III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CHỮ THẬP ĐỎ TRONG TÌNH HÌNH MỚ
Bài 8: Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của NN ta
Đa dạng hóa là thiết lập mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa...với các nươc khác dưới
nhiều hình thức
Đa phương hóa là:thiết lập mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa... không phân biệt tư
bản hay xã hội, tả hay hữu....
* Xu thế vận động và phương hướng hoạt động đối ngoại của Đảng, NN ta Xu thế vận động của thế giới
1. Xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển KT, coi phát triển KT có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước; đồng thời tạo sự ổn định chính trị và mở rộng hợp tác quốc tế. Chính sách đối ngoại mỗi nước nhằm phục vụ đường lối, chính sách phát triển KT nước mình, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển đất nước.
2. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.
Xu hướng này trở thành đòi hỏi khách quan và bức bách với các nước trong cộng đồng quốc tế, được tác động bởi xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay trên thế giới. Trong điều kiện cách mạng KH-CN phát triển, mỗi nước ko thể sống biệt lập, mà cần phải có chính sách liên kết, hợp tác để phát triển. Cùng với việc mở rộng quan hệ chính trị, đối ngoại nhằm duy trì và củng cố hòa bình, ổn định, các nước còn thực hiện liên kết kinh tế, giao lưu văn hóa, GD, y tế, thông tin… tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để liên kết tốt hơn, giúp các nước đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.
3. Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường
Việc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài là 1 xu thế tất yếu trong bối cảnh quốc tế hiện nay. CÙng với việc khắc phục khó khăn để phát triển KT-XH, nhiều nước đang cố gắng giữ ổn định về chính trị, tạo môi trường hòa bình, thực hiện chính sách hoà giải, hòa hợp dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng 1 trật tự KTQT công bằng, bình đẳng và hợp lý.
4. Xu hướng phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế
Các nước XHCN, các ĐCS và công nhân, các lực lượng CM, tiến bộ trên TG kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Phong trào CS quốc tế có những dấu hiệu phục hồi rõ nét và vẫn là 1 lực lượng chính trị to lớn trong thời đại ngày nay. Các ĐCS cầm quyền đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt nhất, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH trong cải cách và đổi mới.
5. Các nước có chế độ CT-XH khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình
Hợp tác và đấu tranh là 2 mặt trong quan hệ quốc tế và chi phối phương thức quan hệ giữa các nước trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế. Hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ CT-XH khác nhau là nguyên tắc, là phương pháp
xử lý trong quan hệ quốc tế hiện nay. Khi nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng trở nên bức xúc đối với các quốc gia dân tộc, thì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước là điều kiện để hội nhập tốt hơn, hiệu quả hơn.
Phương hướng hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta
1. Tư tưởng chỉ đạo
Đối với VN hiện nay,lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản, chân chính và cao nhất về đối ngoại là giữ vững hòa bình để phát triển. Mục tiêu đối ngoại là tạo lập được môi trường quốc tế hòa bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đảng ta đề ra tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của VN, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng mà VN có quan hệ.
ĐH XI của Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển thêm tư tưởng chỉ đạo ĐN với việc khẳng định quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phướng hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập ktế qtế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước VN XHCN giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng qtế, góp phần vào dự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên hiệp quốc và Luật pháp quốc tế” (Cương lĩnh xd đát nước bs phát triển 2011)
2. Phương châm chỉ đạo (4 phương châm)
Thứ nhất, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế cùng giai cấp công nhân.
Thứ hai, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
Thứ ba, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Thứ tư,tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước.
3. Phương hướng hoạt động ĐN chủ yếu hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đối ngoại của Đảng và NN ta khẳng định coi trọng và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và khu vực. Đây là 1 hướng ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại nhằm tạo lập môi trường hoà bình, ổn định chung quang đất nước. Từ ĐH IX, trong phương hướng hoạt động đối ngoại, Đảng và NN VN 1 mặt nhấn mạnh quan điểm tăng cường phát triển quan hệ với các nước láng giềng, mặt khác đặt cao quan hệ với các nước XHCN.
Hiện nay, VN khẳng định rõ quan điểm cùng với các nước ASEAN phấn đấu xây dựng ASEAN trở thành 1 cộng đồng hòa bình, thịnh vượng và phát triển đồng đều với 3 trụ cột (an ninh, KT, VH-XH)
Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, các nước trong phong trào Không liên kết là 1 hướng hoạt động đối ngoại thường xuyên được Đảng và NN ta chú trọng thúc đẩy. VN xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga và Ấn Độ, khôi phục quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác hiệu quả trên nhiều mặt với các nước Đông Âu.
Đảng và NN ta khẳng định nhất quán quan điểm thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, chống khủng bố quốc tế, góp phần xây dựng trật tự chính trị, KTQT dân chủ, công bằng. Đối với các nước lớn, VN nêu rõ cần thúc đẩy quan hệ đa dạng, bao gồm các quan hệ chính phủ và phi chính phủ trên các lĩnh vực CT, KH, VH, KH, CN… tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài. Trong quan hệ hợp tác với các nước và trung tâm lớn trên TG, VN kiên trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, ko can thiệp công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích, tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc.
Với tư cách là 1 đảng cầm quyền, Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền trên TG.
Đảng và NN ta luôn quan tâm mở rộng và phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển KT-XH.
Hội nhập KTQT là hướng hoạt động đối ngoại quan trọng hàng đầu của Đảng, NN ta hiện nay. Từ sau ĐH VIII, chủ trương hội nhập KTQT ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Nhằm cụ thể hóa quan điểm của ĐH IX về “chủ động hội nhập KTQT và khu vực”, BCT khóa IX đã ra NQ 07-NQ/TW (27/11/2001) trong đó làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung và nhiệm vụ cụ thể của hội nhập KTQT của VN.
ĐH X của Đảng tiếp tục hoàn thiện thêm chủ trương hội nhập KTQT với việc nhấn mạnh quan điểm “chủ động và tích cực hội nhập KTQT”. ĐH chỉ rõ, chủ động và tích cực hội nhập KTQT là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách phát triển KT-XH nói chung, chủ trương, chính sách Hội nhập KTQT nói riêng. Chủ động năm vững quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ KTQT. Còn tích cực hội nhập là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ TW đến đp, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống PL…
Cương lĩnh xd đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung , phát triển năm 2011) tại ĐH XI tiếp tục khẳng định “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phướng hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập ktế qtế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước VN XHCN giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng qtế, góp phần vào dự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của hiến chương Liên hiệp quốc và Luật pháp quốc tế.
Trước sau như một ủng hộ các đảng CS và công nhânTrước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”
Những thành tựu hoạt động đối ngoại sau hơn 26 năm đổi mới của Đảng, NN ta đặc biệt của Quảng Trị với 2 tỉnh Salavan và Savanakhet Lào.
Thành tựu
Triển khai thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới, VN đã giành được những thành tựu rất quan trọng, giữ vững MT hoà bình, quan hệ đối ngoại ko ngừng được mở rộng, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ TQ. VN này càng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên TG.
Một trong những thành tựu nổi bật nhất của đối ngoại VN thời kỳ đổi mới là đã tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng trong việc củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và các nước lớn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trên hầu khắp mọi lĩnh vực.
Trước hết, với các nước láng giềng cùng chung biên giới, quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện VN-Lào có nhiều bước phát triển mới và vẫn sâu đậm nghĩa tình thủy chung trong sáng.
Quan hệ VN- Campuchia phát triển tích cực theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”
Quan hệ VN- TQ được củng cố và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. 2 nước đã xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hợp tác KT và TM tiếp tục tăng trưởng mạnh. 2 bên đã ký các hiệp định về phân giới cắm mốc trên bộ; về hợp tác nghề cá, về giải quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; đồng thời cam kết đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề biển Đông,…
CÙng với sự phát triển quan hệ với các nước láng giềng, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa VN với các nước khu vực ASEAN cũng được tăng cường lên 1 bước mới theo hướng ổn định, lâu dài và tin cậy lẫn nhau.
Thành tựu đối ngoại đổi mới của VN cũng được thẻ hiện rõ nét trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước lớn và các nước Công nghiệp phát triển.
Quan hệ VN-Hoa Kỳ chuyển biến tích cực cả về CT, KT – TM , KHCN, GD, nhân đạo. Hai bên nhất trí đưa quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi lên 1 bước mới trên nền tảng sâu rộng hơn, ổn định hơn, hiệu quả hơn.
Quan hệ VN-Nhật Bản phát triển năng động hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. NB tiếp tục là đối tác KT hàng đầu của VN.
Quan hệ VN-Liên bang Nga ngày càng được củng cố, thúc đẩy trên nhiều mặt theo hướng tăng cường tính hiệu quả thiết thực để tương xứng với mối quan hệ đối tác chiến lược.
Quan hệ VN-Ấn Độ vốn giàu truyền thống hữu nghị lại được tiếp thêm nguồn sinh lực mới về việc ký Tuyên bố chung về đối tác chiến lược (7-2007)
Quan hệ VN-EU có nhiều khởi sắc, 2 bên nhất trí đưa quan hệ đối tác lên bước mới với phương châm: hợp tác toàn diện, lâu dài và tin cậy, vì hòa bình và phát triển.
Thời kỳ đổi mới cũng ghi nhận những cố gắng lớn của VN thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn bè truyền thống và nhiều nước khác ở khu vực Đông Âu và Á – Phi – Mỹ Latinh. Kết quả của hoạt động đối ngoại với các nước này đã mở rộng thêm vòng tay hữu nghị với bầu bạn quốc tế, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong hợp tác song phương, đồng thời đóng góp vào củng cố xu thế hòa bình, ổn định, phát triển hợp tác ở các khu vực và trên TG.
Hoạt động đối ngoại đa phương của VN có bước trưởng thành và phát triển nổi bật. Tại các dieecn đàn quốc tế và khu vực như Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEM… VN đã phối hợp với nhiều nước đấu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc. VN đã được bầu vào HĐ CHấp hành Tổ chức KT-XH, trở thành UVHĐ điều hành của nhiều