biến thiên từ 0,430 – 1 (Bảng 3.26).
Bảng 3.26. Bảng giá trị D cuả ĐVKXSCL ở khu vực cửasông Đồng Nai năm 2007
Chỉ số D CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6
Tháng 4 0,60 0,50 0,55 1 0,57 0,43
Tháng 6 0,56 0,38 0,45 1 0,75 0,55
Tháng 9 0,500 0,400 0,455 1 0,474 0,368
Tháng 4 0,710 0,485 0,548 1 0,937 0,542
Trong các đợt quan trắc, giá trị cao nhất và thấp nhất có sự chuyển đổi giữa các điểm, không tập trung như ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
Kết quả phân tích chỉ số đa dạng và chỉ số ưu thế cho thấy khu hệ ĐVKXSCL ở sông Thị Vải – khu vực từ Cảng Gò Dầu đến Cảng Phú Mỹ rất kém đa dạng và bền vững, dần ra cửa sông Cái Mép mức độ đa dạng và bền vững tăng dần. Mức độ đa dạng và bền vững cuả ĐVKXSCL ở khu vực Bắc, Tây và vùng giữa Cần Giờ cao hơn so với sông Thị Vải.
TÓM LẠISông Đồng Nai Sông Đồng Nai
Chất lượng nước sông Đồng Nai từ Chân Đập Trị An đến Bến Đò Hãng Da thuộc loại giàu dinh dưỡng, nhiễm bẩn cục bộ ở một số khu vực và bị tác động mạnh bởi thủy triều Biển Đông. Ngoài ra, khu vực Cầu Phước Hoà có độ dốc cao, tốc độ dòng chảy mạnh, nền đáy rắn hạn chế sự phát triển của ĐVKXSCL.
Sông Sài Gòn
Chất lượng nước sông Sài Gòn từ Hồ Dầu Tiếng đến Mũi Đèn Đỏ thuộc loại giàu dinh dưỡng, nhiễm bẩn ở nhiều khu vực và bị tác động mạnh bởi thủy triều Biển Đông.
Những khu vực có mức độ nhiễm bẩn cao nhất là ở Cầu An Lộc (Sông Vàm Thuật) và Cầu Chữ Y (Kênh Tẻ), bùn đen thối khu hệ ĐVKXSCL bị hủy diệt hoàn toàn. Ngoài
ra, kết quả phân tích cho thấy đoạn sông từ Sông Thị Tính đến Cầu Tân Thuận và Cầu Bình Điền đã bị nhiễm bẩn hữu cơ khá cao.
Khu vực cửa sông
Từ kết quả phân tích khu hệ ĐVKXSCL ở khu vực cửa sông hệ thống sông Đồng Nai, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Chất lượng nước ở những khu vực này thuộc loại lợ vừa đến lợ mặn, giàu dinh dưỡng và nhiễm bẩn hữu cơ.
Khu vực có mức độ nhiễm bẩn cao nhất là ở Cảng Gò Dầu (Sông Thị Vải) – bùn đen thối, khu hệ ĐVKXSCL bị hủy diệt hoàn toàn. Mức độ nhiễm bẩn có xu hướng giảm dần ra hướng cửa sông.