* Đặc tính thành phần loài
Kết quả phân tích ghi nhận qua 4 đợt năm 2007: thống kê trên toàn lưu vực khảo sát có 96 loài (Bảng 3.10). Đợt 4 có số loài phong phú nhất bao gồm 96 loài thuộc 59 giống, 36 họ và 7 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh, phân bố trong 7 nhóm ngành chính; tiếp theo là đợt 2: 82 loài thuộc 53 giống, 30 họ và 6 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh, phân bố trong 6 nhóm ngành chính , đợt 1: 89 loài thuộc 49 giống, 30 họ và 7 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh, phân bố trong 6 nhóm ngành chính. và đợt 3: 73 loài thuộc 44 giống, 30 họ và 6 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh, phân bố trong 6 nhóm ngành chính.
Các loài thuộc nhóm luân trùng Rotatorea chiếm tỷ lệ cao nhất về số loài hiện diện (38,2 – 44,1%), tiếp đến là giáp xác chân chèo Copepoda (20,4 - 26,3%), tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận ở hai nhóm giáp xác chân lá Ostracoda (0,9 – 2,2 %) và tép cám Mysidacea (0,9%). (Bảng 3.10)
Bảng 3.10. Cấu trúc thành phần loài và tỷ lệ phân bố nhóm ngành động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát thuộc vực hệ thống sông Đồng Nai năm 2007
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Ngành Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Rotatorea 34 38,2 41 44,1 34 43,0 42 40,8 Cladocera 13 14,6 15 16,1 11 13,9 15 14,6 Copepoda 23 25,8 19 20,4 17 21,5 27 26,3 Ostracoda 1 1,12 2 2,2 1 1,3 1 0,9 Mysidacea - - - - - - 1 0,9 Protozoa 11 12,4 10 10,7 10 12,7 10 9,7 Larvae 7 7,9 6 6,5 6 7,6 7 6,8 Tổng cộng 89 100 93 100 79 100 103 100
Lưu vực sông Sài Gòn:
Kết quả phân tích năm 2007 ghi nhận được 74 loài, trong đó cao nhất tại đợt 2. Kết quả ợt có sự chênh lệch khá lớn trong đợt 3 với 3 đợt còn lại: đợt 1 là 70 loài thuộc 27
họ của 6 nhóm ngành chính và 5 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh; đợt 2 là 74 loài thuộc 29 họ của 6 nhóm ngành chính và 5 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh; đợt 3 là 58 loài thuộc 6 nhóm ngành chính và 4 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh và đợt 4 73 loài thuộc 51 giống, 31 họ, phân bố trong 6 nhóm ngành chính và 5 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh.
Nhóm Rotatoria chiếm tỷ lệ cao nhất về số loài hiện diện (36 loài, 48%), thấp nhất là nhóm Ostracoda (1 loài, 1%).
Số loài hiện diện tại các điểm khảo sát dao động từ 9 – 40 loài. Cao nhất tại Chân đập Dầu Tiếng và thấp nhất tại Cầu An Lộc. Các loài đặc trưng cho môi trường giàu dinh dưỡng, nhiễm bẩn hữu cơ xuất hiện ở hầu hết các điểm thu mẫu và có mật độ tương đối cao tại các điểm khảo sát khu vực Hồ Dầu Tiếng, Cầu Bình Triệu, Cầu Chữ Y.
Cấu trúc thành phần loài thể hiện tính chất môi trường nước sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng mạnh của nguồn nước ngọt từ thượng nguồn và các kênh rạch nội vùng. Bên cạnh đó khu vực khảo sát còn bị ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông. Các loài ghi nhận được ở vùng khảo sát chủ yếu có nguồn gốc nước ngọt, ưa môi trường nước chảy chậm, nhiều chất lơ lửng. Một số loài ưa môi trường nước chảy, độ acid yếu (tập trung tại các điểm Cầu Bến Súc, Sông Thị Tính, Cầu An Hạ). Số loài cao nhất tại trạm Chân đập Dầu Tiếng được ghi nhận cùng với sự hiện diện vượt trội của nhóm loài ăn lọc, ưa môi trường có độ đục cao. Các loài nguồn gốc cửa sông ven biển hiện diện nhiều nhất ở điểm thu mẫu cửa sông Sài Gòn (Bến Nhà Rồng, Cầu Tân Thuận và Mũi Đèn Đỏ).
Lưu vực sông Đồng Nai
Kết quả phân tích trên toàn lưu vực trong năm 2007 có sự hiện diện của 52 loài, giá trị cao nhất trong đợt 4 và thấp nhất trong đợt 3. Cấu trúc thành phần loài và tỷ lệ phân bố có sự khác nhau giữa các đợt: trong đợt 1 có 43 loài thuộc 21 họ của 6 nhóm ngành chính và 4 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh; đợt 2 có 42 loài thuộc 19 họ của 5 nhóm ngành chính và 3 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh; đợt 3 có 40 loài thuộc 5 nhóm ngành chính và 3 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh và đợt 4 có 52 loài thuộc 35 giống, 22 họ, phân bố trong 6 nhóm ngành và 5 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh.
Các loài thuộc Rotatorea chiếm tỷ lệ hiện diện cao nhất (26 loài - 57%) và thấp nhất là nhóm Ostracoda (1 loài - 2%). Thành phần hiện diện chủ yếu là các loài nước ngọt, ưa môi trường nước chảy, nhiều chất vẩn hữu cơ thuộc Rotatoria, Cladocera. Bên cạnh đó còn tìm thấy các loài thuộc giống Schmakeria, Acartia có nguồn gốc cửa sông ven biển. Như vậy khu vực khảo sát chịu sự ảnh hưởng đồng thời của nguồn nước hồ Trị An và thủy triều Biển Đông.
Số loài hiện diện tại các điểm khảo sát dao động từ 17 – 34. Cao nhất tại khu vực Chân đập Trị An và thấp nhất tại Bến đò Lợi Hòa, Cầu Phước Hòa. Sự chênh lệch này chủ yếu là do sự hiện diện nhiều hơn của số loài luân trùng ăn lọc trong môi trường
nước chảy chậm, giàu dinh dưỡng tại khu vực Chân đập Trị An. Các nhóm loài nước ngọt, đặc trưng cho môi trường nước chảy, giàu dinh dưỡng, được ghi nhận ở tất cả các trạm khảo sát, bên cạnh đó, một số loài đặc trưng cho tính chất môi trường nước acid yếu hoặc lợ nhạt cũng được phát hiện tại trạm Lợi Hòa hoặc Bến đò Hãng da, với tần suất hiện diện rất thấp.
Khu vực các cửa sông
Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy khu vực các cửa sông có sự hiện diện của của 33 loài và giữa các đợt trong năm không có sự chênh lệch lớn về thánh phần loài. Số lượng loài lớn nhất được ghi nhận vào đợt 1 (33 loài thuộc 14 họ của 5 nhóm ngành chính và 6 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh) và thấp nhất là đợt 3 (24 loài thuộc 5 nhóm ngành chính và 5 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh).
Thành phần loài gốc biển thuộc nhóm giáp xác chân chèo Copepoda chiếm tỷ lệ cao nhất về số loài hiện diện (18 loài, 47%), thấp nhất là nhóm Ostracoda, Mysidacae và Cladocera (3%)
Các loài gốc biển thuộc nhóm giáp xác chân chèo Copepoda xuất hiện với mật độ cao ở tất cả các điểm . Tính chất ngọt của môi trường nước thể hiện kém đặc trưng qua sự suy giảm tỷ lệ số loài thuộc nhóm luân trùng Rotatoria và Cladocera trong quần xã. Cấu trúc thành phần loài và tỷ lệ phân bố động vật phiêu sinh thể hiện tính chất môi trường nước lợ nhạt, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Hầu hềt các loài nước ngọt chỉ tập trung hiện diện tại khu vực Bình Khánh và Gò Dầu, tuy nhiên với tần xuất rất thấp. Các loài đặc trưng cho môi trường nước nhiễm bẩn hữu cơ được ghi nhận ở tất cả các điểm khảo sát, đặc biệt là tại khu vực Cảng Gò Dầu, Cảng Phú Mỹ.
Số loài giữa các điểm dao động từ 18 – 26 loài/điểm, tổng số loài không ổn định, có sự dao động lớn giữa các điểm và giữa các đợt trong năm.
* Đặc tính số lượng và loài ưu thế
Lưu vực sông Sài Gòn
Số lượng động vật phiêu sinh ở khu vực khảo sát: đợt 1 biến thiên từ từ 3.500 – 264.500 cá thể/m3, cao nhất tại Cầu An Hạ và thấp nhất tại Cầu An Lộc. từ 3.500 – 264.500 cá thể/m3, cao nhất tại Cầu An Hạ và thấp nhất tại Cầu An Lộc., đợt 2: từ 2.200 – 119.400 cá thể/m3, cao nhất tại Cầu An Hạ và thấp nhất tại Cầu An Lộc, đợt 3: từ 2.800 – 27.900 cá thể/m3, cao nhất ở trạm khảo sát khu công nghiệp Gò Dầu và thấp nhất ở Bình Khánh và đợt 4 từ 3.400 – 113.100 cá thể/m3 (cao nhất được ghi nhận ở điểm Chân đập Dầu Tiếng và thấp nhất tại điểm Cần An Lộc - sông Vàm Thuật). Tại một số điểm, số lượng động vật phiêu sinh cao nhất là do có sự phát triển vượt trội của các loài luân trùng đặc trưng cho môi trường nước chảy chậm, giàu dinh dưỡng; thấp nhất tại một số điểm có độ đục cao, dòng chảy mạnh (dẫn đến vắng mặt các loài ăn lọc thuộc luân trùng, các loài thuộc giáp xác râu ngành Cladocera).
Nhóm loài ưu thế bao gồm nhóm loài đặc trưng cho các thủy vực dạng hồ thuộc Cladocera, các loài đặc trưng cho vùng sông nội địa, ưa môi trường nước giàu dinh dưỡng thuộc Copepoda, dạng ấu trùng Nauplius phân bố rộng, thể hiện cho tính chất môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất vẩn hữu cơ và giáp xác chân chèo Oithona similis ưa môi trường nước chảy, giàu dinh dưỡng, nhiều chất vẩn hữu cơ.
Lưu vực sông Đồng Nai
Số lượng động vật phiêu sinh tại các điểm khảo sát trên sông Đồng Nai biến thiên từ 4.200 – 31.400 cá thể/m3 (đợt 1), 4.900 – 24.900 cá thể/m3 (đợt 2), 1.700 – 43.700 cá thể/m3 (đợt 3) và 1.900 – 99.600 cá thể/m3 (đợt 4). Giá trị cao nhất thu được tại chân đập Trị An. Nhóm loài ưu thế bao gồm dạng ấu trùng nauplius của giáp xác chân chèo (tại 5/6 điểm khảo sát) và giáp xác râu ngành thuộc Bosminidae, đặc trưng cho môi trường nước ngọt dạng hồ, độ dinh dưỡng trung bình, phát triển ưu thế tại khu vực Cầu Đồng Nai (Chân đập Trị An) và Bến đò Lợi Hòa.
Cấu trúc phân bố thành phần loài và số lượng cá thể tại mỗi trạm khảo sát thể hiện sự khác nhau về hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực, theo đó môi trường nước giàu dinh dưỡng nhất được ghi nhận tại khu vực chân đập Trị An và Lợi Hòa.
Khu vực các cửa sông
Số lượng động vật phiêu sinh: đợt 1 biến thiên từ từ 27.100 – 142.300 cá thể/m3, cao nhất tại Cảng Cái Mép và thấp nhất tại Phà Bình Khánh.; đợt 2: từ 22.700 (Tam Thôn Hiệp) đến 112.300 cá thể/m3 (Cảng Cái Mép); đợt 3: từ 2.800 – 27.900 cá thể/m3, cao nhất ở trạm khảo sát khu công nghiệp Gò Dầu và thấp nhất ở Bình Khánh và đợt 4 từ 12.400 – 114.400 cá thể/m3, cao nhất ở điểm khảo sát Cảng Cái Mép, và thấp nhất tại điểm Phà Bình Khánh. Chiếm ưu thế là các loài nguồn gốc nước lợ, mặn, phân bố rộng, ưa môi trường nước chảy, giàu dinh dưỡng và nhiều chất vẩn hữu cơ gồm Dạng ấu trùng Nauplius, loài Oithona, Brachionus và Difflugia chiếm ưu thế.
* Các chỉ số đặc trưng
- Giá trị tương đồng động vật phiêu sinh
Lưu vực sông Sài Gòn: kết quả quan trắc năm 2007 thể hiện như sau: đợt 1: từ 0,11 – 0,61, đợt 2: từ 0,16 – 0,69, đợt 3: từ 0,19 – 0,67: và đợt 4 từ 0,23 – 0,74. Độ tương đồng cao nhất tại khu vực Hồ Dầu Tiếng đến Cầu Bến Súc; khu vực từ Cầu Tân Thuận đến Cầu Bình Điền. Giá trị tương đồng thấp nhất được ghi nhận tại các điểm vùng thượng lưu so với khu vực cửa sông – nơi chịu ảnh hưởng rõ nét của nguồn nước mặn do thủy triều Biển Đông. Nhìn chung, độ tương đồng giữa các điểm khảo sát tương đối
thấp, đặc biệt là giữa các điểm thuộc chi lưu và dòng chính, giữa vùng thượng nguồn và hạ lưu.
Lưu vực sông Đồng Nai: độ tương đồng dao động từ từ 0,50 – 0,73. trong đó giá trị cao nhất trong đợt 1 (0,5 – 0,73) và thấp nhất trong đợt 3 (0,31-0,64). Nhìn chung đặc điểm thành phần loài động vật phiêu sinh trên sông Đồng Nai tương đối giống nhau giữa các điểm khảo sát, đặc biệt là khu vực Cầu Phước Hòa – Chân đập Trị An và Cầu Ông Buông – Bến đò Hãng Da.
Khu vực các cửa sông: Giá trị độ tương đồng động vật phiêu sinh trên khu vực các cửa sông khá cao, cao hơn hai lưu vực sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Dao động từ 0,5 – 0,82 và độ tương đồng giữa các đợt khá ổn định, không có sự chênh lệch lớn. Điều này cho thấy tính đồng nhất về sự phân bố cấu trúc trong môi trường nước tại tất cả các điểm khảo sát. Các trạm thuộc cửa sông Cái Mép, khu công nghiệp Gò Dầu, Phú Mỹ có xu hướng tương đồng cao hơn so với các trạm khác trong toàn hệ do sự hiện diện tương đối đồng đều của các loài nước mặn ưa môi trường giàu dinh dưỡng trong thành phần loài.
- Độ đa dạng động vật phiêu sinh:
Lưu vực sông Sài Gòn: kết quả quan trắc năm 2007 doo động từ 1, 376 (cầu Sài Gòn) đến 2,689 (cầu Phú Long). Nhìn chung, giá trị độ đa dạng thể hiện môi trường nước sông Sài Gòn tại các điểm khảo sát bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, đặc biệt ô nhiễm có xu hướng gia tăng rõ nét về hướng hạ lưu.
Bảng 3.11. Độ đa dạng động vật phiêu sinh tại các trạm khảo sát sông Sài Gòn
Đtm SG1 SG2 SG3 SG4 SG5 SG6 SG7 SG8 H’ 4/07 2,812 1,786 2,199 2,256 2,653 1,284 2,628 2,080 6/07 2,456 2,667 1,906 2,046 2,610 1,264 2,689 1,973 9/07 2,065 2,216 1,484 1,681 0,612 2,111 2,420 1,435 12/07 2,24 2,58 2,35 2,68 2,60 1,56 2,21 2,24 Đtm SG9 SG10 SG11 SG12 SG13 SG14 SG15 SG16 H’ 4/07 1,688 2,013 1,809 2,149 2,873 1,351 1,824 6/07 1,509 2,221 1,696 2,210 2,701 1,289 2,031 9/07 1,710 2,494 1,376 2,045 2,321 1,247 2,484 12/07 2,53 2,24 2,04 1,79 2,42 2,04 1,92
Lưu vực sông Đồng Nai: Chỉ số đa dạng qua 4 đợt quan trắc biến thiên từ 1,467 – 2,227. Giá trị đa dạng cao tại khu vực chân đập Trị An, cầu Phước Hòa, Lợi Hòa thể hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ tại những khu vực này vẫn còn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu hệ động vật phiêu sinh.
Đtm DN1 DN2 DN3 DN4 DN5 DN6 4/07 H' 2,31 6 2,61 5 2,12 5 2,43 2 2,00 0 2,283 6/07 H' 2,44 1 2,55 3 2,34 0 2,32 3 2,10 2 2,182 9/07 H' 2,174 2,227 1,996 2,118 1,597 1,476 12/07 H' 1,73 2,54 2,49 2,79 2,12 2,22
Khu vực các cửa sông: so sánh với độ đa dạng của lưu vực sông Sài Gòn và lưu vực sông Đồng Nai cho thấy số lượng thực vật phiêu sinh ở khu vực các của sông khá thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 0,3 – 2,612. Đợt 3 có độ đa dạng thấp nhất trong năm (0,3 – 0,6). Nhìn chung, độ đa dạng tương đối thấp trong toàn hệ, thể hiện sự suy giảm của chất lượng nước trong vùng khảo sát.
Bảng 3.13. Độ đa dạng thực vật phiêu sinh H’ ở khu vực cửa sông
Đtm CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6 4/07 2,131 2,344 1,652 1,904 1,810 1,664 6/07 2,612 2,401 2,000 1,932 1,723 1,751 9/07 0,33 0,33 0,30 0,42 0,36 0,60 12/07 2,04 2,06 1,66 1,74 1,81 1,94 - Giá trị ưu thế:
Lưu vực sông Sài Gòn: Giá trị chỉ số ưu thế biến thiên từ 0,06 (chận đập Dầu Tiếng) đến 0,61 (cầu Chữ Y). Nhìn chung, sự phát triển của khu hệ động vật phiêu sinh tại hầu hết các trạm thuộc chi lưu có tính ổn định tương đối cao hơn so với các trạm khảo sát thuộc dòng chính sông Sài Gòn.
Bảng 3.14. Chỉ số ưu thế động vật phiêu sinh ở sông Sài Gòn
Đtm SG1 SG2 SG3 SG4 SG5 SG6 SG7 SG8 4/07 0,22 0,38 0,33 0,39 0,20 0,50 0,20 0,40 6/07 0,18 0,29 0,36 0,41 0,27 0,51 0,24 0,38 9/07 0,45 0,33 0,57 0,61 0,88 0,42 0,20 0,60 12/07 0,29 0,20 0,23 0,17 0,29 0,57 0,35 0,35 Đtm SG9 SG10 SG11 SG12 SG13 SG14 SG15 SG16 4/07 0,38 0,47 0,55 0,45 0,18 0,53 0,44 6/07 0,43 0,39 0,49 0,56 0,27 0,61 0,49 9/07 0,29 0,06 0,43 0,29 0,26 0,62 0,17 12/07 0,23 0,36 0,39 0,53 0,30 0,34 0,52
Lưu vực sông Đồng Nai: Chỉ số ưu thế trong năm biến thiên từ 0,16 (bến đò Lợi Hòa ) – 0,60 (cầu Ông Buông). Giá trị ưu thế tại các trạm khảo sát thể hiện mức độ phát triển
tương đối trung bình và ổn định trong quần xã động vật phiêu sinh tại khu vực cầu sông Buông và bến đò Hãng Da.
Bảng 3.15. Chỉ số ưu thế thực vật phiêu sinh D ở sông Đồng Nai
Đtm DN1 DN 2 DN3 DN4 DN5 DN6