1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng và sử dụng các thí nghiệm vật lí tự làm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở

14 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 214,64 KB

Nội dung

Nghiên cứu xây dựng và sử dụng các thí nghiệm vật lí tự làm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở

Trang 1

TRƯờng đại học Vinh

-

Lê cao Phan

nghiên cứu xây dựng vμ Sử DụNG các thí nghiệm VậT Lí tự lμm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh

trung học cơ sở

Chuyên ngành : Lý LUậN Vμ phương pháp dạy HọC Bộ MÔN vật lí

M∙ số : 62.14.10.02

TóM TắT Luận án tiến sĩ giáo dục

Vinh – 2006

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học :

Trường Đại học Vinh, Nghệ An

Phản biện 1 : GS.TSKH Thái Duy Tuyên

Viên chiến lược và chưong trình Giáo dục, Hà Nội

Phản biện 2 : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Phản biện 3 : PGS.TS Nguyễn Văn Khải

Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà

nước họp tại trường Đại học Vinh – 182 đường Lê Duẩn – TP

Vinh, vào hồi 14 giờ ngày 08 tháng 02 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại :

Thư viện quốc gia và trường Đại học Vinh

Nghiên cứu Giáo dục Số 58/2003, trang 33

3- Lê Cao Phan Có thể đo được tuổi Mặt trời được chăng?

Thông báo khoa học Đại học sư phạm Vinh số 21/1999 trang

42

4- Lê Cao Phan Sử dụng thí nghiệm vật lí tự làm để dạy

môn vật lí theo SGK lớp 7 mới Tạp chí Dạy và học ngày

nay Số 1/2004, trang 43

5- Lê Cao Phan Đổi mới tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy

vật lí ở trường trung học cơ sở Tạp chí Dạy và học ngày

nay Số 5/2004, trang 25

6- Lê Cao Phan - Nguyễn Đức Hiệp Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 6 NXB Giáo dục - 2002

7- Lê Cao Phan - Nguyễn Đức Hiệp Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 7 NXB Giáo dục - 2003

8- Lê Cao Phan - Nguyễn Đức Hiệp Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 8 NXB Giáo dục - 2004

9- Lê Cao Phan - Nguyễn Đức Hiệp Bài tập cơ bản và nâng cao Vật Lí 9 NXB Giáo dục - 2005

10- Hà Văn Hùng - Lê Cao Phan Tổ chức hoạt động thí nghiệm vật lí tự làm ở trường trung học cơ sở NXB Giáo

dục - 2004

Trang 3

- Đặc biệt, HS thay đổi thái độ đối với môi truờng, có ý thức tiết

kiệm và bảo vệ môi trường hơn nhờ tận dụng các phế liệu

4- Các phương án tổ chức các hoạt động TNTL trong đề tài này

là có tính khả thi, chỉ đòi hỏi sự tích cực và năng động của GV,

không gây ra các xáo trộn lớn như phải trang bị thêm cơ sở vật chất,

thay đổi cơ cấu của lớp học… Điều này phù hợp với tình hình thực

tế của ngành giáo dục hiện nay ở hầu hết các địa phương ở VN

5- Việc kết hợp tổ chức hoạt động nhóm của đề tài đã góp phần

giải quyết khó khăn cho GV cấp THCS trong việc tổ chức hoạt động

nhóm trong hoạt động học tập vật lí trong bối cảnh hiện nay

6- TNTL bổ sung, hỗ trợ thậm chí trong một số trường hợp có

thể thay thế cho các thí nghiệm vật lí hiện nay đang được tiến hành

ở trường THCS theo chương trình của SGK

7- Từ các kết luận trên, chúng tôi cho rằng TNTL là một hoạt

động không thể tách khỏi quá trình dạy và học vật lí ở trườngTHCS

và cho rằng HS nên được thực hiện thường xuyên các TNTL trong

học tập vật lí

8- Đề tài đựoc sự quan tâm của GV, của Sở GD-ĐT tỉnh Lâm

Đồng Ngày 5 và 6/12/2003, chúng tôi đã báo cáo đề tài cho các GV

cốt cán ở các trường và của các phòng GD của huyện, đồng thời là

chuyên đề bồi dưỡng cho GV cấp THCS từ 2004 đến nay

Danh mục các công trình khoa học LIÊN QUAN

ĐếN LUậN áN đ∙ được công bố

1- Lê Cao Phan Tác dụng của thí nghiệm thực tế và thí nghiệm

mô phỏng trong dạy học VL ở trường phổ thông Tạp chí Nghiên

cứu Giáo dục Số 32/2002, trang 42

Mở đầU 1- Lí do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ thứ 21, đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ với các nước trong khu vực và trên thế giới Thực tiễn đó đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới nhằm đáp ứng những nhiệm vụ đào tạo nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước, đào tạo những con người có đủ trình độ và năng lực thích ứng với sự phát triển năng động của kinh tế Đại hội Đảng

lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Cải tiến chất lượng dạy học, khắc phục yếu

kém trong ngành giáo dục để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ” (Chương trình thí

điểm trung học cơ sở môn Vật lí)

Một trong những vị trí của môn vật lí ở trường THCS là

“cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản ở trình độ THCS,

bước đầu hình thành ở HS những kĩ năng cơ bản phổ thông và thói quen làm việc khoa học đối với môn vật lí nói riêng và đối với các môn khoa học nói chung, góp phần hình thành ở họ năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đã

đề ra ” Muốn vậy, việc dạy học vật lí ở trường THCS phải “góp phần hình thành và rèn luyện HS cách thức tư duy và làm việc khoa học, tự lực thu thập và xử lí thông tin, tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như góp phần giáo dục HS ý thức thái độ trách nhiệm trong việc cải thiện và bảo vệ điều kiện sống, bảo vệ môi trường.”

(Sách đã dẫn)

Để đáp ứng yêu cầu trên, chương trình thay SGK đặc biệt chú trọng vai trò của bị thí nghiệm tự làm (TNTL) do GV, HS hoặc nhóm HS thiết kế chế tạo để đáp ứng yêu cầu học tập của bộ môn

Trang 4

Để nhiều HS có thể cùng tham gia vào thí nghiệm này, các vật liệu

sử dụng phải dễ tìm kiếm, rẻ tiền, thậm chí đôi khi đó là các phế

liệu, phế phẩm TNTL góp phần rất lớn trong việc hình thành tư duy

(sự thông minh sáng tạo, tính nhanh nhẹn, nhạy bén…) các phẩm

chất, nhân cách của con người (tiết kiệm, bảo vệ môi trường, thích

ứng với mọi hoàn cảnh của thiên nhiên…)

Với những lí do đã nêu ở trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên

cứu đề tài : “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng các thí nghiệm vật lí

tự làm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trung học

cơ sở ”

2- Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu cải tiến và xây dựng một số bài thí nghiệm trong

chương trình THCS bằng các vật liệu dễ tìm trong cuộc sống hàng

ngày

- Xây dựng các phương án dạy học với các TNTL nhằm góp

phần đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THCS

3- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về các xu hướng trong dạy học vật lí nói chung

trên thế giới và ở nước ta hiện nay, vai trò của các thiết bị thí

nghiệm trong các xu hướng đó, đặc biệt chú ý đến các thiết bị thí

nghiệm tự làm của GV và HS

- Nghiên cứu vai trò của các TNTL trong việc dạy học vật lí

- Nghiên cứu tình hình về mức độ sử dụng các phương tiện

thiết bị thí nghiệm vật lí hiện nay tại một số trường THCS tỉnh Lâm

Đồng

- Nghiên cứu đề xuất, cải tiến một số thí nghiệm đang có

trong chương trình THCS với mục đích tích cực hoá hoạt động học

Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và những kết quả trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi đã thu được các kết quả như sau : 1- Với các cơ sở của lí luận dạy học hiện đại, chúng tôi đã phân tích vị trí, vai trò của các thí nghiệm vật lí nói chung và các TNTL nói riêng đối với quá trình dạy và học môn vật lí ở trường trung học cơ sở Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng TNTL sẽ góp phần vào quá trình tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong việc học tập vật

lí ở trường phổ thông Nhờ đó đề tài làm sáng tỏ thêm và bổ sung một số phương pháp cơ bản cho việc tổ chức các hoạt động TNTL ở truờng THCS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học vật lí ở trường THCS

2- Chúng tôi đã cải tiến, xây dựng và đề xuất 26 thí nghiệm Nguyên vật liệu của các thí nghiệm này dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày, rẻ tiền, vì vậy với sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV, mọi HS

đều có cơ hội thực hiện các thí nghiệm vật lí

3- Chúng tôi đã đề xuất một số phương án dạy học kết hợp thí nghiệm trong lớp và TNTL nhằm tích cực hoá hoạt động của HS trong dạy học vật lí Kết quả thực nghiệm sư phạm, đã khẳng định TNTL góp phần đáng kể vào quá tình tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập vật lí Chúng thể hiện ở :

- Các tác động lên tình cảm của HS đối với bộ môn khiến HS có hứng thú và yêu thích hơn môn vật lí

- Các tác động lên quá trình tư duy của HS khiến kết quả học tập được nâng cao

- Góp phần rèn luyện các kĩ năng, khả năng và thói quen của HS trong việc học tập vật lí

Trang 5

Từ bảng thống kê điểm số, chúng tôi vẽ đường luỹ tích :

Nhóm 1

Nhóm 2

Qua phân tích bằng thống kê toán học , với các nhận xét và kết

luận nêu trên, có thể khẳng định "TNTL góp phần vào quá trình

tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập môn vật lí

ở trường THCS "

0 20 40 60 80 100

Doi chung Thuc nghiem

0 20 40 60 80 100

Doi chung Thuc nghiem

tập của HS ở trường THCS

- Nghiên cứu đề xuất các phương án dạy học với các bài thí nghiệm trên

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc cải tiến thí nghiệm và đổi mới phương pháp dạy học

4- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Khách thể : Quá trình dạy học vật lí ở trường THCS

- Đối tượng : Nội dung, phương pháp giảng dạy vật lí, chương trình vật lí từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình thay SGK

- Phạm vi nghiên cứu : Học sinh các trường học ở tỉnh Lâm

Đồng và thành phố Đà lạt

5- Giả thuyết khoa học

Việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng có hiệu quả các TNTL

sẽ tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh THCS trong việc học tập vật lí, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường THCS

6- Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí thuyết, điều tra thực tế, thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học

7- Những đóng góp của luận án

- Góp phần làm rõ vai trò của TNTL trong việc dạy và học vật

lí của HS cấp THCS

- Xây dựng một số bài thí nghiệm bằng các thiết bị, dụng cụ

tự làm sẽ giúp cho GV trường THCS có điều kiện tham khảo, hướng dẫn cho HS tự làm thí nghiệm, đáp ứng được yêu cầu về cơ sở thiết

bị hiện nay

- Góp phần tìm hiểu các phương án dạy học có sử dụng

Trang 6

TNTL, từ đó hình thành các phương án dạy học đáp ứng được yêu

cầu của việc thay SGK

8- Cấu trúc và nội dung luận án

Luận án gồm 158 trang trong đó có 46 hình ảnh và sơ đồ, 5

bảng số liệu, 4 biểu đồ Luận án có sử dụng các tài liệu tham khảo

trong đó có 51 tài liệu tiếng Việt, 3 tài liệu tiếng Anh, 2 tài liệu

tiếng Nga, 9 tài liệu tiếng Pháp, 8 trang Web Phần phụ lục của luận

án gồm 15 trang

Cấu trúc luận án gồm :

Phần mở đầu

Chương 1 : Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của quá trình tích

cực hoá hoạt động của HS với các thí nghiệm vật lí tự làm

Chương 2 : Xây dựng một số TNTL - Các phương án dạy học

với TNTL

Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

Phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục

Cơ sở lí luận vμ cơ sở thực tiễn của quá trình

tích cực hoá hoạt động của học sinh VớI CáC

THí NGHIệM VậT Lí Tự LμM 1.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quá trình tích cực hoá

hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập

1.1.1 Bản chất của quá trình tích cực hoá hoạt động học tập của

học sinh

"Tính tích cực học tập, về thực chất là tính tích cực nhận thức

đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, nỗ lực trí tuệ và nghị lực cao trong

chuẩn bị tốt các dụng cụ thí nghiệm và thực hiện các bài thí nghiệm

ở nhà theo yêu cầu của GV

TNTL tập cho HS thói quen nêu câu hỏi thắc mắc cho GV, vì vậy, những HS nhút nhát, e dè cũng có các cơ hội trao đổi, đàm thoại với GV

3.2.4 TNTL giúp HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

TNTL có thể dùng để HS tự đánh giá năng lực chuyên môn của mình HS có thể tự đánh giá và kiểm tra một ý tưởng, một giả thuyết

đúng hoặc sai hoặc cùng với tập thể trao đổi để đánh giá kết quả kết quả cho nhau Ngoài ra khi cùng so sánh kết quả thực nghiệm chung của cả lớp, HS sẽ biết được nhưng ưu khuyết điểm của nhóm và bản thân mình

3.2.5 TNTL góp phần rèn luyện các kĩ năng khả năng và thói quen của HS trong học tập vật lí

Các kĩ năng khi thực hiện các TNTL là : kĩ năng gia công các vật liệu, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, kĩ năng đo đạc, kĩ năng đề xuất các giả thiết dự đoán các hiện tượng vật lí, thói quen ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, rèn luyện cho HS thói quen bảo vệ môi truờng

3.2.6 TNTL góp phần cũng cố kiến thức, tăng cường tính bền vững và độ sâu của kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy của HS

Chúng tôi chia làm hai nhóm để tiến hành đánh giá bằng phiếu kiểm tra Bảng sau đây so sánh kết quả điểm kiểm tra của hai nhóm, mỗi nhóm gồm lớp đối chứng và thực nghiệm :

Thống kê điểm số

Trang 7

3.2 Đánh giá vai trò, tác dụng và hiệu quả của các TNTL qua

các giờ thực nghiệm sư phạm

3.2.1 TNTL giúp GV chủ động tìm và lựa chọn ra các

phương pháp dạy học phù hợp

Phương pháp dạy học vật lí bị chi phối bởi cơ sở vật chất, thiết

bị, dụng cụ thí nghiệm Vì vậy, nếu không có đồ dùng dạy học, thì

GV dù có mong muốn thay đổi phương pháp dạy học cũng khó thực

hiện được và cuối cùng quay trở về lối dạy "chay", thầy đọc, trò

chép Nay với các thí nghiệm do HS tự làm, các khó khăn về cơ sở

thiết bị được khắc phục phần nào, từ đó GV có cơ sở và chủ động

xây dựng những phương án dạy học phù hợp với từng đối tượng HS

3.2.2 TNTL đa dạng hoá việc tổ chức học tập vật lí bằng các

phương pháp khác nhau

Đó là phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô phỏng, vấn

đáp tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, phối hợp hoạt động cá nhân và

hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tổ chức thảo luận, bàn bạc, trao

đổi trong nhóm, trong lớp học

3.2.3 TNTL kích thích hứng thú, rèn luyện cho HS tinh thần tự

học, tính vượt khó

Sự hứng thú của HS thể hiện ở chỗ khi có thí nghiệm, lớp học

sôi động hẳn lên, HS chú ý tập trung vào bài học hơn Qua khảo sát

có đến 98% cho rằng nếu giờ học có thí nghiệm thì HS cảm thấy

thích thú hơn và HS mong muốn được làm thí nghiệm vật lí ở nhà

Tính hứng thú, tinh thần vượt khó, tinh thần tự học còn thể hiện

ở chỗ HS hoàn thành tốt việc chuẩn bị các tiết học : 100% các em

quá trình chiếm lĩnh tri thức" Vì vậy, hoạt động học tập của người

HS đạt được kết quả tốt khi quá trình học tập là một quá trình tích cực, phát huy trí lực ở mức cao trong quá trình nắm bắt tri thức của nhân loại

Khuynh hướng chú trọng đến người học nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh đã được nhiều nước tiên tiến coi là tư tưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Nhận rõ tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học cùng xu thế tất yếu của nó,

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều phương hướng thúc đẩy đổi mới quá trình giáo dục, đào tạo

- Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (1/1993) đã nhấn mạnh tính cấp thiết phải đổi mới phương pháp và nội dung dạy học

- Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II khoá VIII (12/1996) khẳng định : " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học"

- Luật giáo dục, điều 24 ghi rõ “ Phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của

HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác

động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS "

1.1.2 Đặc điểm của quá trình dạy học tích cực

“ Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng

Trang 8

tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu

quả học tập ”

Theo các tài liệu hiện nay, các nhà sư phạm thống nhất có bốn

dấu hiệu cơ bản để phân biệt phương pháp dạy học tích cực :

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy vói tự đánh giá của trò

1.1.3 Vai trò của TNTL trong việc tích cực hoá hoạt động học tập

vật lí của HS cấp THCS

Thí nghiệm tự làm (TNTL) là thí nghiệm do GV hoặc HS thực

hiện bằng các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, rẻ tiền, phù hợp với hoàn

cảnh của nhà trường và HS Trong đề tài này, TNTL là thí nghiệm

do HS tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV

Các tiêu chuẩn của TNTL là : tính khoa học sư phạm, khoa học

kĩ thuật, an toàn, kinh tế

Trong quá trình dạy học tích cực, đề tài đã phân tích và nêu các

vai trò nổi bật của TNTL như sau :

- TNTL giúp HS rèn luyện các kĩ năng cơ bản của việc học tập

vật lí

- TNTL tạo tình huống có vấn đề, kích thích hứng thú của HS

- TNTL giúp cho HS có điều kiện thu thập và xử lí thông tin

- TNTL khiến HS chủ động nêu lên các thắc mắc, câu hỏi các

suy nghĩ của mình

- TNTL kích thích hoạt động sáng tạo của HS

- Phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học vật lí với các TNTL, từ đó đề xuất các biện pháp để GV khắc phục nhằm thực hiện tốt việc dạy học vật lí ở trường THCS

3.2 Chọn mẫu

chứng

Sĩ số Lớp thực

nghiệm

số

Giáo án 7 THPT Bùi Thị

Xuân

9A1, 9A3

9A5

135 9A2, 9A4

9A6

137

Giáo án 8 THPT Bùi Thị

Xuân

9A1, 9A3

9A5

135 9A2, 9A4

9A6

137

Giáo án 9 THPT Bùi Thị

Xuân

9A1, 9A3

9A5

135 9A2, 9A4

9A6

137

Trang 9

- Tại sao tờ giấy không rơi xuống ?

- Xoay cốc theo nhiều hướng khác nhau, giấy vẫn không rơi

Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?

CHƯƠNG 3 THựC NGHIệM SƯ PHạM 3.1 Mục đích và thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra giả

thuyết khoa học của đề tài : " Việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng

hiệu quả các thí nghiệm vật lí tự làm sẽ tích cực hoá hoạt động học

tập của học sinh THCS trong việc học tập vật lí, góp phần vào việc

đổi mới phương pháp dạy và học vật lí ở trường THCS.”

Để đạt được các mục đích trên, thực nghiệm sư phạm phải thực

hiện các nhiệm vụ sau :

- Đánh giá tỉ lệ HS tham gia học tập vật lí với các TNTL

- Đánh giá mức độ lĩnh hội và nắm vững kiến thức thông qua

các hoạt động với các TNTL

- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các phương án dạy học

thông qua việc đánh giá mức độ tích cực hoá của HS trong quá trình

học tập

- Đánh giá về mức độ rèn luyện các kĩ năng của HS với các

TNTL

- Đánh giá mức độ khả thi của phương án dạy học mới, liệu có

phù hợp với tình hình hiện nay ở các trường THCS không ?

- Phát hiện và đánh giá những khó khăn khi thực thi những

phương án dạy học này

- TNTL tập HS làm quen với cách xử lí, đưa ra các biện pháp kĩ

thuật

- TNTL giúp GV tổ chức các hoạt động học tập tập thể

- TNTL kích thích HS hoạt động ngoài giờ học

- TNTL cung cấp các kiến thức tổng hợp cho HS

- TNTL rèn luyện cho HS có thói quen vận dụng kiến thức đã

học vào cuộc sống hàng ngày

- TNTL rèn luyện HS vượt khó

- TNTL rèn luyện cho HS cách làm việc cộng đồng

1.2 Thực trạng về tình hình dạy và học với các thiết bị thí nghiệm hiện nay ở các trường THCS tỉnh Lâm Đồng

Qua công tác điều tra khảo sát ở một số trường THCS tỉnh Lâm

Đồng, việc dạy và học vật lí hiện nay ở các giờ học trường THCS, mặc dầu có sử dụng đến các thiết bị, thí nghiệm nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu tích cực hoá hoạt động của HS thể hiện ở :

- Các hình thức học tập còn nghèo nàn, chưa phối hợp sử dụng nhiều loại hình học tập khác nhau trong dạy học vật lí

- Số lượng HS tham gia hoạt động ở lớp chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số em có năng lực, hoạt bát

- Đa số HS vẫn còn mang nặng tính học thuộc bài, ít chịu

động não, suy nghĩ

- Ngoài giờ học ở lớp, khi phải học tập ở nhà thì HS cũng chỉ chú trọng vào việc học lí thuyết, và làm càng nhiều bài tập càng tốt,

ít có HS chịu khó tìm hiểu thêm các hiện tượng vật lí liên quan trong cuộc sống hàng ngày

Trang 10

- Trong quá trình học tập, hầu như không có HS nêu các thắc

mắc, ý kiến, nêu các hiện tương vật lí, những điều mà các em chưa

biết chưa hiểu để mong được giải đáp

1.3 Kết luận chương 1

Qua thực tế tìm hiểu các trường phổ thông của địa phương ở

trên, chúng tôi cho rằng thí nghiệm vật lí nếu được khai thác đúng

mức, thì trở thành một trong những công cụ, phương tiện đắc lực và

là phương pháp hữu hiệu để đổi mới phương pháp dạy học, biến HS

thành chủ thể của quá trình học tập

CHƯƠNG 2 Xây dựng một số thí nghiệm vật lí Tự LμM - CáC

PHƯƠNG áN DạY HọC VớI THí NGHIệM Tự LμM

2.1 Một số thiết bị và thí nghiệm tự làm

Trong phần này chúng tôi đã xây dựng 26 TNTL sắp xếp theo

các nội dung cơ, nhiệt, điện, quang nằm trong chương trình vật lí từ

lớp 6 đến lớp 9 Qua đây, chúng tôi nhận thấy có thể tạo ra nhiều thí

nghiệm vật lí khác nhau với các vật liệu dễ tìm trong cuộc sống

1- Lực kế

2- Cân Rôbecvan

3- Cân đòn

4- So sánh thể tích buồng phổi

5- Nhiệt kế khí

6- Chứng tỏ nhiệt độ không thay đổi trong quá trình đông đặc

7- Các thí nghiệm về tĩnh điện

8- Kiểm tra màn hình có nhiễm điện hay không

9- Quan sát ảnh qua gương cầu lồi, gương cầu lõm

GV định hướng bằng các câu hỏi :

-Giữa miếng cao su và mặt bàn có chất kết dính không ?

-Có phải là lực hút giữa bàn và miếng cao

su hay là lực từ bên ngoài ép vào ?

Hoạt động 2 (nghiên cứu hướng tác dụng của áp suất của áp

suất khí quyển bằng phương pháp thựuc nghiệm) - Phương án 2:

hoạt động nhóm 2 người

- Nêu giả thuyết : áp suất khí quyển tồn tại theo mọi hướng hay chỉ từ trên xuống theo phương thẳng đứng

- Kiểm tra giả thuyết : HS làm việc theo nhóm, đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra Dụng cụ thí nghiệm gồm miếng cao su áp tường

- Kết luận : Các nhóm trình bày kết quả và kết luận

Hoạt động 3 : ( Củng cố) - Phương án 3 : Làm việc theo nhóm: Mô

phỏng thí nghiệm bán cầu “Ma - đơ -Bua”

- HS cho hai miếng cao su áp lại nhau sau đó để tách hai miếng cao su ra

- HS nhận xét và trả lời :

- Tại sao hai miếng cao su áp chặt vào nhau Làm thế nào để dễ dàng tách chúng ra ?

- So sánh các nhóm : trường hợp nào thì chúng bị áp chặt nhiều hơn

Hoạt động 4 : ( Vận dụng) – GV tiến hành thí nghiệm, cả lớp quan

sát và giải thích

Dùng một tờ giấy ép vào miệng cốc đựng đầy nước

HS cần phải giải thích :

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w