0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng "Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam”.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÔLA HOÁ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC CŨNG NHƯ TIÊU CỰC CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC PDF (Trang 41 -45 )

II. Một số biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng đôla hoá

3- Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng "Trên đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam”.

đất nước Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam”.

Muốn vậy, cần có các quy định về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân như sau:

o Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam, bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng không được phép trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh doanh được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép tiếp tục thu ngoại tệ. Việc chi trả cho người hưởng trong nước các khoản tiền như kiều hối, tiền lương, thu nhập từ xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Viêc này chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Viêt Nam. o Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại ngân hàng thương mại chỉ rút ra bằng ngoại tệ để cất giữ riêng hoặc để đưa đi nước ngoài chi tiêu.

o Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đôla Mỹ, niêm yết bằng đôla Mỹ trên thị trường Việt Nam.

o Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hoá thành công là một tiền đề cần thiết để Việt Nam có một cơ chế tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới và sự tự do hoá giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hoá là việc làm rất khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đôla hoá trên thị trường Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của

đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đôla hoá thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi.

C. Kết luận

ôla hoá là một hiện tượng tương đối phổ biến trên thế giới và có tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Song đôla hoá ở mỗi quốc gia lại có những biểu hiện ở các mức độ khác nhau, các nguyên nhân gây ra tình trạng đôla hoá ở mỗi thời kì cũng khác nhau. Do vậy, cần phải đánh giá chính xác được tình trạng đôla hoá thực sự ở mỗi quốc gia để có thể đưa ra các giải pháp có hiệu quả, ngăn chặn được các ảnh hưởng tiêu cực và tăng cường những tác động tích cực của đôla hoá đối với nền kinh tế.

Đôla hoá ở Việt Nam hiện nay là loại hình đôla hoá không chính thức ở mức độ vừa phải, chủ yếu là trong lĩnh vực tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội thì đôla hoá cũng đem đến những thuận lợi cho sự hội nhập quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Và một điều rất quan trọng là hiện tượng đôla hoá lành mạnh trên đất nước Việt Nam không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập và được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, đôla hoá dù bất cứ ở dạng nào cũng khó có khả năng đem lại một lợi ích vượt trội cho nền kinh tế. Do vậy, để có thể kiềm chế được tình trạng đôla hoá ở mức có lợi cho nền kinh Việt Nam, chúng ta cần tăng cường phát triển, hiện đại hoá hệ thống tài chính ngân hàng để kiểm soát nền kinh tế có hiệu quả hơn đồng thời phải giữ được mức tăng trưởng kinh doanh hấo dẫn, thu hút được mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm phát ở mức vừa phải, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, thu hút được nguồn đầu tư từ nước ngoài. Có như vậy, chúng ta mới có thể phát huy sức mạnh nội tại, chủ động nắm bắt thời cơ trên thị trường quốc tế, nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Đây là nhân tố quan trọng để chúng ta thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Tài liệu tham khảo.

1.Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng. Chủ biên: TS. Tô Kim Ngọc - Nhà xuất bản thống kê - 2005.

2.Tạp chí Ngân hàng: Số 7 (4/2007) ; Số 3+4(2/2007) ; Số 5(3/2007). 3. Tạp chí Thông tin tài chính, số 11 (6/2005).

4. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ; số 5 (3/2004). 5. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng; số 5(8/2005). 6.Các website: www.mbl.com.vn www.imf.org www.sbv.gov.vn www.vietnamnet.vn www.mpi.gov.vn www.vnexpress.net www.vietstock.con.vn www.taichinhvietnam.com www.hvnh.edu.vn www.ssi.com.vn www.saovangdatviet.com.vn www.mof.gov.vn www.saigonnews.vn www.ndl.com.vn

Mục lục

A.Phần mở đầu. ... Trang 3 B.Nội dung. ... Trang 4

Chương I. Một số vấn đề lý luận. ... Trang 4

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÔLA HOÁ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC CŨNG NHƯ TIÊU CỰC CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC PDF (Trang 41 -45 )

×