III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CHỮ THẬP ĐỎ TRONG TÌNH HÌNH MỚ
Bài 5 Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
* Khái niệm:
Toàn cầu hóa: là quá trình tăng lên mạnh mẽ, sự tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn
nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Là quá trình tạo ra sự giao lưu, phổ biến trên phạm vi toàn cầu tạo ra mối liên hệ phổ biến giữa các quốc gia, các khu vực và toàn thế giới.
Toàn cầu hóa kinh tế: là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của LLSX do
phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng KHCN làm cho quá trình tích tụ tập trung diễn ra mạnh mẽ, từ đó hình thành nền kinh tế toàn cầu thống nhất.
*Những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa
Tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế có tác động to lớn đối với sự phát triển KT nói chung của các nước trên TG, thể hiện trên 1 số mặt:
Thứ nhất, Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và XH hóa
LLSX, đưa lại tốc độ tăng trưởng KT cao đặc biệt là mở đường cho sự gia tăng nhanh chóng
thương mại quốc tế - yếu tố quyết định đến sự phát triển KT thế giới.
Thứ hai, toàn cầu hóa làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền
kinh tế các nước. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho KT ở mỗi nước có thể trở thành bộ phận của cái tổng thể, hình thành cục diện KTTG mới. Toàn cầu hóa kinh tế cũng làm giảm thiểu các chướng ngại trong việc lưu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, nguồn nhân lực,.. giữa các nền KT, các nước, làm tăng vai trò KT đối ngoại, mậu dịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển KT của mỗi nước, làm cho việc phân bổ các nguồn lực trên TG hợp lý và có hiệu quả hơn. Đặc biệt là mở ra cơ hội thị trường to lớn cho tất cả các nước, mà trước hết là thị trường XK.
Thứ ba, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa
được nhu mong muốn, những thành quả mới mẻ về KH&CN, về tổ chức và quản lý, về SXKD, đưa kiến thức và kinh nghiệm đối với các dân tộc, tại nhiều nước,… dọn đường cho CNH, HĐH
Thứ tư, toàn cầu hóa gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về cạnh tranh đối với mỗi nền ktế, mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi nước, mỗi nhà SX để nâng cao sức cạnh tranh của nền KT, ngành hàng và DN
Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế
Quá trình toàn cầu hóa KT trong mấy thập kỷ qua đã bộc lộ rõ dần những tác động tiêu cực về KT, CT, XH ở mỗi nước và trên TG. Toàn cầu hóa KT ko chỉ làm lan tỏa và phổ cập cái hay cái tốt mà cả những cái dở, cái xấu. Sự tác động tiêu cực đó của toàn cầu hóa KT thể hiện trên 1 số vấn đề sau:
Một là, lợi ích của quá trình toàn cầu hóa ko chia đều cho các nước, mà nó phụ thuộc
vào khả năng cạnh tranh, sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia… Do đó, dẫn đến sự phân phối ko công bằng các cơ hội và lợi ích KT giữa các khu vực, quốc gia và từng nhóm dân cư, vì vậy làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng làm cho khoảng cách giàu nghèo trên TG và trong từng quốc gia ngày càng mở rộng.
Hai là, toàn cầu hóa có thể mang lại những tác động xấu đến nền KT của các quốc gia,
kể cả quốc gia giàu lẫn nghèo. Bởi vì, nó đưa đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, dẫn đến tình trạng phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về LĐ, XH…
Ba là, dưới tác động của toàn cầu hóa KT, nền KT của các quốc gia ngày càng thể
hiện tính phụ thuộc lẫn nhau, tính dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
Bốn là, toàn cầu hóa có thể đưa lại những hậu quả xấu về MT sống và XH.
Năm là, toàn cầu hóa KT cũng làm xói mòn quyền lực NN, dân tộc, trong khi lại làm
cho quyền lực của các công ty xuyên quốc gia ko ngừng tăng lên.
*Những quan điểm và giải pháp cơ bản để nước ta chủ động hội nhập kinh tế
Theo NQ 07 của BCT ngày 27/11/2001, quan điểm chỉ đạo là:
- Quán triệt chủ trương đã được xác định tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX là … chủ động hội nhập KTQT và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc VH dân tộc, bảo vệ MT…
- Hội nhập KTQT là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần KT, của toàn XH, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo.
- Hội nhập KTQT là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa ko ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý 2 mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa tránh tư tưởng giản đơn, nôn nóng.
- Nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền KT nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức KTQT mà nước ta tham gia; tranh thủ nững ưu đài dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền KT chuyển đổi từ KT tập trung bao cấp sang KTTT.
- Kết hợp chặt chẽ quá trình Hội nhập KTQT với yêu cầu giữ vững AN, QP, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối với nước ta.
Các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền KT. Mục
tiêu của giải pháp này là tăng cường sức mạnh của nền KT. Do đó, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Thứ hai, tổ chức lại DN để nâng cao năng lực cạnh tranh
DN là chủ thể thực hiện hội nhập, là động lực hết sức quan trọng và then chốt, Do đó, yêu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh sắp xếp lại DN nhà nước.
Xây dựng những DN và ngành nghề mới có hàm lượng KH&CN cao, đi đôi với sắp xếp, cải tạo các DN hiện có về KT, kỹ thuật
Thứ ba, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường, kiện toàn hệ thống PL. Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ
Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và NN đối với các hoạt động hội nhập
KTQT. Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đảm bảo hội nhập đúng hướng và thành công.
Đồng thời phải tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, các ngành nhằm tạo sức mạnh tổng hợp đảm bảo thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc, mục tiêu hội nhập KTQT.