1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn

90 4,1K 58
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Luận văn : Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn

Trang 1

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

I MỞ ĐẦU

1.1 Khái quát về lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai

Lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là một trong những lưu vực sônglớn của Việt nam Lưu vực sông có diện tích khá rộng (37.885 km2) và liên quanđến nhiều địa phương Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông phụ thuộc nhiều vào chế

độ mưa và chế độ triều từ biển Đông Chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian

và thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu Khi có triềucường thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền và khi triều kém thì ngượclại Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế độdòng chảy ở lưu vực sông cũng hình thành tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa,chế độ dòng chảy mùa kiệt Sự biến đổi dòng chảy giữa hai mùa rất tương phảnnhau

Về điều kiện tự nhiên, 11 tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có diệntích hơn 5 triệu ha Nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai tương đốicao và ổn định Lưu vực sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu:gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hè và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suyyếu của từng đợt gió mùa Do đó hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông thay đổi rõrệt theo mùa Sự biến đổi của độ ẩm phụ thuộc theo mùa, với độ ẩm tương đốitrung bình năm từ 78% - 86% Trong lưu vực sông có hai mùa rõ rệt: mùa mưa vàmùa khô Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến trung tuần tháng 11 Thời gian cònlại trong năm là của mùa khô Lượng mưa hàng năm trên lưu vực khá lớn, nhiềunơi đạt trên 2000mm, nhưng tập trung nhiều vào mùa mưa

Về điều kiện kinh tế xã hội, dân số trên lưu vực có khoảng 16 triệu người với tỷ

lệ dân số đô thị hóa bình quân toàn lưu vực khoảng 51% Vùng hạ lưu của sông làvùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hóa mạnh nhấttrong hệ thống các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam Như vậy sông Sài Gòn – Đồng Nai giữ vai trò đặc biệt trongphát triển kinh tế xã hội của 11 tỉnh, thành phố có liên quan đến lưu vực Hệ thốngnày vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên lưuvực, đồng thời là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưuvực Trên lưu vực sông đang diễn ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các mục tiêukhai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu quản

lý, bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền

1.2 Mục đích nhiệm vụ quan trắc

Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn là nơi phát triển kinh tế xã hội quantrọng nhất của đất nước; nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các

Trang 2

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp,tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước…

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chấtthải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng

về khả năng ô nhiễm nguồn nước sông Do đó công tác quan trắc môi trường nướclưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn cần thiết phải được thực hiện liên tục, nhằmđánh giá một cách chính xác hiện trạng, theo dõi diễn biến chất lượng môi trườngnước Tạo cơ sở cho việc ra quyết định, xây dựng các chiến lược và kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội

1.3 Nội dung quan trắc

- Lấy mẫu và phân tích các mẫu nước mặt, mẫu thủy sinh và mẫu trầm tích tại 28

vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn và tại khu vực cửa sông trong 4 đợt/năm vào các tháng 4, 6, 9, 12 (tại đỉnh triều)

- Số lượng thông số quan trắc : mẫu nước mặt (20 thông số), mẫu thủy sinh (3thông số), mẫu trầm tích (12 thông số)

- Đánh giá kết quả quan trắc chất lượng nước và dự báo diễn biến môi trườngnước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong năm 2007

1.4 Các cơ quan phối hợp thực hiện

- Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam Bộ;

- Phân viện Khí tượng thủy văn và Môi trường phía Nam (đơn vị đối tác chính);

- Viện Môi trường Tài nguyên (đơn vị phân tích kiểm tra mẫu đối chứng)

II PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC - PHÂN TÍCH

2.1 Phương pháp và thiết bị lấy mẫu

2.1.1 Các vị trí lấy mẫu (Xem bảng 2.1)

- Số lượng điểm quan trắc: 28 điểm với tần suất quan trắc 4 lần/năm (tháng 4, 6,

9, 12); riêng đối với trầm tích đáy tần suất là 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 9

2.1.2 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu (bản đồ đính kèm)

Trang 3

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Bảng 2.1 Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu)

STT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu điểm Thuộc sông huyện/tỉnh Thuộc Kinh độ Vĩ độ

17 Cầu Phước Hòa SBE-1-29 Sông Bé Bình Phước 106045.492' 110 15.148'

18 Cầu Đồng Nai (Đập Trị An) SDN-1-73 Đồng Nai Đồng Nai-BìnhDương 107003.033' 11006.023'19

Trạm bơm

NM nước Thiện Tân

SDN-1-75 Đồng Nai Đồng Nai-BìnhDương 106054.364' 11001.037'

STT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu

điểm Thuộc sông

Thuộc huyện/tỉnh Kinh độ Vĩ độ

1 Hồ Dầu Tiếng 1 SGN-1-34 Sài Gòn Bình Dương 106020.891' 110 20.100'

2 Chân đập Dầu Tiếng SGN-1-36 Sài Gòn Bình Dương-TâyNinh 106020.394' 11018.484'

3 Cầu Bến Súc SGN-1-37 Sài Gòn BD-TN-TP.HCM 106027.091' 11009.388'

4 Sông Thị Tính SGN-1-39 Thị Tính Bình Dương 106035503' 11015.310'

5 Cửa sông Thị Tính SGN-1-40 Sài Gòn Bình

Dương-TP.HCM 106036.203' 11002.403'

6 Cầu Phú Cường SGN-1-41 Sài Gòn Bình Dương-TP.HCM 106038.732' 10058.933'

7 Cầu Phú Long SGN-1-43 Sài Gòn Bình Dương-TP.HCM 106041.635' 100 53.915'

8 Cầu An Hạ SGN-1-44 Kênh Xáng TP.HCM 106041.620' 100 47.347'

9 Cầu An Lộc SGN-1-46 Vàm Thuật TP.HCM 106039.129' 100 51.618'

10 Cầu Bình Triệu SGN-1-47 Sài Gòn TP.HCM 106042.840' 100 49.244'

11 Cầu Sài Gòn SGN-1-48 Sài Gòn TP.HCM 106043.614' 100 48.011'

Trang 4

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

20 Bến đò Lợi Hòa SDN-1-78 Đồng Nai Đồng Nai-BìnhDương 106048.409' 11001.480'

21 Cầu Ông Buông SDN-1-84 Đồng Nai Đồng Nai 106054.156' 10053.094'

26 Cảng Gò Dầu TVA-1-68 Thị Vải Đồng Nai 107001.340' 10039.325'

27 Cảng PhúMỹ TVA-1-70 Thị Vải Bà Rịa-Vũng Tàu 107001.616' 10035.150'

28 Cảng Cái Mép TVA-1-71 Thị Vải Bà Rịa-Vũng Tàu 107001.645' 10032.321'

Trang 5

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Trang 6

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

2.1.3 Thời gian lấy mẫu: các mẫu được lấy chia thành 4 đợt, cụ thể:

2.1.4 Phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước mặt

Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước mặt đều đã được chuẩn hóa và được công nhận

a Các thiết bị lấy mẫu nước mặt

- Tời thủy văn lấy mẫu có dây cáp dài 30m và quả nặng 18kg được gắn vào trục cótay quay (ghe) và máy bơm lấy mẫu nước sử dụng nguồn điện (xe)

- Máy định vị vệ tinh Koden (Nhật) và Lowrance (Mỹ)

- Máy đo chất lượng nước 6 chỉ tiêu TOA (Nhật)

- Máy đo độ đục Lovibond (Mỹ)

- Máy đo pH WTW 320 (Đức)

- Máy đo độ dẫn điện WTW LF320 & LF330 (Đức)

- Xô bằng nhựa, có dung tích 20l, dùng để chứa mẫu nước trước khi pha trộn (lấymẫu tại 3 thủy trực sau đó trộn đều)

- Bình vật liệu PE có dung tích 2l, dùng để đựng mẫu sau khi đã hòa trộn Xô vàbình được rửa sạch sẽ và tráng bằng chính mẫu nước trước khi chứa mẫu

b Phương pháp lấy và xử lý mẫu nước mặt

Mỗi mặt cắt lấy 3 thủy trực (bờ phải, giữa sông, bờ trái) bằng cách lấy mẫu từ mặtxuống đáy và trộn mẫu của 3 thủy trực với nhau, sau đó chiết mẫu thành 2 bình(2L/bình), một chai mẫu cho phân tích vi sinh, một chai DO được cố định tại chỗ

2.1.5 Phương pháp và thiết bị lấy mẫu thủy sinh

- Mẫu thực vật và động vật phiêu sinh định tính được thu bằng lưới vớt phiêu sinhkiểu Juday (hình nón) với kích thước mắt lưới là 25µm

- Mẫu thực vật phiêu sinh định lượng được thu theo Phương Pháp Sedgewick Rafter,thể tích mẫu được thu ngoài thực địa là 1lít

- Mẫu động vật phiêu sinh định lượng được thu bằng cách lọc qua lưới 10 lít nước

- Mẫu động vật không xương sống cỡ lớn được thu bằng gàu đáy kiểu Petersen vớitổng diện tích là 0,1m2 Tất cả vật chất thu được từ gàu đáy chuyển qua sàng và sau

đó sàng kỹ loại bỏ bớt các vật chất trước khi cho mẫu vào lọ

- Các mẫu được cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch formol bão hòa sao chonồng độ formol cuối cùng trong mẫu vào khoảng 4% và mỗi mẫu thu được đánhdấu, ghi chú trên nhãn

Trang 7

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

- Ngoài ra, ghi chú thực địa cũng được thực hiện: thời điểm thu mẫu, vị trí lấy mẫu,đặc điểm dòng chảy, màu nước, nước lớn hay ròng, đặc điểm nền đáy, gần hay xakhu dân cư, nhà máy, xí nghiệp…

- Các mẫu nước mặt và mẫu thủy sinh được bảo quản đưa về phòng thí nghiệm tiếnhành phân tích ngay sau khi lấy mẫu

2.1.6 Phương pháp và thiết bị lấy mẫu trầm tích đáy sông

Trầm tích đáy được lấy lên nhờ gàu xúc kiểu hàm ngậm, được thiết kế để xâm nhậpvào tầng trầm tích nhờ trọng lượng của gàu

2.2 Các thông số, phương pháp và thiết bị quan trắc - phân tích

- Số lượng thông số quan trắc: mẫu nước mặt (23 thông số); mẫu thủy sinh (3 thôngsố); mẫu trầm tích (11 thông số), cụ thể:

+ Quan trắc chất lượng nước mặt về hóa lý: trong số 28 điểm quan trắc đầy đủ 21thông số hóa lý cơ bản; có 6 điểm quan trắc bổ sung thông số Dầu mỡ và 6 điểmquan trắc bổ sung thông số Dư lượng DDT

+ Quan trắc chất lượng nước về mặt thủy sinh: quan trắc 3 thông số chỉ thị sinhhọc (động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy) song song với các chỉ tiêu hóa lý Sốđiểm quan trắc: đầy đủ 28 điểm

+ Quan trắc trầm tích: 11 thông số Số điểm quan trắc: 4 điểm Tần suất: 2lần/năm

a) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu nước mặt: các phương pháp và thiết bị sử dụng để phân tích đều là các phương pháp đã được chuẩn hóa và công nhận

- pH: đo bằng máy đo MP220 của hãng Mettler Toledo, Thụy Sĩ

- Nhiệt độ: đo bằng máy đo của hãng TOA-DKK, Nhật Bản

- Độ đục: đo bằng máy của hãng Lovibond, Mỹ

- Độ dẫn điện: đo bằng máy của hãng WTW, Đức

- TDS: phương pháp trọng lượng, sử dụng cân phân tích AG245 hãng Mettler, ThụySĩ

- BOD5: phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001-1995

- COD: phương pháp oxy hóa bằng KMNO4 trong môi trường acid, theo TCVN6491-1999

- DO: mẫu được cố định oxy tại chỗ, đem về phòng thí nghiệm xác định theophương pháp chuẩn độ Winkler, TCVN 5499-1995

- TSS: phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng sấy khô ở 103 – 1050C theoAPHA-2540D, sử dụng cân phân tích AG245 hãng Mettler, Thụy Sĩ

- Amoniac, Nitrat, Nitrit, PO43-, Clorua: phương pháp sắc ký ion theo 1:1992 Thiết bị Ion Chromatography System + DS plus TM Auto Suppressor (IC)-Alltech - Mỹ

ISO-10340 Tổng sắt (TISO-10340 Fe): phương pháp trắc quang theo TCVN 6177ISO-10340 1996 Máy Shimadzu

UV 1601PC, Nhật Bản

Trang 8

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

- Chì (Pb), Cadimi (Cd): phương pháp hấp thu nguyên tử theo TCVN 6193-1996.Máy AAS 3300 của hãng Perkin Elmer, Mỹ

- Tổng Coliform: phương pháp định lượng Coliform - kỹ thuật đếm số có xác suấtlớn nhất (MPN) theo TCVN 6187-2-1996

- Dầu khoáng: phương pháp hồng ngoại theo ISO-11046-1994 Máy quang phổ hồngngoại FTIR-8400S của hãng Shimadzu, Nhật Bản

- Hóa chất bảo vệ thực vật: phương pháp sắc ký khí Thiết bị sắc ký khí ghép đầu dòbắt giữ điện tử (GC-mECD) Agilent 6890N

b) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu thủy sinh:

- Việc định danh thủy sinh vật được dựa trên cơ sở hình thái học (morphology) với

sự trợ giúp của các tài liệu phân loại của các tác giả trong và ngoài nước Phươngpháp này đã được công nhận rộng rãi

- Mẫu định lượng thực vật phiêu sinh được phân tích theo các phương pháp buồngđếm Sedgewick Rafter Sự sắp xếp danh mục tảo theo hệ thống phân loại được dựatheo cách sắp xếp của tác giả G S Prescott

- Mẫu định lượng động vật phiêu sinh và động vật không xương sống cỡ lớn sốngđáy được phân tích bằng cách đếm tất cả các cá thể có trong mẫu định lượng

c) Phương pháp và thiết bị phân tích mẫu trầm tích đáy:

- Các kim loại nặng trong trầm tích: được xác định theo TCVN 6496-1999

- Các chất hữu cơ độc hại trong trầm tích: được xác định trên thiết bị sắc ký khí ghépkhối phổ (GC-MS)

2.3 Công tác đảm bảo và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quá trình quan trắc đã thực hiện

2.3.1 Chuẩn bị lấy mẫu: tất cả các can và chai lọ dùng lấy mẫu được rửa bằng xà

bông, sau đó bằng hỗn hợp K2Cr2O7 trong H2SO4; tráng cẩn thận với nước sạch vànước cất Trước khi chứa mẫu tráng 3 lần với chính mẫu;

2.3.2 Bảo quản mẫu: giảm tối đa thời gian vận chuyển mẫu – bảo quản tối và lạnh;

- Các hóa chất sử dụng trong bảo quản và phân tích phải có độ tinh khiết cần thiết(GR for analysis, Merck or equal);

- Giảm tối đa thời gian phân tích: các mẫu được phân tích trong vòng 24h (phântích ngay trong ngày nếu vận chuyển về PTN trong giờ làm việc):

+ pH, To, DO, EC: đo tại chỗ, các thiết bị được cân chỉnh trước mỗi đợt quantrắc;

+ TN: axít hóa với H2SO4 conc. tới pH 1.5-2 và bảo quản lạnh ở 4 oC;

+ SS: phân tích càng sớm càng tốt, bảo quản không quá 24 h;

+ SO42-: bảo quản ở 4 oC và phân tích trong vòng 7 ngày;

+ TP : bảo quản ở 4 oC và phân tích trong vòng 7 ngày;

+ COD và BOD : bảo quản ở 4 oC và phân tích trong vòng 24h;

Trang 9

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

+ Kim loại nặng: bảo quản ở 4 oC và phân tích trong vòng 7 ngày;

- Nhật ký lấy mẫu: các mẫu được ghi chép chi tiết trong nhật ký lấy mẫu, bao gồm:

ký hiệu mẫu, điều kiện lấy mẫu, thời tiết, giờ lấy mẫu, người lấy mẫu,

2.3.3 Mẫu QC tại chỗ

- Mẫu kiểm tra vận chuyển: sử dụng dung dịch với nồng độ cho trước (tạo bởinước cất và hóa chất tinh khiết) Mẫu được cho vào can đựng mẫu và vận chuyển rađiểm lấy mẫu Can mẫu này không mở tại điểm lấy mẫu Mẫu này cho phép xác định

sự nhiễm bẩn và mất mẫu trong quá trình xử lý, vận chuyển và bảo quản Bên cạnh đó

- Đường chuẩn: sử dụng dung dịch chuẩn để kiểm tra độ tuyến tính của thiết bị vàxác lập đường chuẩn cho các tính toán kết quả phân tích;

- Kiểm tra độ lặp lại: lập lại các phân tích ít nhất 3 lần đối với một số chỉ tiêu (đặcbiệt đối với phân tích KLN) – tính độ chênh lệch;

2.3.5 Kiểm tra chéo liên phòng thí nghiệm

- Thực hiện kiểm tra chéo một số chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm Viện Tài nguyên vàMôi trường – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: trong tổng số 28 điểm quantrắc lấy ra 6 mẫu để kiểm tra chéo các thông số hóa lý (18 chỉ tiêu - trừ các chỉ tiêu đonhanh) kiểm tra chéo 2 đợt/ 4 đợt quan trắc; trong 4 điểm quan trắc trầm tích đáy lấy

ra 2 mẫu - kiểm tra chéo 1 đợt/ 2 đợt quan trắc

III NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG QUA KẾT QUẢ CỦA BỐN ĐỢT QUAN TRẮC

3.1 Kết quả quan trắc: (bảng số liệu đính kèm)

Khu vực sông Sài Gòn có 16 điểm lấy mẫu, chạy dọc từ phía thượng lưu (Hồ DầuTiếng) xuống đến vị trí Cầu Bình Điền

Khu vực sông Đồng Nai khảo sát 6 điểm bao gồm: Cầu Phước Hòa, Cầu Đồng Nai,Trạm bơm Nhà máy nước Thiện Tân, Bến đò Lợi Hòa, Cầu Ông Buông và Bến đòHãng Da

Trang 10

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Khu vực các cửa sông là 6 điểm nằm về phía nam của Tp Hồ Chí Minh (phà BìnhKhánh, Tam Thôn Hiệp và cửa Vàm Cỏ - sông Soài Rạp ) và về phía tây của tỉnh BàRịa Vũng tàu (cảng Gò Dầu, cảng Phú Mỹ và cảng Cái Mép)

Kết quả phân tích hóa lý nước mặt tại 28 vị trí qua 4 đợt quan trắc được trình bàytrong các bảng A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3 và D1, D2, D3 Diễn biến giá trịtrung bình các thông số quan trắc được trình bày trong bảng E1, E2, E3

Các vị trí đồng thời thu thập mẫu trầm tích đáy là cầu Phú Cường, trạm bơm nhà máynước Thiện Tân, cầu Ông Buông và cảng Phú Mỹ

3.2 Tiêu chuẩn áp dụng

3.2.1 Đối với lưu vực sông Sài Gòn

Khu vực thượng nguồn từ Hồ Dầu Tiếng đến Cầu Phú Cường nước được sử dụng đểdùng cấp nước cho nhà máy nước Thủ Dầu Một nên trong báo cáo này sẽ áp dụng tiêuchuẩn nước mặt loại A, dùng cho cấp nước sinh hoạt (TCVN 5942-1995)

Khu vực từ Cầu Phú Long đến Cầu Bình Điền áp dụng tiêu chuẩn nước mặt (TCVN5942-1995) nguồn loại B, nước sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích cấpnước sinh hoạt

3.2.2 Đối với lưu vực sông Đồng Nai : áp dụng tiêu chuẩn nước mặt (TCVN

5942-1995) loại A, nước dùng cho cấp nước sinh hoạt

3.2.3 Đối với lưu vực cửa sông : áp dụng tiêu chuẩn nước mặt (TCVN 5942-1995)

nguồn loại B

3.3 Đánh giá diễn biến trên phương diện hóa lý, thủy sinh và trầm tích đáy

3.3.1 Các yếu tố vật lý

Nhiệt độ ( 0 C): là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh

học và đời sống của hệ thủy sinh trong môi trường nước Sự gia tăng hay giảm nhiệt

độ cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước

Diễn biến nhiệt độ theo thời gian

Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 4 đợt trong năm 2007 trên lưu vực sông SàiGòn cho thấy nhiệt độ trong năm dao động trong khoảng 27,0 – 32,70C, giá trị nhiệt độtrung bình năm là 29,90C, không có sự chênh lệch nhiều so với năm 2006 (29,70C).Giá trị nhiệt độ trong 3 đợt khảo sát (tháng 4, 6, 9) có các giá trị trung bình, thấp nhất

và cao nhất trong từng đợt cao hơn đợt 4 (tháng 12) do thời điểm lấy mẫu khác nhau:

từ tháng 4 đến tháng 9 thời tiết chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với nền nhiệt độkhông khí trung bình cao hơn tháng 12 diễn ra vào đầu mùa khô, lúc này thời tiết bịảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc dẫn đến nền nhiệt độ trung bình trong không khílạnh hơn Nhìn chung, nhiệt độ trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn không có sự biếnđộng lớn theo thời gian mà tương đối ổn định nằm trong khoảng an toàn cho đời sốngcủa các loài thủy sinh trong môi trường nước cũng như cho quá trình sử dụng nướccủa con người

Trang 11

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Số liệu quan trắc nhiệt độ của nước mặt lưu vực sông Đồng Nai thấp hơn lưu vựcsông Sài Gòn, không có sự dao động lớn theo thời gian (từ 26,0 – 39,30C ) và nằmtrong ngưỡng khá an toàn cho các hoạt động của thủy sinh vật trong môi trường nước.Cũng tương tự lưu vực sông Sài Gòn, các giá trị cao nhất, thấp nhất và trung bìnhtrong đợt 4 thấp hơn 3 đợt còn lại Trong từng đợt khảo sát không có giá trị nhiệt độnào có những biến động do bị ảnh hưởng bởi những nguồn thải nóng hay lạnh gây nên.Căn cứ vào kết quả đo đạc nhiệt độ qua 4 đợt quan trắc trong năm 2007 tại khu vựccửa sông cho thấy giá trị nhiệt độ không có sự dao động lớn theo thời gian, nhiệt độtrung bình trong từng đợt khảo sát dao động trong khoảng khá nhỏ từ 28,4 – 30,70 C, làkhoảng nhiệt độ khá an toàn cho môi trường sống của thủy sinh vật cũng như cho cácmục đích sử dụng của con người

Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông

Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo thời gian năm 2007

Hình 3.2 Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo không gian năm 2007

Diễn biến nhiệt độ theo không gian

Trang 12

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Giá trị nhiệt độ ở các vị trí trên các lưu vực không có sự biến động lớn theo khônggian Không có vị trí nào có nhiệt độ thay đổi đột biến do bị ảnh hưởng trực tiếp bởicác nguồn thải nóng hay lạnh trong khu vực Cũng tương tự kết quả quan trắc năm

2006, khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa các điểm khảo sát trong năm 2007 không cao

và khá an toàn cho môi trường (hình 3.2)

Giá trị pH : pH biểu diễn nồng độ H+ có trong nước, đây là chỉ thị về tính acid hoặctính kiềm của môi trường nước Dải đo của pH là từ 0 đến 14, trong đó mức 07 đượcxem là mức trung hòa Dung dịch với độ pH dưới 07 được xem là có tính acid và trên

07 được xem là có tính bazơ Trong đó vùng pH từ 6,5 – 8,2 là khá thích hợp cho phầnlớn các thủy sinh động vật trong nước

Diễn biến pH theo thời gian

Kết quả phân tích giá trị pH trên lưu vực sông Sài Gòn trong năm 2007 dao động

từ 5,8 – 8,0, giá trị trung bình là 6,9 cao hơn kết quả đo năm 2006 (6,5) Các giá trị

pH lớn nhất và nhỏ nhất theo từng đợt khảo sát cũng có sự dao động khá lớn từ 7,0 –8,0 và từ 5,8 - 6,8 Điều này cho thấy nước mặt lưu vực sông Sài Gòn biến động trongkhoảng từ môi trường có acid yếu đến môi trường trung hòa.Trong đợt khảo sát vàotháng 06/2007, giá trị pH thấp nhất và cao nhất trong lưu vực đều cao hơn giá trị củacác đợt còn lại Trong các đợt khảo sát tháng 4, 9 & 12 thì giá trị pH có sự tương đồngtheo thời gian, giá trị trung bình trong từng đợt trên lưu vực sông Sài Gòn tươngđương nhau (hình 3.3)

Trên lưu vực sông Đồng Nai, nhìn chung pH không có sự dao động lớn theo thờigian, giá trị trung bình 4 đợt dao động từ 6,3 - 7,9 và giá trị trung bình năm là 7,1, caohơn giá trị trung bình đo được trên lưu vực sông Sài Gòn và tương tự giá trị khảo sátnăm 2006

Theo kết quả khảo sát khu vực cửa sông cho thấy giá trị pH không có sự dao độnglớn theo thời gian quan trắc Các giá trị pH nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất trong từngđợt khảo sát biến động không nhiều Giá trị pH trung bình năm 2007 cũng tương tựnăm 2006, dao động trong khoảng khá bé từ 6,7 – 7,5 Điều này cho thấy chất lượngnước mặt lưu vực cửa sông trong 4 đợt khảo sát đều nằm trong khoảng trung tính

Trang 13

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông

Hình 3.3 Diễn biến pH nước mặt theo thời gian năm 2007

Diễn biến pH theo không gian (hình 3.4)

Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, đoạn từ Hồ Dầu Tiếng đến cầu Bình Điền(lưu vực Sông Sài Gòn), giá trị pH trong cả 4 đợt đều thấp hơn các điểm quan trắckhác và có sự dao động khá lớn giữa các điểm So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại

A dùng cho cấp nước sinh hoạt: vị trí Cầu Phú Cường (đợt 1 và 4), cầu Bến Súc (đợt4) và sông Thị Tính (đợt 1) không nằm trong ngưỡng cho phép; các vị trí khác trên cáclưu vực đều có giá trị pH đạt chuẩn cho phép So với năm 2006, kết quả năm 2007không có sự chênh lệch lớn tại cầu Phú Cường nhưng tại cầu Bến Súc và sông ThịTính, pH có xu hướng giảm

Theo kết quả đo nhanh bằng thiết bị đo liên tục có ghép nối định vị vệ tinh gắn vớimáy phân tích nước điều khiển bằng máy tính điện tử được tiến hành bởi Viện hóa họcthực hiện ngày 12-14/09/2007 cho thấy phần lớn các đoạn trên sông Sài Gòn từ khuvực Thủ Dầu Một về phía hạ lưu có giá trị pH biến thiên trong khoảng từ 3,5 – 6,0,nước thể hiện tính acid khá cao và càng gần về phía hợp lưu thì pH có xu hướng cànggia tăng Vấn đề acid hóa sông Sài Gòn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nướcsinh hoạt, thủy lợi và quá trình nuôi trồng thủy sản trong vùng

Theo số liệu quan trắc trong năm 2007, nhìn chung giá trị pH đo được trong nướcmặt trải dài từ vị trí Cầu Phước Hòa đến Bến đò Hãng Da trên lưu vực sông Đồng Naikhông có sự dao động lớn theo không gian Tuy giá trị đo được có xu hướng giảm dần

về phía hạ lưu nhưng so với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại A - nước sử dụng cho cấpnước sinh hoạt thì giá trị pH trên lưu vực sông đều đạt ngưỡng quy định

Theo kết quả đo nhanh bằng thiết bị đo liên tục có ghép nối định vị vệ tinh gắn vớimáy phân tích nước điều khiển bằng máy tính điện tử được tiến hành bởi Viện hóa họcngày 12-14/09/2007 cho thấy phần lớn các đoạn trên sông Đồng Nai từ thượng lưu vềphía hạ lưu đều có giá trị pH nằm trong khoảng 5,5 – 6,0 và càng gần về phía biển thì

pH có xu hướng càng tăng Do đó, so với lưu vực sông Sài Gòn thì giá trị pH trên lưuvực sông Đồng Nai dao động trong khoảng an toàn hơn do sông Đồng Nai có lưu

Trang 14

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

lượng lớn chảy xiết nên khả năng tự làm sạch cao, do đó mức độ ô nhiễm trên sôngĐồng Nai cũng thấp hơn lưu vực sông sài Gòn

Nhìn chung không có sự biến động lớn giá trị pH giữa các vị trí quan trắc trên khuvực các cửa sông So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B-nước sử dụng cho các mụcđích khác thì pH trên khu vực cửa sông đều nằm trong ngưỡng cho phép Trên toànkhu vực, không phát hiện giá trị pH tại vị trí nào vượt quá ngưỡng cho phép của tiêuchuẩn, nằm trong khoảng trung tính và khá an toàn cho môi trường

Hình 3.4 Diễn biến pH nước mặt theo không gian năm 2007

Chất rắn lơ lửng (SS): trong nguồn nước được tạo ra do quá trình bào mòn, rửa trôi tự

nhiên của đất đá trong lưu vực và một phần do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, dịch

vụ, công nông nghiệp

Diễn biến SS theo thời gian (hình 3.5)

Hàm lượng SS trong năm 2007 trên lưu vực sông Sài Gòn dao động từ 2,5 – 225,0mg/l, giá trị trung bình là 113,8 mg/l, không có sự chênh lệch nhiều so với năm 2006(102 mg/l) Trong 4 đợt khảo sát thì hàm lượng SS trong lưu vực sông Sài Gòn vàotháng 4, 9 và 12 không có sự chênh lệch lớn và cao hơn đợt tháng 4

Trên lưu vực sông Đồng Nai, nhìn chung hàm lượng chất rắn lơ lửng trong năm

2007 cũng có sự dao động lớn theo thời gian Các hàm lượng SS nhỏ nhất, trung bình

và lớn nhất đều có những thay đổi đáng kể theo thời gian Mức độ dao động thấp nhất

là vào tháng 06/2007 và mức độ dao động cao là vào tháng 09/2007, tháng có lượngmưa và lũ lớn trên lưu vực

Qua các kết quả quan trắc tại khu vực các cửa sông cho thấy hàm lượng chất rắn lơlửng trong nước mặt không có sự biến động theo thời gian Các giá trị SS nhỏ nhất,trung bình và cao nhất giữa các đợt khảo sát không có sự chênh lệch nhiều, dao động

từ 53 – 284 mg/l Giá trị lớn nhất (vị trí cảng Gò Dầu) thấp hơn 1,5 lần năm 2006

Trang 15

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông

Hình 3.5 Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng theo không gian năm 2007

Diễn biến SS theo không gian (hình 3.6)

Dọc theo chiều dài lưu vực sông Sài Gòn, hàm lượng SS có xu hướng gia tăng ởcác vị trí tiếp nhận nước thải từ một số khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt từ cáckhu dân cư nằm trong khu vực nội thành Tp HCM, bao gồm các vị trí quan trắc từ cầuBến Súc đến cửa sông Thị Tính và từ Bến Nhà Rồng đến cầu Chữ Y

- Khu vực từ Hồ Dầu Tiếng đến Cầu Phú Cường: hàm lượng SS thấp nhất tại khuvực Hồ Dầu Tiếng sau đó gia tăng dần về phía sông Thị Tính Hàm lượng SS trongnước mặt khu vực này nhìn chung đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặtnguồn loại A - nước dùng cho cấp nước sinh hoạt (TCVN 5942-1995 A: SS = 20mg/l).Các đợt 2 và 3 trong tháng 06 & 9, nằm trong mùa mưa lũ nên ảnh hưởng của nướcmưa chảy tràn qua các vùng đất canh tác nông nghiệp làm rửa trôi đất gây xói mòn kéotheo một lượng chất rắn vào môi trường nước mặt trong khu vực thượng lưu Do đó sovới tiêu chuẩn nước mặt loại A (TCVN 5942-1995: SS=20mg/l), ngoại trừ điểm hồDầu Tiếng, các điểm còn lại đều có hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước mặt khuvực này đều vượt ngưỡng quy định

- Khu vực từ Cầu Phú Cường về phía hạ lưu (Cầu Bình Điền) : Đối với khu vực từCầu Phú Long đến Cầu Sài Gòn, nhìn chung hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các vị trítrong khu vực này có xu hướng giảm so với đoạn thượng lưu và đều đạt tiêu chuẩn chophép Từ vị trí Bến Nhà Rồng đến cầu Bình Điền hàm lượng SS có sự gia tăng đáng

kể, đặc biệt tại các vị trí chảy qua địa phận Tp.HCM như Cầu Chữ Y, kết quả 3 đợt 1,

3 và 4 đều vượt tiêu chuẩn nước mặt loại A Do đây là các vị trí nằm trong khu trungtâm, chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, nước thải sảnxuất từ các xí nghiệp nhà máy với quy mô vừa và nhỏ trong khu vực

Hàm lượng SS của nước mặt trên lưu vực sông Đồng Nai cũng có sự dao độngđáng kể giữa các vị trí khảo sát trong đợt tháng 9/2007, vị trí cầu Phước Hòa và cầuÔng Buông có giá trị tăng đột biến, vượt tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại A - nướcdùng cho mục đích sinh hoạt Trong đó mức độ ô nhiễm cao nhất là tại vị trí Cầu Sông

Trang 16

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Buông, là vị trí nằm trên 1 nhánh sông nhỏ (sông Lá Buông) chảy vào sông Đồng Naichịu ảnh hưởng bởi nước thải từ các khu công nghiệp Biên Hòa II, Amata, LongBình Mặc dù nước thải tập trung của những khu công nghiệp này đều đã được xử lýtrước khi xả ra nguồn nước mặt nhưng chất lượng nước sông ít nhiều vẫn bị ảnh hưởngcủa ô nhiễm Giá trị đo được tại các điểm còn lại trong cả 4 đợt không có biến độnglớn, đạt tiêu chuẩn cho phép hoặc xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn

Kết quả khảo sát tại khu vực các cửa sông cho thấy hàm lượng SS giữa các vị tríkhảo sát có sự dao động lớn và có xu hướng giảm dần tại cảng Phí Mỹ Tuy nhiên, sovới các lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai thì hàm lượng chất rắn lơ lửng khu vực cửasông có sự gia tăng đáng kể Giá trị SS dao động trong khoảng khá rộng từ 53 –284mg/l So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B, nước dùng cho các mục đích khácthì hàm lượng SS trên các khu vực cửa sông khảo sát trong 4 đợt quan trắc năm 2007hầu hết đều vượt chuẩn Vì khu vực cửa sông chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ bởi cácdòng triều xâm nhập và nước thải sinh hoạt, sản xuất từ các khu công nghiệp phân bốtrong khu vực như Nhơn Trạch I, II, III, V, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân B, Gò Dầu, Phú

Hình 3.6 Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt theo không gian năm 2007

Độ đục: Độ đục của nước đặc trưng cho lượng chất hữu cơ, phù sa, các hạt lơ lửng,…

và có tỷ lệ tuyến tính với hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước Độ đục cao sẽ làmgiảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của cácsinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng của nước khi

sử dụng Tuy nhiên độ đục còn phụ thuộc vào độ sâu dòng chảy và độ sâu của mẫukhảo sát Độ đục càng cao thì mức độ nước nhiễm bẩn càng lớn

Diễn biến Độ đục theo thời gian (hình 3.7)

Kết quả phân tích độ đục trên lưu vực sông Sài Gòn trong năm 2007 có sự chênhlệch khá lớn, dao động từ 2,1 – 319 NTU, giá trị trung bình năm là 160,6 NTU – caohơn 1,5 lần năm 2006 Trong từng đợt khảo sát đều cho thấy giá trị độ đục nhỏ nhất,

Trang 17

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

trung bình và cao nhất có sự biến động theo thời gian Các giá trị độ đục trung bìnhtrong từng đợt khảo sát dao động trong khoảng khá lớn 73,3 – 162,3 NTU Giá trị đođược trong đợt 2 (tháng 6/2007) cao hơn ba đợt còn lại, nguyên nhân đợt 2 diễn ratrong tháng giữa mùa mưa, sự bào mòn đất đá và rửa trôi trên bề mặt, theo mưa chảyvào lưu vực; ngoài ra, còn do chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt vàdịch vụ không được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường đã làm tăng độđục trong nguồn nước mặt

Theo kết quả quan trắc giá trị độ đục trong 4 đợt năm 2007 trên lưu vực sông ĐồngNai cho thấy độ đục tại các vị trí quan trắc có sự dao động lớn theo thời gian Thể hiệnqua các giá trị độ đục thấp nhất, cao nhất và trung bình trong từng đợt khảo sát có sựthay đổi rất lớn, dao động từ 4,8 – 354 NTU, có xu hướng cao hơn kết quả quan trắcnăm 2006 (5,5 - 200 NTU) Trong đợt quan trắc tháng 09/2007, giá trị độ đục trên lưuvực sông Đồng Nai khá cao, giá trị trung bình trong toàn lưu vực lên đến 182 NTU,cao gấp 2,1 lần so với giá trị độ đục trung bình vào tháng 6, gấp 5,7 lần giá trị trungbình tháng 12 và gấp 10,3 lần giá trị trung bình tháng 4 Có thể thấy rằng độ đục có sựgia tăng vào các tháng có lượng mưa lớn do sự rửa trôi các chất lơ lửng , đất đá trêncác vùng có địa hình cao xuống dòng sông (tháng 6 và tháng 9)

Giá trị độ đục trên khu vực các cửa sông trong năm 2007 cũng tương tự như lưuvực sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, có sự dao động lớn theo thời gian Các giá trị độđục nhỏ nhất, trung bình và cao nhất trong từng đợt khảo sát dao động từ 5,9 – 237,0NTU

Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông

Hình 3.7 Diễn biến Độ đục nước mặt theo thời gian năm 2007

Diễn biến Độ đục theo không gian (hình 3.8)

Dọc theo chiều dài lưu vực sông Sài Gòn nhận thấy giá trị độ đục có sự biến đổitheo không gian khá rõ rệt Khu vực Hồ Dầu Tiếng giá trị độ đục đo được là rất thấp

do trong hồ không có sự xáo trộn lớn của dòng nước, sau đó tăng dần và đạt cao nhấttại khu vực thuộc sông Thị Tính Độ đục trong nước mặt tại đây cao nhất so với các vịtrí khác trên toàn lưu vực do nước mặt khu vực này chịu ảnh hưởng bởi nước thải từ

Trang 18

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

các khu công nghiệp và đặc biệt tại vị trí cửa sông Thị Tính đã và đang diễn ra hoạtđộng khai thác cát Qua khỏi cửa sông Thị Tính, độ đục giảm dần, từ vị trí Bến NhàRồng Đồng về hạ lưu giá trị độ đục có xu hướng gia tăng Đây là khu vực đi qua trungtâm Tp.HCM nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuấttrong khu vực

Nhìn chung giá trị độ đục dọc tại các vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai không cóbiến động lớn trong đợt 1, 2 và 4 Ngoại trừ đợt quan trắc vào tháng 09/2007 Chênhlệch giữa điểm có giá trị thấp nhất (cầu Đồng Nai – đập Trị An) và điểm có giá trị caonhất (cầu ông Buông) lên đến 344 NTU

Tại khu vực các cửa sông, nhìn chung độ đục tại hợp lưu sông Vàm Cỏ – sông SoàiRạp đạt giá trị cao nhất và sau đó giảm dần về phía Cảng Gò dầu, Cảng Phú Mỹ, CảngCái Mép Giá trị độ đục tại khu vực hợp lưu giữa hai con sông có chiều hướng tăngcao do có sự xáo trộn lên tục của các dòng nước và sự ảnh hưởng trực tiếp của cácdòng triều

Từ các đánh giá diễn biến độ đục theo không gian và thời gian cho thấy độ đục có

sự gia tăng vào các tháng có lượng mưa lớn (tháng 6 và tháng 9) do sự rửa trôi cácchất lơ lửng , đất đá trên các vùng có địa hình cao xuống dòng sông và sau đó có xuhướng giảm dần vào các tháng có lượng mưa trên khu vực thấp

Hình 3.8 Diễn biến Độ đục nước mặt theo không gian năm 2007

3.3.2 Xét trên phương diện nhiễm mặn

Sự xâm nhập mặn từ biển vào nội đồng là do ảnh hưởng của thủy triều trong điềukiện địa hình của sông hay kênh rạch thấp hơn Thủy triều trên lưu vực sông Sài Gòn –Đồng Nai mang tính bán nhật triều không đều Mức độ nhiễm mặn phụ thuộc theomùa rõ rệt Vào mùa mưa, lượng mưa lớn có tác dụng đẩy xâm nhập mặn về phía hạlưu Tuy nhiên, các hồ chứa có chức năng điều hòa dòng chảy rất lớn do vậy sự xâm

Trang 19

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

nhập mặn hiện nay đã ít mang tính thời vụ như trước khi có sự hiện diện của các hồchứa

Xâm nhập mặn được đặc trưng bằng sự tăng hàm lượng ion Clorua trong nước.Nồng độ Clorua lớn khiến tổng chất rắn hòa tan TDS tăng dẫn đến độ dẫn điện ECtăng Đối với nước mặt thì 3 thông số này thường tỉ lệ thuận với nhau và mang thôngtin hỗ trợ nhau Giữa độ dẫn điện và TDS có mối liên hệ nhất định, do đó hai đại lượngnày thường được sử dụng để thay thế lẫn nhau Người ta cũng sử dụng thông số TDS

để đánh giá mức độ nhiễm mặn của nước sông, bởi vì các cation và anion chiếm uu thế

là ion Natri và ion Clo

Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số ngành công nghiệp sản xuất cũng có thể thải ralượng lớn các ion Clo trong nước thải, ví dụ công nghiệp sản xuất hóa chất (xút, clo),công nghiệp sản xuất phân bón Tuy nhiên, đối với khu vực hạ lưu sông Sài Gòn thìnồng độ Clo hiện diện trong nước chủ yếu từ sự xâm nhập mặn của thủy triều biểnĐông

Tiêu chuẩn nước mặt không quy định nồng độ giới hạn hàm lượng của Clorua nóiriêng cũng như của TDS hay EC nói chung, nhưng đối với nguồn nước được dùng cấpnước cho sinh hoạt thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo giới hạn nồng độClorua trong nước là 250mg/l

Các hình 3.9, 3.10, 3.11 cho thấy có sự tương đồng rất lớn giữa lượng Clorua, nồng

độ TDS và độ dẫn điện tại các điểm trên toàn các lưu vực khảo sát trong cả 4 đợt năm

2007 Nói chung là trong đợt 3, các điểm quan trắc có nồng độ Clorua, TDS và độ dẫnđiện thấp nhất so với 3 đợt còn lại

Trên lưu vực sông Sài Gòn, tương tự kết quả năm 2006, đoạn từ Hồ Dầu Tiếng đếncầu Bình Triệu đều không phát hiện có sự nhiễm mặn ở cả bốn đợt Ngược lại, đoạn từcầu Sài Gòn đến Bến Nhà Rồng, xuất hiện hiện tượng nhiễm mặn trong đợt 1 (tháng4); càng về hạ lưu, mức độ nhiễm mặn gia tăng, tất cả các điểm quan trắc đều vượtngưỡng khuyến cáo dùng cấp nước cho sinh hoạt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (>

250 mg/l), đặc biệt là trong đợt 1, từ cầu Sài Gòn đến cầu Bình Điền, kết quả đợt 1 caohơn 3 đợt còn lại và dao động từ 439 – 1361 mg/l

Bốn điểm cuối có nồng độ Clo đo được trong các đợt 1 và 2 đến hơn 1000mg/l.Thêm vào đó, diễn biến về độ dẫn điện và TDS từ khu vực Thủ Dầu Một đến ngã baĐèn Đỏ đo đạc bằng thiết bị đo liên tục có ghép nối định vị vệ tinh gắn với máy phântích nước điều khiển bằng máy tính điện tử được tiến hành bởi Viện hóa học vào ngày12-14/09/2007 cũng cho thấy các thông số này trong nước mặt sông Sài Gòn trên đoạnquan trắc tăng dần từ thượng lưu (Thủ Dầu Một) đến hạ lưu (mũi Đèn Đỏ)

Các điểm quan trắc trên lưu vực sông Đồng Nai đều thuộc khu thượng lưu và trunglưu sông Đồng Nai nên nồng độ Clorua cũng như TDS và độ dẫn điện của khu vực nàykhá thấp, hoàn toàn mang đặc trưng của nguồn nước ngọt, chưa có dấu hiệu nhiễmmặn Nồng độ Clo, TDS và độ dẫn điện của các điểm quan trắc qua 3 đợt khá ổn định,

Trang 20

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

không có sự tăng giảm bất thường Nồng độ Clo đều thấp hơn 32,3 mg/l, nằm trongmức giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới về nồng độ Clorua trong nước (250mg/l)

Trang 21

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

đoạn từ cầu Hóa An đến ngã ba Đèn Đỏ bằng thiết bị ghép nối định vị vệ tinh bởi ViệnHóa học tiến hành vào ngày 12-14/09/2007 cũng cho thấy nồng độ hai thông số trênkhông có sự dao động đáng kể từ thượng lưu xuống hạ lưu và đều thấp hơn hẳn sôngSài Gòn

Trên khu vực các cửa sông, nước sông tại 6 điểm quan trắc ở khu vực này cho thấyđều nước mặt tại các điểm quan trắc bị nhiễm mặn với các mức độ khác nhau, vàkhông chênh lệch nhiều so với giá trị đo được trong năm 2006 Vào giữa mùa mưa(đợt 3), từ Tam Thôn Hiệp đến Cảng Cái Mép đều bị nhiễm mặn ở mức độ khá cao vớinồng độ muối khoảng 2467mg/l đến 16420mg/l Phà Bình Khánh chưa bị nhiễm mặnvào mùa mưa Tuy nhiên, trong mùa khô (đợt 1 và 4) thì mức độ nhiễm mặn đã tănglên tương đối rõ rệt, cả về mức độ xét theo nồng độ muối trong nước lẫn phạm vi ảnhhưởng, dao động từ 1060 – 39053 mg/l Nồng độ muối tại hai vị trí Tam Thôn Hiệp vàcửa Vàm Cỏ đã tăng lên đến hơn 15.000 mg/l trong mùa khô Nước sông tại vị trí phàBình Khánh cũng cho kết quả nồng độ Clo rất cao vào đợt này

Sự xâm nhập mặn nói chung là bị ảnh hưởng mạnh theo mùa giữa hai mùa mưa vàmùa khô Kết quả quan trắc trên các lưu vực đã chứng minh điều đó Nguyên nhân chủyếu là do trong những tháng giữa mùa mưa (tháng 8), tốc độ dòng chảy và lưu lượngdòng chảy đều thấp hơn mùa mưa nên không đủ để đẩy mặn ngược lại về phía biển.Ngoài ra mực nước thấp vào mùa khô cũng là điều kiện thuận lợi để nước biển xâmnhập sâu hơn Thêm vào đó còn phải kể đến yếu tố pha loãng vật lý bởi nước mưacũng góp phần khiến độ mặn trong nước giảm

3.3.3 Xét trên phương diện ô nhiễm hữu cơ

Mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ được đặc trưng bằng giá trị nồng độ các thông

số nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và oxy hòa tan (DO).Nhu cầu oxy sinh hóa đại diện cho nhóm các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinhhọc nên sự hiện diện các chất thuộc nhóm này thường đi kèm với sự suy giảm hàmlượng oxy hòa tan, do đó chúng được sử dụng để chỉ thị cho khu vực nước bị ô nhiễmhữu cơ

Oxy hòa tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượngcho quá trình phát triển, sinh sản của các vi sinh vật nước Hàm lượng Oxy hòa tantrong nước thay đổi theo mùa, nhiệt độ, các hoạt động quang hợp của thực vật nước và

sự phân hủy sinh học của các chất hữu cơ trong nước làm tiêu thụ Oxy Ngoài ra, nếuhàm lượng dinh dưỡng trong nước cao sẽ làm giảm khả năng hòa tan của Oxy vàonước

Nhu cầu oxy hóa học đại diện cho nhóm các chất có thể phân hủy được bằng cácchất oxy hóa mạnh, bao gồm cả các chất phân hủy sinh học và không hay khó phânhủy sinh học Nồng độ cao của COD là một biểu hiện nguy hiểm về chất lượng nước Các hình 3.12, 3.13, 3.14 thể hiện diễn biến nồng độ BOD, COD và DO tại các vịtrí quan trắc trên lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và các cửa sông

Trang 22

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Hình 3.14 Diễn biến nồng độ DO nước mặt theo không gian năm 2007

Lưu vực sông Sài Gòn

Trang 23

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Qua 4 đợt thu thập và phân tích mẫu trên lưu vực sông Sài Gòn, dọc theo chiều dàisông từ thượng lưu xuống hạ lưu, nồng độ BOD5 và COD có chiều hướng tăng dần,đặc biệt tại khu vực cầu An Lộc Giá trị nồng độ BOD và COD trên lưu vực sông SàiGòn qua cả 4 đợt quan trắc có sự chênh lệch khá lớn giữa các vị trí trong từng đợt vàgiữa các đợt trong năm (đợt 1, 4 với đợt 2, 3) và mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ

có xu hướng gia tăng so với 3 đợt quan trắc năm 2006 Ở đợt 1, nồng độ BOD đoạn từcầu Bến Súc đến cầu Phú Cường dao động từ 12,5 – 19,9 mg/l và vượt tiêu chuẩn A từ

3 – 5 lần Đồng thời nồng độ COD cũng vượt ngưỡng tiêu chuẩn A từ 2,8 – 3,6 lần.Đối với các vị trí trung lưu và hạ lưu sông, nồng độ BOD cũng như COD tăng lên rất

rõ, các điểm có nồng độ BOD5 vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cột B) làcầu An Hạ, cầu An Lộc, cầu Tân Thuận, cầu Chữ Y và cầu Bình Điền; đồng thời hầuhết các vị trí quan trắc trong đoạn này đều có nồng độ COD vượt tiêu chuẩn Kết quảđợt 4 cũng tương tự đợt 1, chất lượng nước trên lưu sông Sài Gòn nhìn chung đều vượthoặc xấp xỉ ngưỡng cho phép Trong đó đáng kể là các vị trí cầu Tân Thuận, cầu chữ

Y và cầu Bình Điền, đều là các vị trí nằm trong nội thành của Thành phố Hồ ChíMinh

Kết quả quan trắc trong đợt 2 và 3 có diễn biến tốt hơn hai đợt 1 và 4, hầu hết cácđiểm khảo sát đều đạt tiêu chuẩn quy định

Nhìn chung là mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ thông qua hai thông số COD vàBOD trên sông Sài Gòn đã vượt quá giới hạn tiêu chuẩn áp dụng cho cả 2 phân đoạn.Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm nước khá nặng nề và tăngdần từ thượng lưu xuống hạ lưu sông Sài Gòn là chất thải sinh hoạt chưa qua xử lýhoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các dân cư sinh sống ven sông cũng như các khu đôthị lớn vẫn được xả trực tiếp xuống dòng sông hàng ngày Càng đi về phía hạ lưu vàonội thành thành phố Hồ Chí Minh (cầu Tân Thuận, cầu Chữ Y), dòng sông càng trởnên ô nhiễm vì mỗi ngày phải tiếp nhận một khối lượng lớn nước thải đô thị

Ngoài nước thải sinh hoạt, một số hoạt động công nghiệp có thải nước thải ra sôngcũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm Điển hình là nước sông tại các vị trí cầu BếnSúc, sông Thị Tính và cửa sông Thị Tính (tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệptại khu vực Bến Cát) và cầu Bình Điền (gần nhà máy phân bón Bình Điền) đều bị ảnhhưởng bởi nồng độ chất hữu cơ cao trong nước thải từ các nhà máy này

Nồng độ quá thấp của DO đe dọa đến đời sống các loài thủy sinh vật trong khu vực

vì không đủ để nhiều loài hô hấp và sinh trưởng Thông thường trong điều kiện khíhậu nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam thì nồng độ oxy hòa tan có thể chấp nhận được đểduy trì hô hấp cho thủy sinh là khoảng 4mg/l Oxy hòa tan dưới 3mg/l là không đủ duytrì hô hấp cho sinh vật cỡ lớn như cá Các chất ô nhiễm liên quan đến hàm lượng oxyhòa tan thấp bao gồm các chất hữu cơ phân hủy sinh học chứa cacbon (CBOD) và cácchất hữu cơ phân hủy sinh học chứa N (NBOD) Nói cách khác, Oxy hòa tan thấp làhậu quả của hàm lượng chất hữu cơ phân hủy sinh học (BOD) cao và hàm lượng chấtdinh dưỡng cao vì trong quá trình phân hủy, vi sinh vật đã tiêu thụ rất nhiều oxy hòa

Trang 24

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

tan của nước Ngoài ra, hàm lượng phospho cao cũng là nguyên nhân gây nên nồng độBOD cao thông qua sự phân rã của các loài tảo phát triển mạnh trong môi trường dưthừa phospho Và hậu quả tiếp theo là sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước

Sự thay đổi nồng độ DO qua các điểm quan trắc ở 4 đợt dao động tương đối lớn,càng về hạ lưu nồng độ càng giảm Nồng độ Oxy hòa tan trong nước sông ở khu vựcthượng lưu (từ cầu Bến Súc đến cầu Phú Cường) nhìn chung là chưa đạt được giá trịquy định trong tiêu chuẩn (6mg/l) và thường thay đổi trong khoảng từ 2,5 – 4,3 mg/l

Ở khu trung lưu và hạ lưu sông, nồng độ Oxy hòa tan thay đổi rất mạnh Tuy nhiên cómột số vị trí cần lưu ý quan tâm vì nồng độ DO tại những nơi này luôn ở mức thấp nhưcầu An Lộc, cầu Tân Thuận, cầu chữ Y, cầu Bình Điền Đây cũng đồng thời là các vịtrí bị ô nhiễm hữu cơ nặng nhất trên sông Sài Gòn, như đã phân tích ở trên

Theo kết quả quan trắc liên tục nồng độ DO trên sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đếnngã ba Đèn Đỏ, hàm lượng Oxy hòa tan trong nước giảm dần từ thượng lưu xuống hạlưu Nhưng ở thượng lưu, nồng độ DO cũng chỉ đạt khoảng 4,7 mg/l, chưa đáp ứngđược tiêu chuẩn quy định và chỉ vừa đủ mức duy trì đời sống thủy sinh, thể hiện sự ônhiễm hữu cơ rõ rệt nhưng chưa nghiêm trọng Đặc biệt đoạn từ cầu Bình Triệu đếncầu Tân Thuận, nồng độ DO suy giảm rất nhanh và kết quả đo đều ở mức 1mg/l, đedọa nghiêm trọng đến các động thực vật nước Đây được coi là vùng phân hủy tích cựccủa sông Sài Gòn So sánh trên toàn bộ sông thì mức DO  1mg/l chiếm khoảng 20 %tổng chiều dài sông

Diễn biến về mức độ ô nhiễm hữu cơ từ thượng lưu xuống hạ lưu sông Sài Gòntăng dần lên còn được quan sát thấy bởi sự thay đổi của thế oxy hóa khử (ORP) theodọc chiều dài sông Viện Hóa học đã tiến hành đo thế oxy hóa khử liên tục trong nướcsông Sài Gòn vào ngày 12-14/09/2007 trên đoạn từ Thủ Dầu Một tới ngã ba Đèn Đỏ

và kết quả cho thấy thế oxy hóa khử giảm dần từ thượng lưu xuống hạ lưu, cũng cónghĩa là càng xuống tới hạ lưu, nồng độ của các chất dạng khử càng chiếm ưu thế sovới các chất dạng oxy hóa, càng thúc đẩy sự phân rã của các chất từ dạng có thể oxyhóa khử thấp về dạng có thế oxy hóa khử cao hơn Đây đồng thời cũng là một dữ kiện

bổ sung để minh chứng cho sự ô nhiễm ở hạ lưu sông Sài Gòn

Lưu vực sông Đồng Nai:

Tương tự kết quả quan trắc qua 3 đợt trong năm 2006, nước sông ở một số vị tríquan trắc trong năm 2007 (cầu Ông Buông – đợt 1) cho kết quả mức độ ô nhiễm hữu

cơ vượt quá tiêu chuẩn áp dụng (TCVN 5942-1995, cột A) nhưng nhìn chung thì sự ônhiễm trên sông Đồng Nai được đánh giá là nhẹ và tốt hơn nhiều trên lưu vực sông SàiGòn Nồng độ của BOD và COD thường dao động xung quanh giá trị tiêu chuẩn.Không có sự tăng giảm đột biến tại bất cứ điểm nào

Trong số các vị trí quan trắc của sông Đồng Nai, điểm cầu Ông Buông cần đượclưu tâm hơn Đây là nơi tiếp nhận nước thải của các khu công nghiệp Biên Hòa II,Amata, Long Bình Mặc dù nước thải tập trung của những khu công nghiệp này đều

Trang 25

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

đã được xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn nước mặt, chất lượng nước sông ít nhiều vẫn

bị ảnh hưởng của ô nhiễm

Nồng độ oxy hòa tan trong nước thuộc khu vực quan trắc của sông Đồng Nai chokết quả tốt hơn rõ rệt so với sông Sài Gòn vì chưa quan sát thấy vị trí nào mà mức độ ônhiễm nặng đến mức gây nên sự suy giảm trầm trọng trong hàm lượng oxy hòa tan: tất

cả các điểm qua cả 3 đợt khảo sát đều cho thấy nồng độ oxy hòa tan dao động từ 3,5 –6,8 mg/l Kết quả này cũng hoàn toàn đồng nhất với kết quả đo liên tục hàm lượngOxy hòa tan do Viện Hóa học thực hiện vào ngày 12-14/09/07 cho thấy trên đoạn sôngquan trắc từ nhà máy nước Thiện Tân đến bến đò Hãng Da, nồng độ DO thấp nhất là4,6 mg/l Ngoài ra, đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai, nồng độ Oxy đạt đượcngưỡng 6mg/l là mức quy định trong tiêu chuẩn

Cũng theo khảo sát của Lê Trình trong “Môi trường lưu vực sông Đồng Nai – SàiGòn, NXB Khoa học kỹ thuật, 2004” và kết quả “quan trắc môi trường nước lưu vựcsông Đồng Nai – Sài Gòn năm 2006” đã đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ ở sôngĐồng Nai nhẹ hơn rõ rệt so với sông Sài Gòn Điều này cũng còn được minh chứngkhi so sánh về thế Oxy hóa khử trong nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai được đođạc vào ngày 12-14/09/2007 cho thấy thế Oxy hóa khử trong nước sông Đồng Nai caohơn hẳn trong nước sông Sài Gòn Thế Oxy hóa khử càng cao là một biểu hiện nướccàng ít bị ô nhiễm

Khu vực các cửa sông

Có sự khác biệt rõ nét về ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua các thông số trên giữa 3điểm về phía nam Thành phố và 3 điểm về phía tây Bà Rịa Vũng Tàu Nhìn chungcũng như kết quả quan trắc năm 2006, sự ô nhiễm tại 3 điểm Bình Khánh, Tam ThônHiệp và cửa Vàm Cỏ mới ở mức độ nhẹ: nồng độ BOD thường < 6,7 mg/l và nồng độCOD thường < 14,6mg/l và đều đạt ngưỡng tiêu chuẩn quy định áp dụng với khu vựcnày Nồng độ oxy hòa tan tại đây cũng luôn nằm trong khoảng từ 4-6mg/l, thể hiện rõrệt môi trường ô nhiễm hữu cơ nhẹ

Trái lại, mức độ ô nhiễm hữu cơ tại 3 điểm về phía tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lạinặng nề hơn hẳn Song song với hàm lượng BOD và COD rất cao (vượt quá triêuchuẩn cho phép từ 1,7 – 3,4 lần) là nồng độ oxy hòa tan sụt giảm mạnh Trong số 3điểm này thì Gò Dầu nằm về phía thượng lưu, trung lưu là Phú Mỹ và hạ lưu là CáiMép Sự ô nhiễm ở đây lại giảm dần từ thượng lưu xuống hạ lưu Cảng Gò Dầu bị ônhiễm nghiêm trọng nhất với nồng độ COD có thể lên cao tới hơn 120mg/l và nồng độ

DO xấp xỉ bằng 1 mg/l Xuống tới Phú Mỹ và Cái Mép mức độ ô nhiễm đã giảmnhanh với giá trị DO đạt xấp xỉ 2 - 4mg/l

Nguyên nhân thường trực gây ra sự ô nhiễm nặng trong lưu vực sông Thị Vải đoạn

từ Gò Dầu đến Cái Mép là do khu vực là nơi tiếp nhận nước thải từ nhiều ngành sảnxuất công nghiệp trong các khu công nghiệp Nhơn Trạch I, II, III, V, Vedan, Gò Dầu,

Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân B, Phú Mỹ, Cái Mép Khả năng tự làm sạch của sông Thị Vảirất thấp, chỉ đạt hệ số từ 1-5 theo nghiên cứu của Nguyễn Tất Đắc và cộng sự về mô

Trang 26

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

hình chất lượng nước kết hợp phân tích (1994, 1997, 2001), thuộc mức từ dưới trungbình đến trung bình

3.3.4 Xét trên phương diện ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng

Sự ô nhiễm của nước sông bởi các chất dinh dưỡng được xem xét theo các thông sốgồm Nitơ (N-Amoni, N-NO2- và N-NO3-) và Phospho (PO43-) đều là các yếu tố dinhdưỡng đại lượng

Nitơ và Phospho là những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng vàphát triển của các sinh vật nước Nitơ là một nhân tố quan trọng cấu thành protein của

tế bào, còn Phospho tham gia vào quá trình sinh tổng hợp ADN và ARN trong tế bào.Tuy nhiên sự dư thừa các chất này lại ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước và đờisống thủy sinh Sự dư thừa quá mức của các yếu tố dinh dưỡng thúc đẩy quá trìnhquang hợp của thực vật nước, gây nên hiện tượng “nở hoa” bởi tảo Quá nhiều tảo gâymất mỹ quan và phá vỡ sinh cảnh, làm mất cân bằng sinh thái khu vực, làm suy giảmnồng độ oxy hòa tan bởi sự phân rã hiếu khí của các cơ thể tảo đã chết

Như vây, sự dư thừa quá mức các chất dinh dưỡng cũng gián tiếp làm đục nước bởitảo đã phân hủy và là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phân hủy phát triển gây nên sựsuy giảm chất lượng nước về khía cạnh vệ sinh

Nitơ thường hiện diện trong nước mặt (sông suối) dưới dạng các hợp chất củaAmoni, NO2- và NO3- Sự ô nhiễm bởi các chất này có nguồn gốc từ các hợp chất hữu

cơ chứa Nitơ (protein) Các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ thường nằm trong nước thảimột số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như nhà máy chế biến thịt hộp, cá hộp,chế biến thủy sản, nhà máy sản xuất phân bón vô cơ Các trại chăn nuôi gia súc nhưheo, bò cũng góp phần gây ô nhiễm bởi sự hiện diện các chất dinh dưỡng trong chấtthải của gia súc Ngoài ra, không thể không kể đến nguồn dinh dưỡng chứa Nitơ dồidào trong nước thải sinh hoạt của người dân thải xuống dòng sông Khi thải ra ngoàimôi trường, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ đã bị thủy phân và phân hủy trong điềukiện hiếu khí hay kỵ khí với các mức độ khác nhau tạo ra các sản phẩm ô nhiễm thứcấp bao gồm Amoni (NH3 và NH4 ), Nitrit (NO2-) và Nitrat (NO3-)

Amoni thường tồn tại trong nước dưới cả 2 dạng ion (NH4 ) và phân tử (NH3) Cânbằng giữa hai dạng này phụ thuộc vào pH của môi trường nước Điều cần nhấn mạnh

là bên cạnh tác động phú dưỡng hóa như đã đề cập ở trên, Amoni còn có độc tính với

hệ thực vật và động vật nước Dạng phân tử NH3 có độc tính cao hơn hẳn dạng ion

NH4+ Nhiệt độ càng cao thì độc tính của NH3 càng mạnh Nồng độ Amoni đo được làtổng nồng độ của cả hai dạng trên Nồng độ của NH3 phân tử có thể được tính toán từnồng độ Amoni tổng cộng, pH và nhiệt độ của mẫu nước thu thập

Trong khi đó, Phospho thường xuất hiện trong nước mặt mà nguồn gốc của nó cóliên quan đến nước thải các nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa tổng hợp,nước thải các nhà máy chế biến thủy hải sản, các nhà máy sản xuất phân bón, nướcthải sinh hoạt các khu dân cư Dạng tồn tại của Phospho trong nước thường là ion

Trang 27

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

phosphat (PO43-) Cũng như Nitơ, các hợp chất chứa P nguồn gốc hữu cơ khi đi vàomôi trường đã bị biến đổi, thủy phân tạo ra sản phẩm là các ion phosphat đơn vàphosphat đa Phospho góp phần rất lớn vào hiện tượng phú dưỡng hóa trên các dòngchảy nơi sông suối, ao hồ

Các hình 3.15, 3.16, 3.17 và 3.18 mô tả diễn biến nồng độ Amoni tổng, N-Nitrit,N-Nitrat và Phospho tổng tại các vị trí quan trắc qua 4 đợt thu thập mẫu và phân tíchmẫu trong năm 2007 Hàm lượng Phospho trong tiêu chuẩn Việt Nam chưa có quyđịnh giới hạn nồng độ do đó báo cáo này tạm sử dụng tiêu chuẩn của Cơ quan bảo vệMôi trường Mỹ (USEPA) giới hạn nồng độ tổng Phospho trong nước mặt lục địa là 0,1mg/l (tính theo P)

Quá trình biến đổi của các chất hữu cơ chứa N bắt đầu bằng sự chuyển hóa hợpchất hữu cơ tạo ra sản phẩm đầu tiên là Amoni (NH3 và NH4+), sau đó Amoni sẽ bị oxyhóa tạo thành ion Nitrit (NO2-) và kết thúc bằng sự tạo ra ion Nitrat (NO3-) Bên cạnh

NH3 tự do, Nitrit cũng là chất tương đối độc với cá và các loài thủy sinh khác Ngưỡnggây độc của các hợp chất này rất phụ thuộc vào thời gian phơi nhiễm của chúng vớisinh vật Vì vậy dạng tồn tại của hợp chất chứa Nitơ là rất quan trọng vì có ảnh hưởngsâu sắc đến đời sống thủy sinh

Lưu vực sông Sài Gòn

Nồng độ của Amoni tổng trong nước mặt sông Sài Gòn tại các điểm quan trắc qua

4 đợt có sự biến động khá lớn Trên đoạn thượng lưu từ hồ Dầu Tiếng đến cầu PhúCường, nồng độ Amoni đã vượt quá tiêu chuẩn (theo cột A) và điều này đều quan sátthấy ở cả 4 đợt Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn cột B thì mức độ ô nhiễm Amoni tại một

số vị trí cũng vượt chuẩn như sông Thị Tính (đợt 2, 3, 4), cửa sông Thị Tính (đợt 2 và3) và cầu Phú Cường (đợt 1, 2 và 3) Trong khi nồng độ Nitrat trong nước trên đoạnnày khá thấp và hoàn toàn trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, thì diễn biến nồng độNitrit tại đây cho thấy trong thời gian mùa khô (tương ứng với thời gian quan trắc đợt

1, từ chân đập Dầu Tiếng đến cầu Phú Cường đều có nồng độ Nitrit vượt tiêu chuẩnloại A Ngược lại, trong thời gian mùa mưa (tương ứng với thời gian quan trắc của đợt

2 và 3), dường như ô nhiễm Nitrit tại đây lại giảm mạnh, chỉ dao động xung quanh giátrị tiêu chuẩn

Trên đoạn trung lưu và hạ lưu, sự ô nhiễm bởi Amoni trong 4 đợt đều khá cao, có

xu hướng đợt 2, 3, 4 cao hơn đợt 1, nhìn chung đều vượt tiêu chuẩn loại B từ 1,2 đến

55 lần, ngoại trừ tại vị trí Bến Nhà Rồng và Mũi Đền Đỏ, nồng độ Amoni đều đạt tiêuchuẩn cột B Nồng độ Nitrat đều nằm trong tiêu chuẩn, chỉ riêng nồng độ Nitrit trongđợt 4 khá cao, vượt tiêu chuẩn B từ 2 đến 18 lần

Kết quả quan trắc nồng độ Amonia, Nitrit, Nitrat trên lưu vực sông Sài Gòn đãphản ánh tiến trình của sự oxy hóa các hợp chất chứa Nitơ đang diễn tiến mạnh ở giaiđoạn biến đổi Nitơ hữu cơ thành Amoni và Amoni thành Nitirit, trong đợt 4 diễn tiếnmạnh hơn 1, 2, 3

Trang 28

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Trang 29

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Hình 3.18 Diễn biến nồng độ Photpho tổng nước mặt theo không gian năm 2007

Như vậy, sự ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng chứa Nitơ trên sông Sài Gòn khánghiêm trọng, có xu hướng tăng cao hơn năm 2006 Trong đó điều cần chú ý hơn làbản chất tồn tại của các chất này hầu như đều tập trung dưới dạng khử (Amoni vàNitrit) lấn át hơn hẳn dạng Oxy hóa (Nitrat) Đây là một diễn biến tương đối xấu vìquá trình biến đổi từ dạng khử sang dạng Oxy hóa sẽ đòi hỏi tiêu thụ Oxy hòa tan vàgây nhiễm bẩn dòng nước Chất lượng nước sông bị ảnh hưởng bởi các chất dinhdưỡng cũng đã được nghiên cứu và ghi nhận tình trạng ô nhiễm nặng trong một số tàiliệu như “Môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn” của tác giả Lê Trình, NXBKhoa học kỹ thuật, năm 2004

Diễn biến mức độ ô nhiễm của các chất dinh dưỡng chứa Phospho thông qua hàmlượng Phospho tổng trong nước cho thấy so với tiêu chuẩn quy định bởi USEPA giớihạn nồng độ tổng P trong nước mặt lục địa là 0,1mg/l (tính theo P) thì sông Sài Gòn códiễn biến tương tự các chất dinh dưỡng chứa Nitơ, kết quả trung bình trong cả 4 đợt là0.4 mg/l, đều vượt tiêu chuẩn quy định của USEPA và cao hơn nhiều lần kết quả quantrắc năm 2006 Một số vị trí ở thượng lưu và hạ lưu sông thường có nồng độ cao hơncác vị trí khác là do bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải của một số cơ

sở công nghiệp có chứa nhiều Phospho của Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

Lưu vực sông Đồng Nai

Nồng độ Amoni tại tất cả các điểm quan trắc trong đợt 2, 3 và 4 đều vượt tiêuchuẩn loại A nhưng hầu hết đều đạt tiêu chuẩn B Trong khi đó, hàm lượng Nitrit trongnăm 2007 đều đạt tiêu chuẩn quy định, ngoại trừ vị trí cầu Ông Buông có giá trị tăngđột biến trong đợt 2 và 4, vượt tiêu chuẩn A đến 10 và 30 lần Amoni-NH4 là dạng oxyhóa, vì vậy mà kết quả khảo sát đo nhanh thế oxy hóa khử nước sông Đồng Nai vẫncho kết quả khá cao và hơn hẳn sông Sài Gòn

Nồng độ Nitrat tại tất cả các vị trí quan trắc qua 3 đợt khảo sát đều không phát hiệnthấy sự ô nhiễm đột biến nào và đều nằm trong giới hạn quy định bởi tiêu chuẩn

Trang 30

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Trong khi đó, mức độ ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng chứa Phospho trên sôngĐồng Nai nhìn chung cũng khá cao Nếu xét theo tiêu chuẩn của cơ quan bảo vệ Môitrường Hoa Kỳ đưa ra về giới hạn ô nhiễm bởi P (tính theo P) là 0,1mg/l thì hầu hếtcác điểm quan trắc đều vượt chuẩn, đặc biệt là cầu Ông Buông có nồng độ Phosphotổng trong các đợt 2, 3 và 4 cao bất thường, vượt tiêu chuẩn từ 6 đến 11 lần

Khu vực các cửa sông

Mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng chứa Nitơ đối với ba điểm ở phía nam Thành phố

Hồ Chí Minh (Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp và cửa Vàm Cỏ) cũng như năm 2006,nhìn chung là khá thấp và hoàn toàn nằm trong tiêu chuẩn cho phép

Đối với ba điểm về phía tây Bà Rịa Vũng Tàu (cảng Gò Dầu, cảng Phú Mỹ và cảngCái Mép) sự ô nhiễm các chất dinh dưỡng chứa Nitơ rõ rệt hơn Nồng độ Amoni caohơn 3 điểm ở phía Nam và vị trí cảng Gò Dầu đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép Nồng

độ Nitrit tại ba vị trí này dao động quanh giá trị tiêu chuẩn, giá trị khảo sát tại cảng CáiMép vượt chuẩn trong đợt 1, 2 và 4 Còn nồng độ Nitrat vẫn nằm trong giới hạn tiêuchuẩn Mức độ ô nhiễm bởi Amoni tại cảng Gò Dầu cũng đã được khảo sát và đo đạctrong chương trình quan trắc chất lượng môi trường vùng Kinh tế trọng điểm phíaNam chủ trì bởi Cục bảo vệ Môi trường Kết quả đo đạc Amoni qua ba đợt vào cáctháng 4, 9 và 11 năm 2007 tại ba điểm cũng cho thấy sự ô nhiễm tương đối rõ tại vị trícảng Gò Dầu, nồng độ Amoni đo trong tháng 4/2007 là 7 mg/l, vào đầu tháng 9/2007

là 8,5 mg/l, và đầu tháng 11/2007 là 3,5 mg/l, vượt quá giá trị quy định trong tiêuchuẩn nhiều lần

Diễn biến hàm lượng Phosphat trên 6 điểm cửa sông thuộc hai khu vực trên nhìnchung thấp hơn đoạn thượng lưu sông Sài Gòn và hạ lưu sông Thị Vải Hầu hết các vịtrí quan trắc trong 4 đợt đều cho kết quả hàm lượng Phospho tổng vượt qua ngưỡnggiới hạn của USEPA (0,1mg/l) từ hai đến bảy lần

Nhìn chung, mức độ ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng chứa Nitơ và Photpho trongnăm 2007 có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2006, chất lượng nước lưu vực sông ĐồngNai tuy có dấu hiệu ô nhiễm nhẽ nhưng tốt hơn lưu vực sông Sài Gòn và khu vực cửasông Thị Vải

3.3.5 Xét trên phương diện ô nhiễm kim loại nặng

Căn cứ kết quả phân tích nồng độ kim loại nặng trong nước mặt khu vực sông SàiGòn trong năm 2007 cho thấy mức độ ô nhiễm chỉ ở mức thấp, một số kim loại nặngnhư Cadimi, Chì, Niken, Thủy ngân và Crôm (VI) hầu như đều ở nồng độ không thấy

sự hiện diện hoặc nếu phát hiện cũng rất thấp, đều đạt tiêu chuẩn cho phép Nồng độ

Fe tổng có sự dao động khá lớn giữa các đợt Cụ thể :

Trang 31

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông

Hình 3.19 Diễn biến nồng độ Sắt tổng nước mặt trên các lưu vực năm 2007

Hình 3.20 Diễn biến nồng độ Sắt tổng nước mặt theo không gian năm 2007

Lưu vực sông Sài Gòn

Trong năm 2007, hàm lượng Fe tổng trên lưu vực sông Sài Gòn trong đợt khảo sátvào đợt 3 (tháng 9) có sự chênh lệch khá lớn so với đợt 1, 2 và 4, các giá trị Fe tổngnhỏ nhất, trung bình và cao nhất trong đợt 3 đều cao hơn 3 đợt còn lại Lưu vực sôngSài Gòn nằm trong vùng đất phèn rộng lớn nên vào các tháng 9, nước mưa chảy trànqua các vùng đất phèn mang theo một lượng lớn Fe và các chất rắn xuống dòng sông

Do đó hàm lượng Fe tổng sẽ gia tăng vào các tháng có lượng mưa lớn và giảm dần vàocác tháng có lượng mưa thấp và vào mùa khô

Dọc theo lưu vực sông Sài Gòn, trong năm 2007 hàm lượng Fe tổng dao độngtrong khoảng 0,1 – 3,8 mg/l, giá trị trung bình trên lưu vực là 1,9 mg/l cao hơn giá trịtrung bình năm 2006 hơn 3 lần

Khu vực từ thượng lưu đến Cầu Phú Cường : hàm lượng Fe tổng tại các vị trí CầuBến Súc, sông Thị Tính và Cửa sông Thị Tính vào các đợt quan trắc trong tháng 6, 9,

Trang 32

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

12 đều không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt lọai A, nước dùng chomục đích sinh hoạt Đây là khu vực thuộc sông Thị Tính chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởinước thải từ các khu công nghiệp trong khu vực Các vị trí khác trong khu vực này thìhàm lượng Fe tổng trong cả 4 đợt khảo sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép (hồ Dầu Tiếng,chân đập Dầu Tiếng) hoặc xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn (cầu Phú Cường)

Khu vực từ Cầu Phú Long đến Cầu Bình Điền, kết quả đợt 3 tăng đột biến tại các

vị trí cầu Phú Long, cầu An Lộc, cầu Tân Thuận và cầu Chữ Y và vượt tiêu chuẩnnước mặt nguồn loại B, nước dùng cho các mục đích khác (TCVN 5942-1995 : Fe = 2mg/l) Kết quả khảo sát trong 3 đợt còn lại (tháng 4, 6 và tháng 12) đều đạt chuẩn chophép

Lưu vực sông Đồng Nai

Nhìn chung hàm lượng Fe tổng trên lưu vực sông Đồng Nai trong năm 2007 có xuhướng giảm so với năm 2006, dao động trong khoảng tương đối rộng từ 0,1 – 2,3 mg/l.Trong đó mức độ ô nhiễm Fe thấp nhất vào đợt khảo sát trong tháng 09/2007 và caonhất vào tháng 06/2007 Kết quả quan trắc trong đợt 2 (tháng 06/2007) tại các vị tríđều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A – nước dùng cho mụcđích cấp nước sinh hoạt từ 1,4 đến 2,3 lần Trong khi đó đối với 3 đợt khảo sát còn lạithì nhìn chung hai vị trí bến đò Lợi Hòa và cầu Ông Buông đều phát hiện hàm lượng

Fe tổng vượt ngưỡng cho phép nhưng mức độ chên lệch không nhiều Nguyên nhân là

do ở lưu vực sông Đồng Nai, hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh ở những khu vực có địahình dốc và rừng bị tàn phá Vào mùa mưa thì hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh mẽhơn, nước mưa chảy tràn qua các vùng đất bị phèn hóa mang theo sắt và các vật liệumịn trong đất xuống dòng sông dẫn đến hàm lượng Fe tổng trong nước mặt khu vựcsông Đồng Nai có sự gia tăng đáng kể và cao hơn các lưu vực khác Điều này lý giải

sự gia tăng hàm lượng Fe tổng vào các tháng 06, là các tháng có lượng mưa tương đốilớn và giảm dần vào tháng 4, 9 và tháng 12, là những tháng có lượng mưa thấp hơnhoặc chỉ rãi rác trên vài khu vực nhỏ

Khu vực các cửa sông

Hàm lượng Fe tổng tại các vị trí quan trắc trong khu vực cửa sông đều khá thấp,kết quả đều đạt tiêu chuẩn cho phép Hàm lượng Fe tổng trung bình trên khu vực cửasông chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 0,7 mg/l Đồng thời hàm lượng Fe tổng lớn nhấttrong từng đợt khảo sát cũng chỉ từ 0,44 – 1,0 mg/l, còn thấp so với tiêu chuẩn chophép của nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942-1995: Fe = 2 mg/l).Tuy nhiên, so vớicác lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai thì hàm lượng Fe tổng tại khu vực các cửasông có xu hướng giảm Nguyên nhân là do nước mặt khu vực này đã không còn bịảnh hưởng mạnh bởi nước mưa chảy tràn qua các vùng đất bị phèn hóa

3.3.6 Xét trên phương diện ô nhiễm bởi các chất độc hại (bởi dầu mỡ và hóa chất bảo vệ thực vật)

Trang 33

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Tổng dầu mỡ trong nước bao gồm dầu mỡ nguồn gốc động thực vật và dầu khoáng.Dầu mỡ nói chung có đặc điểm là không tan trong nước và ở trong nước, chúng bị nhũhóa tạo thành nhũ tương Dầu khoáng là những hydrocacbon nguồn gốc dầu mỏ, lànhững chất có độc tính mạnh đối với đời sống thủy sinh vật Sự ô nhiễm trên sông bởidầu khoáng thường hay xảy ra và gắn liền với các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễmnhư quá trình di chuyển của tàu bè trên sông sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, các vụ tràndầu trên sông, biển bởi sự va chạm hay sự cố của các tàu chở dầu Dầu và nhũ tươngdầu trong nước có thể gây ngạt các loài động vật thủy sinh cũng như bao phủ lên thựcvật và ngăn cản quá trình quang hợp của chúng Một số các động vật đáy có xu hướngtích lũy dần dầu vào cơ thể chúng qua thức ăn và theo thời gian tích lũy làm rối loạnchu trình sinh sản, sinh trưởng và phát triển của các động vật này Một số hợp chất cóvòng thơm mang độc tính rất cao Kết quả là một số loài có thể bị tiêu vong khiếnquần xã sinh vật giảm xuống rất nhanh

Dầu mỡ nguồn gốc động thực vật thường có nhiều trong nước thải một số cơ sở chếbiến gia súc hay chế biến cá hộp, nhà máy sản xuất mì ăn liền, sản xuất thức ănnhanh Ở nồng độ thấp, dầu mỡ là nguồn năng lượng cần thiết tích trữ trong tế bào.Tuy nhiên, ở nồng độ cao, dầu mỡ động thực vật cũng gây ngạt thở, làm rối loạn chứcnăng của các loài động thực vật thủy sinh Tuy bản thân dầu mỡ loại này không mangđộc tính, nhưng mặt tiêu cực của nó thể hiện khi được tích lũy vào cơ thể với nồng độcao

Các hóa chất bảo vệ thực vật dù được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, nhưng vẫnthuộc về một trong số các chất độc nhất đối với môi trường Đặc biệt, các hóa chất trừsâu gốc Clo có độc tính rất cao, tuy đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước từ nhiều năm qua,vẫn được sử dụng lén lút ở Việt nam và một phần lý do là độc tính cao của các hợpchất này cho hiệu quả diệt trừ sâu bệnh nhanh chóng nên lại được nông dân ưa sửdụng Các thuốc trừ sâu gốc Clo có độ độc hại cao nhất phải kể đến DDT, Lindan,Endrin, Thời gian tồn trữ của chúng trong môi trường có khi kéo dài hàng năm nênrất nguy hiểm Các bệnh gây ra bởi thuốc trừ sâu đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, baogồm ung thư, dị dạng, tê liệt thần kinh, làm rối loạn chức năng một số cơ quan, Hiệnnay, các thuốc trừ sâu gốc Phospho có xu hướng được sử dụng nhiều hơn Chúng cóđộc tính thấp hơn các hợp chất gốc Clo nhưng quan trọng hơn là ở ngoài môi trường,chúng tương đối dễ dàng bị phân hủy tạo ra các sản phẩm ít độc hại hơn Tuy nhiên,một số chất thuộc về nhóm này vẫn có độc tính rất cao như Methyl Parathion Hiệnnay, chất này đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước

Trang 34

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Bảng 3.1 Hàm lượng dầu mỡ trong nước mặt năm 2007

Đợt1

Đợt2

Đợt3

Đợt4

Đợt1

Đợt2

Đợt3

Đợt4

Đợt1

Đợt2

Đợt3

Đợt4

Đợt1

Đợt2

Đợt3

Đợt40,201 0,93 0,89 0,4 0,463 1,12 0,43 0,7 0,793 1,25 0,43 0,3

Khu vực sông Sài Gòn

Chỉ nghiên cứu mức độ ô nhiễm dầu mỡ tại 3 điểm thuộc lưu vực sông Sài Gòn là cửasông Thị Tính, mũi Đèn Đỏ và cầu Bình Điền Tại Cửa sông Thị Tính hàm lượng dầu

mỡ có giá trị đo được qua 4 đợt quan trắc dao động trong khoảng 0,3-1,28 mg/L Hàmlượng dầu mỡ có xu hướng giảm, tuy nhiên theo TCCP loại A không cho phép sự cómặt của kim loại này trong nước mặt; tại Mũi Đèn Đỏ: 0,41 – 0,92 mg/L và tại CầuBình Điền: 0,39 – 1,47 mg/l đều vượt TCCP loại B (< 0,3 mg/l)

Khu vực sông Đồng Nai

Chỉ nghiên cứu mức độ ô nhiễm dầu mỡ tại 1 điểm là Bến đò Hãng Da thuộc khu vựcsông Đồng Nai Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng dầu mỡ có trong nước qua 4đợt quan trắc dao động trong khoảng 0,2 – 0,93 mg/L So với TCCP loại A không chophép sự có mặt của kim loại này trong nước mặt, nước mặt tại Bến đò Hãng Da đãvượt tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng dầu mỡ

Khu vực cửa sông

Trong khu vực cửa sông chỉ quan trắc chỉ tiêu dầu khoáng tại 2 vị trí là Phà BìnhKhánh và Cửa Vàm Cỏ Dầu khoáng đo qua 4 đợt quan trắc tại Phà Bình Khánh daođộng trong khoảng 0,43 – 1,12 mg/l và tại Cửa Vàm Cỏ: 0,3 - 1,25 mg/l đều vượtTCCP (loại B) Một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm dầu trong nước mặt là do

sự rò rỉ nhiên liệu ra sông trong khi di chuyển của tàu bè, xà lan

3.3.7 Xét trên phương diện ô nhiễm vi sinh (Coliform)

Trong 4 đợt quan trắc trong năm 2007 hàm lượng Coliform tổng đều có sự daođộng rất lớn theo thời gian đồng thời không có sự tương đồng giữa các giá trị nhỏnhất, trung bình và cao nhất trong các đợt quan trắc (hình 3.21) Mức độ chênh lệchcao vào đợt khảo sát vào tháng 6 và tháng 9, với hàm lượng Coliform lớn nhất và nhỏnhất chênh nhau khá lớn Chứng tỏ mức độ ô nhiễm vi sinh trên lưu vực sông ĐồngNai và khu vực cửa sông có sự biến động khá lớn, ngoài những ảnh hưởng do nướcthải và chất thải trong lưu vực mà còn chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ bởi các yếu tố tựnhiên

Trang 35

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Trong đó hàm lượng Coliform lớn nhất trong từng đợt quan trắc có sự dao độnglớn, nằm trong khoảng 2.300 – 1.100.000MPN/100ml Hàm lượng Coliform nhỏ nhấtmang tính ổn định hơn, dao động trong khoảng 9 – 23 MPN/100ml Do đó có thể thấyhàm lượng Coliform cũng có sự biến động theo thời điểm trong năm, vào tháng 09lượng mưa trên lưu vực lớn nên giá trị Coliform cao do dòng sông tiếp nhận nước thải

và nước mưa chảy tràn qua các khu dân cư trên lưu vực Càng về cuối mùa mưa thì giátrị Coliform có xu hướng giảm dần Vì vậy cần tiếp tục theo dõi trong các đợt khảo sáttiếp theo để có thể đánh giá được rõ những yếu tố làm nên sự thay đổi mức độ ô nhiễm

vi sinh theo thời gian để có được những kết quả chính xác nhất

Khu vực sông Sài Gòn

Căn cứ vào kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng Coliform tại các vị trí khảo sáttrên lưu vực sông Sài Gòn có sự biến động khá lớn theo không gian

Trong đợt khảo sát tháng 4 và tháng 9: hàm lượng Coliform tổng theo chiều dài lưu

vực sông Sài Gòn có khoảng biến thiên rộng, dao động từ 9 – 46000 MPN/100ml.Đoạn thượng lưu từ hồ Dầu Tiếng đến cầu Phú Cường chất lượng nước còn khá tốt,tuy có sự ô nhiễm vi sinh nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo nguồn loại A

Từ trung lưu đến hạ lưu, mức độ ô nhiễm vi sinh gia tăng, đặc biệt tại các vị trí: CầuPhú Long, cầu Tân Thuận, cầu Chữ Y và cầu Bình Điền, mức vượt chuẩn nguồn loại

B từ 1,5 đến 110 lần Đây là những điểm chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải sinhhoạt và nước thải sản xuất từ thị xã Thủ Dầu Một và thành phố Hồ Chí Minh Do đómức độ ô nhiễm vi sinh tăng cao so với các điểm khác

Ngược lại, trong đợt tháng 6 và tháng 12: chất lượng nước trên lưu vực có mức độ

ô nhiễm vi sinh gia tăng, từ sông Thị Tính đến cầu Bình Điền, nhìn chung đều vượttiêu chuẩn quy định So với tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại A, dùng cho cấp nướcsinh hoạt thì tại các vị trí thuộc sông Thị Tính đến cầu Phú Cường có nồng độColiform tổng khá lớn, vượt ngưỡng cho phép (TCVN 5942-1995: Coliform =5.000MPN/100ml) Do Sông Thị Tính là khu vực chịu ảnh hưởng của một lượng nướcthải sản xuất lớn từ các khu công nghiệp thuộc Tỉnh Bình Dương như Mỹ Phước, TânĐịnh An Do đó mức độ ô nhiễm vi sinh đã có sự gia tăng đáng kể từ Sông Thị Tínhlan truyền đến tận Cầu Phú Long Trong đó, mức độ ô nhiễm vi sinh cao nhất là tạiSông Thị Tính với giá trị Coliform đo được trong cả 2 đợt khá lớn(>93.000MPN/100ml), cao hơn 8,6 lần so với tiêu chuẩn cho phép

Khu vực từ Cầu Phú Long đến Cầu Bình Điền, nồng độ Coliform khá cao, ngoạitrừ vị trí cầu Tân Thuận (tháng 6 và tháng 12) và cầu Bình Triệu (tháng 12) đạt tiêuchuẩn, các vị trí khác trong khu vực này đều vượt tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B-nước dùng cho các mục đích khác (TCVN 5942-1995: Coliform = 10.000MPN/100ml)

từ 1,5 – 100 lần, đều có hàm lượng Coliform đạt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn Qua 4 đợt quan trắc trong năm 2007 cho thấy hàm lượng Coliform có sự biến độngkhá lớn theo không gian và thời gian Đây có thể là do những tác động mang tính chấtnhất thời của các nguồn thải trong lưu vực mà không mang tính đại diện chung Nhưng

Trang 36

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

nhìn chung chất lượng nước sông sài Gòn đang bị ô nhiễm vi sinh nghiêm trọng đặcbiệt là khu vực thị xã Thủ Dầu Một và Tp HCM

Lưu vực sông Đồng Nai

Hàm lượng Coliform tổng của nước mặt lưu vực sông Đồng Nai có xu hướng giatăng từ thượng lưu về phía hạ lưu Trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh cao nhất là tại vịtrí Bến đò Hãng Da So với tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt nguồn loại A, sửdụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt thì hàm lượng Coliform trên lưu vực sôngĐồng Nai trong đợt quan trắc vào tháng 04/2007 đều đạt tiêu chuẩn Tuy nhiên trongcác tháng 06, 09 & 12 thì hàm lượng Coliform có xu hướng gia tăng, vượt tiêu chuẩncho phép nguồn loại A ở các vị trí trong vùng hạ lưu (cầu Ông Buông, bến đò HãngDa) do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nước thải sinh hoạt và sản xuất từ các khu côngnghiệp trong khu vực như Hố Nai, Biên Hòa 1, Amata

Khu vực cửa sông

Nhìn chung hàm lượng Coliform tổng trong nước mặt tại các điểm quan trắc trênkhu vực cửa sông trong các đợt 1, 2 và 4 đều đạt tiêu chuẩn cho phép của nguồn nướcmặt loại B (TCVN 5942-1995: Coliform = 10.000MPN/100ml) Tuy nhiên hàm lượngColiform tại các vị trí trên khu vực cửa sông đột ngột cao vào tháng 9/2007 tại TamThôn Hiệp và hợp lưu sông Vàm Cỏ - sông Soài Rạp vượt tiêu chuẩn 11 lần Đây làmột dấu hiệu bất thường cần được tiếp tục theo dõi trong các đợt khảo sát sau để xemxét lại mức độ ô nhiễm trên khu vực này Hay sự gia tăng mức độ ô nhiễm chỉ mangtính cục bộ do bị ảnh hưởng một nguồn xả nào đó trong khu vực

Hình 3.21 Diễn biến nồng độ tổng Coliform nước mặt theo không gian năm 2007

3.3.8 Xét trên phương diện thủy sinh vật

3.3.8.1 Thực vật phiêu sinh

Trang 37

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

* Đặc tính thành phần loài

Kết quả phân tích qua 4 đợt cho thấy, trên toàn vùng khảo sát có 292 loài thuộc 5

ngành thực vật phiêu sinh, trong đó loài Chrysophyta (kim thực vật) chiếm số lượng loài cao nhất (114 loài), kế đến là ngành Chlorophyta (tảo lục) với 91 loài, ngành Euglenohyta (tảo mắt) với 46 loài, tảo lam (Cyanophyta) với 38 loài và ít nhất là tảo giáp (Dinophyta) chỉ có 17 loài (Bảng 3.2) Cấu trúc các nhóm loài tảo có thay đổi nhỏ

giữa các đợt khảo sát nhưng không đáng kể, chủ yếu là sự thay đổi của loài

Chlorophyta và loài Dinophyta

Bảng 3.2 Cấu trúc số loài các ngành tảo ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai

Lưu vực sông Sài Gòn

Kết quả phân tích 4 đợt trong năm 2007 ghi nhận được 240 loài thuộc 5 ngành thực

vật phiêu sinh Ngành Chlorophyta có 82 loài (34,2 %) chiếm ưu thế nhất (Bảng 3.3).

Cấu trúc các nhóm loài tảo có thay đổi nhỏ giữa 4 đợt khảo sát nhưng không đáng kể:đợt 1 (205 loài), đợt 2 (237 loài), đợt 3 (215 loài) và đợt 4 (240 loài)

Đa số các loài thực vật phiêu sinh ghi nhận được ở sông Sài Gòn có nguồn gốcnước ngọt, môi trường nước chảy chậm: Aphanocapsa, Pseudanabaena, Anabaena, Microcystis, Dinobryon, Gomphonema, Eunotia, các loài tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta). Trong kết quả cũng hiện diện một số nhóm loài có nguồn gốc

nước mặn như Skeletonema costatum, Cyclotella stylorum, Coscinodiscus janischii, Coscinodiscsu subtilis, Actinoptychus annulatus, Gyrosigma sinensis, Pleurosigma fasciola, Nitzschia sigma,…Nhóm loài tảo đặc trưng cho môi trường nước acid yếu cũng được tìm thấy trong lần phân tích này: Dinobryon, Mallomonas, Desmogonium, Eunotia,…Nhóm tảo lục và tảo mắt chiếm từ 46%-52% tổng số, cho thấy nước sôngSài Gòn chịu ảnh hưởng nhiều của nguồn nước ngọt nội địa Tảo lam (Cyanophyta)

chiếm khoảng 12,5 % - 15,0% tổng số Đây là một tỷ lệ hơi cao so với mức độ trungbình trong thủy vực, thể hiện môi trường nước đã ít nhiều chịu những tác động từ bênngoài vào

Trang 38

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Số loài tảo ở từng điểm thu mẫu trong đợt 4 đợt có sự thay đổi: đợt 1 từ 23 (BếnNhà Rồng) – 67 (Cầu An Hạ), đợt 2 từ 39 (Cửa sông Thị Tính) – 77 (Cầu An Lộc), đợt

3 từ 32 (cửa sông Thị Tính) – 63 (cầu Sài Gòn) và đợt 4 từ 22 (cửa sông Thị Tính) –

78 (cầu An Lộc) Sự khác biệt trong số loài tại từng điểm khảo sát chịu sự ảnh hưởngcủa dòng chảy (yếu, mạnh), sự lưu thông nước, hàm lượng chất lơ lửng trong nước vàchất thải sinh hoạt, sản xuất

Kết quả đã thống kê được 62 loài tảo đặc trưng cho môi trường nước ô nhiễm, trênsông Sài Gòn Trong khi đó chỉ có 37 loài chỉ thị cho môi trường nước sạch Như vậy

sự nhiễm bẩn môi trường nước đã hiện diện trên sông Bên cạnh đó, 26 loài tảo gâymùi, vị và 27 loài có đặc tính xử lý nước thải đã ghi nhận được trên cả đoạn sông khảosát

Khảo sát ở sông Sài Gòn cũng đã hiện diện của nhóm tảo lam có thể tiết ra độc tố:

Microcystis, Anabaena, Oscillatoria, Planktolyngbya Đây là một nguy cơ xấu của

việc ảnh hưởng đến chất lượng nước, sức khỏe người sử dụng và nguồn lợi thủy sản

Lưu vực sông Đồng Nai

Kết quả phân tích ghi nhận được 147 loài thuộc 5 ngành thực vật phiêu sinh Kếtquả giữa 4 đợt khảo sát năm 2007, cấu trúc các nhóm loài tảo có thay đổi nhỏ nhưngkhông đáng kể, tổng số loài thấp nhất là đợt 2 (125 loài ) và cao nhất là đợt 1 (147

loài) Ngành Cyanophyta có 20 loài, ngành Chrysophyta có 46 loài, Chlorophyta có 60 loài, Euglenophyta có 22 loài và Dinophyta có 5 loài (Bảng 3.3)

Hầu hết các loài ghi nhận được ở sông Đồng Nai trong đợt khảo sát này có đặc tínhnước ngọt, gồm cả các loài ưa thích môi trường nước tĩnh, chảy chậm và cả điều kiện

sông rạch như các loài thuộc giống tảo Aphanocapsa, Microcystis, Oscillatoria, Mallomonas, Melosira, nhóm Desmids, Euglena, Phacus, Trachelomonas Một số rất

ít loài có nguồn gốc cửa sông ven biển nhưng thích ứng với điều kiện nước lợ, theothủy triều du nhập vào nội địa của sông như Coscinodiscus subtilis, Cyclotella stylorum Nhóm tảo lục và tảo mắtchiếm tỷ lệ khá lớn (53 - 61% tổng số), cao hơn kếtquả khảo sát được trên lưu vực sông Sài Gòn cho thấy môi trường nước sông ĐồngNai chịu ảnh hưởng mạnh của nguồn nước ngọt từ các hồ, ao, rạch nội địa Kết quảnày cũng đã được chứng minh khi xét đến hàm lượng ion Clorua trong nước hai lưuvực sông (hình 3.9), lưu vực sông Đồng Nai không có dấu hiệu của sự xâm nhập mặn,ngược lại đoạn từ trung lưu đến hạ lưu sông Sài Gòn đã bị nhiễm mặn Nhóm tảo lamchiếm tỷ lệ từ 11,2 - 15,4% tổng số, nằm vào khoảng mức trung bình trong thủy vực

Số loài tảo ở từng điểm thu mẫu biến thiên từ 19 – 77 Cao nhất ở cầu Sông Buông

và thấp nhất ở cầu Phước Hòa đều được ghi nhận trong đợt 4

Việc phân tích đã tìm thấy sự hiện diện của một số nhóm loài tảo lam có khả năngtiết ra độc tố trong lần này Các loài tảo lam có thể tiết ra độc tố ở sông Đồng Nai gồm

Microcystis, Anabaena và Oscillatoria Như vậy, các nhóm loài tảo lam có khả năng

sản sinh ra độc tố đều tìm thấy ở tất cả các đợt quan trắc Đây là vấn đề cần nhiều quantâm và có những nghiên cứu sâu hơn vì sự an toàn lâu dài về mặt sức khỏe cho cộngđồng và nguồn lợi thủy sản

Khu vực cửa sông

Trang 39

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

Kết quả phân tích ghi nhận được 118 loài thuộc 5 ngành thực vật phiêu sinh

Ngành Cyanophyta có 16 loài, ngành Chrysophyta có 70 loài, Chlorophyta có 10 loài, Euglenophyta có 17 loài và Dinophyta có 13 loài (Bảng 3.3) So với kết quả 4 đợt

khảo sát, số loài các loài thực vật phiêu sinh thu trong đợt khảo sát tháng 12/2007 có

sự thay đổi đáng kể so với 3 đợt còn lại

Đa phần các loài thực vật phiêu sinh ghi nhận được ở khu vực hợp lưu thuộc nhóm

tảo silic (Diatoms) và có nguồn gốc cửa sông ven biển hoặc biển khơi: Melosira sulcata, Lauderia borealis, Skeletonema costatum, Rhizosolenia setigera, Chaetoceros decipiens, Chaetoceros diversus, Chaetoceros subtilis, Coscinodiscus bipartitus, Coscinodiscus jonesianus, Thalassionema nitzschioides, Pseudonitzschia sp., Prorocentrum micans, Metadinophysis sinensis, Điều này cho thấy vùng này

chịu ảnh hưởng nhiều và thường xuyên của thủy triều Biển Đông Bên cạnh đó, kếtquả cũng tìm thấy một số lượng đáng kể các loài tảo có nguồn gốc nước ngọt (khoảng

8 – 23 % tổng số) Như vậy vùng này vẫn chịu sự ảnh hưởng của nước ngọt từ nội địa

So sánh với hai lưu vực sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, kết quả có sự khác biệt rõràng vì đây là các vị trí cửa sông, bị nhiễm mặn khá nặng nên số lượng các loài tảonước ngọt thấp hơn hai lưu vực kia

Số loài tảo ở từng điểm không có sự thay đổi lớn giữa các đợt: đợt 1 từ 25 (Cảng

Gò Dầu) – 41 (Tam Thôn Hiệp), đợt 2 từ 24 (Cảng Gò Dầu) – 40 (Cảng Cái Mép), đợt

3 từ 35 (cửa sông Vàm Cỏ) – 54 (Bình Khánh) và đợt 4 từ 29 (Gò Dầu) – 41 (CáiMép) Sự giảm thấp số lượng loài ở Cảng Gò Dầu (24 - 29 loài) là do có sự thay đổi độmặn và môi trường nước ô nhiễm, màu đen thối, hạn chế sự hiện diện của những nhómtảo có nguồn gốc biển Điểm Cảng Cái Mép, vì gần với vịnh Gành Rái hơn và nướcsông Thị Vải đã được pha loãng với nước biển nên nhiều loài tảo biển hiện diện nơinày hơn cả Sự giảm thiểu số loài tại Cảng Gò Dầu và Cảng Phú Mỹ thể hiện sự “khắcnghiệt” của môi trường nước trên sông Thị Vải, là vấn đề cần được quan tâm hàngđầu

Kết quả đã thống kê được 20 loài tảo đặc trưng cho môi trường nước ô nhiễm, 6loài chỉ thị cho môi trường nước sạch Bên cạnh đó, 3 loài tảo gây mùi, vị và 4 loài cókhả năng xử lý nước thải đã được ghi nhận được trên cả khu vực khảo sát

Bảng 3.3 Cấu trúc số loài các ngành tảo ở lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và

khu vực cửa sông

Trang 40

BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ “QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN”

So với kết quả phân tích cùng kỳ năm 2006, số loài thực vật phiêu sinh ở từng trạmkhông có sự biến động lớn, chứng tỏ điều kiện môi trường vùng này ít có sự thay đổi,điển hình là chất lượng nước sông Thị Vải vẫn bị tác động rất lớn của chất thải của cáckhu công nghiệp nằm dọc tả ngạn sông

* Đặc tính số lượng và loài ưu thế nhất

Số lượng thực vật phiêu sinh ở sông Sài Gòn qua 4 đợt quan trắc có sự thay đổi:đợt 1 từ 2.840 – 1.255.000 cá thể/m3, cao nhất ở Cầu Bình Điền và thấp nhất ở Cửasông Thị Tính; đợt 2: từ 2.150 – 119.800 cá thể/lít, cao nhất ở Hồ Dầu Tiếng và thấpnhất ở Cầu Bến Súc; đợt 3: Số lượng thực vật phiêu sinh ở sông Sài Gòn thay đổi từ1.550 – 185.900 cá thể/m3, cao nhất ở cầu Chữ Y và thấp nhất ở cửa sông Thị Tính vàđợt 4 từ 5.900 – 120.500 cá thể/lít, cao nhất ở hồ Dầu Tiếng và thấp nhất ở Bến Súc.Khu vực cửa sông Thị Tính và cầu Bến Súc có mật độ tảo thấp nhất

Các loài tảo ưu thế của phía sông Sài Gòn cũng có sự thay đổi qua các đợt quan

trắc: trong đợt 1 là Dictyosphaerium pulchellum, Peridinium gatunense, Peridinopsis sp., Melosira granulata, Melosira granulata v muzzanensis và Cyclotella meneghiniana; đợt 2: Dictyosphaerium pulchellum, Ceratium hirundinella, Desmogonium sp., Eunotia sp., Oscillatoria tenuis, Melosira granulata v muzzanensis, Cyclotella meneghiniana và Cyclotella stylorum; đợt 3 là Oocystis sp., Cyclotella meneghiniana, Cyclotella stylorum, Desmogonium sp., Eunotia tautoniensis và Melosira granulata v muzzanensis và đợt 4: Dictyosphaerium pulchellum, Desmogonium sp., Cyclotella meneghiniana và Cyclotella stylorum.

Đồng thời, tảo silic (Diatoms) là loài chiếm ưu thế tại hầu hết các điểm thu mẫu

trong lưu vực

Lưu vực sông Đồng Nai

Số lượng thực vật phiêu sinh ở lưu vực sông Đồng Nai biến thiên: đợt 1 từ 12.100– 135.500 cá thể/lít, đợt 2: từ 8.000 – 263.900 cá thể/lít, đợt 3 từ 6.900 – 185.000 cáthể/lít và đợt 4 từ 6.900 – 185.000 cá thể/lít Trong 4 đợt quan trắc năm 2007 đều chogiá trị cao nhất ở chân đập Trị An và thấp nhất ở cầu Phước Hòa Kết quả năm 2007nhìn chung cho thấy mật độ các loài tảo trên lưu vực sông Đồng Nai cao hơn sông SàiGòn

Các loài tảo ưu thế cũng có sự thay đổi trong từng đợt quan trắc: đợt 1 là

Cosmarium contractum, Melosira granulata và Euglena sp; đợt 2 là Synedra ulna, Eunotia sp và Cosmocladium saxonicum; đợt 3 là Eunotia sp và Cosmocladium saxonicum và đợt 4 là Eunotia sp và Cosmocladium saxonicum Trong đó loài Cosmocladium saxonicum chiếm ưu thế ở hầu hết các điểm thu mẫu, là loài tảo đặc

trưng cho môi trường nước giàu dinh dưỡng hữu cơ

Khu vực cửa sông:

Ngày đăng: 20/12/2012, 16:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) (Trang 3)
Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 2.1. Thông tin về các điểm lấy mẫu (vị trí, hướng nước chảy, thời gian lấy mẫu) (Trang 3)
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo thời gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo thời gian năm 2007 (Trang 12)
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo thời gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ nước mặt theo thời gian năm 2007 (Trang 12)
Hình 3.3. Diễn biến pH nước mặt theo thời gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.3. Diễn biến pH nước mặt theo thời gian năm 2007 (Trang 14)
Hình 3.3. Diễn biến pH nước mặt theo thời gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.3. Diễn biến pH nước mặt theo thời gian năm 2007 (Trang 14)
Hình 3.4. Diễn biến pH nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.4. Diễn biến pH nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 15)
Hình 3.4. Diễn biến pH nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.4. Diễn biến pH nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 15)
Hình 3.5. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.5. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng theo không gian năm 2007 (Trang 16)
Hình 3.5. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.5. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng theo không gian năm 2007 (Trang 16)
Hình 3.6. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.6. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 17)
Hình 3.6. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.6. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng trong nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 17)
Hình 3.7. Diễn biến Độ đục nước mặt theo thời gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.7. Diễn biến Độ đục nước mặt theo thời gian năm 2007 (Trang 18)
Hình 3.8. Diễn biến Độ đục nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.8. Diễn biến Độ đục nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 19)
Hình 3.8. Diễn biến Độ đục nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.8. Diễn biến Độ đục nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 19)
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ ion Clorua nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ ion Clorua nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 21)
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ ion Clorua nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ ion Clorua nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 21)
Hình 3.12. Diễn biến nồng độ BOD 5  nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.12. Diễn biến nồng độ BOD 5 nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 23)
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ Amonia nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ Amonia nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 29)
Hình 3.17. Diễn biến nồng độ Nitrit nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.17. Diễn biến nồng độ Nitrit nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 29)
Hình 3.16. Diễn biến nồng độ Nitrat nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.16. Diễn biến nồng độ Nitrat nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 29)
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ Amonia nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ Amonia nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 29)
Hình 3.19. Diễn biến nồng độ Sắt tổng nước mặt trên các lưu vực năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.19. Diễn biến nồng độ Sắt tổng nước mặt trên các lưu vực năm 2007 (Trang 32)
Hình 3.21. Diễn biến nồng độ tổng Coliform nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.21. Diễn biến nồng độ tổng Coliform nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 37)
Hình 3.21. Diễn biến nồng độ tổng Coliform nước mặt theo không gian năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Hình 3.21. Diễn biến nồng độ tổng Coliform nước mặt theo không gian năm 2007 (Trang 37)
Bảng 3.2. Cấu trúc số loài các ngành tảo ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.2. Cấu trúc số loài các ngành tảo ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (Trang 38)
Bảng 3.2. Cấu trúc số loài các ngành tảo ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đ ồng Nai - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.2. Cấu trúc số loài các ngành tảo ở hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đ ồng Nai (Trang 38)
Bảng 3.7. Chỉ số ưu thế thực vật phiêu sinh D ở sông Sài Gòn - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.7. Chỉ số ưu thế thực vật phiêu sinh D ở sông Sài Gòn (Trang 44)
Bảng 3.6. Độ đa dạng thực vật phiêu sinh H’ ở khu vực cửa sông - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.6. Độ đa dạng thực vật phiêu sinh H’ ở khu vực cửa sông (Trang 44)
Bảng 3.10. Cấu trúc thành phần loài và tỷ lệ phân bố nhóm ngành động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát thuộc vực hệ thống sông Đồng Nai năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.10. Cấu trúc thành phần loài và tỷ lệ phân bố nhóm ngành động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát thuộc vực hệ thống sông Đồng Nai năm 2007 (Trang 46)
Bảng 3.11. Độ đa dạng động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát sông Sài Gòn - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.11. Độ đa dạng động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát sông Sài Gòn (Trang 50)
Bảng 3.11. Độ đa dạng động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát sông Sài Gòn - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.11. Độ đa dạng động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát sông Sài Gòn (Trang 50)
Bảng 3.14. Chỉ số ưu thế động vật phiêu sin hở sông Sài Gòn - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.14. Chỉ số ưu thế động vật phiêu sin hở sông Sài Gòn (Trang 51)
Bảng 3.17. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.17. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai năm 2007 (Trang 53)
Bảng 3.17. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở hạ lưu hệ thống  sông Đồng Nai năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.17. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai năm 2007 (Trang 53)
Bảng 3.20. Cấu trúc thành phần loài các nhóm ngành ĐVKXSCL ở khu vực cửa  sông Đồng Nai năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.20. Cấu trúc thành phần loài các nhóm ngành ĐVKXSCL ở khu vực cửa sông Đồng Nai năm 2007 (Trang 55)
Kết quả phân tích giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn rất cao (Bảng 3.25). - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
t quả phân tích giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn rất cao (Bảng 3.25) (Trang 59)
Bảng 3.25. Giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.25. Giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn năm 2007 (Trang 59)
Bảng 3.27. Hàm lượng các thông số quan trắc trong trầm tích đáy sông năm 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
Bảng 3.27. Hàm lượng các thông số quan trắc trong trầm tích đáy sông năm 2007 (Trang 64)
Bảng A2. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG ĐỒNG NA I- ĐỢT 1 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng A2. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG ĐỒNG NA I- ĐỢT 1 (Trang 74)
Bảng A3. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SÔN G- ĐỢT 1 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng A3. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SÔN G- ĐỢT 1 (Trang 75)
Bảng A3. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG - ĐỢT 1 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng A3. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG - ĐỢT 1 (Trang 75)
Bảng B1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒ N- ĐỢT 2 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng B1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒ N- ĐỢT 2 (Trang 76)
Bảng B1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒN (tt )- ĐỢT 2 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng B1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒN (tt )- ĐỢT 2 (Trang 77)
Bảng B3. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SÔNG – ĐỢT 2 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng B3. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SÔNG – ĐỢT 2 (Trang 80)
Bảng C1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒ N- ĐỢT 3 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng C1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒ N- ĐỢT 3 (Trang 81)
Bảng C1. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN (tt) - ĐỢT 3 Stt Vị trí lấy mẫu N-NO 2 - PO 4 3- Cl - Fe  Pb  Cd  Hg Ni Cr (VI) T - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng C1. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN (tt) - ĐỢT 3 Stt Vị trí lấy mẫu N-NO 2 - PO 4 3- Cl - Fe Pb Cd Hg Ni Cr (VI) T (Trang 82)
Bảng C3. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG - ĐỢT 3 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng C3. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG - ĐỢT 3 (Trang 84)
Bảng D1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐỢT 4 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng D1. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐỢT 4 (Trang 85)
Bảng D1. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN (tt) - ĐỢT 4 Stt Vị trí lấy mẫu N-NO 2 - PO 4 3- Cl - Fe  Pb  Cd  Hg Ni Cr (VI) T - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng D1. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN (tt) - ĐỢT 4 Stt Vị trí lấy mẫu N-NO 2 - PO 4 3- Cl - Fe Pb Cd Hg Ni Cr (VI) T (Trang 86)
Bảng D2. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG ĐỒNG NA I- ĐỢT 4 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng D2. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SÔNG ĐỒNG NA I- ĐỢT 4 (Trang 87)
Bảng D3. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SÔN G- ĐỢT 4 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng D3. CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ VÀ VI SINH VẬT NHÓM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SÔN G- ĐỢT 4 (Trang 88)
Bảng D3. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG - ĐỢT 4 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng D3. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG - ĐỢT 4 (Trang 88)
Bảng E1: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN - NĂM - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng E1: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN - NĂM (Trang 89)
Bảng E1: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN  TRấN LƯU VỰC SễNG SÀI GềN - NĂM - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng E1: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TRấN LƯU VỰC SễNG SÀI GềN - NĂM (Trang 89)
Bảng E2: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN  TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – NĂM 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng E2: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – NĂM 2007 (Trang 90)
Bảng E3: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TẠI VÙNG CỬA SÔNG – NĂM 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng E3: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TẠI VÙNG CỬA SÔNG – NĂM 2007 (Trang 91)
Bảng E3: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN  TẠI VÙNG CỬA SÔNG – NĂM 2007 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn
ng E3: DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ CÁC THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO THỜI GIAN TẠI VÙNG CỬA SÔNG – NĂM 2007 (Trang 91)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w