tiếp thị thị trường ngách, sự thay đổi nhanh chóng, và sự năng động ngoạn mục phù hợp với cả tính năng động của ngành đó và đặc trưng của hệ thống quản lý của người Ý. Trái lại, hệ thống quản lý của Đức, vận hành tốt trong các ngành định hướng kỹ thuật và công nghệ - quang học, hóa chất, và máy móc phức hợp - nơi mà các sản phẩm phức tạp yêu cầu sự chế tạo chính xác, một qui trình phát triển thận trọng, dịch vụ hậu mãi, và vì vậy là một cơ cấu quản lý có tính kỷ luật cao độ. Sự thành công của nước Đức là ít hơn nhiều trong các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng nơi mà việc tiếp thị hình ảnh và các đặc trưng mới và sự xoay vòng mẫu mã nhanh chóng là có vai trò quan trọng cho sự cạnh tranh. Các quốc gia cũng khác biệt đáng kể trong những mục tiêu mà các công ty và cá nhân tìm kiếm nhằm đạt được. Mục tiêu của công ty phản ảnh các đặc trưng của thị trường vốn của nước đó và các thông lệ trả lương, thưởng cho các nhà quản lý. Ví dụ, tại Đức và Thụy Sỹ, nơi mà các ngân hàng tạo thành một bộ phận quan trọng trong số cổ đông của quốc gia đó, thì phần lớn cổ phiếu được nắm giữ dài hạn và ít khi được giao dịch. Các công ty hoạt động tốt trong các ngành đã trưởng thành, nơi mà khoản đầu tư liên tục vào hoạt động nghiên cứu và phát triển và các cơ sở vật chất mới là vô cùng quan trọng nhưng lợi tức mang lại có thể rất khiêm tốn. Hoa Kỳ lại ở một thái cực ngược lại, với một nguồn cung rất lớn vốn rủi ro nhưng có sự giao dịch rộng khắp của các công ty đại chúng và một sự nhấn mạnh rất rõ rệt của nhà đầu tư đến sự tăng giá cổ phiếu hàng quí và hàng năm. Việc trả lương cho quản lý được căn cứ chủ yếu vào tiền thưởng hàng năm gắn liền với kết quả hoạt động cá nhân. Hoa Kỳ hoạt động tốt trong những ngành tương đối mới, ví dụ như phần mềm và công nghệ sinh học, hay những ngành mà ở đó việc góp
vốn cổ phần vào các công ty mới tạo ra sự cạnh tranh trong nước tích cực, giống như hàng điện tử và dịch vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, những áp lực mạnh mẽ dẫn