1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân

72 3,1K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Luận văn : Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân

Trang 1

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT : Tài nguyên và môi trường

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Môi trường không khí không thể thiếu đối với hệ thống động vậât, thựcvật trên hành tinh Song chất lượng của môi trường ngày càng xấu đi làm ảnhhưởng không tốt đến hệ sinh vật Trên thế giới, diễn biến của tình trạng nàyngày càng phức tạp hậu quả của tình trạng này là nhiệt độ môi trường tăng lên

Trang 2

và băng ở hai cực của trái đất tan ra dẫn đến nhiều vùng đất đang bị xoá sổtrên bản đồ thế giới Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh nhất

là ở các nước đang phát triển Đây là một xu thế tất yếu của quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa, của xu thế toàn cầu hóa nhưng mặt trái của nó là gây

ra ô nhiễm môi trường đặc biệt là gây ra ô nhiễm không khí (ÔNKK) trầmtrọng

Việt Nam cũng là một nước mà quá trình đô thị hóa đang diễn ra chóngmặt nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một sốthành phố khác Hà Nội là thủ đô của cả nước và vốn đầu tư vào rất nhiềutrong đó tập trung xây dựng các khu đô thị lớn cũng theo đó lượng ô nhiễmkhông khí rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Việc ước lượng những thiệt hại do ÔNKK gây ra đối với sức khỏe conngười là vấn đề đang được các nhà môi trường quan tâm nghiên cứu nhằmtìm ra các giải pháp thích hợp để môi trường không khí được trong lành vàgiảm những chi phí của nền kinh tế Đây là một vấn đề quan trọng và em cũng

rất quan tâm đến vấn đề này nên em chọn đề tài: Lượng giá thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân quận Thanh Xuân.

Quận Thanh Xuân là một trong những quận ô nhiễm không khí lớn nhấtcủa Hà Nội, khu công nghiệp không tập trung nằm trên địa bàn quận với cơ

sở sản xuất nên việc nghiên cứu sự ô nhiễm của Thanh Xuân rất cần thiếtnhằm tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề ÔNKK cho quận nói riêng và

cả thành phố Hà Nội nói chung

Vấn đề môi trường tại Quận Thanh Xuân được rất nhiều cơ quan nghiêncứu trong đó có TT – cơ quan em thực tập, đã tiến hành ”Chương trình kiểm

kê ÔNKK ” trên địa bàn Quận Chương trình đã tính toán được lượng phátthải các chất gây ô nhiễm không khí nhưng chưa lượng giá thiệt hại của ônhiễm đến sức khỏe của người dân Do đó em thực hiện đề tài: Lượng giá

Trang 3

thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân quận Thanh Xuân.

Thời gian em thực tập tại Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyênmôi trường và nhà đất Hà Nội thuộc sở Tài nguyên môi trường Hà Nội, em đãđược đọc được báo cáo thực trạng môi trường quận Thanh Xuân Báo cáo chobiết mức độ ô nhiễm không khí của quận nhưng chưa lượng giá thiệt hại của ônhiễm đến sức khỏe của người dân nên em nghiên cứu đề tài này

Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu những ảnh hưởng của khí thải đối với sức khoẻ cộng đồng

và thực trạng vấn đề này trên địa bàn quận Thanh Xuân – Hà Nội

- Đánh giá thiệt hại kinh tế từ ảnh hưởng của của khí thải đối với sứckhoẻ cộng đồng trên địa bàn quận

- Một số kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của khíthải đối với sức khoẻ cộng đồng

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp chi phí sức khoẻ

Không gian: ÔNKK trên địa bàn quận Thanh Xuân

Thời gian: Báo cáo thực trạngkiểm kê ÔNKK của quận năm 2007 và2008

Kết cấu chuyên đề

Trang 4

Chương 1: Cc ơ sở lý thuyết về phương pháp lượng giá chi phí thiệt hại của ÔNKK đối với sức khỏe người dân.

Chương 2: Thực trạng ÔNKK quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ ÔNKK đến sức khoẻ người dân.

Chương 3: Định giá thiệt hại do ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân tại quận thanh xuân và các giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

BẢNG:

Bảng 1.1: Giới hạn cho phép của thành phần ô nhiễm khí thải động cơ

Bảng 1.2: Ước tính lượng xe máy, ô tô ở Hà Nội đến năm 2010 và 2020: Bảng 1.3: Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với sức khỏe con người.

Trang 5

Bảng 1.4: Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc

Bảng 2.1 Các phường quận Thanh Xuân

Bảng 2.2: Cơ cấu hành chính:

Bảng2.3: Lượng phát thải từ các nguồn phát thải trên địa bàn quân Thanh Xuân

Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá ÔNKK

Bảng 2.5: Lượng xe máy, ô tô, xe buýt, … lưu thông hàng ngày trên các đường thuộc quận Thanh Xuân

Bảng 2.6: Hệ số ô nhiễm của các loại xe

Bảng 2.7: Ước tính lượng phát thải bụi do hoạt động giao thông năm 2007: Bảng 2.8: Thời gian thông số hoạt động và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các

cơ sở sản xuất thuộc nguồn điểm (năm 2008)

Bảng 2.9: Số người nhiễm bệnh tại quận Thanh Xuân do ảnh hưởng của ÔNKK năm 2007 và 2008

Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh của huyện đối chứng (Xã Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội)

Bảng 3.2: Số người mắc bệnh không do ÔNKK

Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh quận Thanh Xuân:

Bảng 3.4: số người nhiễm bệnh quận Thanh Xuân năm 2007 và 2008

Bảng 3.5: Chi phí chữa bệnh của người bệnh

Bảng 3.6: Chi phí sức khỏe của bệnh nhân mắc các chứng bệnh của quận Thanh Xuân.

Bảng 3.7: Chi phí cơ hội của người bệnh quận Thanh Xuân

Bảng 3.8: Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân năm 2007, 2008

Bản đồ:

Hình 1: Bản đồ quận Thanh Xuân.

Sơ đồ:

Trang 6

Sơ đồ quá trình cải thiện chất lượng không khí

Hình ảnh:

Ô nhiễm bụi quận Thanh Xuân

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thànhEm cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của T.S Lê HàThanh và Th.S Nguyễn Công Thành cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoaMôi trường và Đô thị đã giúp em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này

Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường và Đô thị cùngcác cô chú, anh chị trong trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi –

Sở tài nguyên môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quátrình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cám ơn các cán bộ anh chị phòng ban của

Ttrung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – Sở tài nguyên môitrường Hà Nội đã giúp em trong thời gian thực tập tại Ttrung tâm

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ

1.1 Ô nhiễm không khí

1.1.1 Môi trường là gì?

Có nhiều khái niệm về môi trường nhưng theo khái niệm rộng nhất thì ”môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởngtới một vật thể hoặc sự kiện

Theo ”Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam khóa IX, kì họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa khái niệmmôi trường như sau:

”Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan

hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1 Luật bảo

vệ môi trường của Việt Nam).

1.1.2 Môi trường sống

1.1.2.1 Khái niệm

Môi trường sống là tập hợp những điều kiện bên ngoài như vật lý, hóahọc, sinh học có liên quan đến sự sống Nó có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồntại, phát triển của cơ thể sống Những điều kiện đó chỉ có trên trái đất, trình

độ khoa học hiện nay chưa xác định được các hành tình nào trong vũ trụ cómôi trường phù hợp cho sự sống

1.12.2 Các thành phần môi trường

Thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo hình thành rất

phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí khácnhau

Trang 9

Thạch quyển : địa quyển chỉ là phần rắn của trái đất, có độ sâu từ 0 –

60 km tính từ mặt đất và độ sâu từ 0 – 20 km tính từ đáy biển, người ta gọi đó

Thủy quyển: là nguồn nước dưới mọi dạng Nước có trong không khí,

trong đất, trong ao hồ, sông, biển và đại dương Nước còn ở trong cơ thể sinhvật

Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km3, nhưng khoảng 97%trong đó là đại dương, 3% là nước ngọt, tập trung phần lớn ở các núi băngthuộc bắc cực và nam cực Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sửdung được chiếm tỷ lệ rất ít của thủy quyển

Nước là thành phần môi trường cực kì quan trọng, con người cần đếnnước không chỉ cho sinh lí hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất, với ranh giới dưới là bề mặt

thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hànhtinh Khí quyển được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thủyquyển và thạch quyển

Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng,gió, bão Khí quyển chia thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất, mỗi lớp

có các yếu tố vật lý, hóa học khác nhau Tầng sát mặt đất có các thành phần:

Trang 10

khoảng 79% là nitơ, 20% 0xy, 0,93% argon, 0,02% Ne, 0.03% CO2, 0,005%

He, một ít Hidro, trong không khí còn có hơi nước và bụi,

Khí quyển là bộ phận quan trọng của môi trường nó được hình thànhsớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất

Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh trái đất gồm:

nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi Thủy quyển baogồm: đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết Thủyquyển: là nguồn nước dưới mọi dạng Nước có trong không khí, trong đất,trong ao hồ, sông, biển và đại dương Nước còn ở trong cơ thể sinh vật

Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km3, nhưng khoảng 97%trong đó là đại dương, 3% là nước ngọt, tập trung phần lớn ở các núi băngthuộc bắc cực và nam cực Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sửdung được chiếm tỷ lệ rất ít của thủy quyển

Nước là thành phần môi trường cực kì quan trọng, con người cần đếnnước không chỉ cho sinh lí hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi

Sinh quyển là lớp vỏ sống của trái đất , một hệ thống động vô cùng

phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặcđiểm xác suất Sinh quyển có các thành phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặtchẽ và tương tác phức tạp với nhau Đặc trưng cho hoạt động của sinh quyển

là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng lượng

Trí quyển: từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, do bộ não

con người ngày càng hoàn thiện nên trí tuệ con người ngày càng phát triển, nóđược coi là công cụ sản xuất, chất xám đã tạo nên một lượng vật chất to lớn,làm thay đổi diện mạo của hành tinh chúng ta vậy trí quyển bao gồm các bộphận trên trái đất, tại đó có tác động đến trí tuệ của con người Trí tuệ là mộtquyển năng động

Trang 11

1.1.3 Ô nhiễm môi trường

1.1.3.1 Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường

được khái niệm như sau:

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, phạm

vi tiêu chuẩn môi trường.

Theo quan niệm của thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc vậnchuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả nănggây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suygiảm chất lượng môi trường Tuy nhiên môi trường chi được coi là bị ô nhiễmnếu trong đó hàm lượng, nông độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến

mức có khả năng tác động xấu đến con người , sinh vật và vật liệu1.1.3.2 Tiêu chuẩn môi trường

Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo nghĩa rộng tiêu chuẩn môitrường là những chuẩn mức môi trường, trong đó bao gồm tất cả những thông

số thành phần của môi trường được coi là trong sạch và an toàn Những chuẩnmực này được xây dựng phù hợp với cuộc sống của con người và có nhữngphương pháp nhất định để xác định chung

Theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 (khoản 5 điều 3) ghi ”Tiêuchuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môitrường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định là căn cứ để quản lý và bảo vệ môitrường”

Theo tiêu chuẩn môi trường không khí : Theo luật bảo vệ môi trườngViệt Nam: ” tiêu chuẩn môi trường không khí là những chuẩn mực, giới hạncho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường

Trang 12

Bảng 1.1: Nồng độ cho phép tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (mg/Nm2)

STT Thông số Công thứchóa học

TCVN 5939:

1995 (mg/m2) Dự thảo TCVN 5938: 2005(mg/m2)

Ghi chú tương đương với

Trung bình ngày đêm 1 lần tối đa 1 giờ 8 giờ 24 giờ 1 năm

4 Axit nitric HNO3 0,15 0,4 400 50 3

Không thay đổi

5 Axit sunfuric H2SO4 0,1 0,3 50 TC Hoa Kỳ

Gộp chung các mức SiO2

Không thay đổi

Trang 13

Nguồn: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam

1.1.4.2 Tác nhân gây ô nhiễm không khí

Tác nhân tự nhiên : có nhiều tác nhân tự nhiên gây ô nhiễm môi

trường không khí như núi lửa, cháy rừng, bão bụi

Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mê tan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất

xa vì nó được phun lên rất cao

Trang 14

Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thẩm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.

Bão bụi gây nên gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng

và gió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí

Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí

Tác nhân nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ

yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt độngcủa các phương tiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trìnhsản xuất gây ra:

Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói củacác nhà máy vào không khí

Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây truyền sản xuất sản phẩm và trên cácđường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể đượchút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió Các ngành công nghiệp chủ yếugây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hóa chất vàphân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhàmáy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kểđến sinh hoạt của con người

Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải đường bộ.

Hệ thống giao thông vận tải độ thị của Hà Nội hiện nay còn nhiều hạnchế có quá nhiều nút giao thông (580 nút) và hầu hết là nút đồng mức, baogồm 279 ngã ba, 282 ngã tư, 17 ngã năm và 1 ngã bảy

Trang 15

Hà Nôị có dòng cường độ dòng xe lớn (1.800 – 3.600 xe/giờ), đườnghẹp, nhiều ngã ba, ngã tư, chất lượng xe kém, phân luồng hạn chế, các loại xe

đi lẫn lộn, luôn phải thay đổi tốc độ, dừng lâu (tốc độ trung bình chỉ đạt 18 –

32 km/h), do vậy khả năng phát thải khí ô nhiễm là rất lớn Theo thống kê:Các phương tiện giao thông cơ giới trước năm 1980 có khoảng 80% - 90%dân số đi bằng xe đạp nhưng do nền kinh tế phát triển kéo theo đời sống conngười ngày càng được nâng cao, phương tiện đi lại cũng hiện đại Người dânchuyển sang phương tiện đi lại bằng xe máy là chủ yếu, ngày nay với khoảng80% dân số đi bằng xe máy và ô tô con Theo thống kê cho biết hiện nay ở HàNội có khoảng trên 200 000 ô tô và 1,9 triệu xe máy, những phương tiện nàyvừa tiêu tốn nhiều năng lượng là xăng, dầu và xả ra một lượng khí độc hại đốivới sức khỏe của con người đặc biệt là khí COx, lượng khí này đã góp phầntác động rất xấu đến ô nhiễm không khí và sự nóng lên của môi trường khôngkhí Lượng xe này đóng góp vào 70% làm gây ÔNKK Không những vậy còngây tắc nghẽn giao thông gây ô nhiễm hơi xăng dầu có thể tăng lên 6 – 7 lần

so với bình thường

Xét trên phạm vi toàn quốc cả khu vực đô thị và các khu vực khác, ướctính hoạt động giao thông đóng góp khoảng 85% lượng khí CO và gần 95%lượng khí VOCs

Xe máy là nguồn tác động đến ÔNKK nhiều nhất và xe buýt tác động ítnhất Khi ô tô đóng cửa và chạy điều hòa thì nồng độ bụi giảm 30 – 40%nhưng nồng độ CO vẫn giữ nguyên so với trường hợp xe mở cửa kính vàkhông chạy điều hòa

Hiện nay Hà Nội, vấn đề quy hoạch mang lưới giao thông và các điểmgiao thông cũng chưa hoàn chỉnh Tại các khu đô thị mới, hệ thống cơ sở hạtầng dù được xây dựng mới nhưng năng lực vận tải cũng chưa đáp ứng được

Trang 16

yêu cầu bền vững của thành phố nên vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùntắc ở nhiều nơi.

- Nguồn cục bảo vệ môi trường tổng hợp năm 2007

Bảng 1.2: Ước tính lượng xe máy, ô tô ở Hà Nội đến năm 2010 và 2020:

dsụng điện, bếp ga nhiều hơn là than củi Tuy nhiên chi phí cho việc sử dụngđiện, ga trong đun nấu ngày càng tăng nên nhiều người dân tại các thành phốđang có xu hướng quay trở lại dùng than do đó nếu không có biện pháp thíchhợp thì việc đun nấu bằng than, dầu, củi cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể góp phầnlàm ÔNKK Đặc biệt là ở các khu dân cư nghèo, các khu phố cũ, phố cổ cómật độ nguồn phát thải lớn hơn các khu vực khác, ước tính gấp 10 lần các khuvực có mức sống cao

Phát thải khí ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.

Trang 17

Nguồn ô nhiễm do hoạt động công nghiệp do hai quá trình sản xuất gâyra:

- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khóicủa các nhà máy vào không khí

- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trêncác đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể hút

và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió

Đối với mỗi ngành công nghiệp lượng nguồn thải độc hại nhiều hay ítphụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt, công nghệ đốt nhiên liệu, phương phápcông nghệ sản xuất, cũng như trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất Nóichung nguồn thải do quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm có nồng độ chấtđộc hại rất cao và tập trung trong một không gian nhỏ

Phát thải khí ô nhiễm do hoạt động xây dựng

Bên cạnh hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng trong đô thị cũng lànguồn phát sinh bụi lơ lửng với lượng rất lớn Ước tính 70% lượng bụi lơlửng ở Hà Nội là do hoạt động xây dựng gây ra: xây dựng, sửa chữa nhà cửa,đường xá, cống rãnh, vận chuyển nguyên vật liệu, phế thải xây dựng Đặcbiệt do việc quản lý sửa chữa đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thốngthông tin, cáp điện không tốt, luôn xảy ra hiện tượng đào, lấp đường, gây mất

vệ sinh, ô nhiễm bụi nghiêm trọng tại khu vực

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá, hoạt động xâydựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị bao gồm cả xây dựng các côngtrình cấp thoát nước, công trình giao thông và nhà ở tại các đô thị diễn ra hếtsức mạnh mẽ Mặc dù dã có quy định về che chắn bụi tại các công trình xâydựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liêu nhưng việc phát tán bụi từcác hoạt động này vẫn là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể

Trang 18

Hoạt động xây dựng phát triển ở các quy mô được đầu tư từ nguồn vốnnhà nước lẫn đầu tư từ các nguồn vốn doanh nghiệp và tư nhân Tại Hà Nội,diện tích nhà ở do nhân dân tư xây dựng chiếm khoảng 30% tổng diện tíchnhà đã xây dựng trên địa bàn thành phố.

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá ÔNKK

Để tính được thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra cho sức khỏe conngười chúng ta phải hiểu được các yếu tố nào, thành phần nào của không khíảnh hưởng trực tiếp đến con người Các yếu tố thường được sử dụng để đánhgiá mức độ ô nhiễm và tác động đến con người là: Bụi (PM), SOx, NOx,Benzen, chì (Pb), Asen (As)

1.3.1 Bụi (PM)

Bụi PM10 bao gồm các hạt có kích thước ≤ 10Mm, tùy theo tính chất vật

lý, hóa học của bụi có thể gây ra các tác hại khác nhau cho bộ máy hô hấp conngười như hen suyễn, viêm phổi, phù nề, phế nang các bệnh hô hấp khác,bệnh về mắt, về da Bụi PM10 là bụi nhỏ có thể xuyên qua khẩu trang Ngoài

ra còn ảnh hưởng đến động thực vật khác, phá hủy các vật liệu, các công trìnhxây dựng, và gây biến đổi khí hậu

Hoạt động xây dựng là nguồn thải phát bụi nhiều nhất

Trang 19

thay đổi khí hậu, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng SôngCửu Long Nếu mực nước biển tăng lên 5m thì 16% diện tích Việt Nam sẽbiến mất, với 35% dân số bị ảnh hưởng và thiệt hại khoảng 35% GDP Hiệnnay sông MeKong là một trong 10 con sông lớn trên thế giới đang phải đốimặt với nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng, một trong những nguyên nhân chính là

sự biến đổi khí hậu

1.3.3 SO 2

Khi đốt cháy các năng lượng như: than, dầu, sản phẩm của dầu, quặngsunfua tạo ra khí lưu huỳnh điôxit (SO2) gây ra kích thích hô hấp mạnh Nếukhông may hít phải có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản Nồng độ

SO2 lớn có thể tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánhkhí phế quản Đối với những người mắc bệnh hen thì khí SO2 có thể gây viêmphổi, viêm phế quản mãn tính , bệnh tim mạch, tăng sự mẫn cảm Ảnh hưởngđến thực vật, nó làm giảm hoạt tính enzim, kìm hãm quá trình quang hợp vànhững hoạt động trao đổi khác, ngoài ra SO2 gây mưa axit Hoạt động sảnxuất công nghiệp là nguồn phát thải SO2 nhiều nhất

1.3.4 NO x

Có nhiều loại nitơ (NOx) do các hoạt động của con người thải vào khíquyển như NO, NO2, N2O Chúng được phát sinh từ đất, phân động vật, từ quátrình đốt cháy nhiên liệu Trong đó N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính và

nó được phát thải đốt các nhiên liệu hóa thạch Hàm lượng của nó tăng dầntrên phạm vi toàn cầu Hoffman và Wells (1987) cho biết các loại phânkhoáng và những quá trình tự nhiên khác chiếm tỉ lệ 70-80%, đốt cháy nhiênliệu tạo ra khoảng 20-30% lượng N2O phát thải vào khí quyển N2O xâmnhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong nhiều năm Chỉ khi đạt tớitầng trên của khí quyển, nó sẽ tác động chậm chạp với nguyên tử oxy

Trang 20

Nitơ oxit ở nồng độ cao có thể gây chết người vì có thể liên kết vớihuyết sắc tố tới hàng nghìn lần nhanh hơn cả oxi Nó gây chảy máu trong, gâyviêm, ung thư phổi và NO2 gây ra mưa axit.

1.3.5 Benzen (C6H6)

Benzen phát thải vảo không khí do quá trình bay hơi của một số dungmôi chứa benzen như: sơn, xăng Benzen là dung môi hữu vơ có tính độc rấtcao đối với sức khỏe con người và động vật Ngày nay đã cấm không được sửdụng Benzen tác động đến hệ thần kinh làm đau đầu, chóng mặt, ở nồng độcao có thể gây chết người

1.3.6 Chì (Pb)

Bụi Pb được hình thành do quá trình đốt nhiên liệu như xăng pha chì,

nấu Pb Pb là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khỏe con người và độngvật Khi vào cơ thể con người nó được tích tu lại rồi đến một mức độ nào đómới bắt đầu gây độc hại Chì tác động mạnh vào hệ thần kinh (đặc biệt là trẻem) làm giảm tính thông minh, tác động vào máu, thận và tác động lên enzim

có liên quan đến sự tạo máu

Trang 21

Từ quá trình phân ly dầu, mỡ

và glyxerin bằng phương pháp nhiệt

Gây buồn phiền, cáu gắt, làm ảnh hưởng đến bộ máy

hô hấp

Amoniac

Từ quá trình hóa học trong sản xuất phân đạm, sơn hay thuốc nổ.

Gây viêm tấy đường hô hấp.

Asin (AsH 3 )

Từ quá trình hàn nối sắt, thép hoặc que hàn có chứa acsen

Làm giảm hồng cầu trong máu, tác hại thận, gây bệnh vàng da

Cacbon

Ống xả khí ô tô, xe máy, ống khói đốt than

Giảm bớt khả năng lưu chuyển ôxy trong máu

Tinh luyện dầu khí và tinh

Nito oxit

Ống xả khói ô tô, xe máy, công nghệ làm mềm hóa than

Gây ảnh hưởng đến bộ máy

hô hấp, muội xâm nhập vào phổi

Sunfua

Gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa,

Tro, muội,

khói

Từ lò đốt ớ các ngành công nghiệp

Đau mắt và có thể gây bệnh ung thư

Nguồn giáo trình công nghệ môi trường

1.4 Mô hình đánh giá chi phí thiệt hại của ÔNKK đối với sức khỏe người dân

Trang 22

1.4.1 Kinh tế học ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng

Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộcvao 2 yếu tố: Tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối vớitác động ấy, Tác động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như thayđổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sứckhỏe con người Tác động cũng có thể mang tính hóa học như ảnh hưởng củamưa axit đối với các công trình, nhà cửa

Phản ứng của con người đối với các tác động nói trên có thể là sự khônghài lòng, buồn phiền, lo lắng và những thay đổi liên quan đến lợi ích Khi ônhiễm vật lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế Ô nhiễm về mặtkinh tế chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tác động vật lý của

ô nhiễm làm suy làm lợi ích của minh Nếu một người bị tác động vật lý củachất thải nhưng lại hoàn toàn bàng quan với tác động đó, thì cũng xem nhưkhông có ô nhiễm về kinh tế ( ví dụ: một số người vẫn ngủ ngon và khôngquan tâm đến tiếng ồn xung quanh)

Như vậy có thể nói ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở đócác tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất haytiêu dùng nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến chonhững hoạt động hoặc quá trình khác bên ngoài

Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng mộthình thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và

ta gọi đó là ” Nội hóa các chi phí ngoại ứng”

1.4.2 Tác hại của ÔNKK đên sức khỏe cộng động

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới và nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam

đã xây dựng tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí với trị số nồng độtối đa cho phép Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất tương

Trang 23

đối, sức khỏe của con người vẫn bị ảnh hưởng khi tiếp xúc lâu dài ngay cả vớinồng độ chất độc hại ở dưới mức tối đa cho phép bởi đối với nhiều chất sẽkhông có giới hạn tiếp xúc Hơn nữa, trong môi trường không khí ô nhiễm với

sự có mặt của nhiều chất độc hại, chúng sẽ tương tác hoặc cộng hưởng tácđộng đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người phụ thuộc vàonhiều yếu tố như loại chất ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm, thời gian tiếp xúc

và tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc Con người có thể bị ảnh hưởngcấp tính như ngộ độc (benzen), ngạt (CO) dẫn đến tử vong khi tiếp xúc vớimôi trường bị ô nhiễm không khí ở nồng độ cao và bị ảnh hưởng mạn tính từrối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể, suy giảm sức khỏe, tăng bệnhtật, giảm tuổi thọ… khi tiếp xúc ở nồng độ thấp trong khoảng thời gian dài

Hệ thống hô hấp là cửa ngõ xâm nhập đầu tiên của các tác nhân gâybệnh, trong điều kiện môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra các tổnthương ở phổi, làm suy giảm chức năng phổi, viêm đường hô hấp trên, viêmphế quản, viêm phổi, hen phế quản, ung thư phổi Ô nhiễm không khí còntác động đến hệ thống tim mạch, mặc dù cơ chế gây bệnh đến nay vẫn chưa rõràng Tuy nhiên nhiều nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã cho thấy, nhữngbằng chứng về mối liên quan giữa ô nhiễm bụi (PM10, PM2,5) với các bệnh

về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng tim và các bệnh vềmạch vành Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ thống thầnkinh trung ương và thần kinh thực vật gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ănkém, khó ngủ, khó tập trung, ra mồ hôi…

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người được thểhiện bằng sơ đồ hình tháp Theo đó, số người chịu ảnh hưởng do ô nhiễmkhông khí sẽ giảm đi theo mức độ trầm trọng của sự tác động Việt Nam đangtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ phát triển kinh tế - xã

Trang 24

hội, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễmkhông khí đang là một trong những thách thức đối với các nhà quản lý đồngthời cũng là mối quan ngại của các nhà khoa học, các cấp chính quyền vàcộng đồng hiện nay.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người đặc biệt đốivới đường hô hấp làm cho sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóatrong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng phổi bị suy giảm có thể gây ra các bệnhliên quan đến phổi sau: bệnh hen suyễn, viêm phế quản, lao, dị ứng, gây ungthư, bệnh tim mạch, làm giảm tuổi thọ con người Các nhóm cộng đồng nhạycảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mangthai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, thường xuyên phải làm việcngoài trời mức độ ảnh hưởng của từng người phụ thuộc vào tình trạng sứckhỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ônhiễm

Theo thống kê của bộ y tế trong những năm gần đây các bệnh về đường

hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc, nguyên nhân là từ bụi, SO2, NOx, CO,chì

Bảng 1.4: Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất toàn quốc

Trang 25

Tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp của dân cư sống gần các khu công nghiệp đôthị (khu công nghiệp Thượng Đình – Thanh Xuân chiếm 14.6% ) cao gấp 2.3lần so với nông thôn Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản ở công nghiệp ( KhuThượng Đình (Hà Nội) là 6,4%) cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng (xãPhú Thị, Gia Lâm (Hà Nội) là 2,8%)

Bảng 1.5.Tỷ lệ mắc bệnh của người dân KCN Thượng Đình và người dân ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội

Bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng ô nhiễm Thượng Đình

(%)

Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng đối

chứng (%) Viêm phế quản mãn 6,4 2,8

Viêm đường hô hấp trên 36,1 13,1

Viêm đường hô hấp

Trang 26

Ghi chú: khám 1.218 người khu dân cư tiếp giáp KCN Thượng Đình và 792 người nhóm đối chứng ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội

Nguồn: dự án nâng cao chất lượng không khí tại các nước đang phát triển ở Châu Á, 2004.

Những người có thời gian sống ở thành phố hơn 10 năm có tỷ lệ mắc cácbệnh bệnh mãn tính về tai, mũi họng, cảm cúm cao hơn nhiều những ngườisống dưới 3 năm Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ mắc mãn tính về tai mũihọng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản,các bệnh ngoài da và bệnh về mắt tương ứng là 72,6% và 43% mắc bệnh

1.4.3 Mối quan hệ giữa ÔNKK và phát triển kinh tế xã hội

ÔNKK không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế xã hội, giữa ÔNKK và sự phát triển kinh tế có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau:

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất

và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan

hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cánhân và cả loài người trong quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển

có môi quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sựphát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất, lưuthông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu,năng lượng, sản phẩm, phế thải Các thành phần đó luôn ở trạng thái tươngtác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồntại trong địa bàn đó Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trườngnhân tạo

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh

có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải

Trang 27

tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo Mặtkhác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế

xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng củahoạt động phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt độngkinh tế xã hộ trong khu vực

Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ônhiễm môi trường khác nhau Ví dụ:

Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng80% tài nguyên và năng lượng của loài người

Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo chỉ có con đường phát triểnduy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,

…) Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% tàinguyên và năng lượng của loài người

Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện cácquan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:

Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế băng (0)hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất

Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó làphát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môitrường và phát triển

1.4.3 Mô hình đánh giá chi phí thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân.

1.4.3.1 Phương pháp chi phi sức khỏe

Phương pháp này định giá thiệt hại kinh tế dựa trên chi phí mà ngườimắc bệnh do ô nhiễm môi trường phải bỏ ra

Chi phí sức khỏe bao gồm chi phí khám, chữa bệnh, thuốc men Ngoài ra cònbao gồm chi phí cơ hội do việc người bị mắc bệnh phải nghỉ làm và chi phí

Trang 28

của người nghỉ đi chăm sóc người ốm Như vậy tổng của các chi phí trên làthiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra đối với sức khoẻ cộng đồng.Đây cũng là phương pháp tính chi phí thiệt hại do ÔNKK ảnh hưởng đến sứckhỏe được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây Vìphương pháp này thu thập số liệu thuận tiện hơn, tính toán các chi phí dễ dànghơn và phù hợp với điều kiện nước ta.

1.4.3.2 Chi phí sức khỏe (TC1)

Chi phí sức khỏe là tổng thiệt hại về sức khỏe của người dân do ÔNKKtrong thời gian 1 năm bao gồm các thiệt hại do việc khám, chữa trị bệnh, chiphí cơ hội của người bệnh và chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân

TC1 = ∑ Pi* (SBNi – SBNDCi)

Trong đó

Pi là chi phí trung bình 1 ca bệnh i gây ra bởi ÔNKK

SBNi là tổng số người mắc bệnh i do ô nhiễm tại thời điểm điều tra củavùng nghiên cứu

SBNDCi là tổng số người mắc bệnh i ở vùng đối chứng đã quy về cùngmặt bằng dân số với vùng nghiên cứu

1.4.3.3 Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của người bệnh là chí phí mà người bệnh bỏ qua do phải

nghỉ để khám chữa bệnh, thay vì người đó làm các công việc khác

Trang 29

Tlld: tỉ lệ lao động

Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân là chi phí mà người nhà

người bệnh phải bỏ ra cả về mặt tiền bạc và thời gian để chăm sóc bệnh nhậnhoặc thuê người chăm sóc bệnh nhân Giả thiết rằng cứ 1 bệnh nhân sẽ có mộtngười lớn chăm sóc nghĩa là người trong độ tuổi lao động không kể người đó

là người nhà hay người đi thuê Được tính theo công thức sau:

TC3 =∑ TNBQ * (SBNi – SBNDCi) * tlld

TNBQ là thu nhập bình quân của người nhà bệnh nhân

SBNi là số người mắc bệnh i ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm điều tra.SBNDCi tổng số người mắc bệnh i ở vùng đối chứng đã quy về cùng mặtbằng dân số với vùng nghiên cứu

tlld là tỉ lệ lao động vùng nghiên cứu điều tra

Tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp của dân cư sống gần các khu công nghiệp đôthị (khu công nghiệp Thượng Đình – Thanh Xuân chiếm 14.6% ) cao gấp 2.3lần so với nông thôn Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản ở công nghiệp ( KhuThượng Đình (Hà Nội) là 6,4%) cao gấp 2,9 lần so với vùng đối chứng (xãPhú Thị, Gia Lâm (Hà Nội) là 2,8%)

Bảng 1.5 Tỷ lệ mắc bệnh của người dân KCN Thượng Đình và người dân ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội

Bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng ô nhiễm Thượng Đình

(%)

Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng đối

chứng (%) Viêm phế quản mãn 6,4 2,8

Viêm đường hô hấp trên 36,1 13,1

Viêm đường hô hấp

Trang 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở QUẬN THANH

XUÂN VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thông tin chung:

 Diện tích: 9,13 km2

 Dân số: 206.000 người năm 2007

 Mật độ dân số: 18.990 người/km2

Vị trí địa lý

Thanh Xuân là một quận của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam

Quận nằm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22tháng 11 năm 1996, bao gồm những phần tách ra từ quận Đống Đa, huyện TừLiêm và huyện Thanh Trì Quốc lộ số 6 đi các tỉnh miền Tây Bắc bắt đầu từNgã Tư Sở đi qua quận này Những điểm quan trọng nhất về quận ThanhXuân:

 Khu Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính(phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trungtâm mới của thành phố

Trang 32

 Khu nhà ở Thanh Xuân: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bêtông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, đến nay đãxuống cấp trầm trọng Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25tầng Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận

 Ngã tư Sở: nổi tiếng về nạn tắc đường ở Hà Nội, đang được cải tạo và

mở rộng

 Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Đại họcKhoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Kiến trúc Hà Nội, Đại học Hà Nội (trước là Đại học Ngoại ngữ Hà

Nội) ) là một con đường rộng, lượng bụi rất lớn, có nhiều cây xanh

nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtônên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn

Hành chính

Quận Thanh Xuân có 11 phường gồm:

Bảng 2.1 Các phường quận Thanh Xuân

 Phường Hạ Đình

 Phường Kim Giang

 Phường Khương Đình

 Phường Khương Mai

 Phường Khương Trung

 Phường Nhân Chính

 Phường Phương Liệt

 Phường Thanh Xuân Bắc

 Phường Thanh Xuân Nam

 Phường Thanh Xuân Trung

 Phường Thượng Đình

Bảng 2.2: Cơ cấu hành chính:

Trang 33

Chủ tịch UBND: Ông Hoàng Công Hồng

Hình 1: Bản đồ quận Thanh Xuân

2.1.2 Kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân

Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, bình quântăng 14,93% năm Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, quản lý đất đai có nhiềutiến bộ Đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, sửa chữa

Trang 34

nâng cấp các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sởlàm việc, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống chợ Tạo nên bộ mặt đôthị ngày một khang trang, đời sống kinh tế văn hóa tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ nét Thông qua Đại hội Đảng nhiệm kỳ 1 (1997-2000) vànhiệm kỳ (2000-2005) và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng được nânglên, tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh năm sau cao hơn năm trước;sau bầu cử HĐND các nhiệm kỳ 1999-2004, 2004-2009 hiệu lực quản ý điềuhành của chính quyền các cấp ngày càng hiệu quả Chất lượng hoạt động củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chuyển biến tích cực về tổ chức, nội dung

và phương thức họat động, ngày càng đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng.Phong trào thi đua lao động sản xuất công tác, phong trào nhân đạo từ thiện đivào chiều rộng và chiều sâu, góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ chính trịcủa Quận

An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, chuyểnbiến tích cực Nhân dân yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự phát triển củaQuận Cùng với sự phát triển của Thủ đô, nhiệm vụ xây dựng và phát triểntoàn diện của Quận Thanh Xuân trong những năm tới rất nặng nề, đòi hỏi sựlãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành quản lý, tổ chức thực hiện của chínhquyền Quận phường, sự nỗ lự phấn đấu của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; ýthức trách nhiệm cao, không ngững đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành,

tổ chức thẹc hiện của đội ngũ cán bộ quận và sự ủng hộ của các tầng lớp nhândân

HĐND và UBND Quận khóa 3 nhiệm lý 2004-2009 được kiện toàn thông qua cuộc bầu cử HĐND các cấp ngày 25/4/2004

Nhiệm vụ quan trọng của HĐND và UBND quận khóa 3 là căn cứ vào sựlãnh đạo của Thành ủy, Nghị quyết của HĐND, sự lãnh đạo của UBND

Thành phố và Nghị quyết của Quận ủy để quyết định những mục tiêu, chỉ

Trang 35

tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý đô thị, an ninh quốc phòng

và xây dựng bộ máy Nhà nước trên địa bàn Quận

2.2 Thực trạng ÔNKK Quận Thanh Xuân

Có nhiều nguồn gây ra ô nhiễm môi trường ở quận Thanh Xuân được thểhiện trong bảng sau:

Bảng2.3: Lượng phát thải từ các nguồn phát thải trên địa bàn quân Thanh Xuân:

Nguồn phát

thải

PM (tấn/năm)

SO x (tấn/năm)

(tấn/năm)

CO (tấn/năm)

VOC (tấn/năm) Trạm

785.8

Theo số liệu của trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội

Với số liệu trên thì tương quan % phát bụi PM giữa các nguồn phát thảitrên địa bàn Thanh Xuân: xây dựng dân 4 chiếm 6%; xây dựng dân dụng 4%;đun nấu hộ gia đình 2%; nguồn đường 82%; nguồn di động 5%; cơ sở sản

Trang 36

xuất 1% Con số tính toán cho thấy gần 3000 tấn bụi phát thải trên địa bànquân Thanh Xuân mỗi năm Khoảng 90% phát thải bụi là từ nguồn di độngnguồn đường, nguồn gây ô nhiễm chính là từ hoạt động giao thông Và cụtheerr dưới đây là những nguồn gây ÔNKK:

2.2.1 Hoạt động giao thông.

Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá ÔNKK

-Luật bảo vệ môi trường VN

Căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép về các thông số phân tích ở trên, ởThanh Xuân, ngã tư sở và một số vị trí quan trọng khác có ô nhiễm về tiếng

ồn, bụi, và nồng độ một số khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép:

Tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,05 – 1,15 lần tiêu chuẩn chophép Nguyên nhân là do lượng xe tham gia giao thông quá đông, diễn ra suốtngày, cụ thể các loại xe lưu thông trên các đường quận Thanh Xuân: Thựchiện bởi Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường với tổng số

xe trong biểu được tính dựa trên 13 lần đếm, đếm theo thời điểm, cứ đếm 15phút lại nghỉ 10 phút, thời điểm đếm là sáng từ 7h đến 9h, 10h-11h, chiều từ13h-15h Riêng đường Trường Chinh và Nguyễn Trãi thì đếm 24h/24h

Ngày đăng: 20/12/2012, 16:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đức Ngữ và nnk, khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp, năm 2004 Khác
2. Niên giám thống kê 2006. NXB thống kê. Tổng cục thống kê, năm 2006 Khác
3. Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 2000-2005 thành phố Hà Nội. Tổng cục thống kê, Hà Nội năm 2006 Khác
4. Báo cáo môi trường không khí năm 2007 (trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Hà Nội thực hiện) Khác
5. Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho chất lượng không khí tốt hơn Khác
6. Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ tài nguyên và môi trường. Nhà xuất bản lao động xã hộ Khác
7. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh. Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường. Nhà xuất bản thống kê trường đai học kinh tế quốc dân Khác
8. Manfred Schreiner. Quản lý môi trường – con đường dẫn đến nền kinh tế sinh thái Khác
9. Đại học Y Hà Nội, Giáo trình sức khoẻ môi trường, Hà Nội, 2005 Khác
10. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007 II. Trang web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ quá trình cải thiện chất lượng không khí Hình ảnh: - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Sơ đồ qu á trình cải thiện chất lượng không khí Hình ảnh: (Trang 6)
Bảng 1.1: Nồng độ cho phép tối đa cho phép của một số chất độc hại trong   không khí xung quanh (mg/Nm2) - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 1.1 Nồng độ cho phép tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (mg/Nm2) (Trang 12)
Bảng 1.5.Tỷ lệ mắc bệnh của người dân KCN Thượng Đình và người  dân ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 1.5. Tỷ lệ mắc bệnh của người dân KCN Thượng Đình và người dân ở xã Phú Thị, Gia Lâm – Hà Nội (Trang 25)
Bảng 2.2: Cơ cấu hành chính: - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 2.2 Cơ cấu hành chính: (Trang 33)
Hình 1: Bản đồ quận Thanh Xuân - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Hình 1 Bản đồ quận Thanh Xuân (Trang 34)
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá ÔNKK - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá ÔNKK (Trang 36)
Bảng 2.5: Lượng xe máy, ô tô, xe buýt, … lưu thông hàng ngày trên các  đường thuộc quận Thanh Xuân - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 2.5 Lượng xe máy, ô tô, xe buýt, … lưu thông hàng ngày trên các đường thuộc quận Thanh Xuân (Trang 37)
Bảng 2.6: Hệ số ô nhiễm của các loại xe - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 2.6 Hệ số ô nhiễm của các loại xe (Trang 38)
Bảng 2.8: Thời gian thông số hoạt động và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các  cơ sở sản xuất thuộc nguồn điểm (năm 2008) - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 2.8 Thời gian thông số hoạt động và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các cơ sở sản xuất thuộc nguồn điểm (năm 2008) (Trang 40)
Bảng trên cho thấy số người mắc bệnh của quận Thanh Xuân cao hơn  nhiều so với vùng đối chứng (xã Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội) - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng tr ên cho thấy số người mắc bệnh của quận Thanh Xuân cao hơn nhiều so với vùng đối chứng (xã Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội) (Trang 45)
Bảng 3.1: Tỷ lệ mắc bệnh của huyện đối chứng (Xã Phú Thị - Gia Lâm - Hà  Nội) - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 3.1 Tỷ lệ mắc bệnh của huyện đối chứng (Xã Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội) (Trang 48)
Bảng 3.2: Số người mắc bệnh không do ÔNKK - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 3.2 Số người mắc bệnh không do ÔNKK (Trang 49)
Bảng 3.3: Tỷ lệ  mắc bệnh quận Thanh Xuân: - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh quận Thanh Xuân: (Trang 50)
Bảng 3.5: Chi phí chữa bệnh của người bệnh - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 3.5 Chi phí chữa bệnh của người bệnh (Trang 52)
Bảng 3.6: Chi phí sức khỏe của bệnh nhân mắc các chứng bệnh của quận  Thanh Xuân. - Thực trạng Ô nhiễm không khí quận Thanh Xuân và ảnh hưởng từ Ô nhiễm không khí đến sức khoẻ người dân
Bảng 3.6 Chi phí sức khỏe của bệnh nhân mắc các chứng bệnh của quận Thanh Xuân (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w