1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử Lâm Đồng

22 889 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 133,33 KB

Nội dung

Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử Lâm Đồng

Trang 1

bảo vệ luận án

MụC ĐíCH NGHIÊN CứU

1 Hệ thống hóa đầy đủ các sưu tập hiện vật khảo cổ học hiện lưu giữ

ở Lâm Đồng; tập hợp toàn bộ các tư liệu điều tra, thám sát, khai quật và kết quả nghiên cứu KCH ở Lâm Đồng hiện biết từ trước tới 2007, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật

đất Lâm Đồng và vị trí của chúng trong bối cảnh rộng hơn

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các di tích và di vật KCH hiện biết ở Lâm Đồng, bao gồm:

- Giai đoạn tiền sử ở Lâm Đồng tiêu biểu là các địa điểm đá cũ: Núi Voi, Tuyền Lâm, Đồi Giàng, Tà Liêng và Lạc Xuân II; các di chỉ - xưởng hậu kỳ đá mới- sơ kì đồng thau: Thôn Bốn 1, Thôn Bốn 2, Thôn Bốn 3, Thôn Bốn 4, Gan Thi, Hoàn Kiếm (ở 2 xã Gia Lâm và Nam Hà, huyện Lâm Hà); cùng một số sưu tập hiện vật khác thuộc thời đại đá cũ, thời đại đá mới hoặc thời đại kim khí ở địa bàn Lâm Đồng

- Di chỉ sơ sử Lâm Đồng duy nhất là Phù Mỹ với 3 lần khai quật và một số sưu tập hiện vật tiêu biểu như: Đàn đá, trống đồng

Trang 2

- Các di tích KCH lịch sử, tiêu biểu là các khu di tích kiến trúc tôn giáo Cát Tiên, Đơn Dương; các di chỉ mộ táng Đại Lào, Đại Làng, Đạ Đờn, Lạc Xuân

Ngoài ra, luận án cũng tham khảo các di tích và di vật KCH ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ Những tư liệu này sử dụng để

so sánh, đối chiếu tìm hiểu mối quan hệ văn hóa trong quá khứ

2 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu theo địa giới hiện nay của tỉnh Lâm Đồng; về thời gian, từ thời đại đá cũ cho đến cuối thế kỷ XVIII

NHữNG kết quả và ĐóNG GóP CủA LUậN án

1 Luận án là chuyên khảo đầu tiên về KCH Lâm Đồng Đóng góp trước hết của luận án là việc hệ thống và khảo tả toàn bộ tư liệu về di tích và

di vật khảo cổ hiện biết ở tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các di tích và di vật thời

đại đá cũ, thời đại đá mới, thời đại kim khí và thời kỳ lịch sử, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, cập nhật về KCH Lâm

Đồng Luận án cũng đã hệ thống hóa toàn bộ kết quả nghiên cứu KCH ở Lâm Đồng, tóm lược khách quan các luận điểm khoa học của những tác giả

đi trước, vạch ra những vấn đề chưa giải quyết đã và đang đặt ra cho giới nghiên cứu Liên quan đến đóng góp này, luận án đã xây dựng phần tài liệu tham khảo, bao gồm hầu hết những bài báo, tạp chí, ấn phẩm trực tiếp cũng như gián tiếp viết về KCH Lâm Đồng

2 Bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật ở từng giai đoạn tiền sử, sơ sử và lịch sử Lâm Đồng; phác thảo bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân cổ đã từng tồn tại ở đây

3 Luận án đã xác định vị trí văn hóa lịch sử Lâm Đồng trong quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam, trước hết là đối với Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ qua một số vấn đề nổi bật nhất của KCH

Trang 3

Lâm Đồng: Vấn đề về công xưởng chế tác rìu đá ở Lâm Đồng với các tỉnh ở Tây Nguyên; vấn đề luyện kim, làm gốm ở di chỉ Phù Mỹ với kỹ nghệ luyện kim, làm gốm ở miền Đông Nam Bộ; vấn đề quan hệ của các di tích kiến trúc tôn giáo Cát Tiên và Đơn Dương với các văn hóa Champa, óc Eo trong lịch sử; vấn đề gốm sứ trong các khu mộ táng Lâm Đồng với gốm sứ thương mại của khu vực

Bố CụC của LUậN án

Ngoài mở đầu (6 tr) và kết luận (3 tr), nội dung chính của luận án có bốn chương (169 tr), từ trang 19 - 187:

Chương một Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và tình hình tư liệu khảo cổ học Lâm Đồng (38 tr)

Chương hai Đặc trưng di tích và di vật KCH Lâm Đồng (61 tr)

Chương ba Diện mạo văn hóa Lâm Đồng từ tiền sử đến lịch sử (34 tr.) Chương bốn Khảo cổ học Lâm Đồng trong bối cảnh rộng hơn (36 tr) Ngoài ra, trong luận án còn có các mục: Danh mục các công trình của

TG đã công bố liên quan đến luận án (16 mục); tài liệu tham khảo (207 tài liệu); phụ lục minh họa gồm: 5 bản đồ, 17 sơ đồ, 52 bản vẽ, 122 bản ảnh

Nội dung

1 Đá cũ

Lâm Đồng có một số địa điểm KCH được xếp vào thời đại đá cũ như:

Đồi Giàng, Tà Liêng, Lạc Xuân II, Núi Voi và Hồ Tuyền Lâm Ngoài ra còn phát hiện một công cụ cuội ghè đẽo ở Gia Lâm (Lâm Hà) và 5 công cụ cuội ghè đẽo tại di chỉ Phù Mỹ năm 2007

- Về đặc trưng di tích, các địa điểm có di vật đá cũ khác đều phân bố

trên đồi cao so với chung quanh, cao từ 800 đến 1000m so với mặt biển Vết tích văn hóa duy nhất trong các địa điểm này là đồ đá, phân bố trên bề mặt Các địa điểm Lâm Hà và Tà Hin phân bố cạnh sông, các địa điểm Núi Voi

Trang 4

và Tuyền Lâm phân bố hai bên bờ suối, còn các địa điểm Đồi Giàng, Tà Liêng, Lạc Xuân II lại là những đồi đất, bề mặt cao nguyên basalte phong hóa, gần sông suối có nhiều đá cuội

- Đặc trưng di vật của thời đại đá cũ Lâm Đồng được thể hiện ở sự

khác biệt của 2 nhóm nguyên liệu và kỹ thuật chế tác

+ Nguyên liệu chế tạo công cụ ghè đẽo ở các địa điểm Núi Voi và Tuyền Lâm đều là đá basalte, bị phong hóa mặt ngoài và là nguồn nguyên liệu tại chỗ sưu tầm ở Núi Voi và Hồ Tuyền Lâm có khoảng 30 công cụ ghè đẽo bằng đá basalte, gồm: chopper, chopping - tools, công cụ cắt, công

cụ nạo, công cụ mảnh tước Trong đó đáng chú ý có loại công cụ chặt, cắt hình tam giác - gần giống vỏ trai - tạo rìa lưỡi hình cung bằng những nhát ghè nhỏ liên tiếp, đốc cầm ở phía đối diện Nhìn chung, công cụ ghè đẽo ở hai địa điểm này đều có kích thước lớn, vết ghè thô, mang đặc trưng cơ bản của kỹ thuật - loại hình học công cụ thời đại đá cũ

+ Nguyên liệu ở các địa điểm Đồi Giàng, Tà Liêng, Lạc Xuận II đều

là cuội thạch anh (quartz) hoặc thạch anh biến tính (quarzite)

Về nhóm công cụ cuội ở Lâm Đồng cho đến nay đã sưu tầm được 29 tiêu bản từ 6 địa điểm Trong đó có 13 công cụ cuội ghè đẽo và 16 công cụ mảnh tước Những công cụ cuội ghè đẽo ở đây có các loại hình chính như sau: công cụ ghè đẽo tạo rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, dạng phần tư viên cuội, số còn lại là không định hình Những công cụ mảnh tước kích thước nhỏ, có rìa cạnh sắc, chức năng có thể là dao hoặc nạo

Về loại hình, công cụ Núi Voi và Tuyền Lâm gợi lại công cụ đá Núi

Đọ, song ở đây vắng mặt rìu tay, bôn tay Mặt khác, công cụ ở Núi Voi nhỏ nhắn hơn, định hình hơn Núi Đọ Điều này cho thấy, sưu tập Núi Voi, Tuyền Lâm tiến bộ hơn Núi Đọ Cũng về hình dáng, những công cụ này khác với tổ hợp công cụ đá cũ ở Xuân Lộc (Đồng Nai) Trong sưu tập

đồ đá Đồng Nai tồn tại rìu tay, những công cụ hình bầu dục ghè hai

Trang 5

mặt mà ở Núi Voi, Tuyền Lâm hoàn toàn vắng mặt Như vậy, đồ đá Núi Voi khác và tiến bộ hơn 2 sưu tập sơ kỳ đá cũ đã biết ở Việt Nam Nhóm công cụ cuội ghè đẽo gợi lại kỹ thuật Sơn Vi Vì thế, chúng tôi xếp cả hai sưu tập ở Lâm Đồng vào mức muộn, tức hậu kỳ đá cũ

Như vậy, ở Lâm Đồng khả năng có mặt cả yếu tố kỹ nghệ công cụ hạch cuội và kỹ nghệ công cụ đá gốc

2 Đá mới

- Về đá mới sớm, cho đến nay ở Lâm đồng có 4 địa điểm với sự xuất

hiện của 6 rìu mài lưỡi: Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt), Liên Đầm (Di Linh), Gia Lâm (Lâm Hà) và Núi Voi (Đức Trọng)

Về chất liệu và kỹ thuật chế tác, những công cụ rìu mài lưỡi trong một số địa điểm ở Lâm Đồng gợi lại kiểu dáng rìu cuội mài lưỡi trong các văn hóa Hoà Bình, Bắc Sơn Những công cụ loại này thường là viên cuội nguyên, không được ghè tạo dáng ở phần đốc trước khi mài lưỡi Các nhà khảo cổ thường lấy sự xuất hiện rìu mài lưỡi làm tiêu chí cơ bản để xác nhận sự tồn tại sơ kỳ đá mới Việt Nam

- Về đá mới muộn ở Lâm Đồng hiện biết gồm 7 di chỉ mới phát

hiện, thám sát hoặc khai quật ở huyện Lâm Hà Tất cả 7 di chỉ đá mới muộn đều nằm liền khoảnh trên một khu vực ở 2 xã Gia Lâm và Nam

Hà (Lâm Hà) Trong đó di chỉ Thôn Bốn đã được khai quật năm 2006

+ Về đặc trưng di tích, trước hết thể hiện ở địa tầng Tầng văn hóa

khá mỏng, chỉ dày trung bình 30 - 35cm, cấu tạo từ đất basalte pha nhiều

cát, màu nâu sẫm, chứa di vật khảo cổ, có ít than tro và còn nguyên vẹn

Di chỉ Thôn Bốn và 6 di chỉ khảo cổ mới phát hiện ở Gia Lâm và Nam Hà phân bố trên một dạng địa hình khá đặc biệt Các di chỉ này là các

gò đồi nằm trên các khúc lượn hình “sin” của suối Cam Ly Hạ Các con suối như những hào nước tự nhiên bao bọc xung quanh từng di chỉ, cách biệt với bên ngoài Muốn vào di chỉ phải qua cầu khỉ Đây là kiểu làng

Trang 6

"phòng thủ", chưa gặp ở các văn hóa tiền sử nước ta Những di chỉ nói trên

có nét chung về diện phân bố, lãnh thổ cư trú; về chất liệu, loại hình rìu đá

và đồ gốm Có nhiều khả năng chúng thuộc một văn hóa khảo cổ, niên đại

đá mới muộn

+ Đặc trưng di vật di chỉ Thôn Bốn có thể xem xét di vật đồ đá trong

hố khai quật

Đồ đá ở di chỉ Thôn Bốn có số lượng 7.860 tiêu bản, mật độ cao (151,1 di vật/1m2) Chúng tôi chia di vật thành 2 nhóm, nhóm phế liệu

(7.610 tiêu bản), còn nhóm di vật có dấu chế tác con người chiếm tỷ lệ thấp,

Dụng cụ có 10 bàn mài, 8 viên đá ghè tròn, 2 hòn ghè, 1 lưỡi cưa, 12 viên cuội có vết sử dụng Đồ trang sức có 12 mảnh (8 mảnh vòng đá và 4 phác vật vòng) Nét nổi bật của vòng đá ở đây là có một số tiêu bản rìa ngoài mảnh vòng trang trí đường uốn lượn kiểu vành hoa, hầu như không

thấy trong các sưu tập vòng đá Tây Nguyên

Mảnh tước đá opal là đặc trưng, tiêu biểu và điển hình nhất cho nhóm phế liệu di chỉ Thôn Bốn Đa số mảnh tước ở đây có kích thước nhỏ, diện ghè hẹp và là loại mảnh tước thứ (Có tới gần 68% mảnh tước đá opal, kích thước nhỏ dưới 5cm) Những mảnh tước lớn còn lớp vỏ đá tự nhiên không nhiều Cùng với sự có mặt của 40 hạch đá, 94 phác vật rìu cho thấy, Thôn Bốn là công xưởng đảm trách công đoạn gia công chế tác rìu đá từ nguyên liệu cho tới tạo phác vật rìu tứ giác hoàn chỉnh (chưa mài) ở Thôn Bốn có

Trang 7

một số mảnh tước tu chỉnh làm công cụ nhưng số lượng ít và không hình

thành các loại công cụ dạng hình học như ở di chỉ Taipêr

Trong 7 di chỉ tiền sử vừa phát hiện ở Lâm Hà cho thấy, mỗi di chỉ

đảm nhận một công đoạn trong chu trình chế tác rìu đá ở đây có di chỉ cư trú, có di chỉ cư trú - xưởng, có địa điểm chuyên khai thác đá Bước đầu có thể ghi nhận địa điểm Gan Thi, Hoàn Kiếm là nơi khai thác, cung cấp đá nguyên liệu đã qua khâu sơ chế cho các di chỉ: Thôn Bốn, Thôn Bốn 1, Thôn Bốn 2, Thôn Bốn 4 - nơi ghè đẽo, tu sửa, hoàn thiện những chiếc rìu tứ giác Sản phẩm của họ vừa là để sử dụng (kiểu tự cấp tự túc), một phần xuất xưởng Di chỉ Thôn Bốn 3 là nơi cư trú, nơi sử dụng sản phẩm công xưởng chế tác đá ở khu vực này

Hàng chục vạn mảnh tước đá opal dầy đặc trên mặt gò Thôn Bốn chứng tỏ đây là một công xưởng lớn Tuy nhiên, sản phẩm công cụ rìu tứ giác bằng đá opal của Thôn Bốn rất hiếm gặp ở Lâm Đồng và Tây Nguyên

- Các sưu tập:

Bảng thống kê cho thấy, có 148 di vật tiêu biểu cho đá mới muộn tìm thấy ở hầu khắp các huyện thị tỉnh Lâm Đồng, nhưng tập trung nhất vẫn là các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, Đức Trọng và Đơn Dương

- Chiếm số lượng lớn nhất trong sưu tập là nhóm công cụ 129 tiêu

bản Trong đó có 30 cuốc, 72 rìu, 20 bôn và 7 đục đá Đặc điểm dễ nhận thấy là trong tương quan giữa loại có vai và loại không có vai của loại hình

di vật này, bao giờ loại không có vai cũng chiếm số lượng lớn hơn Chẳng hạn: Cuốc 20/10 tiêu bản; rìu 61/11 tiêu bản (có 56 rìu tứ giác, 5 rìu tam giác) Trong nhóm bôn tỉ lệ này cũng là 3/1 Riêng đục ở Lâm Đồng đều là loại không có vai Có thể nói, nét nổi bật nhất của nhóm cuốc, rìu, bôn và

đục ở Lâm Đồng là loại hình tứ giác không có vai

Trước đây có ý kiến cho rằng, công cụ hình tam giác (chuôi thuôn nhỏ hoặc nhọn) là đặc trưng cho hậu kỳ đá mới Lâm Đồng Nghiên cứu sưu

Trang 8

tập công cụ này ở Lâm Đồng cho thấy, loại rìu bôn hình tam giác chỉ chiếm

tỷ lệ nhỏ (5 chiếc) so với rìu bôn tứ giác (khoảng 70 chiếc) Chính những loại rìu tam giác lại chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong di chỉ Dhaprông và Buôn Râu (Đắc Lắc)

Loại hình rìu bôn tứ giác có ở nhiều di tích đá mới muộn Tây Nguyên, nhưng loại mặt lớn hình thang (chuôi hẹp, lưỡi rộng, hai rìa cạnh thẳng), mặt cắt ngang hình thang (cạnh ngắn phẳng ở mặt bụng, cạnh dài ở mặt lưng hơi cong vồng) chiếm số lượng gần như tuyệt đối trong sưu tập đá mới muộn Lâm Đồng Chúng tôi cho rằng, đây là loại hình công cụ đặc trưng tiêu biểu nhất cho đá mới muộn Lâm Đồng Đặc điểm này hoàn toàn trùng hợp với sưu tập rìu bôn sản xuất ra ở công xưởng Thôn Bốn

Một đặc trưng đáng ghi nhận ở giai đoạn đá mới muộn Lâm Đồng là

sự có mặt của những chiếc bàn đập khắc rãnh Trong đó loại có chuôi cầm, mặt sử dụng là mặt hẹp, được khắc rãnh song song, số rãnh ít và sắc nét

3 Hậu kỳ đồng thau-sơ kỳ sắt

- Di chỉ Phù Mỹ Sau 3 lần thám sát và khai quật với diện tích tổng

cộng là 413m2, có sự thống nhất cao về đặc trưng di tích và di vật, thể hiện

ở các điểm dưới đây:

+ Về đặc trưng di chỉ, Phù Mỹ rộng khoảng 8000 m2 Toàn bộ di chỉ nằm trên một bãi bồi bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thuộc địa phận thôn 3, xã Phù Mỹ, Cát Tiên Di chỉ nằm trải dài theo chiều đông tây khoảng 200m

và cách mép sông khoảng 25-50m

Cấu trúc địa tầng của các hố khai quật di chỉ Phù Mỹ đều là tầng phù

sa cổ khá dày của sông Đồng Nai, trung bình khoảng 1,5m Lớp mặt là phù

sa hiện đại có độ dày trung bình 80cm, được bồi phủ nhiều lần Tương ứng với mỗi lần bồi phủ, địa tầng có một màu sắc Tầng văn hóa cũng là phù sa,

có màu nâu đen, dày trung bình 30 đến 40cm Lớp dưới cùng là sinh thổ, là phù sa đôi nơi bị laterit hóa, có màu nâu nhạt

Trang 9

Trong tầng văn hóa di chỉ Phù Mỹ đã tìm thấy dấu tích bếp, lò nung

và mộ Bếp ở Phù Mỹ thường là khu vực tập trung than tro, màu đen, có lẫn những mảnh đá, mảnh gốm trong một phạm vi gần tròn Số lượng bếp khá nhiều, trong hố khai quật số 2 với diện tích 50m2 có 4 bếp Lò nấu đồng thường là một khu vực tập trung nhiều cục đá, than tro, mảnh khuôn đúc rìu, bị vỡ Mộ táng ở Phù Mỹ được xác nhận ở vết tích còn lại khu đất đen, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính trung bình 80cm, trong có một số vật tuỳ táng chôn theo, thường là bình gốm, nồi gốm, bát bồng, cây đèn… nhưng tất cả đã bị đập vỡ Những vết tích này gợi ý về mộ cải táng

+ Đặc trưng di vật di chỉ Phù Mỹ được xem xét trên từng loại chất

liệu di vật là đồ đá, đồ đồng và đồ gốm

Tổng số hiện vật đá thu được trong 3 lần khai quật ở Phù Mỹ là 107 tiêu bản nhóm rìu đá mài toàn thân rất ít so với các nhóm khác (10/107 tiêu bản), đều là rìu tứ giác, hình dáng và kỹ thuật mài không quy chỉnh như đồ

đá giai đoạn đá mới muộn ở Lâm Đồng Trong khi đó, nhóm khuôn đúc và phác vật khuôn đúc chiếm số lượng nhiều hơn Tất cả khuôn ở Phù Mỹ đều

là khuôn 2 mang, được làm từ sa thạch (grèse), vết khắc trong khuôn cho thấy đối tượng đúc ở đây là rìu đồng, mũi nhọn, mũi tên Nhưng nhiều nhất, tiêu biểu nhất vẫn là khuôn đúc rìu đồng, loại rìu có họng tra cán, phần lưỡi

có hình hyperbol, họng thắt, đường chỉ nổi nằm ngang họng, giống hệt lưỡi rìu và khuôn đúc rìu ở di chỉ Dốc Chùa (Bình Dương) Đáng chú ý ở Phù

Mỹ đã tìm thấy 1 rìu đồng lưỡi có hình hyperbol cùng loại hình với rìu khắc trong khuôn đúc ở đây

Tại Phù Mỹ 1998 tìm thấy 2 mảnh khuôn, mảnh thứ nhất có vật đúc là loại rìu có hai cạnh bên lõm vào, đốc tương đối thẳng, hai góc đốc cao vút lên, trang trí hình lá với hai cung tròn có sống giữa Phần lưỡi xòe rộng và một lưỡi nhỏ hơn kế tiếp tạo cho di vật có lưỡi kép Trên tiêu bản thứ hai, trên mặt đốc trang trí một con vật 4 chân, đầu cúi, đuôi cong, ở tư thế đang

Trang 10

đi, có ý kiến cho đó là con chồn Đậu giót nằm cùng với rìa của lưỡi rìu

Đây là loại khuôn đúc rìu lạ duy nhất được biết ở nước ta Vật đúc có thể là gần giống với rìu, song không thể chặt được, có thể mang chức biểu tượng

(symbol) quyền uy hay tôn giáo nào đó của cư dân cổ Phù Mỹ

Đồ trang sức ở đây được chế tạo tinh xảo, đó là sự xuất hiện vòng mặt cắt hình chữ “T”; những hạt chuỗi bằng đá ngọc (cornelian, néphrite) được tạo ra bằng kỹ thuật khoan, cưa, mài và đánh bóng

Tóm lại, đặc trưng nổi bật của tổ hợp di vật đồ đá Phù Mỹ là sự ít ỏi

về số lượng, sự nghèo nàn, đơn điệu về loại hình, sự xuống cấp trong kỹ thuật chế tạo, nhất là nhóm rìu, bôn mài toàn thân; trong khi đó nhóm dụng

cụ đúc đồng có số lượng lớn, ổn định trong một số loại hình;

Đặc trưng đồ gốm: Ngoài 44.174 mảnh gốm thu được qua 3 lần khai quật, ở Phù Mỹ còn có 251 hiện vật đất nung Đây là tư liệu quan trọng xem

xét đặc trưng gốm của di chỉ này (Bảng 2.6)

Trong tất cả các di chỉ đá mới muộn và thời đại kim khí ở Tây Nguyên, đồ gốm không nhiều Nhưng ở di chỉ Phù Mỹ mật độ đồ gốm rất cao, nhiều về số lượng, phong phú về loại hình

Thống kê cho biết, nhóm dụng cụ lao động bằng đất nung ở Phù Mỹ chiếm tỷ lệ tuyệt đối 238/ 251 tiêu bản (gồm 203 bàn xoa làm gốm, 29 dọi

xe sợi, 2 viên bi và 4 con kê nung gốm) Bàn xoa gốm ở đây thường có hình cây nấm, mặt dưới bè ra như hình bánh dày và cong vồng, thân hình trụ tròn, một số chiếc phía đầu chóp có lỗ thủng Hiện vẫn chưa giải thích được chức năng của lỗ này dùng để làm gì? Loại bàn xoa có lỗ khác gì với loại không có lỗ vẫn là điều chưa lý giải được Trục giữa mặt cong vồng với thân của di vật thường không vuông góc, tạo thành một góc khoảng 500

Dọi xe chỉ Phù Mỹ đều có dạng chóp cụt, mặt dưới to phẳng hoặc hơi lồi, đầu nhỏ có vành chung quanh Dọi xe sợi tìm thấy lẻ tẻ ở Tây Nguyên, nhưng loại có mặt trên hình vành khăn thì chỉ có ở Phù Mỹ

Trang 11

Đồ đồng Phù Mỹ có 1 rìu đồng, còn nguyên vẹn, khai quật năm

2006 Rìu có họng tra cán, cổ thắt với đường chỉ nổi chạy ngang, thân và

lưỡi có hình hyperpol, giống ruột khuôn ở đây

Tóm lại, Phù Mỹ là di chỉ cư trú, đồng thời còn là xưởng chế tạo đồ

đồng Phù Mỹ còn là trung tâm làm gốm với sự có mặt của dụng cụ làm gốm như bàn xoa gốm và than tro, đất cháy của các lò nung gốm Vết tích

hố đất đen có cấu trúc dạng lò luyện kim, hoặc có đồ tuỳ táng chôn theo kiểu mộ táng cũng gặp ở Phù Mỹ Tuy nhiên, yếu tố cư trú ở Phù Mỹ vẫn là chủ đạo; dấu vết công xưởng ở đây nhỏ, chưa mang tính chuyên hóa rõ rệt Niên đại của Phù Mỹ khoảng 2.500 - 2.200 năm cách ngày nay Niên đại C14 do TTHN Tp Hồ Chí Minh giám định là 2.470 – 2.340 ± 80BP

- Các sưu tập

+ Trống đồng: Tại Lâm Đồng hiện có 2 trống đồng lưu giữ tại Tòa

Giám mục Đà Lạt Hai tiêu bản còn khá nguyên vẹn Kích thước trung bình Trống có 3 phần rõ ràng: Tang phình, thân trống thuôn, đế choãi Rìa mặt trống hơi chờm ra ngoài tang Giữa tâm mặt trống đều có sao 10 cánh Các cánh sao nhọn, tới chỉ giới hạn Giữa các cánh sao có hoa văn chữ V lồng Hoa văn trang trí trên mặt trống, tang trống và thân trống, chủ yếu là hoa văn vạch ngắn song song, vòng tròn tiếp tuyến chấm giữa cả hai trống đều

có hai cặp quai kép trang trí văn thừng nổi dạng bông lúa

Trống thứ hai có vành hoa văn chính có 4 chim bay ngược chiều kim

đồng hồ Rìa mặt trống có 4 tượng cóc, nhưng đã khuyết mất một tượng

Hai chiếc trống này (tạm gọi là trống Đà Lạt 1 và 2) đều mang đặc trưng trống Héger I, nhóm trống Đông Sơn muộn

+ Đàn đá: Hiện nay, tại BT Lâm Đồng lưu giữ 3 sưu tập đàn đá, thu

thập ở 3 địa điểm và mỗi sưu tập có số lượng khác nhau Đàn đá Bảo Lộc có

3 thanh, đàn đá Đinh Lạc (Di Linh) có 12 thanh và đàn đá Sơn Điền có 20 thanh (16 thanh nguyên vẹn, đo được kích thước)

Ngày đăng: 06/04/2014, 00:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.9. Thống kê đồ gốm trong các mộ táng ở Lâm Đồng - Khảo cổ học tiền - sơ sử và lịch sử Lâm Đồng
Bảng 2.9. Thống kê đồ gốm trong các mộ táng ở Lâm Đồng (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w