Hình thành khái niệm ''Cách mạng tư sản'' theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT
Trang 1MỞ ĐẦU 1- Lí do chọn đề tài
Mục tiêu DHLS không chỉ dừng ở việc hướng dẫn HS nắm các sự kiện LS, mà trên cơ sở sự kiện LS cơ bản, phải hướng dẫn HS tạo biểu tượng, HTKN, rút ra quy luật, bài học LS, vận dụng kiến thức đã học vào học tập bài mới và thực tiễn cuộc sống Vì thế, HTKN là một trong những nhiệm vụ trung tâm của quá trình DHLS ở trường THPT
Trong khoảng gần 400 năm (từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), nhân loại
đã chứng kiến sự thay thế hợp quy luật của hình thái kinh tế - xã hội TBCN tiến bộ cho chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời, lạc hậu Sự ra đời của chế độ mới TBCN
đã đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới - văn minh công nghiệp Việc học tập LSTG cận đại góp phần giúp HS hiểu được toàn bộ sự phát triển tất yếu, hợp quy luật của xã hội loài người Một trong những nội dung cơ bản của LSTG cận đại là sự
bùng nổ và thắng lợi của các cuộc CMTS
Muốn hiểu sâu sắc bản chất của các cuộc CMTS thời cận đại, không thể không nắm vững hệ thống KN liên quan đến thời kì LS này Có nhiều KN cần hình thành cho HS, trong đó KN "CMTS" là KN giữ vị trí trung tâm của sự nhận thức LS Bởi
vì, KN này giúp hiểu biết vững chắc nhiều sự kiện LS trong một thời gian dài của thời kì cận đại và còn được sử dụng để hiểu các sự kiện tiếp theo Đồng thời, việc HTKN "CMTS", giúp HS vận dụng kiến thức đã học để hiểu các sự kiện mới về LSTG và LSVN có liên quan, tạo khả năng liên hệ kiến thức LS quá khứ với hiện tại
Sự hiểu biết này góp phần nâng cao chất lượng DH bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực của HS
Thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay cho thấy: "chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của HS, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của HS, sinh viên còn yếu " Trong yếu kém ấy, việc nhận thức và
PP HTKN LS có nhiều bất cập đối với cả GV và HS Nhiều GV chỉ cung cấp những
sự kiện, mà không chú trọng việc HTKN, rút ra quy luật và bài học LS Hoặc nếu có tiến hành HTKN thì cũng mang tính áp đặt, GV đọc cho HS chép định nghĩa thuật ngữ, mà không định hướng HS chủ động, tích cực nắm vững kiến thức thông qua
HTKN Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề :"Hình
Trang 2thành khái niệm "Cách mạng tư sản" theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT" làm đề tài nghiên cứu
của luận án, nhằm nâng cao, củng cố sự hiểu biết của HS về KN “CMTS” đã được hình thành ở THCS, với việc đề xuất một số biện pháp sư phạm đổi mới việc HTKN này theo hướng phát huy tính tích cực của HS Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường THPT nói chung, việc HTKN nói riêng trên cơ sở kế thừa và phát triển kiến thức đã học, đồng thời đóng góp vào sự phát triển lí luận về đổi mới PPDH LS
2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề HTKN nói chung, HTKN LS nói riêng trong DH ở trường phổ thông
được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục học, PPDH bộ môn, cũng như PPDHLS trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và có nhiều thành tựu
2.1 - Tài liệu nước ngoài
- Đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề KN một cách thực sự khoa học là những công trình của các tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin
- Trong lĩnh vực giáo dục học, vấn đề KN và HTKN được nhiều nhà nghiên
cứu đi sâu, như "Những tác phẩm chọn lọc" của K.D Usinxki; "Lô gich học", (1959) của S.N.Vinơgơrađốp và A.F.Kuzơmin; "Tư duy của học sinh", (1970) của M.N.Sacđacôp; "Lô gich học" của Đ.P.Gorki; "Phát triển tư duy HS" của M.Alêcxêep; "Lí luận dạy học ở trường phổ thông" A.M.Đanilôp, M.N.Xcatkin;
“Giáo dục học” (Tập 1 – 1983) của N.V.Savin v.v
- Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử, vấn đề KN và HTKN được nghiên cứu hệ
thống : "PPDHLS ở trường PTTH", Tập 1, (1978) F.P Karôpkin (chủ biên); "Những yêu cầu đối với một bài học lịch sử về mặt lí luận dạy học", (1982) của Lâybengrup;
“Những vấn đề cấp thiết về PPDHLS ở trường THPT” (1984 – nhiều tác giả);
“PPDH các môn nghiên cứu xã hội ở trường THPT” (1985) của A.B.Đrugiơcôva;
Những vấn đề mà luận án quan tâm qua những công trình trên là : các tác
giả đều nhấn mạnh sự cần thiết phải HTKN nói chung, KNLS nói riêng trong quá trình DH; đặt ra những cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài; cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn cho việc HTKN trong DHLS ở trường THPT Tuy nhiên, các vấn đề
Trang 3được trình bày mang tính định hướng, mà chưa chỉ rõ nguyên tắc, con đường cho việc HTKN LS ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực của HS
2.2- Tài liệu trong nước
- Trong lĩnh vực giáo dục học, có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học, như "Lí luận DH đại cương" của Nguyễn Ngọc Quang; "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học", Vũ Cao Đàm; "Lôgic học đại cương" của Vương Tất Đạt;
"PP luận nghiên cứu khoa học" của Phạm Viết Vượng
- Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử, các nhà nghiên cứu về PPDHLS đặc biệt
quan tâm đến vấn đề HTKN Về giáo trình : "Sơ thảo PP giảng dạy LS ở trường phổ thông cấp II, III" (1961), Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh; "PP dạy - học LS" (Tập 1, 1976) của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị; "PPdạy học LS", do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên), (1980); "PPDHLS", (2 tập – 2002), “PP luận sử học”, (1999), “Nhập môn sử học”, (2006) do Phan Ngọc Liên chủ biên đều đề cập
đến vấn đề KN và HTKN ở mức độ khác nhau Trong đó, thống nhất về nhận thức:
KN giữ vị trí trung tâm của quá trình nhận thức LS, việc HTKN giúp HS nắm được bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS, là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng DH bộ môn
Ngoài ra, còn có một số chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp, bài viết trong các tạp chí chuyên ngành đi sâu nghiên cứu vấn đề này
Như vậy, vấn đề KN và HTKN trong DH nói chung, DHLS nói riêng đã được
đề cập cả về lí luận, thực tiễn cũng như một số biện pháp thực hiện Nhưng việc HTKN LS nói chung, KN "CMTS" nói riêng theo tinh thần đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng bộ môn thì chưa được giải quyết thỏa đáng Thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần vào việc hình thành một hệ thống cơ sở lí luận và
đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi để HTKN "CMTS" nói riêng, KNLS nói chung theo hướng phát huy tính tích cực của HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng DH bộ môn
Từ việc tìm hiểu trên, đặt ra nhiều vấn đề mà trong phạm vi đề tài chúng tôi phải quan tâm giải quyết :
Trang 4Thứ nhất, tiếp thu thành quả nghiên cứu và từng bước nâng cao cơ sở lí luận của việc HTKN trong DHLS theo hướng phát huy tính tích cực của HS
Thứ hai, xác định mức độ nội dung kiến thức và KN cần hình thành cho HS khi HTKN “CMTS” trong dạy học LSTG cận đại, trên cơ sở phân tích chương trình và nội dung SGK LS lớp 10, 11 (chủ yếu là chương trình chuẩn)
Thứ ba, tiến hành khảo sát thực tiễn và TNSP ở một số trường THPT, để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất
3- Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình HTKN “CMTS” cho HS THPT trong dạy học LSTG cận đại theo hướng phát huy tính tích cực
4- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu trình bày về lí luận HTKN, các bước và biện pháp HTKN
đã được xác định, mà trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu về vấn đề này, chúng tôi đề xuất những biện pháp sư phạm HTKN "CMTS" theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong DH LSTG cận đại Qua đó rút ra một số kết luận không chỉ về sự cần thiết và các biện pháp sư phạm HTKN, mà còn nhấn mạnh phải làm thế nào để HTKN theo hướng phát huy tính tích cực của HS mới góp phần nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường THPT Từ thực nghiệm từng phần các biện pháp, chúng tôi tiến hành thực nghiệm toàn phần thông qua một số bài nội khoá có liên quan đến nội dung luận án trong chương trình LS THPT Việc nghiên cứu cũng giới hạn tìm hiểu HTKN “CMTS” ở những bài về “Các cuộc CMTS từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII”; “Hoàn thành CMTS ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX” Đồng thời đề cập
đến việc vận dụng KN “CMTS” để hiểu các cuộc CM khác có liên quan
5- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích cần đạt là làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc HTKN nói chung, KN
“CMTS” nói riêng trong quá trình hình thành tri thức LS cho HS; xác định những nội dung kiến thức phản ánh nội hàm và ngoại diên của KN “CMTS” phù hợp với khả năng nhận thức của HS trong DHLS ở trường THPT; xác định, lựa chọn các biện pháp sư phạm để HTKN “CMTS” theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong
DH LSTG cận đại, qua đó nêu những yêu cầu, biện pháp để HTKN nói chung, để góp phần nâng cao chất lượng DH bộ môn LS ở trường THPT hiện nay
Trang 5Để đạt mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau :
Khẳng định nội hàm của KN “CMTS”, được định nghĩa theo quan điểm mácxít; tìm hiểu lí luận về hình thành tri thức LS cho HS và đổi mới PPDHLS, qua nghiên cưú các nguồn tài liệu về giáo dục học, tâm lí học, PPDH LS làm cơ sở lí luận của đề tài; tìm hiểu nội dung, chương trình SGK có liên quan đến HTKN "CMTS" trong DHLS ở trường THPT, chủ yếu là SGK lớp 10, 11 (chương trình chuẩn); điều tra thực tiễn việc DHLS ở trường THPT thông qua phỏng vấn, quan sát, điều tra xã hội học ; xác định mức độ kiến thức các KN nói chung, KN “CMTS” nói riêng cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS ở trường THPT; đề xuất những biện pháp sư phạm HTKN "CMTS" theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học LSTG cận đại ở trường THPT; tiến hành TNSP nhằm khẳng định tính khả thi của những biện pháp mà đề tài nghiên cứu
6- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lí luận
nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về giáo dục Đồng thời sử dụng sáng tạo, có lựa chọn lí luận về tâm lí học, giáo dục học, PPDHLS của các nhà giáo dục học, giáo dục LS trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến luận án
Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những
phương pháp sau :
Nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về vấn đề nhận thức và giáo dục, các công trình khoa học của các nhà giáo dục, tâm lí học, PPDHLS và các nguồn tài liệu LS liên quan trực tiếp đến đề tài; nghiên cứu nội dung chương trình, SGK LS ở trường phổ thông hiện hành, chủ yếu là phần viết về các cuộc CMTS; tiến hành khảo sát, điều tra thực tiễn DHLS nói chung, HTKN nói riêng ở trường THPT hiện nay; thực nghiệm sư phạm một số bài về CMTS; dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu thập được trong điều tra và thực nghiệm sư phạm; khái quát kết quả nghiên cứu thành các nguyên tắc, biện pháp HTKN trong DHLS ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực của HS
7- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 6Kết quả của luận án sẽ góp phần nghiên cứu một số vấn đề lí luận về PPDHLS
ở trường THPT nói chung, đặc biệt là vấn đề HTKNLS theo hướng phát huy tính tích cực của HS Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng rộng rãi trong DHLS ở trường THPT, định hướng cho GV biết sử dụng các biện pháp sư phạm trong HTKNLS
8- Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng đúng đắn và khoa học các biện pháp sư phạm HTKN nói chung,
KN “CMTS” nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực của HS sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH LS ở trường THPT
9 - Đóng góp của luận án
Đề tài góp phần khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc HTKN và đổi mới các biện pháp HTKN theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong DHLS ở trường THPT
Xác định mức độ nội dung KN "CMTS" phù hợp với khả năng nhận thức của
HS mỗi cấp và cách sử dụng KN để tìm hiểu kiến thức mới và các vấn đề liên quan trong chương trình LS ở trường THPT
Đề xuất một số biện pháp sư phạm HTKNLS theo hướng phát huy tính tích cực của HS, góp phần nâng cao chất lượng DH LSTG cận đại nói riêng, DHLS nói chung ở trường THPT
10- Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc HTKN theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong DHLS ở trường THPT
Chương 2 - Khái niệm "CMTS" trong chương trình LSTG cận đại ở trường THPT
Chương 3 - Các biện pháp HTKN “CMTS” theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong DHLS ở trường THPT Thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HS
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Cơ sở lí luận về việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT 1.1.1 Quan niệm về khái niệm lịch sử và hệ thống khái niệm lịch sử
Trang 71.1.1.1 Khái niệm và cấu trúc của khái niệm
Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu các quan niệm của triết học mác xít, giáo dục học,
tâm lí học về vấn đề KN và cấu trúc của KN, tác giả luận án xác định rõ đặc trưng
bản chất của KN nói chung, KNLS nói riêng :
Thứ nhất, KN nói chung, KNLS nói riêng vừa là hình thức, vừa là sản phẩm
của tư duy
Thứ hai, KN nói chung, cũng như KNLS có ba thuộc tính cơ bản : tính chung,
tính bản chất, tính phát triển
Thứ ba, KN mang tính trừu tượng và khái quát cao, nó phản ánh những thuộc
tính và những quan hệ mà chúng ta không nhận biết được dưới dạng trực quan
Thứ tư, xét về mặt cấu trúc lôgic, bất cứ một KN nào cũng bao gồm hai bộ
phận hợp thành : nội hàm và ngoại diên Trong đó, nội hàm thể hiện mặt chất của KN
(phản ánh nội dung bên trong của KN), ngoại diên thể hiện mặt lượng của KN (biểu hiện bề ngoài của KN)
1.1.1.2 Vị trí của khái niệm trong quá trình nhận thức
Các yếu tố của quá trình nhận thức bao gồm : cảm giác - tri giác - biểu tượng
- KN - phán đoán - suy luận Trong đó, cảm giác, tri giác và biểu tượng là hình thức
của giai đoạn nhận thức cảm tính KN, phán đoán, suy luận là hình thức của giai đoạn nhận thức lí tính KN phản ánh bản chất bên trong của chúng, sử dụng KN đúng đắn
sẽ góp phần khắc sâu kiến thức đã được tiếp thu qua cảm giác, tri giác, biểu tượng, là
cơ sở cho phán đoán và suy luận Vì vậy, HTKN là trung tâm của quá trình nhận thức
1.1.1.3 Khái niệm lịch sử
KNLS trước hết là sản phẩm của tư duy trừu tượng, là một bộ phận quan trọng của kiến thức LS Dù đơn giản hay phức tạp, về cấu trúc KNLS đều có nội hàm và ngoại diên Nhận thức về KN và việc HTKN trong dạy học LS đã có một bước tiến lớn, song chưa đủ, mà cần tìm hiểu sâu hơn cả một hệ thống KNLS
1.1.1.4 Hệ thống khái niệm lịch sử
Nhận thức LS không chỉ dựa vào KN đơn nhất, mà cả hệ thống KN Không thể hiểu được một KN hoàn chỉnh nếu không đặt nó trong một hệ thống KN và trong quá trình học tập, HS chỉ có thể hiểu sâu sắc LS trên cơ sở nắm vững một hệ thống KN LS
Trang 81.1.2 KNLS trong hệ thống kiến thức LS ở trường THPT
1.1.2.1 Bản chất của quá trình dạy học lịch sử
Bản chất của quá trình DHLS ở trường THPT là một quá trình nhận thức với những hoạt động tích cực của HS, do GV tổ chức, hướng dẫn, để tự nắm vững tri thức LS, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển nhân cách, rèn luyện tư tưởng
1.1.2.2 Hệ thống kiến thức LS ở trường THPT
Hệ thống kiến thức trong DHLS ở trường THPT là một hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện, không chỉ giúp HS biết quá khứ, mà còn hiểu LS và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đó cũng chính là con đường hình thành tri thức LS cho
HS trong quá trình DH, mà KN – một bộ phận quan trọng của kiến thức cơ bản, có vị trí quan trọng
1.1.2.3 Vị trí của KN trong hệ thống kiến thức LS ở trường THPT
Trong hệ thống kiến thức LS, sự kiện LS là bộ phận chủ yếu của nhận thức, là
cơ sở để tạo biểu tượng LS Biểu tượng LS là cơ sở để HTKN KN là sự phản ánh khái quát hóa, trừu tượng hóa của các sự kiện, hiện tượng LS, là cơ sở để rút ra quy luật và bài học LS Đó chính là con đường hình thành tri thức cho HS trong DHLS, trong đó, HTKN giữ vị trí trung tâm của quá trình hình thành tri thức LS
1.1.2.4 Xác định mức độ của kiến thức lịch sử nói chung, khái niệm nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Hệ thống KN khoa học có vai trò quan trọng trong quá trình DHLS ở trường THPT, nhưng không phải bất cứ KNLS nào HS cũng phải nắm được, mà trong mỗi chương, bài, mỗi mục cần xác định những KN quan trọng nhất để trang bị cho HS Đồng thời, phải căn cứ vào mục tiêu bài học, mức độ nhận thức, khả năng tư duy, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS để định ra mức độ kiến thức và KN trong dạy từng bài học LS cho phù hợp với yêu cầu và trình độ HS Cần xác định những cơ sở, tiêu chí
để định rõ mức độ lĩnh hội kiến thức LS nói chung, KNLS nói riêng như : mục tiêu môn học, bài học; nội dung LS, đối tượng nhận thức
1.1.3 Phân loại khái niệm lịch sử
Việc phân loại KN là cơ sở để xác định các biện pháp HTKN cho phù hợp Theo chúng tôi, cách tốt nhất để phân loại KNLS là sự kết hợp các tiêu chí : dựa trên
Trang 9mức độ khái quát của KN; nội dung mà KN phản ánh; tần xuất xuất hiện của KN; đặc điểm tâm lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS Tuy nhiên, dựa vào mức độ khái quát của KN để phân loại được xem là tiêu chí cơ bản, thể hiện rõ bản chất của KN
1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của HS
1.1.4.1 Quan niệm về hình thành khái niệm lịch sử
HTKN LS là quá trình GV hướng dẫn HS tìm kiếm kiến thức, tích cực, chủ động, từng bước xác định những dấu hiệu đặc trưng bản chất của nội hàm KN, tìm ra mối liên hệ, sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành nội dung KN, là cơ sở để HS nắm được bản chất của KN thông qua định nghĩa và sử dụng KN Việc HTKN phải tiến hành từng bước, đi dần đến kết quả dưới sự hướng dẫn của GV
1.1.4.2 HTKN với việc thực hiện nhiệm vụ của bộ môn lịch sử
Việc HTKN đúng không chỉ giúp HS nắm được kiến thức LS vững chắc, nhận thức được bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS, mà còn góp phần bồi dưỡng thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn và phát triển các năng lực nhận thức và hành động của HS Thực hiện tốt việc HTKN chính là góp phần đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS, để nâng cao hiệu quả DH LS
1.1.5 Con đường HTKN lịch sử cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực
Qua tìm hiểu về con đường HTKN nói chung, KNLS nói riêng của các nhà giáo dục học, tâm lí học, PPDHLS, chúng tôi cho rằng, việc HTKN LS cần tuân thủ bốn bước
: Một là, xác định đặc trưng cơ bản của nội hàm KN - khâu quyết định kết quả của quá trình HTKN; Hai là, hướng dẫn, tổ chức HS lĩnh hội các sự kiện, hiện tượng phản ánh
đặc trưng cơ bản của nội hàm KN Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình lĩnh hội
KN của HS; Ba là, nêu thuật ngữ, định nghĩa và giải thích KN; Bốn là, sử dụng KN Đây
là các bước chúng tôi sẽ vận dụng khi HTKN “CMTS” của luận án
1.2 Thực tiễn việc HTKN trong DHLS ở trường THPT hiện nay
Việc HTKN nói chung, KN "CMTS" nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức của HS, nhưng chưa được GV và HS quan tâm, chú trọng đúng mức Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn ở một số trường THPT, bằng PP định lượng, chúng tôi đã thu được kết quả đáng tin cậy
Trang 101.2.1 Việc hình thành khái niệm lịch sử của giáo viên
Về ưu điểm : Đa số GV đều nhận thức rõ sự cần thiết phải HTKN trong DHLS
ở trường THPT và đã vận dụng lí luận về HTKN ở những mức độ khác nhau
Về hạn chế : một số GV không xác định được kiến thức cơ bản cần truyền đạt
cho HS; Nhiều GV dạy học theo kiểu liệt kê sự kiện ; nhiều GV chỉ dừng ở định nghĩa thuật ngữ KN; một số GV không chú ý đến việc hướng dẫn HS vận dụng KN
đã học; có GV chú ý HTKN LS theo đúng lí luận DH, nhưng mọi công việc hoàn toàn do GV tự làm, còn HS chỉ thụ động ghi chép và tiếp nhận kiến thức
1.2.2 Việc nhận thức khái niệm của HS trong học tập lịch sử
Tổng hợp kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy nhiều HS không nắm vững sự kiện, không phân biệt được những dấu hiệu bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS
KN "CMTS" là KN trung tâm của khóa trình LSTG cận đại, nhưng vẫn có không ít
HS mơ hồ về các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN này Khả năng vận dụng KN
“CMTS” vào việc tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn của HS còn yếu
Chất lượng DHLS hiện nay ở trường THPT bị giảm sút là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là không tiến hành tốt việc HTKN
1.3 Vấn đề phát huy tính tích cực của HS trong HTKN lịch sử
HTKN LS theo hướng phát huy tính tích cực của HS không có nghĩa chỉ HS tích cực làm việc, mà là HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của
GV Vì vậy, theo chúng tôi biểu hiện của tính tích cực trong HTKN LS là :
Thứ nhất, HS tích cực, chủ động nắm bắt định hướng về nhiệm vụ nhận thức
do GV nêu ra trước khi học bài mới (thông qua bài tập nhận thức) Điều này sẽ tập trung sự chú ý của HS vào việc nắm những KN cơ bản, trên cơ sở huy động những
kiến thức đã học
Thứ hai, trên cơ sở định hướng của GV, HS chủ động, nhanh nhạy nắm bắt các
PP tiếp nhận thông tin cần thiết để tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới, KN mới
Thứ ba, HS chủ động, tích cực làm việc với các nguồn tài liệu, huy động các
thao tác tư duy để tìm ra các đặc trưng cơ bản của nội hàm KN - khâu trung tâm của quá trình HTKN
Trang 11Thứ tư, HS phải xác lập được các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nội
dung cơ bản của nội hàm KN, làm cơ sở để rút ra định nghĩa KN
Thứ năm, trên cơ sở SGK, tư liệu tham khảo, HS tích cực suy nghĩ, trao đổi và
rút ra kết luận khái quát về KN mới hình thành, tức là rút ra định nghĩa KN
Thứ sáu, HS tích cực, chủ động vận dụng KN để hiểu kiến thức mới, KN mới
và vận dụng vào thực tiễn Đến lúc này, tính tích cực của HS đạt đến đỉnh cao
Kết luận chương 1 : Để thực hiện mục tiêu của bộ môn LS, đòi hỏi phải có sự
đổi mới đồng bộ các khâu của quá trình DH, trong đó đổi mới việc HTKN theo hướng phát huy tính tích cực của HS có vai trò rất quan trọng Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ vấn đề HTKN nói chung, KN "CMTS" nói riêng có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành tri thức LS của HS Trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập đối với công việc này Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng bộ môn không cao Vấn đề đặt ra đối với GV là không chỉ nhận thức đúng, nắm vững lí luận
về KN và HTKN, hiểu được thực tiễn DH hiện nay, mà phải có những biện pháp HTKN phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực của HS, qua đó góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
CHƯƠNG 2 - KHÁI NIỆM "CÁCH MẠNG TƯ SẢN"
TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ở TRƯỜNG THPT 2.1- Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của khóa trình LSTG cận đại
2.1.1 Vị trí : Khóa trình LSTG cận đại ở trường THPT tiếp nối phần LSTG
trung đại và đặt cơ sở cho việc học tập phần LSTG hiện đại LSTG cận đại đã được học ở lớp 8 và được nâng cao đạt yêu cầu của chương trình THPT So với tiến trình
LS, thời kì LS cận đại không dài, song có những chuyển biến to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người, chứng kiến bước nhảy vọt từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp Đây là một hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ so với chế độ xã hội trước
2.1.2 Mục tiêu của khóa trình LSTG cận đại ở trường THPT là hoàn thiện
những kiến thức mà HS đã học ở THCS về sự phát triển của xã hội loài người từ CM
Hà Lan (1566) đến CM tháng Mười Nga (1917) và kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), làm cơ sở cho việc tiếp thu sâu hơn kiến thức về LSTG hiện đại Trên cơ
Trang 12sở nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về LSTG cận đại, HS được giáo dục đạo đức,
tư tưởng, được bồi dưỡng quan điểm đúng về vai trò của quần chúng trong LS, đánh giá khách quan về vai trò của giai cấp tư sản trong CMTS và bản chất của chế độ TBCN Đồng thời, rèn luyện năng lực nhận thức, đặc biệt là tư duy và kĩ năng thực hành trong việc phân biệt sự khác nhau về nguyên tắc giữa CMTS và CMVS
2.1.3 Nội dung cơ bản
Khóa trình LSTG cận đại được học ở lớp 10 – 11 (chương trình chuẩn và nâng cao) HS ở hai ban đều đạt được trình độ THPT, song về nội dung và mức độ kiến thức giữa các ban cũng có những điểm khác nhau Tuy vậy, vẫn gồm những vấn đề chủ yếu giống nhau : sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc CMTS; sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc CM công nghiệp; CNTB phát triển mạnh mẽ, trở thành hệ thống thế giới Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển dần từ giai đoạn
tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
2.1.4 Vị trí của các cuộc CMTS trong tiến trình LSTG cận đại
Trong tiến trình LSTG cận đại, các cuộc CMTS có vị trí quan trọng nhất, nó liên quan đến hầu hết các nội dung của thời kì LSTG cận đại, là cơ sở để hiểu nội dung, đặc trưng của một hình thái kinh tế - xã hội mới Không có sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc CMTS sẽ không có thời cận đại, cũng như không có sự tồn tại của một phương thức sản xuất mới tiến bộ - TBCN Vì vậy, có thể nói những nội dung quan trọng nhất của LSTG cận đại đều là hệ quả của CMTS
2.2 Vị trí của khái niệm “CMTS” trong chương trình lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT
Để dạy học khóa trình LSTG cận đại, cần hình thành cho HS một hệ thống KN
cơ bản Trong đó, KN "CMTS" giữ vị trí trung tâm của hệ thống các KN Bởi vì, KN
"CMTS" thuộc loại KN khái quát, trừu tượng cao, phản ánh các hiện tượng LS điển hình KN “CMTS” vừa là KN chung, vừa là KN cụ thể của LS Việc HTKN "CMTS" không thể hoàn thành trong một vài bài, với một vài sự kiện, mà trong cả một khóa trình, với nhiều bài và thông qua nhiều sự kiện khác nhau Có thể khẳng định HTKN
"CMTS" giữ vai trò trung tâm trong hệ thống kiến thức về LSTG cận đại
2.3 Hình thành khái niệm “CMTS” đối với việc thực hiện mục tiêu môn học