thuộc sở hữu tư nhân này phải đối mặt với chi phí hậu cần cao sửng sốt do khoảng cách từ vùng này tới các cảng nằm ở phía nam và những sự kém hiệu quả trong hệ thống vận chuyển thuộc sở hữu nhà nước của Ý. Kết quả là: các công ty này đã đi tiên phong trong các nhà máy qui mô nhỏ có ưu thế về công nghệ mà chỉ đòi hỏi một khoản đầu tư vốn khiêm tốn, sử dụng ít năng lượng hơn, sử dụng phế liệu kim loại như là nguyên liệu, và hiệu quả ở qui mô nhỏ, và cho phép các nhà sản xuất đặt gần các nguồn phế liệu kim loại và khách hàng sử dụng cuối cùng. Nói cách khác, các nhà máy này đã chuyển được những bất lợi nhân tố thành lợi thế cạnh tranh. Những bất lợi có thể trở thành lợi thế chỉ trong một số điều kiện nhất định. Thứ nhất, chúng phải gởi đến công ty các tín hiệu chính xác về những tình huống mà sẽ lan sang các quốc gia khác, qua đó trang bị cho các công ty này khả năng đổi mới trước các đối thủ nước ngoài. Thụy Sỹ, quốc gia mà đã trải qua sự thiếu hụt lao động sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, là một trường hợp điển hình. Các công ty Thụy Sỹ đã phản ứng lại với những bất lợi bằng cách nâng cấp năng suất lao động và tìm kiếm giá trị cao hơn, các phân khúc thị trường có tính bền vững hơn. Những công ty tại phần lớn các khu vực khác trên thế giới, nơi mà vẫn còn một nguồn lao động phong phú, đã tập trung sự chú ý của mình vào những vấn đề với, mà kết quả là tạo ra một sự nâng cấp chậm chạp hơn.
Điều kiện thứ hai cho việc chuyển những bất lợi thành lợi thế là các hoàn cảnh thuận lợi ở nơi khác trong hình thoi - một điều phải tính đến mà áp dụng cho hầu