PHÂN TÍCH VẤN ĐẾ SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
Trang 2Lời Mở Đầu
Với đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển và thị trường chứng khoán non trẻ, có rất nhiều cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam để kiếm lợi nhuận, đồng thời mang lại cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Tuy nhiên, để thực sự mang lại lợi ích cho cả hai bên phía nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp,
hình thành và phát triển của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam Sáp nhập doanh nghiệp được xem là lời giải cho bài toán nâng cao năng lựu cạnh tranh, mở rộng thị trường và hiệu quả kinh doanh Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại rất hiêu quả nhằm tăng quy mô kinh doanh của chủ sở hữu Thông qua sáp nhập, doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ có năng lựuc tài chính, năng lực kinh doanh lớn hơn và tăng sức canh tranh trên thị trường Trong nội dung của đề tài dưới đây, dựa vào giáo trình và một số tài liệu tham khảo, nhóm xin trình bày một số vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động M&A ở Việt Nam
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG M&A
1.1 Tổng quan về hoạt động M&A
Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp luôn phải có tính năng động cao, luôn luôn thay đổi trên mọi phương diện bảo đảm thích nghi tình hình thị trường, kể cả sự cơ cấu lại doanh nghiệp Hoạt động sáp nhập và mua lại của doanh nghiệp-M&A (Merger and Acquisition) được diễn ra trên bối cảnh đó
Tên tiếng anh của thuật ngữ này là Mergers & Acquisitions (M&A) có nghĩa
là sáp nhập và mua lại M&A được hiểu là khi một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần (phần vốn góp) của một công ty khác để giành quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của công ty đó
1.1.1 Hoạt động mua lại doanh nghiệp
Mua lại là vụ việc xảy ra khi một doanh nghiệp nhận được toàn bộ tài sản (tài sản hữu hình, cổ phiếu) và các khoản nợ của một hay một số doanh nghiệp khác với một giá trị nào đó Doanh nghiệp bị bán chấm dứt sự tồn tại của nó Doanh nghiệp mua lại có nghĩa vụ trả cho doanh nghiệp bị bán tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác có giá trị theo giá mua doanh nghiệp
Mua lại công ty thường do công ty lớn mua lại công ty nhỏ hơn Nhưng đôi khi vẫn có trường hợp công ty nhỏ dành được quyền điều khiển quản lý đối với một công ty lớn hơn hoặc một công ty có tiến lâu đời và giữ lại danh tiếng đó cho công
ty Đó được gọi là nắm quyền kiểm soát ngược
1.1.2 Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập là loại giao dịch hợp nhất các doanh nghiệp Trong mỗi vụ sáp nhập, toàn bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại để hình thành một doanh nghiệp mới Sáp nhập có 2 hình thức là sáp nhập cổ phần và sáp nhập tài sản
Sáp nhập là sự kết hợp của hai công ty mà sau đó chỉ một công ty còn tồn tại, còn công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt hoạt động Khi sáp nhập, công ty nhận sáp nhập sẽ tiếp quản toàn bộ tài sản và nợ công ty bị sáp nhập
Trang 4Các vụ sáp nhập có thể được sắp xếp đi từ các giao dịch thân thiện đến cực
kỳ thù địch Trong trường hợp sáp nhập thù địch có một thuật ngữ khác cũng hay
sử dụng, đó là “thâu tóm” (hay “thôn tính”) Thông thường, một giao dịch thâu tóm thành công khi công ty thâu tóm giành được quyền kiểm soát cổ phiếu của công ty mục tiêu, hoặc dành được việc kinh doanh hoặc tài sản của công ty mục tiêu
1.1.3 Phân biệt giữa hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp:
a Giống nhau:
Điểm chung của cả sáp nhập và mua lại là tạo ra sự cộng hưởng, tạo ra giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị của từng bên riêng lẻ Đó chính là dấu hiệu cuối cùng của sự thành công hay thất bại của một thương vụ sáp nhập và mua lại
Cũng nên lưu ý rằng, cũng chính vì lợi ích chung đó nên hai thuật ngữ này được sử dụng gắn kết với nhau và có thể đại diện cho nhau, và dùng phổ biến theo tiếng Anh là M&A
sở hữu mới thì thương
vụ đó được gọi là mua lại
Khi hai công ty đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động đơn lẻ thì gọi là sáp nhập
Nội dung
Trong một vụ mua lại thì công ty bị mua trở thành một chi nhánh của công ty đi mua
Trong một vụ sáp nhập, một công ty mới
sẽ được hình thành thay cho cả hai công ty đơn lẻ
Về mặt pháp lý
Công ty bị mua lại- công ty mục tiêu- không còn tồn tại
Bên mua đã thôn tính bên bán Cổ phiếu của bên mua vẫn tiếp tục tồn tại
Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành
Trang 5+ Kết hợp tiến (forward) khi một công ty mua lại công ty khách hàng của
mình
Ví dụ: Doanh nghiệp may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo
+ Kết hợp lùi (backward) khi một công ty mua lại nhà cung cấp của mình
Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất sữa mua lại doanh nghiệp bao bì, đóng chai
hoặc doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa,…
1.3 Phương thức thực hiện M&A
Cách thức thực hiện M&A rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các công ty liên quan trong từng trường hợp cụ thể Cụ thể tổng hợp một số cách thức phổ biến thường được sử dụng sau:
- Đề nghị thầu
- Lôi kéo cổ đông bất mãn
- Thương lượng tự nguyện với hội đồng quản trị và ban điều hành
- Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Trang 6- Mua tài sản công ty
1.3.1 Đề nghị thầu(tender offer)
Công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt( buyout) toàn bộ công ty mục tiêu sẽ đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều(premium price) Gía chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cungc như quản lý công ty của mình Ví dụ như công ty A đưa ra 65 USD/ cổ phần của công ty B trong khi giá của cổ phiếu đó trên thị trường chỉ là 55USD Nếu công
ty B có 70 triệu cổ phiếu thì có nghĩa công ty A đã trả 4.550 triệu USD (so với thị giá 3.850 triệu USD – chênh lệch 700 triệu USD) để mua toàn bộ công ty B Nếu
cổ đông của công ty B thấy mức giá đó hấp dẫn, theo luật pháp của nhiều nước, họ phải tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và tại đó quyết định bán toàn bộ cổ phần của mình cho công ty A để nhận 1 lượng giá trị tiền mặt tương ứng Công ty A sau khi nắm giữ sở hữu, có thể cơ cấu lại công ty B và bán bán dần cổ phần của công ty này lại cho công chúng
Hình thức đặt giá chào thầu này thường được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh Công ty bị mua thường là công ty yếu hơn Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp công ty nhỏ “nuốt” được một đối thủ nặng kí hơn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện được vụ thôn tính này Các công ty thực hiện thôn tính theo hình thức này thường huy động nguồn tiền mặt bằng cách: (a) sử dụng thặng dư vốn; (b) huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi; (c) vay từ các tổ chức tín dụng Điểm đáng chú ý trong thương vụ “ chào thầu” là ban quản trị công ty mục tiêu bị mất quyền định đoạt bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tính và cổ đông của công ty mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường chỉ là người đại diện do
đó trực tiếp nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối ) bị gạc ra bên ngoài Thông thường ban quản trị và các vị trí quản lý chủ chốt của công ty mục tiêu sẽ bị thay
Trang 7thế, mặc dù thương hiêụ và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể được giữ lại mà không nhất thiết bị sáp nhập hoàn toàn vào công ty thôn tính Để chống nhập vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị công ty mục tiêu có thể “ chiến đấu” lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp/ bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đưa ra mức giá chào thầu cổ phần cao hơn nữa cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã long Biện pháp này được gọi là “hồi mã thương” (Shark repellent).
1.3.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn
Phương thức này thường được sử dụng trong các vụ “thôn tính mang tính thù địch” Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông
dó Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn( nhưng chưa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phiếu để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào hội đồng quản trị mới Cảnh giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị của công ty bị sáp nhập có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẻ nhau ngay từ trong điều lệ công ty, bởi vì mục đích cuối cùng của công ty thôn tính và các cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành
1.3.3 Thương lượng tự nguyện
Thực hiện thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thưc phổ biến trong các vụ sáp nhập “ thân thiện” (friendly mergers) Nếu cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng trong một vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm…), người điều hành sẽ xuất tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập Có không ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn để đề nghị được sáp nhập Ngoài các phương án chuyển
Trang 8nhượng cổ phiếu hay tài sản bằng tiền mặt hoặc kết hợp tiền mặt và nợ, các công ty thực hiện sáp nhập thân thiện còn có thể chon phương thức hoán đổi cổ phiếu (stock swap) để biến cổ đông của công ty này thành cổ đông của công ty kia và ngược lại Một hình thức khá phổ biến trong thời gian gần đây là trao đổi cổ phần,
để nắm giữ chéo sở hữu công ty của nhau Thực chất, hình thức này mang tính liên minh hơn là sáp nhập Đây là trường hợp Tập đoàn News Corp của nhà tỷ phú Murdoch đang cân nhắc bán lại mạng xã hội ảo MySpase để đổi lấy 25% cổ phần của Yahoo (tương đương 12 tỷ USD) Nếu nhìn nhận Myspase như khoản tiền mặt News Corp trả cho Yahoo thì có thể coi đây là một vụ thao tóm theo đúng nghĩa Tuy nhiên, xuất phát từ động cơ liên minh giữa 2 hàng chia sẽ nhiều điểm chng về lợi ích, cơ sở khách hàng, vụ sáp nhập này có lợi cho cả hai bên Yahoo sẽ được MySpase tiếp sức cho cuộc chiến với Google, đổi lại News Corp sẽ có chân trong ban quản trị của Yahoo
1.3.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Công ty có ý định thâu tóm sẽ giải ngân để gom dần cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trướng chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu để lộ ý
đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thi trường Ngược lại, cách thâu tóm này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty thâu tóm có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho
“con mồi” của mình, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với hình thức chào thầu rất nhiều
Ví dụ: Vào năm 2005, Kinh Đô đã thâu tóm cổ phiếu của Tribeco trên thị
trường chứng khoán và nâng tỉ lệ sở hữu lên 35,4% Sau đó vào năm 2008 vẫn là Kinh Đô lại thực hiện một vụ mua lại khác thông qua thu gom cổ phiếu trên thị trường, đó là vụ mua lại 51% cổ phần của công ty bánh kẹo Vinabico Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai vụ này, đó là trong khi Tribeco là công ty niêm yết thì Vinabico lại là công ty đại chúng chưa niêm yết Do vậy trước khi tiến hành thâu
Trang 9tóm Tribeco, Kinh Đô buộc phải công bố thông tin ra thị trường do ràng buộc của quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết Trong khi đó, Vinabico thì chỉ biết mình đã có “ chủ mới” sau khi Kinh Đô đã thâu tóm xong 51% và đưa ra thông báo.
1.3.5 Mua lại tài sản công ty
Trong hầu hết các vụ mua bán, sáp nhập đều liên quan đến việc mua chứng khoán của công ty bị sáp nhập hay công ty mục tiêu Nhưng còn có một phương thức khác mà công ty nhận sáp nhập hay công ty mua không cần mua cổ phiếu đó
là mau lại những tài sản của công ty mục tiêu Trong những thương vụ như thế, công ty mua có thể giới hạn sự thâu tóm của mình chỉ với những tài sản cần cho nhu cầu của họ Nếu họ mua toàn bộ cổ phiếu của công ty mục tiêu, họ cũng sẽ phải gánh cả những khoản nợ trên bản cân đối Sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông không giải phóng các cổ đông mới khỏi các khoản nợ Và mua tài sản được coi là cách hiệu quả để tránh điều này Tuy nhiên nếu công ty mua một tỷ lệ tài sản đủ lớn, luật pháp có thể quy định họ sẽ phải có trách nhiệm trả các khoản nợ của công
ty mục tiêu- và đó trong thực tế là một vụ sáp nhập
Thêm nữa, với công ty mua thì phương thức mua tài sản có thuận lợi hơn so với phương thức mua cổ phiếu ở chỗ: Việc mua bán không nhất thiết phải thông qua các cổ đông Ý kiến của cổ đông chỉ cần thiết khi họ muốn mua bằng cổ phiếu thay vì trả tiền mặt hoặc khi bạn điều hành công ty không có đủ thẩm quyền quyết định Ngược lại cổ đông công ty bán luôn phỉa được thông qua về giá của tổng số tài sản bán ra( tất nhiên là khi giá trị tài sản đủ lớn và thường tuân thủ theo điều lệ công ty)
Trong một vụ sáp nhập thông thường, cổ đông của công ty mục tiêu sẽ nhận được cổ phiếu hoặc tiền mặt Còn trong một vụ mua tài sản, họ sẽ nhận tiền mặt hoặc chứng khoán của công ty mua Với những thương vụ đó, các khoản nợ sẽ vẫn còn nguyên với cong ty mục tiêu và nếu công ty mua khong đủ tiền mặt để trả, họ
Trang 10thường không muốn trả cổ phiếu thường cho công ty mục tiêu Thay vào đó họ sẽ trả bằng chứng khoán nợ hay những cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết
Công ty mua có thể đơn phương hoặc cùng công ty mục tiêu định giá tài sản của công ty đó( họ thương thuê một công ty tư vấn chuyên định giá tài sản độc lập) Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp( có thể cao hoặc thấp hơn) Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa tổ chức rất khó được định gía và được các bên thống nhất Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, mà thực chất là nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công
ty đó
1.4 Ý nghĩa của M&A
- M&A đưa lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường
- Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới,… thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên Ngay cả với các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy mô, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnh tranh Bởi vì M&A không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút thêm vốn như thị trường chứng khoán mà còn thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược với người mua, tăng thêm giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp bằng năng lực quản
lý, nhân sự giỏi, bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của người mua…
Trang 11- Đối với nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính Bên cạnh đó, M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát sinh khác.
- Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấ nhiều lần Doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, năng cao năng suất lao động Hoặc thông qua việc chuyển giao hoặc bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao động của doanh nghiệp có thể tăng lên
Trang 12CHƯƠNG 2 CÁC NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT TRONG TIẾN TRÌNH M&A
2.1 Xem xét đánh giá công ty mục tiêu
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với người mua, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của thương vụ M&A Khi tiến hành cần xem xét kỹ doanh nghiệp mục tiêu trên tất cả các phương diện, đó là:
2.1.1. Các báo cáo tài chính
Xem xét các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm, để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và xu hướng trong tương lai Những số liệu này phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập có uy tín Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu trên nhiều khía cạnh, chỉ tiêu như: mức độ lành mạnh; sự phù hợp giữa các báo cáo tài chính và các bản khai thuế: Tỷ suất vận hành và bán hàng của doanh nghiệp trong tương quan với mức trung bình của ngành kinh doanh đó;… Các số liệu này cho phép xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu
2.1.2. Các khoản phải thu và phải chi
Kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn xem doanh nghiệp mục tiêu có thanh toán kịp thời không Thời hạn thanh toán có thể khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh, song thường từ 30 đến 60 ngày Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán sau thời hạn ghi trong hoá đơn từ 90 ngày trở lên, thì có nghĩa là người chủ doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn với việc thu chi Việc tìm hiểu xem doanh nghiệp
có bị đặt dưới quyền xiết nợ do không thanh toán được các hoá đơn hay không là rất quan trọng
2.1.3. Đội ngũ nhân viên
Xác định tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với sự thành công của doanh nghiệp (bao gồm: xem xét thói quen làm việc của nhân viên; thời gian làm việc của các nhân viên chủ chốt; khả năng tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau
Trang 13khi có sự thay đổi chủ sở hữu; hình thức khuyến khích cần thiết để giữ nhân viên chủ chốt; khả năng dễ dàng thay thế nhân viên chủ chốt; mối quan hệ của nhân viên chủ chốt với các khách hàng khách hàng của công ty…
2.1.4. Khách hàng
Đây là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp mục tiêu Phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp Đánh giá khách hàng trên một số khía cạch chủ yếu sau: Mối quan hệ với người chủ hiện thời của doanh nghiệp, lịch sử khách hàng quan hệ với doanh nghiệp và mức độ đóng góp của mỗi khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp; đánh giá khả năng khách hàng sẽ ra đi hay ở lại khi doanh nghiệp chuyển sang chủ sở hữu mới; chính sách của doanh nghiệp đối với việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng
đã mua, tranh chấp… mối quan hệ của Người chủ cũ của doanh nghiệp đối với cộng đồng hay ngành kinh doanh…
2.1.5. Địa điểm kinh doanh
Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp mục tiêu là một công ty bán lẻ Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ
đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do những thay đổi ở khu vực lân cận hay không?
Trang 14Xem xét khía cạnh này để xác định năng lực cạch tranh của doanh nghiệp mục tiêu trong ngành kinh doanh Cần trả lợi được một số vấn đề cơ bản: Các đối thủ cạnh tranh là ai và chiến thuật của họ là gì? Trong kinh doanh có thường xảy ra các cuộc chiến về giá cả không? Gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh tranh nào đã phải bỏ cuộc không? Lý do tại sao?
2.1.8. Đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh
Cần đảm bảo là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý khác
có thể được chuyển giao lại cho bên mua một cách dễ dàng Cần tìm hiểu xem quá trình chuyển giao sẽ như thế nào, phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các nhà chức trách địa phương có thẩm quyền Nếu doanh nghiệp là một công ty cổ phần thì được đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động với tư cách là một tập đoàn nước ngoài hay không?
2.1.9. Hình ảnh công ty
Cách thức mà một công ty được công chúng biết đến có thể là một tài sản đáng kể hoặc một khoản nợ phải trả mà không thể đánh giá được trong bản quyết toán Có rất nhiều yếu tố vô hình cần xem xét khi đánh giá một công ty: cách thức phục vụ khách hàng, cách thức nhân viên công ty trả lời điện thoại và mức độ hỗ trợ cộng đồng hay ngành kinh doanh đó
2.2 Định giá
Nghĩa là nhà đầu tư của một công ty khi muốn mua một công ty khác thì mức giá ba nhiêu thì có lợi nhất?
Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, người ta
đã đưa ra nhiều phương pháp phù hợp để định giá các công ty Phương thức phổ biến nhất là nhìn vào các công ty có thể so sánh được trong cùng một ngành, tuy nhiên các nhà môi giới thường sử dụng nhiều công cụ khác nhau khi định giá Sau đây là một vài công cụ