Xét trên phương diệ nô nhiễm kim loại nặng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn (Trang 31 - 33)

Căn cứ kết quả phân tích nồng độ kim loại nặng trong nước mặt khu vực sông Sài Gòn trong năm 2007 cho thấy mức độ ô nhiễm chỉ ở mức thấp, một số kim loại nặng như Cadimi, Chì, Niken, Thủy ngân và Crôm (VI) hầu như đều ở nồng độ không thấy sự hiện diện hoặc nếu phát hiện cũng rất thấp, đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ Fe tổng có sự dao động khá lớn giữa các đợt. Cụ thể :

Sông Sài Gòn Sông Đồng Nai Cửa sông 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Điểm T -F e ( m g /l ) Max trung bình min

Hình 3.19. Diễn biến nồng độ Sắt tổng nước mặt trên các lưu vực năm 2007

0,00,5 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Các vị trí lấy mẫu H àm ng S ắt tổ ng (m g/ l) Đợt 1 TCVN B TCVN A Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

Hình 3.20. Diễn biến nồng độ Sắt tổng nước mặt theo không gian năm 2007

Lưu vực sông Sài Gòn

Trong năm 2007, hàm lượng Fe tổng trên lưu vực sông Sài Gòn trong đợt khảo sát vào đợt 3 (tháng 9) có sự chênh lệch khá lớn so với đợt 1, 2 và 4, các giá trị Fe tổng nhỏ nhất, trung bình và cao nhất trong đợt 3 đều cao hơn 3 đợt còn lại. Lưu vực sông Sài Gòn nằm trong vùng đất phèn rộng lớn nên vào các tháng 9, nước mưa chảy tràn qua các vùng đất phèn mang theo một lượng lớn Fe và các chất rắn xuống dòng sông. Do đó hàm lượng Fe tổng sẽ gia tăng vào các tháng có lượng mưa lớn và giảm dần vào các tháng có lượng mưa thấp và vào mùa khô.

Dọc theo lưu vực sông Sài Gòn, trong năm 2007 hàm lượng Fe tổng dao động trong khoảng 0,1 – 3,8 mg/l, giá trị trung bình trên lưu vực là 1,9 mg/l cao hơn giá trị trung bình năm 2006 hơn 3 lần.

Khu vực từ thượng lưu đến Cầu Phú Cường : hàm lượng Fe tổng tại các vị trí Cầu Bến Súc, sông Thị Tính và Cửa sông Thị Tính vào các đợt quan trắc trong tháng 6, 9, 12

đều không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt lọai A, nước dùng cho mục đích sinh hoạt. Đây là khu vực thuộc sông Thị Tính chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nước thải từ các khu công nghiệp trong khu vực. Các vị trí khác trong khu vực này thì hàm lượng Fe tổng trong cả 4 đợt khảo sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép (hồ Dầu Tiếng, chân đập Dầu Tiếng) hoặc xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn (cầu Phú Cường).

Khu vực từ Cầu Phú Long đến Cầu Bình Điền, kết quả đợt 3 tăng đột biến tại các vị trí cầu Phú Long, cầu An Lộc, cầu Tân Thuận và cầu Chữ Y và vượt tiêu chuẩn nước mặt nguồn loại B, nước dùng cho các mục đích khác (TCVN 5942-1995 : Fe = 2 mg/l). Kết quả khảo sát trong 3 đợt còn lại (tháng 4, 6 và tháng 12) đều đạt chuẩn cho phép.

Lưu vực sông Đồng Nai

Nhìn chung hàm lượng Fe tổng trên lưu vực sông Đồng Nai trong năm 2007 có xu hướng giảm so với năm 2006, dao động trong khoảng tương đối rộng từ 0,1 – 2,3 mg/l. Trong đó mức độ ô nhiễm Fe thấp nhất vào đợt khảo sát trong tháng 09/2007 và cao nhất vào tháng 06/2007. Kết quả quan trắc trong đợt 2 (tháng 06/2007) tại các vị trí đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A – nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt từ 1,4 đến 2,3 lần. Trong khi đó đối với 3 đợt khảo sát còn lại thì nhìn chung hai vị trí bến đò Lợi Hòa và cầu Ông Buông đều phát hiện hàm lượng Fe tổng vượt ngưỡng cho phép nhưng mức độ chên lệch không nhiều. Nguyên nhân là do ở lưu vực sông Đồng Nai, hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh ở những khu vực có địa hình dốc và rừng bị tàn phá. Vào mùa mưa thì hiện tượng xói mòn xảy ra mạnh mẽ hơn, nước mưa chảy tràn qua các vùng đất bị phèn hóa mang theo sắt và các vật liệu mịn trong đất xuống dòng sông dẫn đến hàm lượng Fe tổng trong nước mặt khu vực sông Đồng Nai có sự gia tăng đáng kể và cao hơn các lưu vực khác. Điều này lý giải sự gia tăng hàm lượng Fe tổng vào các tháng 06, là các tháng có lượng mưa tương đối lớn và giảm dần vào tháng 4, 9 và tháng 12, là những tháng có lượng mưa thấp hơn hoặc chỉ rãi rác trên vài khu vực nhỏ.

Khu vực các cửa sông

Hàm lượng Fe tổng tại các vị trí quan trắc trong khu vực cửa sông đều khá thấp, kết quả đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng Fe tổng trung bình trên khu vực cửa sông chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 0,7 mg/l. Đồng thời hàm lượng Fe tổng lớn nhất trong từng đợt khảo sát cũng chỉ từ 0,44 – 1,0 mg/l, còn thấp so với tiêu chuẩn cho phép của nguồn nước mặt loại B (TCVN 5942-1995: Fe = 2 mg/l).Tuy nhiên, so với các lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai thì hàm lượng Fe tổng tại khu vực các cửa sông có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nước mặt khu vực này đã không còn bị ảnh hưởng mạnh bởi nước mưa chảy tràn qua các vùng đất bị phèn hóa.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – Sài Gòn (Trang 31 - 33)