chuyên dụng sang vòng bi. Một tác động khác của bản chất mang tính hệ thống của hình thoi là rằng các quốc gia hiếm khi là nước chủ nhà cho chỉ duy nhất một ngành có khả năng cạnh tranh; đúng hơn là hình thoi tạo ra một môi trường mà thúc đẩy các cụm ngành có khả năng cạnh tranh. Các ngành có khả năng cạnh tranh không nằm rải rác hỗn loạn trong nền kinh tế mà thường được kết nối lẫn nhau thông qua các mối quan hệ theo chiều dọc (người mua-người bán) hay theo chiều rộng (khách hàng, công nghệ, kênh phân phối thông thường). Các cụm ngành thường không nằm rải rác theo qui luật tự nhiên; chúng có xu hướng được tập trung về mặt địa lý. Một ngành có khả năng cạnh tranh giúp tạo ra một ngành có khả năng cạnh tranh khác theo một qui trình tự củng cố lẫn nhau. Ví dụ, sức mạnh của Nhật Bản trong hàng điện tử tiêu dùng đã chuyển sự thành công trong chất bán dẫn của mình sang bộ nhớ và mạch tích hợp mà các sản phẩm này sử dụng. Sức mạnh của người Nhật trong máy tính xách tay, mà tương phản với sự thành công hạn chế trong các phân khúc khác, phản ảnh cơ sở sức mạnh trong các sản phẩm nhỏ gọn và có thể mang được khác và sự tinh thông hàng đầu trong màn hình tinh thể lỏng có được từ các ngành máy tính bỏ túi và đồng hồ. Một khi một cụm ngành hình thành, toàn bộ nhóm các ngành trở nên hỗ trợ lẫn nhau. Những ích lợi chảy xuôi, chảy ngược và chảy ngang. Sự cạnh tranh tích cực trong một ngành lan tỏa sang các ngành khác trong cụm, thông qua những công ty mới thành lập tách ra từ các công ty cũ, thông qua sự thực hiện quyền mặc cả, và thông qua sự đa dạng hóa của các công ty đã định hình. Sự gia nhập từ các ngành khác trong nội bộ cụm ngành thúc đẩy sự nâng cấp qua việc kích thích sự đa dạng trong các phương pháp nghiên cứu và phát triển và qua việc tạo điều
kiện thuận lợi cho sự áp dụng các chiến lược và kỹ năng mới. Thông qua nguồn các nhà cung ứng hay khách hàng mà có liên hệ với nhiều công ty cạnh tranh,