Vấn đề lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam pdf (Trang 29 - 31)

Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao. Là kiểu tổ chức kinh tế – xã hội mà toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng gắn liền với thị trường.

Kinh tế thị trường phụ thuộc vào hình thức sở hữu mà trong đó nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu thống trị. ở nước ta chế độ sở hữu là chế độ sở hữu toàn dân. Cho nên mọi lợi ích được quyết định là phụ thuộc vào dân.

Không có kinh tế thị trường chung chung, thuần tuý trừu tượng tách khỏi các hình thái kinh tế xã hội. Những mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường còn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vai trò Nhà nước các chính sách và hệ thống pháp luật. . . .

Mục đích của kinh tế thị trường ở nước ta là lợi nhuận nhưng không phải theo đuổi lợi nhuận một cách đơn thuần. Mà xuất phát từ đặc điểm nước ta là nước XHCN. Vì vậy chúng ta theo đuổi lợi nhuận phải đẩm bảo hai điều kiện:

13

Nghiên cứu Kinh tế số 254 tháng 7/99 trang 17,Văn kiện Đại hội ĐảngIX(2001) NXB Chính trị quốc gia Trang 156-158, Tài liệu tham khảo phục vụ nhgiên cứu nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Trang 161-227 & Thời báo kinh tế Việt Nam- Kinh tế 2001-2002 Việt Nam & thế giới.

+ Bảo đảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh- nghĩa là sản xuất kinh doanh phải có lãi.

+ Kết hợp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội để cho nó đảm bảo hiệu quả kinh tế nhưng các lợi ích xã hội vẫn được duy trì.

Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đạt trình độ kinh tế thị trường phát triển với đặc trưng:

- Hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ:thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường công nghệ, các dịch vụ thông tin, tư vấn, tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm...; thị trường sức lao động; thị trường khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thị trường bất động sản; thị trường vốn; thị trường chứng khoán...Tất cả các loại thị trường đó liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể hữu cơ.Hệ thống thị trường này trở thành đầu mối mọi tác động qua lại của hoạt động kinh tế - xã hội.

- Mỗi thực thể kinh tế có lợi ích riêng (bao gồm xí nghiệp, tập đoàn xã hội và cá nhân) và là các chủ thể của thị trường, tham gia hoạt động của thị trường và cạnh tranh với nhau.

- Việc vận hành kinh tế – xã hội được thực hiện trong sự kết hợp giữa đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch...vói việc sử dụng các loại tín hiệu kinh tế mà thị trường cung cấp, việc lưu thông tài nguyên được điều tiết bởi thông tin thị trường và kế hoạch cân đối sản xuất.

Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Để phát triển kinh tế thị trường thì phải phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Để phát huy được thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì tất yếu phải tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh; mà ở đó lấy lợi nhuận của các doanh nghiệp làm chiến lược phát

triển lâu dài. Việc các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận cũng sẽ làm tăng lên cho Ngân sách Nhà nước, để từ đó phân bổ cho các quỹ phúc lợi và quỹ phát triển được nhiều hơn. Các quỹ này khi được tăng cường Ngân sách sẽ hoạt động có hiệu hơn, giải quyết được mức sống thấp trong xã hội đồng thời tạo điều kiện để hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Đó là thế mạnh của lợi nhuận trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Xong không vì thế mà “lợi nhuận hoá” tất cả. Thực tế đổi mới 15 năm qua cho thấy, bên cạnh tác động tích cực là cơ bản, những tác động tiêu cực do mặt trái của nền kinh tế thị trường gây ra cũng hết sức nghiêm trọng, đặc biệt trên phương diện tư tưởng đạo đức lối sống. Không xem trọng cuộc đấu tranh nhằm hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, không làm rõ giới hạn cần có của lĩnh vực có thể ”lợi nhuận hoá” cũng là biểu hiện của chệch hướng XHCN.14

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)