MỤC LỤC
Các nhóm loài nước ngọt, đặc trưng cho môi trường nước chảy, giàu dinh dưỡng, được ghi nhận ở tất cả các trạm khảo sát, bên cạnh đó, một số loài đặc trưng cho tính chất môi trường nước acid yếu hoặc lợ nhạt cũng được phát hiện tại trạm Lợi Hòa hoặc Bến đò Hãng da, với tần suất hiện diện rất thấp. Tại một số điểm, số lượng động vật phiêu sinh cao nhất là do có sự phát triển vượt trội của các loài luân trùng đặc trưng cho môi trường nước chảy chậm, giàu dinh dưỡng; thấp nhất tại một số điểm có độ đục cao, dòng chảy mạnh (dẫn đến vắng mặt các loài ăn lọc thuộc luân trùng, các loài thuộc giáp xác râu ngành Cladocera). Nhóm loài ưu thế bao gồm nhóm loài đặc trưng cho các thủy vực dạng hồ thuộc Cladocera, các loài đặc trưng cho vùng sông nội địa, ưa môi trường nước giàu dinh dưỡng thuộc Copepoda, dạng ấu trùng Nauplius phân bố rộng, thể hiện cho tính chất môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất vẩn hữu cơ và giáp xác chân chèo Oithona similis ưa môi trường nước chảy, giàu dinh dưỡng, nhiều chất vẩn hữu cơ.
- Môi trường nước sông Sài Gòn, tại thời điểm khảo sát, có đặc tính pha trộn giữa nước ngọt từ thượng nguồn (khu vực Hồ Dầu Tiếng), nước acid yếu (khu vực Sông Thị Tính, Cầu An Hạ), và nước lợ nhạt do tác động của thủy triều Biển Đông (khu vực Mũi Đèn Đỏ (cửa sông Sài Gòn và Cầu Bình Điền). So với đợt quan trắc năm 2006, cấu trúc quần xã, nhóm loài ưu thế và các chỉ số đạc trưng cho sự thay đổi của chất lượng môi trường nước không có sự biến động đột ngột theo thời gian, các loài đặc trưng cho môi trường nước nhiễm bẩn hữu cơ xuất hiện thường xuyên tại hầu hết các điểm khảo sát, đặc biệt là tại khu vực Cảng Gò Dầu, Cảng Phú Mỹ.
(Diptera) chỉ thị cho chất lượng nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ phân bố ở hầu hết các điểm thu mẫu cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai ở nhiều khu vực đã bị nhiễm bẩn chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Tương tự sông Đồng Nai, các loài cửa sông, ven biển gồm các loài giun nhiều tơ Nepthys polybranchia, Neanthes meggitti, Bispira polymorpha (Polychaeta); các loài giáp xác Melita sp., Grandidierella lignorum (Amphipoda); Tachaea sp., Cyathura truncata (Isopoda); và Alpheus sp. (Diptera) chỉ thị cho chất lượng nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ phân bố ở hầu hết các trạm cho thấy chất lượng nước sông Sài Gòn từ Hồ Dầu Tiếng đến Cửa Sông Sài Gòn đã bị nhiễm bẩn chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
Các loài giun nhiều tơ Diopatra neapolitana, Prionospio sp., Owenia fursformis, Capitella capitata, Bispira polymorpha (Polychaeta) chỉ thị cho chất lượng nước bị nhiễm bẩn chất hữu cơ phân bố ở tất cả các Điểm cho thấy chất lượng nước vùng hợp lưu đã bị nhiễm bẩn chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Kết quả phân tích chỉ số đa dạng và chỉ số ưu thế cho thấy khu hệ ĐVKXSCL ở sông Thị Vải – khu vực từ Cảng Gò Dầu đến Cảng Phú Mỹ rất kém đa dạng và bền vững, dần ra cửa sông Cái Mép mức độ đa dạng và bền vững tăng dần.
- Nhóm các chất hữu cơ khó phân hủy: một số các chất độc tính cao, thời gian tồn trữ trong môi trường dài, bao gồm các hóa chất bảo vệ thực vật gốc Clo đã bị cấm sử dụng hay rất hạn chế sử dụng trong nông nghiệp (DDT, DDE.), các hợp chất có một hay nhiều vòng Benzen như phenol, PCBs, PAHs..Đây đều là các chất không phân cực do vậy khả năng hòa tan trong nước của chúng rất thấp. Sự lắng đọng các chất ô nhiễm trong trầm tích đáy tại cảng Phú Mỹ có thể được giải thích từ sự tích tụ theo thời gian của các kim loại và chất hữu cơ trong lớp nước mặt phía trên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các hoạt động sản xuất công nghiệp (công nghệ xi mạ bề mặt kim loại, thuộc da, sản xuất mạch điện tử..) và có thể từ cả hoạt động nông nghiệp (một số hóa chất diệt cỏ, trừ nấm đang được sử dụng hiện nay vẫn có thể chứa thủy ngân hữu cơ). Từ các kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2006 cho thấy mức độ ô nhiễm nước mặt trên lưu vực sông Sài Gòn có chiều hướng tăng dần từ thượng nguồnlưu tới vùng hạ lưu, đặc biệt là khu vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các khu đô thị và nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Tp.
Đặc biệt là mức độ ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng chứa Nitơ dạng Amoni khỏ rừ, kết quả quan trắc 4 đợt trong năm 2007 nhìn chung cao hơn năm 2006 và hầu hết đều vượt tiêu chuẩn (trên đoạn thượng lưu - áp dụng tiêu chuẩn A và đoạn hạ lưu - áp dụng tiêu chuẩn B). Xét trên yếu tố thủy sinh: có số loài ít nhất, khoảng biến thiên số loài giữa các điểm quan trắc rộng; số loài đặc trưng cho môi trường nước bị ô nhiễm chiếm tỷ lệ cao; độ đa dạng thấp; chỉ số ưu thế loài cao nhất; đồng thời số loài đặc trưng cho nước ngọt thấp hơn so với sông Sài Gòn, và Đồng Nai.
Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước khu vực các cửa sông bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, rắn lơ lửng và dầu mỡ, trong đó mức độ ô nhiễm tăng cao tại các vị trí thuộc khu vực sông Thị Vải như Cảng Gò Dầu, Cảng Phú Mỹ và Cảng Cái Mép. Mặt khác, trầm tích khu vực Cảng Phú Mỹ có hàm lượng Thủy ngân vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra tại các điểm khảo sát tại vùng cửa sông, tất cả đều giàu dinh dưỡng.
Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai
Diễn biến chất lượng nước khu vực cửa sông
- Xây dựng và ứng dụng các mô hình số hóa để đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng nước trên các lưu vực sông phù hợp với điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn của lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn nhằm phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của lưu vực. - Phổ biến các thông tin môi trường liên quan đến lưu vực sông lên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và người dân; đặc biệt là người dân sống tại các khu vực dọc theo lưu vực sông. Cần tăng cường hợp tác, chia sẽ thông tin và có biện pháp xử lý dứt điểm các nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động phát triển kinh tế để phòng ngừa việc phát sinh các nguồn ô nhiễm mới;.
- Kiểm tra chặt chẽ sự tuân thủ các loại hình đầu tư vào các khu công nghiệp theo như báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp. - Các địa phương cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý chức năng như Cục Bảo vệ môi trường để trao đổi chia xẻ thông tin, cùng đưa ra các kế hoạch kiểm tra giám sát và biện pháp giải quyết kịp thời.
CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN - ĐỢT 1 (tt). CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG ĐỒNG NAI - ĐỢT 2 Stt Vị trí lấy mẫu pH Nhiệt độ Độ đục TDS EC BOD5 COD DO SS N-Amoni N-NO3-. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC KHU VỰC CỬA SễNG – ĐỢT 2 Stt Vị trí lấy mẫu pH Nhiệt độ Độ.
CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN - ĐỢT 3 Stt Vị trí lấy mẫu pH Nhiệt độ Độ đục TDS EC BOD5 COD DO SS N-Amoni N-NO3-. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG ĐỒNG NAI - ĐỢT 3 Stt Vị trí lấy mẫu pH Nhiệt độ Độ đục TDS EC BOD5 COD DO SS N-Amoni N-NO3-. CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG SÀI GềN ĐỢT 4 Stt Vị trí lấy mẫu pH Nhiệt độ Độ đục TDS EC BOD5 COD DO SS N-Amoni N-NO3-.
CÁC THễNG SỐ HểA Lí VÀ VI SINH VẬT NHểM CÁC ĐIỂM THUỘC HẠ LƯU KHU VỰC SễNG ĐỒNG NAI - ĐỢT 4 Stt Vị trí lấy mẫu pH Nhiệt độ Độ đục TDS EC BOD5 COD DO SS N-Amoni N-NO3-.