng

Với khoản lệ phí hàng năm mà chủ thể phải nộp để hưởng dịch vụ thanh toán

mà ngân hàng cung cấp, chủ thể đã tạo nên cho ngân hàng một nguồn thu đều đặn Mặtkhác, để sử dụng thẻ thanh toán thì các khách hàng sẽ phải có một khoản tiền nhất địnhtrong tài khoản của họ tạo Ngân hàng, Số tiền này có thể tạm thời được ngân hàng sửdụng để đầu tư hoặc cho vay kiếm lời trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh toán củangân hàng

Đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của người dân Bêncạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thông của ngành Ngân hàng như: nhận gửi, cho vay,thanh toán…môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt do nhiều nguyênnhân khác nhau khiến các nhà quản trị Ngân hàng đi đến sự cách tân trong khái niệm

về sản phẩm và phương thức kinh doanh của các ngân hàng, theo đó sản phẩm ngânhàng còn bao gồm các dịch vụ khác (ủy thác, tư vấn, môi giới…)đi liền với các dịch

vụ truyền thông trong đó có dịch vụ thẻ Việc Ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ thanhtoán giúp cho khách hàng có điều kiện được tiếp cận với một loại hình thanh toán hiệnđại, đa tiện ích, phù hợp với sự phát triển của xã hội

Cải thiện các mối quan hệ:thông qua hoạt động phát hành và thanh toán thẻ,các ngân hàng thương mại vừa có thể lôi kéo, thu hút khách hàng sử dụng thẻ doNgân hàng mình phát hành vừa biến họ thành các khách hàng truyền thống trung

Trang 19

thành Bên cạnh đó, quan hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ cũng rất có lợi , giúp chocác Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng với các chủ thể kinh doanh này Hơn nữaviệc gia nhập các tổ chức thẻ quốc tế như: Visa, Master cũng góp phần giúp các ngânhàng thương mại thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính trong nước cũng như trênthế giới và nhờ vậy tạo điều kiện cải thiện hoạt động kinh doanh và hội nhập vào thịtrường tài chính quốc tế

Giảm chi phí bảo quản vận chuyển tiền mặt:việc các Ngân hàng thương mạitriển khai dịch vụ thẻ thanh toán sẽ giúp khách hàng làm quen với việc sử dụng thẻtrong các giao dịch hàng ngày, từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán vốn đã

là truyền thống của người Việt Nam Nhờ đó, các Ngân hàng cũng phần nào giảmđược việc dự trữ tiền mặt để phục vụ cho mục đích thanh toán của khách hàng, qua đó

sẽ giảm được chi phí để xây dựng kho quỹ bảo quản, kiểm đếm và vận chuyển tiềnmặt

1 2 3 Đối với người sử dụng

Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ đã được ngân hàng cung cấp một dịch vụ thanh toán

có độ bảo mật cao, độ tiện dụng lớn Ngày nay , khoa học kỹ thuật ngày càng pháttriển, việc làm thẻ giả trở nên khó khăn hơn, điều này đồng nghĩa với việc các chủ thẻ

có thể yên tâm hơn về tiền của mình Thêm nữa, khi những cơ sở thanh toán thẻ ngàycàng nhiều, các máy ATM ngày càng trở nên phổ biến, thẻ sẽ là một công cụ thanhtoán lý tưởng cho các chủ thẻ

Các chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấpnhận thẻ, được dùng để chi tiêu trước trả tiền sau (đối với thẻ tín dụng ) mà không cầntrả một khoản tiền lãi nào

Thuận tiện trong tiêu dùng, tranh được những chi phí và rủi ro của việc thanhtoán tiền mặt , tiện cất giữ, bảo quản , bảo mật và an toàn (vì khi mất hoặc thất lạcthẻ, tiền trong thẻ vẫn được đảm bảo)

Được thực hiện rút tiền mặt khi cần thiết tại các tổ chức Tài chính hay ngânhàng trên thế giới hoặc tại các máy rút tiền tự động với loại tiền phù hợp với nước sởtại Giúp chủ tài khoản quản lý được tiền và kiểm soát được các giao dịch của mình…

Trang 20

1 2 4 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ

Chấp nhận thanh toán thẻ cũng có nghĩa là cung cấp cho khách hàng mộtphương tiện thanh toán nhanh chóng và thuận tiện, góp phần lôi kéo thu hút kháchhàng nhất là các khách du lịch nước ngoài , tăng doanh số cung ứng hàng hóa dịch vụ,

và kết quả tất yếu là lợi nhuận sẽ tăng lên

Chấp nhận thanh toán thẻ cũng giúp các đơn vị chấp nhận thẻ có được sự ưuđãi trong hoạt động tín dụng với các ngân hàng thương mại như: lãi suất vay thấp, thủtục vay đơn giản, thuận tiện hơn…

Tạo môi trường tiêu dùng và thanh toán văn minh, hiện đại cho khách hàng Khi chấp nhận thẻ thanh toán, người bán hàng có khả năng giảm thiểu các chiphí về quản lý tiền mặt như bảo quản kiểm đếm, nộp vào tài khoản ở ngân hàng…

Được trang bị miễn phí thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ điện tử hiện đại, đượcđào tạo, hướng dẫn sử dụng thành thạo thiết bị thanh toán thẻ và luôn nhận được hỗtrợ kỹ thuật , bảo trì thiết bị miễn phí…

1 3 CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA THẺ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 3 1 Hoạt động phát hành thẻ

Trang 21

Tại chi nhánh Tại trung tâm thẻ

Hình 1 2 Quy trình phát hành thẻ thanh toán

(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, Ngân hàng hướng dẫn khách hànglàm đơn theo mẫu và nộp cho ngân hàng

(2) Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ:cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định

hồ sơ yêu cầu phat hành thẻ và phân loại khách hàng theo các hạng đặc biệt, hạng 1hoặc thường trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt

Nhận từ trung tâm thẻ

Trang 22

(3) Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu thìNgân hàng gửi hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ (phải có xác nhận của giám đốc hoặctrưởng phòng nghiệp vụ)

(4), (5), (6), (7), (8) Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng sẽ được cá nhânhóa, sau đó gửi kèm theo số pin cho chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành

(9) Nhận được thẻ từ trung tâm, ngân hàng phát hành xác nhận bằng văn bản cóchữ ký của trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được ủy quyền cho trung tâm thẻ Khi được trrao quyền sở hữu thẻ, khách hàng được gọi là chủ thẻ, Ngân hàngđươc gọi là ngân hàng phát hành trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền sửdụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động(ATM), yêu cầu được giải trình khi có thắc mắc đối với bảng kê giao dịch do ngânhàng phát hành gửi Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải giải quyết thấu đáo cácthắc mắc của khách hàng, phải kịp thời thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ, ngânhàng thanh toán, hướng dẫn họ thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ trong thanh toánthẻ đảm bảo an toàn cho khách hàng

Hình 1 3 Quy trình sử dụng thẻ thanh toán

(1) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị pháthành thẻ thanh toán (nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng nộp thêm ủy nhiệm chitrích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻthanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ thanh toán)

Chủ thẻ

Đơn vị chấp nhậnthẻ(Điểm ứng tiềnmặt)

Trang 23

(2) Ngân hàng căn cứ giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khikiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu đủ điềukiện ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ cho khách hàng và hướng dẫnkhách hàng sử dụng khi thanh toán

(3) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ để kiểm tra, đưa vàomáy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán (3liên)

(4) Đơn vị chấp nhận thẻ đưa biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ

(5) Đơn vị chấp nhận thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngânhàng đại lý thanh toán để thanh toán

(6) Nhận được biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán dođơn vị chấp nhận thẻ gửi đến sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, Ngân hàng đại

lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ

(7) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán tiền gửi với ngân hàng đại lý thanhtoán qua thủ tục thanh tón giữa các ngân hàng

1 3 3 Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

Trong bất cứ hoạt động kinh daonh nào thuộc bất cứ ngành nghề nào cũnghàm chứa rủi ro Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cũng không nằm ngoài quyluật này Theo thống kê của tổ chức thẻ quốc tế, doanh số thanh toán thẻ toàn cầu baogồm (thẻ ViSA, Mastercard, JCB…) năm 1996 đạt 1800 tỷ USD , năm 1997 đạt 2500

tỷ USD Trong đó mỗi năm các tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên phải chi khôngdưới 1% doanh số cho rủi ro và phòng ngừa rủi ro Điều đó chứng tỏ việc quản lý vàphòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như cácthành viên là nhiệm vụ quan trọng

Trang 24

- Chủ thẻ thật không nhận được thẻ đã phát hành : Ngân hàng gửi thẻ quađường bưu điện nhưng trên đường vận chuyển thẻ bị đánh cắp và bị sử dụng mà chủthẻ không hề hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình Trong trường hợp này rủi

ro do ngân hàng phát hành chịu

- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng : Đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng pháthành nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ Do không kiểm tra tính xácthực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻđích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng Việc này sẽ chỉ được phát hiệnkhi chủ thẻ hỏi ngân hàng phát hành về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kêthanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu Rủi ro này chủ thẻ và ngânhàng phát hành cùng phải chịu

1 3 3 2 Rủi trong thanh toán

Đây là khâu thường xảy ra rủi ro trong kinh doanh thẻ Rất nhiều rủi ro đã xảy racho các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ trong khâu này

- Thẻ giả :Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được

từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp Thẻ giả được sử dụng tạo ra cácgiao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là ngân hàng phát hành vìtheo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành chịu hoàn toàn tráchnhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của ngân hàng phát hành Đây là loạirủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin nằm ngoàikhả năng kiểm soát của ngân hàng phát hành

- Thẻ được tạo băng từ giả:Các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyên dụng

thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ, sử dụng phần mềmriêng để mã hóa, in và tạo băng từ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo Loại thẻ

Trang 25

này đang phát triển tại các nước tiên tiến và gây thiệt hại cho chủ thẻ, ngân hàng pháthành và ngân hàng thanh toán

- Rủi ro về đạo đức:Đây là rủi ro xảy ra khi nhân viên cơ sở chấp nhận thanh

toán thẻ cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ chokhách hàng, hàng thanh toán để yêu cầu ngân hàng chi trả Thiệt hại của rủi ro có thểlàm ảnh hưởng đến cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán

1 4 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Có nhiều nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán thẻ, mỗi nhân tố có nhiềuhướng tác động đếnhoạt động thanh toán thẻ nhưng nhìn chung các nhân tố có thể chiathành các nhóm sau:

1 4 1 Các nhân tố nội bộ ngân hàng

Điều kiện khoa học công nghệ

Các ứng dụng của tin học đã tạo nên những tiện ích kỳ diệu của thẻ Thanhtoán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại nên nếu hệ thống này có trục trặcthì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phảiđảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới Hơn nữa,chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máymóc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả, từ đó thu hút thêm người sửdụng nó

Nguồn nhân lực

Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ mang tính tiêu chuẩn hóa cao và

có quy trình vận hành thống nhất Thẻ đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực có khảnăng, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận đáp ứng đầy đủ, thông suốt và hiệu quả quytrình hoạt động, đảm bảo cho thẻ phát huy được những tiện ích vốn có của nó

Trang 26

1 4 2 Các nhân tố từ bên ngoài

Các điều kiện về mặt xã hội

- Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân: Trong một xã hội màtrình độ dân trí cao, các phát minh, ứng dụng của khoa học công nghệ cao sẽ dễ dàngtiếp cận với người dân Tiêu dùng thông qua thẻ là một cách thức tiêu dùng hiện đại,

nó sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn với những cộng đồng dân trí cao và ngượclại Cũng như vậy, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triểndịch vụ thẻ Khi người dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hóa bằng tiềnmặt họ sẽ ít có nhu cầu thanh toán thông qua thẻ

- Thu nhập của người dùng thẻ: Thu nhập con người cao lên, những nhu cầu của

họ ngày càng phát triển, việc thanh toán đối với họ đòi hỏi một sự thỏa dụng cao hơn,nhanh chóng hơn, an toàn hơn Việc sử dụng thẻ đáp ứng rất tốt nhu cầu này Hơn nữa,ngân hàng chỉ có thể cung cấp dịch vụ cho những người có một mức thu nhập hợp lý,những người thu nhập thấp sẽ không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ này

Các điều kiện về kinh tế

- Tiền tệ ổn định:Là tiền đề, là điều kiện cơ bản chi việc mở rộng sử dụng thẻ đốivới bất kỳ quốc gia nào Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồ ạt khi đồng tiền bịmất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử dụng thẻ trong trường hợp này Tiền tệ ổng định tạo điều kiện ổn định mở rộng sử dụng thẻ và ngược lại, mở rộng sửdụng thẻ tạo điều kiện ổn định tiền tệ

- Sự phát triển ổn định của nền kinh tế: Thanh toán thẻ không thể phát triển trongđiều kiện thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ nên sự phát triển ổn địnhcủa nền kinh tế, tiền đề của mức thu nhập cao và ổn định của người dân, là điều kiệncần thiết của hoạt động kinh doanh thẻ

Điều kiện về pháp lý

- Việc kinh doanh dịch vụ thẻ tại bất kỳ quốc gia nào đều được tiến hành trongmột khuôn khổ pháp lý nhất định Các quy chế, quy định về thẻ sẽ gây ra ảnh hưởng 2mặt: có thể theo hướng khuyến khích việc kinh doanh và sử dụng thẻ nếu có nhữngquy chế hợp lý, nhưng mặt khác những quy chế quá chặt chẽ, hoặc quá lỏng lẻo cóthể , mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát hành và thanh toán thẻ

Điều kiện về cạnh tranh

Trang 27

Mở rộng phát hành và thanh toán thẻ phụ thuộc rất nhiều vào cạnh tranh trên thịtrường Sự cạnh tranh lành mạnh buộc các ngân hàng phải có suy nghĩ nghiêm túc choviệc đầu tư phát triển loại hình thanh toán hiện đại, tạo cho ngân hàng sự chủ động,sáng tạo trong việc cung cấp những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất đem lại lợi íchcao nhất cho khách hàng để thu lợi nhuận

1 5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẺ

1 5 1 Số lượng thẻ phát hành

Số lượng thẻ phát hành là số lượng thẻ do ngân hàng phát hành trong một thờigian nhất định Chỉ tiêu này chỉ phản ánh về mặt số lượng mà không đề cập đến chấtlượng thẻ Thông thường đây là chỉ tiêu khá dễ để đạt được, các ngân hàng thường ápdụng các chương trình khuyến mãi, làm thẻ miễn phí để thu hút số lượng lớn ngườilàm thẻ

1 5 3 Doanh số thanh toán thẻ

Doanh số thanh toán thẻ là tổng các khoản thu từ việc thanh toán thẻ của NHTM.Khoản thu này có khi là vai trò của một ngân hàng thanh toán Các khoản thu này chủyếu là từ hoạt động thanh toán là khoản phí mà các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc các điểmứng tiền mặt trả cho ngân hang thanh toán tính trên tỷ lệ % giá trị giao dịch Khoảnphí này ngân hàng thanh toán sẽ nhận được từ ngân hàng phát hành sau khi trừ đi giátrị giao dịch mà ngân hàng thanh toán ứng trước cho cơ sở chấp nhận thẻ, điểm ứngtiền mặt trước khi hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ ra đời, một số ngân hàngnươc ngoài thường cố tình hạ thấp phí nhằm tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thịtrường, gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong nước Sau khi ra đời, để giảiquyết vấn đề trên, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ quyết định giới hạn cho tỷ lệphí này, buộc các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ phải tham gia

Trang 28

1 5 4 Thu nhập từ thanh toán thẻ

Thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ là lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ việcthanh toán thẻ, và bằng doanh số thanh toán thẻ trừ đi các chi phí thanh toán thẻ nhưphí thành viên, phí interchange phải trả, các loại phí khác

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN

2 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HƯNG YÊN

2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu

 Thông tin cơ bản về Ngân hàng TMCP Á Châu

 Tên gọi của tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

 Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

 Tên viết tắt: ACB

 Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí

Giai đoạn 1993 -1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB Những người sáng

lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là: “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu

Trang 29

Giai đoạn 1996 – 2000: ACB là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của

Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa Năm 1997, ACBbắt đầu tiếp cận nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diệnkéo dài 2 năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực Ngân hàng thực hiện.Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin Ngân hàng,xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giaodịch Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lượcphát triển trong nửa đầu thập niên 2000

Giai đoạn 2001 – 2005: cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống

công nghệ Ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution – giải pháp Ngânhàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau,giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung Năm 2003, ACB xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạttiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanhtoán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở Năm 2005, ACB và Ngân hàngStandard Charted (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành

cổ đông chiến lược của ACB

Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao Dịch Chứng

Khoán Hà Nội vào tháng 11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạnglưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập công ty chothuê Tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solution (OSI) – Thiên Nam

để nâng cấp hệ thống Ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Micrisoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu ACB pháthành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1 800

tỷ đồng Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác vớiAmerican Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.ACB tăng vốn điều lệ lên 6 355 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhấtViệt Nam năm 2008” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong

 - Riêng trong năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc

về nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh

Trang 30

theo định hướng bán hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụngchính thức được áp dụng

Tính đến ngày 09/10/2010: ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất

Việt Nam năm 2010 Từ các tạp chí tài chính danh tiếng và Asiamoney, FinanceAsia,the Asia Banker và Global Finance)

2 1 2 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HƯNG YÊN

2 1 2 1 Tình Hình Hoạt Động Của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên

 Thông tin cơ bản về ngân hàng TMCP Á Châu – Hưng Yên (sau đây viết làACB – Hưng Yên):

 Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên

 Tên viết tắt: ACB – Hưng Yên

 Trụ sở chính: Thị trấn Bần – Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

 Điện thoại: 0321 3954589

 Fax: 0321 3942 588

Quá trình hình thành và phát triển: ACB – Hưng Yên được thành lập theo quyếtđịnh số 902/QĐ VP 02 ngày 26/11/2002 của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Ngân hàngTMCP Á Châu (ACB) Kể từ ngày chính thức có quyết định thành lập ngày26/11/2002 cho đến nay ACB – Hưng Yên đã có 10 năm chính thức đi vào hoạtđộng Từ một chi nhánh nhỏ, chưa có chỗ đứng tại địa bàn tỉnh Hưng Yên cho đếnnay ACB – Hưng Yên đã có sự phát triển vượt bậc trở thành một chi nhánh lớn trongkhu vực và có vị trí khá quan trọng trong hệ thống các ngân hàng tại địa bàn tỉnhHưng Yên

Trang 31

Theo quyết định này ACB – Hưng Yên hoạt động theo quy định về chức năng,nhiệm vụ, và tổ chức của chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Á Châu ban hành

kể từ ngày 22/11/2002 cho đến nay ACB – Hưng Yên hoạt động trên các lĩnh vực:

- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư, các tổ chức

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; cho vay tiêu dùng, mua xây,sửa chữa nhà ở

- Thực hiện các dịch vụ thẻ ngân hàng, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, giaodịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác ACB - Hưng Yên được nối trực tuyến(online) với hội sở và tất cả các chi nhánh trong hệ thống

2 1 2 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành của chi nhánh Hưng Yên

Tại thời điểm thành lập tổng số nhân viên tại ACB – Hưng Yên có 10 người.Sau quá trình hoạt động và lớn mạnh về mọi mặt thì đội ngũ nhân viên cũng phát triển

và tăng theo để hoàn thành được kế hoạch phát triển Cụ thể tính đến 30/06/2012ACB – Hưng Yên bao gồm 40 nhân sự trong đó trình độ đại học chiếm 31 người(chiếm 77 5 %) và Cao đẳng là 05 người (chiếm 12 5 %) còn lại là lao độngphổ thông 4 người (chiếm 10%) Lực lượng lao động phổ thông thuộc phòng bảo vệ

Số cán bộ của phòng ban khác đều được tổ chức đào tạo nghiệp vụ để dáp ứng đủ yêucầu công việc cũng như trình độ chuyên môn khi làm việc tại ACB – Hưng Yên

Số cán bộ của ACB – Hưng Yên gồm các phòng ban và được bố trí cụ thể như sau:

Trang 32

Bộ phận giao

chính – kế toán

Phòng hành chính – nhân sự

Phòng giao dịch

Bộ

phận

khách

Bộ phận dịch

Trang 33

Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động, lập kế

hoạch cho các năm tiếp theo của Chi nhánh và chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt độngKinh doanh Hội sở Chính của ACB

Phòng kinh doanh: bao gồm 3 ba bộ phận:

Bộ phận khác hàng cá nhân: Là bộ phận thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Thực hiện cácnghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế

độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ACB Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu

và bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng

Những nhiệm vụ của bộ phận khách hàng cá nhân:

 Tiếp thị, giới thiệu và mang các sản phẩm của Ngân hàng đến được với kháchhàng

 Tiếp tục tiếp xúc khách hàng cá nhân nhằm xác định cụ thể nhu cầu của kháchhàng (Khách hàng cần những gì từ phía Ngân hàng?), Ngân hàng có thể đáp ứng đượcnhững gì của nhu cầu trên như: Nhu cầu vay vốn, chuyển tiền,…

Trang 34

 Từ việc xác định được nhu cầu chính xác của khách hàng nhân viên tín dụngthực hiện các công việc cụ thể như: Thẩm định khách hàng như: Xác định nhu cầu,

tư cách, quy mô hoạt động của khách hàng,… để từ đó xác định chính xác nhu cầuthực của khách hàng để lập tờ trình trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt về nhu cầucủa khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đó

 Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tạo được mối quan hệ, theo rõi quátrình sử dụng vốn của khách hàng sau khi được cấp tín dụng

 Thực hiện quản lý đối với các khoản tín dụng đã được cấp, thường xuyên cậpnhập về tình hình hoạt động (sử dụng vốn), khả năng tài chính của khách hàngđểquản lý và phát hiện yêu cầu phát sinh trong trong quá trình sử dụng vốn của kháchhàng Để từ đó có hướng giải quyết kịp thời khi có các phát sinh mới như: Nhu cầucấp tăng của khách hàng, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, khách hàng

có các biểu hiện không hợp tác với Ngân hàng, … để kịp thời có các biện pháp xử

 Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên.Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao đồng thời khôngngừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ

Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Là bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp (gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo luậtdoanh nghiệp của Việt Nam) Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản

lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn củaACB Những nhiệm vụ của bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Tiếp xúc và giới thiệucác sản phẩm của ngân hàng đối với khách hàng

Sau khi tiếp xúc với khách hàng xác định được nhu cầu cụ thể của khách hàngcần những sản phẩm gì? Cần như thế nào? Quy mô cần? trên những nhu cầu phátsinh từ phía khách hàng trên cơ sở những sản phẩm mình có có thể đáp ứng đượcnhững sản phẩm nào

- Sau khi tiếp xúc, xác định được nhu cầu của khách hàng là gì Trên cơ sở nhữngnhu cầu đó nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ (gồm có hồ sơ

Trang 35

tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo) Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ phía khách hàngcung cấp thì phân tích trên hồ sơ và tiến hành thẩm định thực tế (thẩm định tại cơ sởsản xuất, kinh doanh, tìm hiểu về ngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng) Để từ đó

có được các nhận định và đánh giá đúng về ngành, lĩnh vực hoạt động và xác địnhđược vị trí của khách hàng trên thị trường, quy mô, uy tín của khách hàng,… để

có những quyết định tiếp theo

- Sau khi phân tích chung nhận thấy phương án của khách hàng là khả thi tiếp tục

có các phương án thực hiện nhằm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng như (tíndụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch

vụ Ngân hàng điện tử)

- Sau khi đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhân viên tín dụng phải thườngxuyên qua lại, tiếp xúc với khách hàng để quản lý việc sử dụng các sản phẩm đã cungcấp, phát hiện các nhu cầu mới của khách hàng và xác định hiệu quả mang lại chokhách hàng từ việc sử dụng các sản phẩm của khách hàng Ngoài ra việc tiếp xúcthường xuyên với khách hàng còn có thể phát hiện được những bất thường từ phíakhách hàng như: hoạt động không hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,

… để có những biện pháp xử lý kịp thời

- Thực hiện quản lý đối với các khách hàng đã quan hệ với ngân hàng Có địnhhướng phát triển các khách hàng mới

- Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên

- Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao đồng thờikhông ngừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ

Bộ phận dịch vụ khách hàng: Là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách

hàng, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc mà khách hàng gặp phải khi giao dịchvới Ngân hàng Ngoài ra còn cung cấp một số sản phẩm, tiện ích của Ngân hàng chokhách hàng và giúp nhân viên tín dụng quản lý hồ sơ khách hàng, phân loại kháchhàng

Trang 36

- Bộ phận thanh toán quốc tế: Là bộ phần có chức năng thực hiện các nghiệp

vụ về thanh toán quốc tế: Mở L/C, phát hành thư bảo lãnh, thanh toán T/T,…

- Bộ phận quản lý, xử lý nợ: Là bộ chịu trách nhiệm quản lý và đề xuất phương

án xử lý đối với những khoản nợ xấu của đơn vị Ngoài ra, có chức năng quản lý, khaithác và xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của nhà nướcnhằm thu hồi các khoản

nợ gốc và lãi tiền vay đối với các khoản nợ xấu

Phòng hành chính, nhân sự: Thực hiện những công việc cụ thể như sau:

Giúp giám đốc thực hiện công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp đội ngũ cán

bộ của các phòng ban cho phù hợp với khả năng người lao động để tạo điều kiện chotoàn bộ đội ngũ nhân viên phát huy được hết khả năng, đáp ứng, hoàn thành đượcyêu cầu công việc và lập kế hoạch về nhân sự của đơn vị Hỗ trợ giám đốc lập kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ cho toàn bộ nhân

sự của đơn vị trên tinh thần không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực cán

bộ Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, giao nhận công văn đi, công văn đến của đơn vị mộtcách đầy đủ, kịp thời và chính xác Thực hiện nhiệm vụ quản lý và mua bán vănphòng phẩm của đơn vị để phân phát cho các phòng, nhân viên một cách kịp thời đểthực hiện nghiệp vụ một cách đầy đủ Ngoài ra còn làm nhiệm vụ trên còn nhiệm vụquản lý tài sản, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản của ngân hàng, tạo môi trường kinh doanhthuận lợi cho ngân hàng

Phòng Bảo vệ: Phụ trách vấn đề an ninh cho Chi nhánh cũng như khách

hàng đến làm việc tại Chi nhánh

Trang 37

quản lý tài sản cơ quan: kiểm kê, thực hiện việc khấu hao tài sản hàng năm, đánhgiá lại tài sản đã hết khấu hao

Phòng giao dịch:

Bao gồm 2 bộ phận:

 Bộ phận ngân quỹ: Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ của đơn vị

 Bộ phận giao dịch: Bộ phận giao dịch thực hiện bảo quản tiền mặt, các tàisản khác của ngân hàng và khách hàng, thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, giấy tờ

có giá và ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng thanhtoán qua ngân hàng Chấp hành chế độ về an toàn và định mức tồn quỹ theo quy địnhcủa toàn hệ thống ngân hàng TMCP Á Châu và thực hiện theo quy định của Ngânhàng Nhà nước

2.2 Các sản phẩm và dịch vụ chính của Ngân hàng TMCP Á Châu

Các sản phẩm và dịch vụ của ACB chi nhánh Hưng Yên nói riêng và hệ thốngACB nói chung rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, baogồm khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc đa dạng hóa sảnphẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng

đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục Các sản phẩm của ACB luôn dựatrên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao

Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ

và vàng Ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức,

cá nhân trong nước và cá nhân là người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam theocác hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhậnvốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt

Nam, ngoại tệ và vàng Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức,

cá nhân theo qui định của pháp luật của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng ACB,chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá

Trang 38

Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện

dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua

Ngân hàng

Kinh doanh ngoại tệ và vàng

Phát hành thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Đánh giá chất lượng sản phẩm: chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB đượckhách hàng đón nhận, được nhiều tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao

qua các năm Nhiều giải thưởng lớn do khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước,

các đối tác nước ngoài dành cho ACB là một minh chứng quan trọng cho điều này

II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Á CHÂU –CHI NHÁNH HƯNG YÊN

2.1 Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một trong những khâu quan trọng đối với doanh nghiệpnói chung và đặc biệt là đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền

tệ như Ngân hàng nói riêng Việc huy động vốn tốt sẽ giúp Ngân hàng phát triển mạnh

hoạt động kinh doanh, đủ nguồn cung cho các hoạt động khác như cho vay, tài

trợ XNK,…Vốn huy động bao gồm hai thành phần đó là: vốn điều chuyển và vốn huy

động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế khác Còn vốn điều chuyển là loại vốn do

Ngân hàng vac các Ngân hàng khác để đảm bảo nhu cầu cho vay Trong thời gian ba

năm trở lại đây thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng được biến đổi thể hiện qua

Vốn điề

u chuyển

Trang 39

Nhìn chung thì nguồn vốn của Ngân hàng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến

2012 Cụ thể là nguồn vốn huy động tăng và vồn điều chuyển giảm:

Vốn điều chuyển: giảm qua các năm: năm 2011 vốn điều chuyển thấp nhất,

giảm mạnh một cách đáng kể với kỷ lục 89% tổng số vốn do công tác huy động vốn

tốt nên Ngân hàng hầu như không cần vốn điều chuyển Lượng vốn điều chuyển giảm

giúp Ngân hàng chủ động hơn về vốn cho vay, giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều

hòa vốn, kế hoạch điều chuyển vốn từ hội sở chính, giảm bị động về việc vay vốn trên

thị trường liên Ngân hàng Sau nhiều năm hoạt động, tạo sự uy tín của khách hàng nên

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hưng Yên đã giảm được lượng vốn điều chuyển một

cách đáng kể

Vốn huy động: vấn đế huy động vốn luôn được ưu tiên phát triển bằng cách

tăng cường huy động, công tác huy động vốn trong thời gian qua đã được thực

hiện rất tốt Trong giai đoạn 2010– 2012 thì lượng vốn huy động chiếm tỷ trọng cao

trong tổng nguồn vốn Lượng vốn này tăng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh trong

năm 2012 đạt đến 1.348.654 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2011 Lượng vốn huy

động cao chứng tỏ được tính hoạt động độc lập của chi nhánh không còn phụ thuộc

vào lượng vốn điều chuyển Và đặc biệt là chi nhánh đã làm tốt công tác huy đông

vốn và tạo sự uy tín của chi nhánh, dần dần chiếm được lòng tin của khác hàng nhiều

hơn trong các hoạt động chung của Ngân hàng

Tổng nguồn vốn: sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn tại

Ngân hàng đã càng ngày càng tăng lên Ở năm 2010 tổng nguồn vốn mới chỉ dừng

lại ở 605.562 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 có bước chuyển biến rõ rệt với tổng

Trang 40

số nguồn vốn là 1.156.265 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2010, đến năm 2012 thìtổng nguồn vốn tăng lên nhẹ nhàng 1.345010 tăng lên 16% so với năm 2011 Nguyênnhân có sự biến đổi mạnh qua các năm như vậy là do: Trong thời gian gần đây,hoạt động huy động vốn ACB chi nhánh Hưng Yên đã có nhiều sản phẩm tiết kiệmhơn về nội tệ lẫn ngoại tệ, sau 10 năm chính thức đi vào hoạt động thì chi nhánh cũngchiếm được không ít lòng tin của người tiêu dùng trong việc mở khoản tại Ngân hàng,

… nên thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Các sản phẩm huy độngvốn rất đa dạng thích hợp với mọi nhu cầu của dân cư và tổ chức Với uy tín, thươnghiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với sự tăng thêm số lượng phòng giaodịch để mở rộng thị trường, ACB đã thu hút khá mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân

cư và doanh nghiệp,…

 Các khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổchức trong danh mục nguồn vốn được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược

rõ ràng và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Ngân hàng phát triển tài khoản cá nhân, tăngtiện ích dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản, hay người sở hữutài khoản đó Ngoài ra ACB Hưng Yên còn mở rộng dịch vụ chi trả lương qua

hệ thống máy ATM đối với các doanh nghiệp tổ chức có đông công nhân, đông ngườilao động

 Trong thời gian qua thì Ngân hàng tiếp tục có nhiều chương trình khuyến mãi,đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút thêm nhiều kháchhàng tin tưởng gửi nguồn vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng Điển hình là các chương trình

“tích lũy từ lương, xây dựng tổ ấm”, “xuân phát tài”,… Ngoài ra, để đáp ứng các nhucầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với một số tổ chức như hệ thống siêu thị Co-opmart, maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu chokhách hàng nội địa Sau khi khủng hoảng kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì Ngân hàng

đã có lượng vốn huy động tăng kỷ lục (71%)

2.2.Tình hình sử dụng vốn

Bên cạnh việc huy động vốn tốt thì bất kỳ doanh nghiệp đặc biệt là Ngân hàng

Ngày đăng: 07/04/2014, 00:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng ACB - Chi nhánh Hưng Yên 2. Giáo trình tín dụng ngân hàng của trường ĐH KTQD Khác
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại Khác
4. Giáo trình tài chính ngân hàng của Học viện ngân hàng 5. Google Khác
6. Web của ngân hàng Nhà nước:www. sbv. gov. vn Khác
7. Trang Web Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam:www. vnba. org. vn 8. Trang Web của Bộ Tài Chính: www. mof. gov. vn Khác
9. Trang Web của ngân hàng ACB : www. ACB. com. vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Sơ đồ phân loại thẻ 17 - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Hình 1. 1. Sơ đồ phân loại thẻ 17 (Trang 6)
Bảng 2. 4. Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á  Châu - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2010-2012 - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Bảng 2. 4. Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2010-2012 (Trang 7)
Hình 1. 1 Sơ đồ phân loại thẻ - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Hình 1. 1 Sơ đồ phân loại thẻ (Trang 18)
Hình 1. 2. Quy trình phát hành thẻ thanh toán - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Hình 1. 2. Quy trình phát hành thẻ thanh toán (Trang 22)
Hình 1. 3. Quy trình sử dụng thẻ thanh toán - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Hình 1. 3. Quy trình sử dụng thẻ thanh toán (Trang 23)
Bảng 2. 3: Bảng kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh  Hưng Yên trong năm 2010 – 2012 - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Bảng 2. 3: Bảng kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hưng Yên trong năm 2010 – 2012 (Trang 45)
Bảng 2. 4. Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á  Châu - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2010-2012 - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Bảng 2. 4. Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hưng Yên giai đoạn 2010-2012 (Trang 60)
Bảng 2. 6. Tình hình thanh toán thẻ tín dụng tại ACB giai đoạn 2010-2012 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Bảng 2. 6. Tình hình thanh toán thẻ tín dụng tại ACB giai đoạn 2010-2012 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch (Trang 64)
Bảng 2. 7. Danh sách các địa điểm đặt máy ATM của ngân hàng TMCP Á Châu  Chi nhánh Hưng Yên - Giải pháp phát triển hoạt động thẻ của ngân hàng TMCP á châu   chi nhánh hưng yên
Bảng 2. 7. Danh sách các địa điểm đặt máy ATM của ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Hưng Yên (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w