Nghiên cứu mức độ trí tuệ của học sinh lớp 5
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo Trường đại học sư phạm hμ nội
Trang 2Vµo håi… giê … ngµy… th¸ng ….n¨m 200
Cã thÓ t×m hiÓu LuËn ¸n t¹i Th− viÖn Quèc gia
vµ Th− viÖn tr−êng §¹i häc S− ph¹m Hµ Néi
Trang 3Những công trình liên quan
đến đề tμi luận án đ∙ công bố
1 Vũ Thị Lan Anh, (2003), Mức độ phát triển trí tuệ học sinh tiểu học, Tạp chí
Tâm lí học số 10, trang 46 -50
2 Vũ Thị Lan Anh, (2004), Biện pháp sư phạm nâng cao tốc độ định hướng trí tuệ
cho học sinh tiểu học, Tạp chí Tâm lí học số 2, trang 36 -40
3 Vũ Thị Lan Anh, (2004), Bước đầu tìm hiểu các mặt biểu hiện của trí tuệ học
sinh tiểu học, Tạp chí Tâm lí học số 10, trang 46 – 49
4 Vũ Thị Lan Anh, (2008), Thực trạng mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 5
Hà Nội, Tạp chí Giáo dục số 195, trang 15 -17
5 Vũ Thị Lan Anh, (2008), Hứng thú học tập và mối quan hệ với mức độ phát triển trí
tuệ của học sinh lớp 5 ở Hà Nội Tạp chí Khoa học Giáo dục số 35, trang 25 -27
6 Vũ Thị Lan Anh, (2008), Trí tuệ lý trí, trí sáng tạo, trí tuệ cảm xúc và mối quan
hệ giữa chúng, Tạp chí Giáo dục số 200, trang 11 – 14
7 Nguyễn Xuân Thức - Vũ Thị Lan Anh, (2008), Tương quan các chỉ số biểu hiện
mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 5 Hà Nội, Tạp chí Tâm lí học số 12,
trang 5 - 12.
8 Nguyễn Xuân Thức - Vũ Thị Lan Anh, (2009), Mức độ khái quát hoá trí tuệ của
học sinh lớp 5 Hà Nội, Tạp chí Giáo dục số 208, trang 7 - 9.
9 Vũ Thị Lan Anh, (2009), Phát triển trí tuệ cho học sinh lớp 5 bằng phương pháp
dạy học khám phá theo lí thuyết kiến tạo, Tạp chí Tâm lí học số 6, trang 51 - 56.
10 Vũ Thị Lan Anh, (2009), Tìm hiểu ảnh hưởng của dạy học đến mức độ phát triển
trí tuệ của học sinh lớp 5, Tạp chí giáo dục số 222.
Trang 4mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trí tuệ là một trong những thành tố quan trọng không thể thiếu trong cấu trúc nhân cách của con người Xã hội loài người càng phát triển cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật đã đòi hỏi ngày càng cao
về trình độ và khả năng của con người Vì thế vấn đề con người, nhất là vấn
đề trí tuệ được đặt lên hàng đầu quyết định tương lai của một đất nước Việc tìm hiểu, đánh giá và từ đó nâng cao trí tuệ, nâng cao khả năng nhận thức cho con người, đặc biệt là học sinh (HS) - chủ nhân tương lai của đất nước được các nhà khoa học, các nhà sư phạm rất quan tâm
1.2 Tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng cho những bậc học tiếp theo, là tiền đề cho quá trình đào tạo và phát triển năng lực của những công dân tương lai Phát triển năng lực trí tuệ cho HS, từ đó giúp HS phát triển nhân cách toàn diện là một trong những mục tiêu của giáo dục tiểu học Do
đó, vấn đề nghiên cứu và nâng cao trí tuệ cho HS tiểu học lại càng cần thiết Nắm được trình độ, khả năng của HS tiểu học thì sẽ có phương pháp
(PP), cách thức dạy học phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi
HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiểu học
Lớp 5 là lớp học cuối bậc tiểu học Đánh giá trí tuệ HS lớp 5 không những phân loại được HS, giúp cho việc dạy học sát đối tượng, tạo điều kiện để giáo viên (GV) phát huy được hết khả năng của HS, từ đó nâng cao
hiệu quả của dạy học mà còn giúp cho các nhà quản lí có số liệu khách quan đánh giá sự hoàn thiện của một bậc học, giúp họ nhận định và điều
chỉnh việc dạy học ở bậc học này và ở bậc học tiếp theo
Trên thực tế hiện nay, việc phân loại trí tuệ HS tiểu học nói chung và phân loại trí tuệ HS lớp 5 nói riêng chủ yếu dựa vào điểm số (học lực) của
HS và sự đánh giá, nhận xét của GV Vì thế, nghiên cứu trí tuệ HS lớp 5 bằng các công cụ đo khách quan dựa trên cơ sở tâm lí học là rất cần thiết
để giúp nhà nghiên cứu, GV tiểu học có hướng đánh giá trí tuệ HS lớp 5 bên cạnh việc đánh giá bằng kết quả học lực của HS trong các trường học
như hiện nay Kết quả nghiên cứu, đánh giá trí tuệ HS lớp 5 sẽ là cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả dạy học ở lớp 5
1.3 Gần đây, nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu trí tuệ
HS, sinh viên nhưng các công trình nghiên cứu về trí tuệ HS lớp 5 còn ít và
không nhiều công trình đi sâu nghiên cứu trí tuệ HS lớp 5 qua các chỉ số cụ thể như: tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy
Trang 5Xuất phát từ những lí do trên đề tài: "Nghiên cứu mức độ trí tuệ của
HS lớp 5" đã được lựa chọn và nghiên cứu
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng mức độ trí tuệ (MĐTT) và các chỉ số biểu hiện trí tuệ ở HS lớp 5 Trên cơ sở đó, đưa ra biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao MĐTT cho HS
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
MĐTT và các chỉ số biểu hiện trí tuệ của HS lớp 5
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là HS lớp 5 của một số trường tiểu học nội thành
và ngoại thành Hà Nội Khách thể được chia làm 3 loại:
3.2.1 Khách thể nghiên cứu khảo sát sơ bộ: 41 HS lớp 5 của Hà Nội 3.2.2 Khách thể nghiên cứu nhằm phát hiện thực trạng MĐTT và các chỉ số biểu hiện trí tuệ là 342 HS lớp 5 ở nội thành và ngoại thành Hà Nội 3.2.3 Khách thể nghiên cứu dùng để thực nghiệm biện pháp tác động sư phạm nâng cao MĐTT là 79 HS lớp 5 và so sánh với 80 HS lớp 5 cùng
độ tuổi của Hà Nội
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tập trung nghiên cứu thực trạng MĐTT và các chỉ số biểu hiện trí tuệ của HS lớp 5 trên địa bàn Hà Nội Cụ thể các mặt sau được nghiên cứu:
- MĐTT của HS theo trắc nghiệm Raven
- Mức độ tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy của học sinh qua hệ thống bài tập trắc nghiệm (BTTN)
- Mối quan hệ giữa hứng thú học tập và dạy học với MĐTT của HS lớp 5
- Biện pháp tác động sư phạm nâng cao MĐTT cho HS lớp 5
5 Giả thuyết khoa học
- Đa số HS lớp 5 được nghiên cứu có MĐTT đạt từ trung bình trở lên
Có sự khác biệt về MĐTT của HS lớp 5 theo môi trường sống và giới tính
- Mức độ tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy của HS lớp 5 phát triển khác nhau Đa số HS được nghiên cứu
có ba chỉ số nói trên đạt mức độ trung bình trở lên
- MĐTT của HS lớp 5 phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hứng thú học tập và dạy học
- Nếu tổ chức dạy học theo hướng “dạy học khám phá theo lí thuyết
kiến tạo” thì có thể nâng cao MĐTT cho HS lớp 5
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài về vấn đề trí tuệ, các chỉ số biểu hiện trí tuệ, MĐTT và MĐTT của HS lớp 5
Trang 66.2 Nghiên cứu thực trạng MĐTT và các chỉ số biểu hiện trí tuệ là tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy của
HS lớp 5 Quan hệ của một số yếu tố hứng thú học tập và dạy học với MĐTT của HS lớp 5
6.3 Thực nghiệm (TN) biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao MĐTT cho HS lớp 5
7 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phối hợp các PP nghiên cứu sau:
7.1 Nhóm PP nghiên cứu lí luận: PP nghiên cứu tài liệu, PP chuyên gia
7.2 Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: PP quan sát; PP đàm thoại; PP
điều tra viết; PP trắc nghiệm; PP thực nghiệm tác động; PP xử lí thông tin:
sử dụng các công thức thống kê toán học
8 Đóng góp mới của luận án:
- Xây dựng được các khái niệm lí luận về MĐTT và MĐTT của HS lớp 5; các khái niệm tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy
- Phát hiện thực trạng MĐTT và mức độ tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy của HS lớp 5 Phát hiện mối quan hệ giữa hứng thú học tập và dạy học với MĐTT của HS lớp 5
- Cung cấp một biện pháp tác động sư phạm là “Tổ chức dạy học theo hướng dạy học khám phá theo lí thuyết kiến tạo ” để nâng cao MĐTT cho
HS lớp 5 Biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học nhằm nâng cao MĐTT cũng như chất lượng học tập của HS lớp 5
9 Cấu trúc luận án
Luận án gồm 180 trang đánh máy vi tính khổ A4 Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về trí tuệ và trí tuệ HS tiểu học
Chương 2: Tổ chức và PP nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn trí tuệ HS lớp 5
Trong luận án có 35 bảng, 10 biểu đồ và 5 sơ đồ Luận án còn có phần phụ lục trình bày các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về trí tuệ vμ trí tuệ Học sinh tiểu học
1 1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đề tài tiếp cận kho tàng đồ sộ các công trình nghiên cứu về trí tuệ của các nhà tâm lí học trên thế giới và ở Việt Nam theo ba hướng như sau :
Trang 7Một là: Nghiên cứu trí tuệ nói chung: bản chất, sự hình thành và phát
triển trí tuệ cá nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ
Hai là: Nghiên cứu sự phát triển trí tuệ với các chỉ số biểu hiện của nó
Ba là: Nghiên cứu các PP đo lường trí tuệ, đo lường các chỉ số của sự
phát triển trí tuệ
Tổng quan theo ba hướng trên có thể thấy hướng chính thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà tâm lí học trên thế giới cũng như ở Việt Nam chính là nghiên cứu trí tuệ nói chung: bản chất, sự hình thành và phát triển trí tuệ cá nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ Có thể kể
đến các công trình của các tác giả: G.Piaget; L.X.Vưgôtxki; P.Ia.Ganpêrin, A.N.Lêônchiev; N.X.Lâytex; A.G.Côvaliôp; và các tác giả Việt Nam như Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Kế Hào, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Huy Tú, Phan Trọng Ngọ…Khác hẳn với sự đa dạng, chuyên sâu của các công trình nghiên cứu theo hướng thứ nhất, hướng nghiên cứu sự phát triển trí tuệ với các chỉ số biểu hiện của nó mỏng hơn rất nhiều, gắn với các công trình nghiên cứu của các tác giả N.A.Menchinxcaia; V.A Cruchetxki và Z.I.Canmưcôva; N.Đ Lêvitôp; Bùi Văn Huệ, Lê Văn Hồng… Với hướng thứ ba, chủ yếu các tác giả tập trung vào nghiên cứu trí tuệ bằng PP trắc nghiệm, PP thực nghiệm ít được quan tâm hơn
Sau khi tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể đưa ra một vài nhận xét khái quát như sau:
1.1.1 Với các hướng chủ yếu nêu trên số lượng các công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về trí tuệ con người nói chung và trí tuệ gắn với các
lứa tuổi nói riêng là rất lớn Tuy nhiên việc nghiên cứu trí tuệ của riêng lứa tuổi lớp 5, lứa tuổi gắn liền với một bậc học quan trọng, bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân còn mỏng
1.1.2 Khi nghiên cứu trí tuệ HSTH nói chung và trí tuệ HS lớp 5 nói riêng, chủ yếu các công trình đánh giá thông qua công cụ là các trắc
nghiệm tâm lí nổi tiếng trên thế giới Các công trình đánh giá trí tuệ của các em thông qua việc kết hợp hai bộ công cụ là trắc nghiệm tâm lí và hệ thống BTTN được xây dựng và chuẩn hoá qua môn Toán mỏng hơn nhiều
so với hướng nghiên cứu trên
1.1.3 Rất nhiều các công trình đã tập trung nghiên cứu để chỉ ra được thực trạng năng lực trí tuệ nói chung và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó, từ đó đưa ra con đường, biện pháp tác động nhằm nâng cao trí tuệ cho HS Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu và thực nghiệm biện pháp tác động “Tổ chức dạy học theo hướng dạy học khám phá theo lí thuyết kiến tạo” để nâng cao MĐTT cho HS
Với các kết luận trên được rút ra từ việc tổng quan vấn đề nghiên cứu,
có thể nói đề tài đi sâu nghiên cứu MĐTT cũng như các chỉ số biểu hiện trí
Trang 8tuệ của HS lớp 5 với mong muốn từ đó có thể đề xuất, làm phong phú thêm các biện pháp nâng cao MĐTT cho HS
1.2 Khái niệm công cụ
1.2.1 Trí tuệ
1.2.1.1 Khái niệm trí tuệ
Đề tài phân tích các quan điểm khác nhau bàn về khái niệm trí tuệ
* Quan niệm 1: Đồng nhất trí tuệ với kết quả của hoạt động nhận thức
Đây là quan điểm mà trí tuệ được đề cập có liên quan đến một loạt các năng lực tâm thần của con người (năng lực nhận thức, năng lực học tập và lao động, năng lực giải quyết vấn đề, ) của con người và ở mức độ cao chính là năng lực tư duy trừu tượng Trí tuệ chính là là kết quả của hoạt
động nhận thức, là khả năng nắm bắt, hiểu biết, suy luận và vận dụng tập hợp thông tin, tri thức nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Trong cấu trúc
trí tuệ, các thành phần nhận thức giữ vai trò hạt nhân, giúp con người giải
quyết vấn đề, đạt được mục đích
*Quan niệm 2: Đồng nhất trí tuệ với năng lực thích ứng cá nhân
Theo quan điểm này, trí tuệ và khả năng thích ứng của con người có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trí tuệ chính là năng lực thích ứng của con người, tuy nhiên sự thích ứng ở đây không chỉ là sự thích ứng đơn thuần mà
mang tính tích cực và có hiệu quả nhằm cải tạo môi trường cho phù hợp với mục đích của con người
đề cập đến trong khái niệm trí tuệ bên cạnh yếu tố sinh học, giáo dục
Như vậy, việc xem xét, phân tích các định nghĩa về trí tuệ ở trên cho
thấy, trí tuệ là thành tố không thể thiếu trong cấu trúc nhân cách của con người Điểm hợp lí trong khái niệm trí tuệ mà các nhà tâm lí học đưa ra
chính là: Thứ nhất, trí tuệ có cấu trúc đa thành phần Thứ hai, trong cấu
trúc nhiều thành phần tâm lí của trí tuệ, các thành phần nhận thức giữ vai
trò hạt nhân cơ bản và hạt nhân cơ bản nhất chính là tư duy Thứ ba, trí tuệ
là khả năng con người thích ứng được với môi trường xung quanh Nói cách khác, con người thích ứng được với hoàn cảnh và môi trường xung quanh là nhờ trí tuệ
Từ nội hàm cần có trong khái niệm trí tuệ như đã xác định ở trên, có
thể định nghĩa trí tuệ như sau: Trí tuệ là một cấu trúc bao gồm các thành phần tâm lí, trong đó hạt nhân cơ bản là các thành phần nhận thức, đảm bảo cho sự thích ứng của con người với môi trường xung quanh
Trang 91.2.1.2 Các chỉ số biểu hiện trí tuệ
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau bàn về các chỉ số biểu hiện trí tuệ như quan điểm của N.A.Menchinxcaia, của V.A.Cruchetxki và Z.I.Canmưcôva, của Bùi Văn Huệ, Lê Văn Hồng… Trong khuôn khổ phạm vi của mình, đề tài tiến hành nghiên cứu ba chỉ số biểu hiện trí tuệ
của HS lớp 5, đó là: tính định hướng trí tuệ; tính khái quát hoá của trí tuệ
và tính tiết kiệm của tư duy Đây là ba chỉ số cơ bản nhất của trí tuệ, có
mặt trong hầu hết các quan điểm bàn về các chỉ số biểu hiện trí tuệ Ba chỉ
số này chính là cốt lõi của trí tuệ, giúp cho HS nhanh chóng phát hiện bản
chất của sự vật hiện tượng và sử dụng chúng để đạt mục đích một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
a, Tính định hướng trí tuệ
Là một phẩm chất của trí tuệ, thể hiện ở việc giải quyết nhanh hay chậm các tình huống, các vấn đề, các bài tập không quen thuộc, không giống với mẫu
b, Tính khái quát hoá trí tuệ
Là một phẩm chất của trí tuệ, thể hiện ở việc khái quát nhanh hay chậm các sự vật, hiện tượng cùng loại, sau đó áp dụng để giải quyết vấn đề
c, Tính tiết kiệm tư duy
Là một phẩm chất của trí tuệ, thể hiện ở số lập luận cần và đủ để tìm
ra đáp số hay đưa ra kết luận khi giải một bài toán; một vấn đề lí luận hay thực tiễn
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về khái niệm trí tuệ
cũng như các chỉ số biểu hiện trí tuệ Đề tài đã tiến hành xem xét, phân
tích, tìm ra điểm hợp lí trong các quan điểm đó và đã xây dựng định nghĩa
về trí tuệ làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực tiễn trí tuệ HS lớp 5
Đó là:
Trí tuệ là một cấu trúc bao gồm các thành phần tâm lí, trong đó hạt
nhân cơ bản là các thành phần nhận thức, đảm bảo cho sự thích ứng của con người với môi trường xung quanh, được thể hiện ở tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ và tính tiết kiệm tư duy
1.2.1.3 Cấu trúc trí tuệ
Đề tài xem xét các quan điểm bàn về cấu trúc trí tuệ theo hai hướng chính: cấu trúc trí tuệ theo các quan niệm truyền thống và cấu trúc trí tuệ theo quan niệm mới Với quan niệm mới, cấu trúc trí tuệ được hiểu một cách toàn diện nhất trên các góc độ cả về sinh lí, tâm lí và xã hội Theo đó, trí tuệ bao gồm trí tuệ lí trí, trí sáng tạo và trí tuệ cảm xúc
1.2.1.4 Trí tuệ lí trí, trí sáng tạo và trí tuệ cảm xúc
Trang 10Ngày nay trí tuệ người được hiểu là loại hiện tượng tâm lí phức hợp, đa nhân tố và nhiều tầng, trải rộng từ tầng sinh học qua tầng tâm lí đến tầng xã hội Trí tuệ có thể được sử dụng bằng thuật ngữ trí tuệ (intelligence) như truyền thống hoặc gọi theo quan niệm mới với thuật ngữ “thông thái” (wisdom) Nhưng cho dù có gọi theo cách nào thì nội hàm của trí tuệ đã
được thay đổi, mở rộng hơn quan niệm truyền thống Nó bao gồm không
chỉ trí thông minh (intelligence) là năng lực giúp chúng ta nhận thức thế giới xung quanh và trí sáng tạo (creativity) giúp chúng ta sáng tạo những
giá trị vật chất và tinh thần mới mà còn bao gồm cả trí tuệ xã hội (Social
intelligence), trong đó trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence)là hạt nhân,
giúp chúng ta tổ chức, thúc đẩy và điều chỉnh hành động một cách thành công cho cá nhân và xã hội:
Winsdom = Trí thông minh(IQ) + trí sáng tạo(CQ) + trí tuệ cảm xúc(EQ)
Trong khuôn khổ, đề tài đi sâu nghiên cứu IQ vì IQ cũng là kênh
thông tin có giá trị rất lớn về cá nhân, là yếu tố tin cậy có thể dự báo thành tích học tập trong nhà trường; IQ đóng vai trò là yếu tố nền tảng, yếu tố cơ
sở, là điều kiện cần của CQ và EQ; IQ có độ ổn định cao (ít thay đổi và
khó thay đổi), trong khi EQ dễ thay đổi hơn và biên độ thay đổi cũng rất rộng lớn Các trắc nghiệm đo IQ ra đời từ rất lâu, số lượng rất nhiều, độ tin cậy rất lớn Có thể nói, nghiên cứu IQ là nghiên cứu có tính truyền thống
và bài bản
1.2.2 Mức độ trí tuệ
MĐTT là mức độ của sự phát triển trí tuệ ở một lứa tuổi nhất định
đảm bảo cho con người ở lứa tuổi đó thích ứng được với môi trường xung quanh, được thể hiện ở mức độ phát triển tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ và tính tiết kiệm tư duy
1.2.3 Mức độ trí tuệcủa HS lớp 5
MĐTT của HS lớp 5 là mức độ của sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi HS lớp 5, đảm bảo cho HS ở lứa tuổi này thích ứng được với môi trường xung
quanh, được thể hiện ở mức độ phát triển tính định hướng trí tuệ, tính khái
quát hoá trí tuệ và tính tiết kiệm tư duy
1.2.4 Trí tuệ HS tiểu học
Như trên đã đề cập, các thành phần tâm lí nhận thức giữ vai trò hạt nhân cơ bản của trí tuệ Vì vậy, đề tài tiến hành xem xét trí tuệ HS tiểu học qua đặc điểm các quá trình nhận thức của các em ở lứa tuổi này:
1.2.4.1 Tri giác: HS bậc tiểu học tri giác mang tính chất đại thể, ít đi
vào chi tiết và mang tính không chủ động Tri giác của HS tiểu học phát triển mạnh dưới tác động của những hoạt động trong quá trình học tập Sự
Trang 11phát triển này theo xu hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn, phân hoá hơn và có chọn lọc hơn
1.2.4.2 Trí nhớ: Trí nhớ của HS tiểu học vẫn mang nặng tính không
phủ định HS tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, bằng cách nhắc lại một cách máy móc mà chưa hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa bên trong tài liệu cần ghi nhớ Dần dần HS cuối cấp tiểu học ghi nhớ chủ
1.2.4.5 Tư duy: Tư duy của trẻ em ở bậc tiểu học chuyển dần từ tính
cụ thể trực quan sang tính trừu tượng, khái quát
1.2.4.6 Ngôn ngữ: Trẻ cuối cấp tiểu học có ngôn ngữ phát triển hơn
nhiều về cả ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Trẻ phát âm ngày càng chuẩn hơn, vốn từ ngày càng phong phú hơn
Chương 2
Tổ chức vμ Phương pháP nghiên cứu 2.1 Nghiên cứu lí luận
2.1.1 Mục đích và tiến trình thực hiện
Tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề và các kết quả nghiên cứu trước đây; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, xin ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng giả thuyết khoa học và hệ thống khái niệm công cụ cho đề tài nghiên cứu
Giai đoạn này được tiến hành vào thời gian 2004 – 2005
2.1.2 Các PP nghiên cứu lí luận: PP phân tích tài liệu; PP chuyên gia
2.2 Nghiên cứu thực tiễn
2.2.1 Mục đích và tiến trình thực hiện
Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn khảo sát sơ
bộ, xây dựng và chuẩn hoá công cụ; Giai đoạn khảo sát thực trạng; Giai
đoạn thực nghiệm tác động
2.2.1.1 Giai đoạn khảo sát sơ bộ, xây dựng và chuẩn hoá công cụ
Tìm hiểu khái quát MĐTT và các chỉ số biểu hiện trí tuệ của HS lớp
5 Đây chính là những cơ sở thực tiễn để đề ra giả thuyết khoa học; xây
Trang 12dựng và chuẩn hoá công cụ; tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên cứu
Giai đoạn này được tiến hành trên 41 HS lớp 5 năm học 2005 - 2006
2.2.1.2 Giai đoạn khảo sát thực trạng
Trên cơ sở lí luận đã đúc kết và kết quả khảo sát thăm dò, tiến hành nghiên cứu đại trà trên 342 HS lớp 5 nội và ngoại thành Hà Nội với các nội dung nghiên cứu:
+ Đo nghiệm MĐTT của HS lớp 5 và các chỉ số biểu hiện của nó là: tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hóa trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy + Phát hiện mối liên hệ của hứng thú học tập và dạy học với MĐTT của
HS lớp 5
+ Đề xuất biện pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao MĐTT cho HS lớp 5
Thời gian khảo sát thực trạng: năm học 2006 – 2007
2.2.1.3 Giai đoạn thực nghiệm tác động
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng trí tuệ HS lớp 5 và thực trạng mối quan hệ của dạy học với MĐTT cũng như tìm hiểu cách thức dạy học hiện nay của GV lớp 5, đề xuất và thực nghiệm biện pháp sư phạm “Tổ chức dạy học theo hướng dạy học khám phá theo lí thuyết kiến tạo” nhằm nâng cao các chỉ số biểu hiện trí tuệ, qua đó nâng cao MĐTT nói chung cho HS lớp 5
Thời gian thực nghiệm: Tiến hành 2 đợt TN biện pháp tác động
2.2.2.3 PP điều tra viết
Sử dụng hai bảng hỏi (dành cho GV và HS lớp 5) để thu thập thông tin
về mối quan hệ của hứng thú học tập và dạy học với MĐTT của HS lớp 5
2.2.2.4 PP trắc nghiệm
a, Tìm hiểu thực trạng MĐTT của HS lớp 5 bằng trắc nghiệm Raven
b, Tìm hiểu thực trạng mức độ tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy của HS lớp 5 bằng các BTTN tâm lí được xây dựng thông qua môn toán
Bước 1 - Xây dựng các BTTN
Trang 13Đề tài đã xây dựng hai hệ thống BTTN đánh giá MĐTT của HS lớp 5 qua các chỉ số: tính định hướng trí tuệ, tính khái quát hoá trí tuệ, tính tiết kiệm tư duy
* Hệ thống BTTN thứ nhất dùng để đánh giá thực trạng MĐTT của
HS lớp 5 và để đo kết quả lần 1 của TN tác động
* Hệ thống BTTN thứ hai dùng để đo kết quả lần 2, đánh giá sự biến
đổi MĐTT của HS lớp 5 dưới ảnh hưởng của biện pháp tác động sư phạm
Bước 2 - Chuẩn hoá các BTTN
Sơ đồ: Qui trình chuẩn hoá các BTTN đánh giá thực trạng MĐTT của HS lớp 5
Trắc nghiệm Raven
Nghiệm thể thử nghiệm (41HS lớp 5)
Độ khó, độ phân biệt của
Kết luận về giá trị nội dung
và giá trị dự đoán của hệ thống BTTN phác thảo
Đánh giá tổng thể
hệ thống BTTN phác thảo
Điểm TN phác thảo (1)
Điểm TN Raven (2)
Điểm học
tập (3)
Hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống BTTN
Hệ thống BTTN đã được
chuẩn hoá