Động vật không xương sống cỡ lớ nở đáy

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn (Trang 53 - 60)

* Cấu trúc thành phần loài

Qua lần khảo sát tháng 12/2007 tại 28 điểm thu mẫu ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, đã định danh được 41 loài thuộc 25 họ, 14 bộ. Các loài giun nhiều tơ (Polychaeta) chiếm ưu thế trong thành phần loài. So với lần quan trắc tháng 12/2006, cho thấy ít có sự biến đổi về số loài và tỷ lệ các nhóm loài trong khu hệ ĐVKXSCL.

Bảng 3.17. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai năm 2007

Lớp Tháng 4 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Polychaeta 11 27,5 11 26,2 13 34,2 12 29,3 Oligochaeta 2 5,0 2 4,8 2 5,3 2 4,9 Gastropoda 3 7,5 3 7,1 4 10,5 4 9,7 Bivalvia 5 12,5 5 11,9 5 13,2 4 9,7 Echinodermata 1 2,5 1 2,4 Crustacea 8 20,0 9 21,4 6 15,8 9 22,0 Insecta 10 25,0 11 26,2 8 21,0 10 24,4 Tổng cộng 40 100 42 100 38 100 41 100

Mật độ ĐVKXSCL ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai biến thiên từ 0 – 8.740 con/m2, cao nhất là ở điểm Bến Nhà Rồng (Sông Sài Gòn) và thấp nhất ở điểm Cầu Chữ Y (Kênh Tẻ), Cầu An Lộc (Sông Vàm Thuật) và Cảng Gò Dầu (Sông Thị Vải) – không thu được ĐVKXSCL. Các loài ưu thế nhất là các loài Prionospio malmgreni, Owenia fusiformis, Bispira polymorpha (Polychaeta); Tubificidae (Oligochaeta); Thiaridae (Gastropoda); Corbiculidae (Bivalvia); Grandidierella lignorum (Amphipoda); Tachaea sp. (Isopoda); và Coxira sp. (Hemiptrea); Macronema sp. (Trichoptera); Chaoborus sp.

(Diptera). So với lần quan trắc tháng 12/2006, cho thấy không có sự biến đổi lớn về mật độ và nhóm loài ưu thế. Trong đó, các loài chỉ thị cho môi trường nước giàu dinh dưỡng và nhiễm bẩn chất hữu cơ chiếm ưu thế ở hầu hết các điểm.

Cấu trúc thành phần loài

Sông Đồng Nai

Qua lần khảo sát ĐVKXSCL tại 6 điểm thu mẫu ở hạ lưu sông Đồng Nai từ Cầu Đồng Nai (Chân Đập Trị An) đến Bến Đò Hãng Da tháng 12/2007, đã định danh được 20 loài thuộc 16 họ, 11 bộ (tháng 4/2007), 20 loài thuộc 15 họ, 12 bộ (tháng 6), 19 loài thuộc 14 họ, 9 bộ (tháng 9),15 loài thuộc 11 họ, 8 bộ (tháng 12). Các loài nhuyễn thể và ấu trùng

côn trùng chiếm ưu thế trong thành phần loài. Số loài thu được trong lần quan trắc này tăng 1 loài so với các lần quan trắc tháng 12/2006, tuy nhiên không sự biến động lớn về tỷ lệ các nhóm loài trong khu hệ.

Bảng3.18. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở sông Đồng Nai năm 2006 và 2007. Lớp 12/2006 12/2007 Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Polychaeta 2 14,3 2 13,3 Oligochaeta 2 14,3 2 13,3 Gastropoda 4 28,6 4 26,7 Bivalvia 1 7,1 1 6,7 Crustacea 1 7,1 1 6,7 Insecta 4 28,6 5 33,3 Tổng cộng 14 100 15 100

Số loài thu được tại từng điểm biến thiên khoảng 5 loài. Điểm có số loài cao nhất có thay đổi giữa các đợt quan trắc trong khi điểm có số loài thấp nhất thường tập trung tại điểm Cầu Phước Hòa – Nước chảy siết, nền đáy rắn hạn chế sự phát triển của ĐVKXSCL. Số loài ở các điểm còn lại là 4 – 5 loài.

Trong các đợt quan trắc, các loài cửa sông, ven biển gồm các loài giun nhiều tơ sống tự do Nephthys polybranchia, Namalycastis abiuma (Polychaeta) di nhập sâu vào nội địa. Trong đó, loài Namalycastis abiuma di nhập đến Trạm bơm NMN Thiện Tân trong đợt quan trắc tháng 4. Có thể thấy rằng thủy triều Biển Đông ảnh hưởng vào sâu đến Ngã 3 sông Bé – sông Đồng Nai tạo điều kiện cho nhóm loài này thích ứng và phát triển ở khu vực này.

Các loài giun ít tơ Limnodrilus hoffmeisteri, Branchiura sowerbyi (Oligochaeta) và Cryptochironomus sp., Polypedilum sp. (Diptera) chỉ thị cho chất lượng nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ phân bố ở hầu hết các điểm thu mẫu cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai ở nhiều khu vực đã bị nhiễm bẩn chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, hầu hết các loài còn lại là những loài thích ứng tốt với chất lượng nước giàu chất dinh dưỡng và nhiễm bẩn chất hữu cơ.

Sông Sài Gòn

Qua lần khảo sát ĐVKXSCL tại 16 điểm ở sông Sài Gòn từ Hồ Dầu Tiếng đến Mũi Đèn Đỏ tháng 04/2007, đã định danh được 21 loài thuộc 17 họ, 10 bộ (tháng 4), 23 loài thuộc 17 họ, 10 bộ (tháng 6), 19 loài thuộc 14 họ, 9 bộ (tháng 9), 20 loài thuộc 13 họ, 10 bộ (tháng 11). Các loài giáp xác và ấu trùng côn trùng chiếm ưu thế trong thành phần loài .

Bảng 3.19. Cấu trúc thành phần loài cuả các nhóm ngành ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn năm 2007. Lớp Tháng 4 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Polychaeta 3 14,3 3 13,0 4 21,1 3 15,0 Oligochaeta 2 9,5 2 8,7 2 10,5 2 10,0 Gastropoda 2 9,5 2 8,7 2 10,5 1 5,0 Bivalvia 2 9,5 2 8,7 2 10,5 4 20,0 Crustacea 7 33,4 8 34,8 5 26,3 4 20,0 Insecta larva 5 23,8 6 26,1 4 21,1 6 30,0 Tổng cộng 21 100 23 100 19 100 20 100

Số loài thu được qua các đợt biến thiên từ 1 – 4 loài. Trong đó, các trạm Cầu An Lộc (Sông Vàm Thuật) và Cầu Chữ Y (Kênh Tẻ) – Bùn đen thối, khu hệ ĐVKXSCL hầu như bị hủy diệt hoàn toàn. Các trạm còn lại có số loài biến thiên từ 2 – 6 loài.

Tương tự sông Đồng Nai, các loài cửa sông, ven biển gồm các loài giun nhiều tơ

Nepthys polybranchia, Neanthes meggitti, Bispira polymorpha (Polychaeta); các loài giáp xác Melita sp., Grandidierella lignorum (Amphipoda); Tachaea sp., Cyathura truncata (Isopoda); và Alpheus sp. (Decapoda) di nhập sâu vào nội địa. Trong đó, loài

Nephthys polybranchia di nhập đến khu vực Cầu Phú Cường và Cầu Phú Long. Có thể thấy rằng thủy triều biển Đông ảnh hưởng vào sâu đến Chân Đập Dầu Tiếng tạo điều kiện cho nhóm loài này thích ứng và phát triển ở khu vực này.

Các loài giun ít tơ Bispira polymorpha (Polyacheta); Limnodrilus hoffmeisteri, Branchiura sowerbyi (Oligochaeta); và ấu trùng muỗi đỏ Chironomus sp.,

Cryptochironomus sp. Polypedilum sp. (Diptera) chỉ thị cho chất lượng nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ phân bố ở hầu hết các trạm cho thấy chất lượng nước sông Sài Gòn từ Hồ Dầu Tiếng đến Cửa Sông Sài Gòn đã bị nhiễm bẩn chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, hầu hết các loài còn lại là những loài thích ứng tốt với chất lượng nước giàu chất dinh dưỡng và nhiễm bẩn chất hữu cơ.

Khu vực cửa sông

Qua đợt khảo sát ĐVKXSCL tại 6 điểm ở khu vực cửa sông hệ thống sông Đồng Nai tháng 04/2007, đã định danh được 14 loài thuộc 13 họ, 9 bộ Các loài giun nhiều tơ chiếm ưu thế trong thành phần loài (Bảng 3.20).

Bảng 3.20. Cấu trúc thành phần loài các nhóm ngành ĐVKXSCL ở khu vực cửa sôngĐồng Nai năm 2007

Lớp Tháng 4 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Polychaeta 9 64,3 9 60,0 11 73,3 11 57,9 Echinodermata 1 7,1 1 6,7 - - - - Crustacea 4 28,6 5 33,3 4 26,7 8 42,1 Tổng cộng 14 100 15 100 15 100 19 100

Số loài tại từng điểm biến thiên từ 0 – 6 loài. Trong cả 4 đợt quan trắc, cảng Cái Mép có số loài cao nhất và tại Cảng Gò Dầu – bùn đen thối, khu hệ ĐVKXSCL bị hủy diệt hoàn toàn.

Đặc tính môi trường nước khu vực khảo sát thuộc loại nước lợ vừa và lợ mặn trong mùa khô, tuy vào mùa mưa, tại một vài thời điểm môi trường nước ở khu vực Nhà Bè thuộc loại ngọt hoàn toàn nhưng vẫn là gốc mặn, tất cả các loài thu được ở khu vực này là loài đặc trưng cho môi trường nước lợ điển hình.

Các loài giun nhiều tơ Diopatra neapolitana, Prionospio sp., Owenia fursformis, Capitella capitata, Bispira polymorpha (Polychaeta) chỉ thị cho chất lượng nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ phân bố ở tất cả các Điểm cho thấy chất lượng nước vùng hợp lưu đã bị nhiễm bẩn chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, hầu hết các loài còn lại là những loài thích ứng tốt với chất lượng nước giàu chất dinh dưỡng và nhiễm bẩn chất hữu cơ.

Cấu trúc số lượng

Sông Đồng Nai

Mật độ ĐVKXSCL thu được ở sông Đồng Nai biến thiên từ 50 – 1.750 con/m2

(tháng 4), 50 – 840 con/m2 (tháng 6), 30 – 750 con/m2 (tháng 9), 30 – 380 con/m2. Mật độ cao nhất thường tập trung ở Trạm bơm NMN Thiện Tân, loài giun ít tơ Limnodrilus hoffmeisteri chiếm ưu thế. Thấp nhất thường tập trung ở Cầu Phước Hòa, nước chảy siết, nền đáy rắn hạn chế sự phát triển của ĐVKXSCL. Các điểm còn lại có mật độ biến thiên từ 200 – 400 con/m2, các loài Branchiura sowerbyi, Limnoperna siamensis, và Corbicula tenuis chiếm ưu thế. Có thể số lượng ĐVKXSCL hiện diện vào mùa khô cao hơn hẳn mùa mưa do lưu lượng nước thay đổi

Sông Sài Gòn

Mật độ ĐVKXSCL thu được ở các điểm sông Sài Gòn biến thiên rất lớn từ 0 – 8.020 con/m2 (tháng 4), 0 – 9.060 con/m2 (tháng 6), 0 – 7.720 con/m2 (tháng 9), 0 – 8.740 con/m2 (tháng 11). Mật độ cao nhất hầu như hiện diện tại Bến Nhà Rồng, loài giun ít tơ Limnodrilus hoffmeisteri chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Thấp nhất là hai điểm Cầu An Lộc và Cầu Chữ Y. Các điểm còn lại có mật độ biến thiên từ 60 – 5.320

con/m2, trong đó các điểm Cầu Phú Cường, Cầu Phú Long, Cầu Bình Triệu, Cầu Sài Gòn, Cầu Bình Điền có mật độ cũng rất cao biến thiên từ 1.210 – 5.320 con/m2. Loài

Limnodrilus hoffmeisteri chiếm ưu thế ở các điểm này.

Khu vực cửa sông

Mật độ ĐVKXSCL thu được ở khu vực cửa sông hệ thống sông Đồng Nai biến thiên từ 0 – 300 con/m2 (tháng 4), 0 – 810 con/m2(tháng 6), 0 – 1.160 con/m2 (tháng 9), 0 – 3.630 con/m2 (tháng 12). Mật độ cao nhất là ở Cảng Cái Mép, loài giáp xác

Grandidierella lignorum chiếm ưu thế. Thấp nhất là Cảng Gò Dầu - không thu được ĐVKXSCL.

Các loài giun nhiều tơ Neanthes meggitti, Prionospio sp. (Polychaeta) và loài giáp xác Grandidierella lignorum, Cyathura truncata (Crustacea) chiếm ưu thế.

Phân tích chỉ số

Chỉ số đa dạng H’ (Shannon, 1948)

Sông Đồng Nai

Giá trị H’ càng cao, chỉ ra rằng mức độ đa dạng cuả khu hệ ĐVKXSCL càng cao. Trong thực tế, giá trị H’ luôn nhỏ hơn 5.

Bảng 3.21. Bảng giá trị H’ cuả ĐVKXSCL ở sông Đồng Nai năm 2007

Chỉ số Thời gian quan trắc DN1 DN2 DN3 DN4 DN5 DN6

H’ Tháng 4 0,95 1,27 0,77 1,02 1,50 1,42

H’ Tháng 6 0,95 1,22 1,25 1,48 1,34 1,64

H’ Tháng 9 0,636 1,298 1,183 1,254 0,500 1,221

H’ Tháng 11 0,636 1,400 1,252 1,157 1,241 1,557

Giá trị thấp nhất luôn hiện diện tại cầu Phước Hòa. Giá trị thấp nhất thường xuất hiện tại Bến Đò Hãng Da

Sông Sài Gòn

Kết quả phân tích giá trị H’ cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn rất thấp (Bảng 3.22). Bảng 3.22. Bảng giá trị H’ cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn năm 2007

HSG1 SG2 SG3 SG4 SG5 SG6 SG7 SG8 Tháng 4 1,44 1,02 0,83 0,51 0,50 0,50 0,43 0,30 Tháng 6 1,23 1,28 1,05 0,54 0,42 0,46 0,40 0,28 Tháng 9 0.995 0.950 1.149 0.107 0.425 0.182 0.299 0.312 Tháng 11 1.036 1.420 1.236 0.796 0.414 0.368 0.626 0.499 H’ SG9 SG10 SG11 SG12 SG13 SG14 SG15 SG16 Tháng 4 0 0,32 0,30 0,30 0,53 0 1,29 0,47 Tháng 6 0 0,46 0,33 0,30 0,70 0 1,57 0,90 Tháng 9 0 0.351 0.249 0.291 0.817 0 1.215 0.642 Tháng 11 0 0.411 0.426 0.328 0.830 0 1.657 0.513

Trong đó, giá trị cao nhất là ở Hồ Dầu Tiếng và thấp nhất ở hai điểm Cầu An Lộc và Cầu Chữ Y. Ngoài ra, các điểm từ khu vực Sông Thị Tính đến Cầu Tân Thuận và Cầu Bình Điền có giá trị H’ cũng rất thấp vì đoạn sông này chảy qua khu đô thị và công nghiệp.

Khu vực Cửa sông

Kết quả phân tích giá trị H’ cuả ĐVKXSCL ở khu vực cửa sông hệ thống sông Đồng Nai biến thiên từ 0 – 1,430 (Bảng 3.23). Trong đó, giá trị cao nhất thường tập trung tại Cảng Cái Mép và thấp nhất ở Cảng Gò Dầu. Đây là đoạn sông này chịu tác động mạnh của các khu công nghiệp nằm dọc tả ngạn sông Thị Vải.

Chỉ số H’ CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6

Tháng 4 1,09 1,33 1,30 0 0,88 1,43

Tháng 6 1,19 1,58 1,52 0 0,61 1,40

Tháng 9 1,213 1,402 1,506 0 0,978 1,616

Tháng 12 1,061 1,271 1,336 0 0,265 1,497

Chỉ số ưu thế (Berger - Parker, 1970)

Sông Đồng Nai

Giá trị D càng thấp, chỉ ra rằng mức độ bền vững cuả khu hệ ĐVKXSCL càng cao. Kết quả phân tích giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Đồng Nai trình bày ở Bảng 3.24. Trong đó, giá trị cao nhất là ở Cầu Phước Hoà và thấp nhất thường xuất hiện tại ở Bến đò Hãng Da.

Bảng 3.24. Bảng giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Đồng Nai năm 2007

Chỉ số D DN1 DN2 DN3 DN4 DN5 DN6

Tháng 6 0,60 0,48 0,52 0,50 0,46 0,32

Tháng 9 0,667 0,545 0,531 0,592 0,867 0,500 Tháng 12 0,667 0,409 0,553 0,538 0,455 0,333

Kết quả phân tích chỉ số đa dạng và chỉ số ưu thế cho thấy khu hệ ĐVKXSCL ở hạ lưu sông Đồng Nai có sự đa dạng và mức độ bền vững không cao.

Sông Sài Gòn

Kết quả phân tích giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn rất cao (Bảng 3.25).

Bảng 3.25. Giá trị D cuả ĐVKXSCL ở sông Sài Gòn năm 2007

D SG1 SG2 SG3 SG4 SG5 SG6 SG7 SG8 Tháng 4 0,42 0,50 0,72 0,88 0,86 0,80 0,88 0,92 Tháng 6 0,58 0,43 0,66 0,86 0,90 0,83 0,90 0,94 Tháng 9 0.545 0.600 0.556 0.978 0.879 0.963 0.934 0.918 Tháng 4 0.634 0.391 0.514 0.714 0.896 0.901 0.793 0.878 D SG9 SG10 SG11 SG12 SG13 SG14 SG15 SG16 Tháng 4 1 0,91 0,93 0,94 0,85 1 0,62 0,87 Tháng 6 1 0,86 0,92 0,94 0,78 1 0,49 0,62 Tháng 9 1 0.894 0.942 0.933 0.738 1 0.660 0.792 Tháng 4 1 0.877 0.870 0.914 0.654 1 0.364 0.866

Trong đó, giá trị cao nhất là ở hai điểm Cầu An Lộc, Cầu Chữ Y và thấp nhất là Mũi Đèn Đỏ. Ngoài ra, các điểm từ Sông Thị Tính đến Cầu Tân Thuận và Cầu Bình Điền có giá trị D cũng rất cao.

Kết quả phân tích chỉ số đa dạng và chỉ số ưu thế cho thấy khu hệ ĐVKXSCL ở hạ lưu sông Sài Gòn rất kém đa dạng và bền vững, đặc biệt là các điểm từ Sông Thị Tính đến Cầu Tân Thuận và Cầu Bình Điền.

Khu cửa sông

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w