Những kết quả điển hình từ chiến lược kinh doanh của Microsoft

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỪ MICROSOFT (Trang 29 - 35)

dịch Normandy

Đã từng có thời kỳ, tồn tại một “người khổng lồ” trong ngành công nghiệp phần mềm nước Mỹ và bắt đầu xâm chiếm lĩnh vực này ở các quốc gia khác. Nó phát triển nhanh đến nỗi, một số nước đã phải ra quyết định tẩy chay sản phẩm của nó; tuy nhiên để có được sức mạnh tương đương với chính phủ của một quốc gia, “người khổng lồ” Microsoft vẫn tiếp tục con đường của mình theo một chiến lược mới có tên “Normandy”.

Với những tính năng vượt trội so với các đối thủ, việc IE9 chiếm được cảm tình của phần lớn người dùng mạng không phải là điều khó hiểu. Những ai đã quan sát Microsoft trong thập kỷ vừa qua đều có cảm giác rằng họ đang xuống dốc và không thể điều hành được hoạt động công ty do gặp nhiều rủi ro và thua lỗ… nhưng xem ra Microsoft đã có kế hoạch “ru ngủ” hoàn hảo, để khi mọi người ngủ say, họ sẵn sàng quay lại và thống trị.

3.2.1. Tại sao cần một “Normandy”

Microsoft trở nên lớn mạnh nhờ việc đánh bại các công ty lớn hơn mình trước kia như IBM, hoặc vượt mặt các đối thủ ngang cơ như Apple. Đối thủ nguy hiểm đầu tiên mà họ gặp phải là Netscape, nhưng sau đó nó cũng bị loại khỏi cuộc chơi. Trong suốt lịch sử hoạt động của mình, không chỉ cạnh tranh khốc liệt với các công ty, Microsoft còn nhận thức được rằng mối nguy hiểm của họ còn đến từ Chính phủ các nước – những người không mấy dễ chịu khi thấy có một thực thể quá mạnh đang tồn tại ngay trong đất nước của họ. Bởi vậy, Microsoft được chính quyền một số nước gọi là “đế chế quỷ dữ” và họ tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của đế chế hùng mạnh này.

Microsoft đã sớm nhận ra rằng họ không thể phát triển nếu như có kẻ kìm hãm sự lớn mạnh của công ty, nhưng mặt khác, họ cho rằng Microsoft chưa thực sự đủ mạnh để có thể đương đầu với chính quyền của một quốc gia. Đó là lý do để kế hoạch bí mật “Normandy” ra đời.

3.2.2. Các bước của chiến dịch Normandy 3.2.2.1. Lớp vỏ bọc hoàn hảo

Trước hết, Microsoft cần nắm trong tay một công ty để tiếp tục kinh doanh trong khi tập trung vào việc định hình chiến lược và thiết kế sản phẩm chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Yêu cầu đặt ra là phải chọn một công ty mà họ có thể dễ dàng đánh bại, và cuối cùng kẻ được chọn là Apple – một công ty họ đã từng đánh bại trước đây – và họ tin rằng trong tương lai có thể lật đổ nó bất cứ lúc nào. Microsoft cũng đầu tư một khoản lớn vào Google, nhưng lại bí mật thao túng việc chọn lựa giám đốc điều hành mới của công ty này để dễ bề đối phó về sau.

Và thế là hậu quả đã đến với Apple và Google. Hai công ty này phát triển chậm chạp và tồn tại nhiều thiếu sót. Với một giám đốc điều hành thụ động, Google tiếp tục giậm chân tại chỗ trong nhiều năm liền, trong khi đó, Apple là một công ty hoạt động cầm chừng do doanh thu chỉ phụ thuộc vào việc bán quảng cáo.

Đó là bước đầu thành công của “Normandy”, tạo vỏ bọc hoàn hảo cho Microsoft chìm dần vào lãng quên, mặt khác kìm hãm các đối thủ hoạt động ở mức cầm chừng.

3.2.2.2. Chiến dịch “quả táo thối”

Tiếp theo, Microsoft cần qua một quá trình “lột xác”. Họ đầu tư vào truyền thông, quảng bá mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đánh bóng tên tuổi của công ty. Những sản phẩm thất bại trước đây cũng được Microsoft sửa lại bằng cách cho ra những dòng sản phẩm back-end chất lượng cao. Đây chính là giai đoạn mà Microsoft phải đánh bại những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp phần mềm như Sun Microsystem, làm cho khách hàng nhìn chúng như những công ty đang trong giai đoạn xuống dốc và không có khả năng tự điều hành.

Để thực hiện chiến lược, hàng loạt các sản phẩm như Windows ME, Origami, Mira, Zune, Kin, Media Center, Portable Media Center, Media Center Extender, Home Server, IE6, IE7 và Windows Vista được tung ra thị trường. Mỗi sản phẩm này đều có những “lỗi” và lỗ hổng chết người mà Microsoft cố tình tạo ra để “cấy” vào tâm trí mọi người cái suy nghĩ : Microsoft đang trong giai đoạn đi xuống. Trong khi đó, các sản phẩm khác như Windows Server, Exchange, Sharepoint, SQL, Hyper-V, Azure, Azure Appliance và Container Computer đến với thị trường khá lặng lẽ với mục đích làm cân bằng lại những đánh giá của dư luận trước những sản phẩm “lỗi” kia.

Sau khi Sun Microsystem sụp đổ, Microsoft tiếp tục phao tin rằng họ không thiết tha mua lại một công ty như Sun bởi họ chỉ cần những công ty chuyên sản xuất phần mềm. Ngay sau đó, Oracle – đối thủ đáng gờm nhất của Microsoft – đã vướng bẫy và mua lại Sun. Cùng lúc đó, những vị CEO chuyên được đào tạo để hủy hoại những công ty lớn ở HP bị Microsoft ngấm ngầm tung tin có quan hệ với lãnh đạo của Oracle, do đó họ đã bị sa thải và lại được chính ông chủ của Oracle – Larry Ellison tiếp nhận. Đó là thứ chất độc mà Microsoft đã cấy vào Oracle nhằm hạ gục công ty này và làm nó mục ruỗng từ bên trong.

3.2.2.3. Thu phục lòng người

Trong khi Apple và Google phải làm việc điên cuồng để thu hút được sự quan tâm của khách hàng, thì Microsoft bắt đầu hẳn một cuộc làn sóng sản phẩm đỉnh cao mới của mình như: Windows 7, IE9, Xbox Kinect và Windows Phone 7.

Trong khi đó ở Oracle, vị giám đốc điều hành Mark Hurd được Microsoft “cấy” vào tiếp tục hủy hoại lòng tin của nhân viên và khả năng điều hành ở Oracle, dần biến nơi đây trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những “thợ săn nhân lực” của Microsoft.

Các cơ quan của Chính phủ bắt đầu có cái nhìn phản cảm với Google (do vi phạm bản quyền) và Apple (có xu hướng độc quyền) nhưng lại dần có cảm tình với Microsoft vì họ luôn ở thế cân bằng và cung cấp cho giới tiêu dùng nhiều lựa chọn. Khách hàng cũng bắt đầu cảm thấy khó chịu với sự xâm nhập và kiêu ngạo của Google, và không hài lòng với sự lựa chọn ít ỏi mà Apple cung cấp… nên lại trở lại dùng các sản phẩm của Microsoft, đưa công ty này lên một tầm cao chưa từng có.

3.2.2.4.Gieo hy vọng và gặt thành quả

Microsoft cũng hứa hẹn các sản phẩm cuối như Windows Phone 8, Windows 8, IE10, Xbox Midnight và Microsoft TV khiến các khách hàng một khi đã gắn bó với họ sẽ không thể tách rời nhờ vào tâm lý chờ đợi sản phẩm mới trong chuỗi những sản phẩm đã thành công. Mặt khác, chiến lược của Microsoft cũng nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm mang trong mình những giải pháp tích hợp.

Những giải pháp này sẽ kết hợp những tài nguyên trực tuyến và ngoại tuyến để tạo nên mọi thứ trong kho lưu trữ ảo khổng lồ mà Microsoft tạo nên, như vậy trước sau gì những tài nguyên này sẽ nằm trong tay họ.

3.2.2.5. Quả đắng của Microsoft

Steve Ballmer và Bill Gate cũng với những thủ lĩnh của Microsoft âm thầm khuấy đảo giới CEO các công ty lớn bằng cách lập nên những chương trình, những đoạn phim hạ thấp hình ảnh họ.

Họ biến Larry Ellison – Giám đốc điều hành Oracle - thành một gã có vấn đề với phụ nữ, biến người sáng lập Google thành một gã nghiện thuốc và không bao giờ chạy bộ nổi quá 10 dặm… hạ thấp hình ảnh các CEO là một trong những mục đích nằm trong kế hoạch “Normandy” của Microsoft nhằm thao túng sự điều hành của các công ty họ muốn khống chế và thao túng. Đôi lúc dư luận cũng hiểu rằng đó cũng chỉ là đòn trả thù của Microsoft.

Ở một nơi lạnh lẽo và sắt đá như thung lũng Silicon, không gì là không thể xảy ra: sự ra đời của những sản phẩm ưu việt, những con chip máy tính siêu mạnh, những chiếc Windows Phone 7 hào nhoáng và cả những mưu mô toan tính của những khối óc siêu việt

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt cũng như không ngừng thay đổi, chiến lược của 1 doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, 1 mục tiêu chiến lược cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị lạc lối trên con đường của họ, nó sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình cần đi đến đâu, làm như thế nào, bằng cách nào và phấn đấu hết sức để đạt được những mục tiêu mà mình đề ra, như Microsoft đã đưa ra mục tiêu cơ bản và hàng đầu của mình là : “Chiếm lĩnh 100% thị trường”. Tuy nhiên đôi khi “kế hoạch tốt nhất là không có kế hoạch”, đừng để cho nó trở thành rào cản của sức sáng tạo bởi sức sáng tạo là vô hạn và luôn có thể tạo ra được những thứ mà chính mình cũng không ngờ tới được nếu biết tận dụng những ưu điểm, nhược điểm, nắm bắt các cơ hội, phân tích tình hình đồng thời khẳng định sự khác biệt của chính mình. Một nguyên tắc vàng đó là : “Hãy làm tốt nhất những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn làm tệ nhất”, một điều dễ hiểu nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này, hiểu được thế mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì rất quan trọng, nếu cứ chạy theo những gì mà đối thủ đã làm và thành công rồi thì cũng là những kẻ đi sau, tạo ra những sản phẩm làm cho người sử dụng nhàm chán và thậm chí chính những sản phẩm đó lại nhắc cho người tiêu dùng nhớ đến những người đã đi tiên phong trong ngành này, doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra sự khác biệt để có thể cạnh tranh cũng như tồn tại. Chính Gates đã nói: những công ty lớn thành công là những công ty biết làm cho sản phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm điều này. Thường xuyên cải tiến, thử nghiệm những sản phẩm mới làm nó trở thành sản phẩm thành công và đứng đầu đồng thời với chính sách đẩy nhanh tốc độ sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, thu hút khách hàng và những thông tin phản hồi từ khách hàng đã góp phần làm giảm rủi ro trong kinh doanh và giúp cho Microsoft thao túng thị trường. Tầm nhìn chiến lược sắc sảo, năng lực quản lí thường xuyên được nâng cao, lực lượng nhân sự năng động,sáng tạo, sản phẩm liên tục được cải tiến,đổi mới, dám chấp nhận mạo hiểm, thất bại và sẵn sàng đi tiên phong…Microsoft đã trở thành kẻ dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và thành công vượt bậc.

Những cải tiến các học thuyết trên phù hợp với ngành công nghiệp phần mềm là nhân tố quan trọng giúp Microsoft duy trì địa vị thống trị toàn cầu của mình trong

lĩnh vực công nghệ phần mềm. Việc nghiên cứu thành công của Microsoft dưới góc độ quản lý rất hữu ích cho các công ty Việt Nam, đặc biệt là các công ty tin học trong giai đoạn hội nhập toàn cầu và tranh ngày càng khắc nhiệt như hiện nay.

Có thể nói, mẫu hình doanh nghiệp Microsoft thực sự là mẫu hình kinh tế thành công chói lọi của thế kỷ XX. Sự sáng suốt, tầm nhìn trí tuệ và những bài học quản lý của Microsoft, Bill Gates có thể ví như một "ngọn hải đăng" soi rọi cho hoạt động kinh doanh trong bất kỳ ngành nào.

Trong thế kỉ 21, với đà phát triển hiện nay, Microssoft sẽ vẫn tiếp tục giữ vững vị thế của một đế chế hùng mạnh nhất, vừa tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm và Internet thế giới, vừa tiếp tục là tâm điểm cho những cuộc tranh cãi về độc quyền hay cạnh tranh lành mạnh. Một chu kì mới lại đang băt đầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Bí quyết thành công của Microsoft 2/ Sách “Chiến lược kinh doanh hiệu quả”

2/ “ Chính sách sản phẩm hướng người dùng là trọng tâm” của tác giả Bùi Quang Minh.

3/ “Cạnh tranh, những chiêu thức và mưu lược” website: www.massogroup.com 4/ “ Microsoft kẻ chủ mưu vĩ đại” – tác giả Khánh Duy website: www.vtv.vn 5/ Website: www.saga.vn

6/ Website: www.quantrichienluoc.com 7/ Website www.nhadaututrithuc.com.vn

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỪ MICROSOFT (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w