II. Những hậu quả do theo đuổi lợi nhuận:
2. Quá trình chuyển đổi cơ chế cũ sang cơ chế mới Cơ chế thị trường:
Do những hậu quả mà cơ chế kế hoạch hoá tập trung để lại cho nền kinh tế Việt Nam, do xu hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường trên thế giới, do tính năng động của cơ chế thị trường. Tất cả các yếu tố đó trở thành yếu tố khách quan của sự chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Đại hội VI(12/1986) của Đảng là bước lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta, trong đó có sự đổi mới về các quan điểm kinh tế. Quá trình cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước một số thành tựu đáng khích lệ như:
- Nâng cao đời sống nhân dân
- Tăng tính năng động của nền kinh tế
- Xoá bỏ tình trạng bao cấp trì trệ của nền kinh tế cũ - Bước đầu phát huy nội lực, kiềm chế đẩy lùi lạm phát.
Từng bước thực hiện quá trình mang tính quy luật của bước chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của nhà nước với sự tự do hoá thương mại và tự do hoá giá cả làm trọng tâm đột phá
XIV, Nghiên cứu Kinh tế số 254 tháng 7/99 trang 13-17.
12 Dựa theo Giáo trình Lịch sử KTQD, Trường ĐHKTQD(1999), XIV, Nghiên cứu Kinh tế số 254 tháng 7/99 trang 17,Văn kiện Đại hội ĐảngIX(2001) NXB Chính trị quốc gia Trang 156-158.
từng bước tiến tới cơ chế thị trường đích thực. Cơ chế này phát huy vai trò điều tiết của thị trường hình thành bước đầu một thị trường cạnh tranh, làm cho hàng hoá được lưu thông thông suốt, cung cầu được cân đối, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thiếu, giá cả ổn định dần. Lạm phát được ngăn chặn. Cơ chế thị trường đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy tính tự chủ của hộ gia đình và các doanh nghiệp, ngay phần lớn các doanh nghiệp cũng đã được giải phóng khỏi các chỉ tiêu pháp lệnh để thích ứng theo nhu cầu thị trường. Cơ chế này cũng đã thúc đẩy việc sử lý các vấn đề mấu chốt làm đảo lộn các hệ thống tư duy và quan điểm kinh tế cũ, như về vấn đề sở hữu. Với sự thừa nhận và đánh giá cao những thành tựu của kinh tế nhiều thành phần: cơ chế thị trường nước ta còn thiếu đồng bộ mang nhiều yếu tố tự phát, rối loạn của một nền kinh tế chưa thoát khủng hoảng, mà cơ bản là nền sản xuất nhỏ, sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước, tình trạng quan liêu cửa quyền thiếu hiểu biết thậm chí trì trệ bảo thủ trước bước ngoặt chuyển đổi kinh tế.
Trước hết, cơ chế thị trường nước ta còn thiếu kinh nghiệm, chưa tạo được môi trường ổn định và an toàn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những yếu kém trong kinh tế tài chính tiền tệ, tín dụng đang là lực cản của quá trình chuyển đổi. Sự chuyển biến khá mạnh trên thị trường chấp nhận tự do kinh doanh theo pháp luật, nhưng lại chưa giải quyết đủ những tiền đề cơ bản cho sự tự do này, đó là sự tự do vì sở hữu, sự hình thành và vận động của nền kinh tế thị trường còn mang nhiều yếu tố tự phát. cơ chế vận hành còn thô sơ, tạo điều kiện cho làm ăn bất chính.
Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền đề trong lịch sử và không có mô hình vạch sẵn. Do vậy ngay từ đầu không thể hình dung toàn bộ các chi tiết của mô hình thị trường, cũng không thể vạch ngay được một lịch trình cứng nhắc của quá
trình chuyển biến. Mà chúng ta phải thực hiện cơ chế thị trường cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội nước ta. Không áp dụng các biện pháp xốc. Tất cả những điều đó vừa là đặc điểm, vừa là quan điểm quan trọng của quá trình chuyển đổi kinh tế. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế nước ngoài , chúng ta đã và đang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường từng bước vững chắc. Điều quan trọng là cơ chế này được nhân dân đồng tình và phát huy ứng dụng.