trường ở Việt Nam
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu thu hồi vốn nhanh và có lãi để rồi lại tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy họ phải đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu và giá cả thấp. Những sản phẩm như vậy không thể tạo ra bằng cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Hoạt động trong cơ chế thị trường có cạnh tranh, sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ đổi mới cơ sở kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước khác bằng cách liên doanh hợp tác với nước ngoài. Trong điều kiện thiếu vốn, cần nghiên cứu kết hợp đầu tư đổi mới toàn bộ dây truyền sản xuất với đầu tư có trọng điểm vào các khâu quan trọng.
14
Tài liệu tham khảo phục vụ nhgiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Trang 144-148.
Đầu tư theo chiều sầu phải gắn với chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là điều kiện quan trọng để bảo đảm được đúng hướng và phát huy hiệu quả đầu tư trong khoảng thời gian dài. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp không những chỉ xác định phương án kinh doanh mà còn phải xác định chiến lược phát triển tổng thể của mình. Chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược huy động và sử dụng các nguồn vốn để đổi mới kỹ thuật công nghệ, chiến lược con người ... đó là những bộ phận chủ yếu của chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp. Trong chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược sản phảm là nội dung cơ bản nhất. Trên cơ sở xác định rõ sản xuất ra sản phẩm gì? quy mô của sản xuất như thế nào? chất lượng ra sao? Thị trường tiêu thụ? Các doanh nghiệp sẽ xác định cho mình các "chiến lược sản phẩm thị trường" và sau đó lựa chọn các chiến lược tối ưu. Bên cạnh sự đổi mới của doanh nghiệp thì Nhà nước với vai trò to lớn của mình cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tiếp tục tiến hành đổi mới cơ chế quản lý ổn định môi trường và điều kiện kinh doanh trong nước nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Thiết lập các điều kiện và chính sách cần thiết để phát huy tối đa cơ chế thị trường cạnh tranh như một cơ chế phát triển kinh tế xã hội.
- Tạo các loại hình, các phương thức và cơ chế liên kết hợp tác toàn xã hội nhằm huy động nguồn vốn trong dân và sản xuất.15
15
Nghiên cứu Kinh tế số 254 tháng 7/99 trang 17,Văn kiện Đại hội ĐảngIX(2001) NXB Chính trị quốc gia Trang 156-158, Tài liệu tham khảo phục vụ nhgiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Trang 161-227.
Kết luận
Toàn bộ đề án đã một phần làm rõ được nguồn gốc bản chất cũng như vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, sự vận dụng vào Việt Nam, chúng ta thấy rằng việc theo đuổi lợi nhuận là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế vì nó là động lực cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên thực chất của quá trình phát sinh và sự tiêu cực trong văn hoá, xa hội, lối sống của người dân trong cơ chế mới ... Cũng như sự gia tăng các vấn đề về môi trường, tệ nạn xã hội. Những vấn đề trên đặt ra một yêu cầu là tất cả chúng ta phải cùng cố gắng để góp phần đưa nền kinh tế phát triển. Có như vậy xã hội mới lành mạnh văn minh. Là những nhà kinh tế trong tương lai, chúng ta không thể đứng nhìn những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình chuyển đổi mà chúng ta hãy phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học và ngay cả trong lao động để có thể góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
Chúng ta mong đợi và tin tưởng rằng quá trình phát triển kinh tế nước nhà ắt sẽ thành công, ắt sẽ thắng lợi.
Mục lục
Lời mở đầu ... 1
Nội dung ... 2
Chương I: Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. ... 2
I. Quan điểm của các trường phái kinh tế học về lợi nhuận: ... 2
1. Quan điểm của các nhà kinh tế học trước Mac: ... 2
2. Quan điểm về lợi nhuận của John Keyes: ... 6
3. Học thuyết về lợi nhuận của Mac: ... 6
II. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. ... 11
1. Lợi nhuận công nghiệp: ... 11
2. Lợi nhuận thương nghiệp: ... 11
3. Lợi tức: ... 12
4. Lợi nhuận ngân hàng: ... 13
ChươngII: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. ... 15
I. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường : ... 15
1. Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: ... 15
2. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển. ... 16
3. Vai trò của lợi nhuận trong quá trình tái sản xuất xã hội:... 19
4. Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế:... 19
5. Lợi nhuận là động lực thúc đẩy mọi mặt của đời sống xã hội:... 20
II. Những hậu quả do theo đuổi lợi nhuận: ... 21
1. Hậu quả về mặt kinh tế: ... 21
2. Hậu quả về mặt chính trị xã hội: ... 23
Chương III: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 25 I. Tình hình kinh tế Việt Nam ... 25
1. Kinh tế Việt Nam trước năm 1986: ... 25
2. Quá trình chuyển đổi cơ chế cũ sang cơ chế mới- Cơ chế thị trường: ... 27
II. Vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ... 29
III. Giải pháp nhằm phát huy vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ... 31
Kết luận ... 34
Danh Mục Tài liệu tham khảo
1. A.Paul Samuellson Kinh tế học tập1,2.
3. Các Mac, Tư Bản quyển III, Tập 1,2,3, Nhà Xuất Bản Sự Thật. 4. David Begg Kinh tế học tập 1,2.
5. Giáo trình Kinh tế chính trị Mac- Lênin, Trường ĐHKTQD(1998), tập1, Chương IV, VI.
6. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia(1999).
7. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Trường ĐHKTQD(1999), Chương III.
8. Giáo trình Lịch sử KTQD, Trường ĐHKTQD(1999), Chương XIII & XIV. 9. Nghiên cứu kinh tế số 254 tháng7 năm 1999.
10.Thời Báo Kinh Tế Việt Nam-Kinh tế 2001-2002 Việt Nam & Thế Giới(3/2002).
11.Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia(2001).
12.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia(2001).