Quá trình xâm lược và chính sách (1885-1945) - Đặc điểm và hệ quả
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học sư phạm Hμ Nội
Nghiêm Thị Hải Yến
Quá trình xâm lược vμ
chính sách cai trị Của Pháp ở Lμo
(1885-1945) - Đặc điểm vμ hệ quả
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận - hiện đại
M∙ số: 62.22.50.05
Tóm tắt luận án tiến sĩ lịch sử
Hμ Nội - 2009
Công trình được hoàn thành tại:
Bộ môn Lịch sử Thế giới, khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm Hμ Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS TS Đỗ Thanh Bình
2 TS Vũ Công Quý
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Minh Đức
- Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Phản biện 2: GS Vũ Dương Ninh
Phản biện 3: PGS TS Phạm Đức Thμnh
- Viện Nghiên cứu Đông Nam á
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, tại:
Trường Đại học Sư phạm Hμ Nội
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 2Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Lào là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam á lục địa -
một khu vực thường được coi là “ngã tư đường”, là “hành lang” hay
“cầu nối” thế giới Đông á với Tây á và Địa Trung Hải Vì thế, dẫu
Lào là nước duy nhất ở Đông Nam á không có đường ra biển, nhưng
từ xa xưa nơi đây đã là nơi gặp gỡ của các nền văn hoá khu vực và thế
giới để tạo nên một nền văn hoá - văn minh Lào rực rỡ
Mặc dù là một quốc gia không lớn, đồi núi nhiều, nhưng thiên
nhiên lại ban tặng cho Lào một kho tài nguyên phong phú: Những
cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn với nhiều loại gỗ quí, hiếm (gỗ tếch, gỗ
trắc, gỗ mun, gỗ thông ); những sản vật có giá trị lớn (cánh kiến
trắng, cánh kiến đỏ ); một loạt các mỏ khoáng sản giầu có (sắt,
thiếc, vàng, than, muối ) Với vị trí và sự giàu có như vậy, từ lâu Lào
cùng với các nước Đông Dương đã trở thành miếng mồi hấp dẫn của
các nước thực dân phương Tây
Sự xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây mà kẻ đại diện là
thực dân Pháp ở Lào đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá
trình phát triển của đất nước này Đây là thời kỳ ở Lào diễn ra những
biến động lớn trên nhiều mặt: Về biên giới lãnh thổ; về kinh tế, chính
trị, xã hội và văn hoá Những biến động đó hầu như đều xuất phát từ sự
tác động của quá trình xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Lào
Nghiên cứu về cuộc xâm lược và chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Lào
cùng với những biến động của nó đối với đất nước này, cho đến nay
vẫn có nhiều vấn đề đang được đặt ra và cần tìm lời giải đáp thoả đáng:
Thứ nhất, cuộc xâm lược và cai trị của thực dân Pháp đã dẫn tới
sự đảo lộn trên đất nước Lào cả hai phương diện: Tiêu cực và tích cực
(khía cạnh tiêu cực là chủ yếu, những tích cực thường mang tính
khách quan nằm ngoài ý muốn của thực dân Pháp) Lâu nay, không ít
các nhà nghiên cứu Việt Nam xem xét vấn đề này chưa toàn diện, thường chỉ nhấn mạnh đến những tiêu cực còn khía cạnh thứ hai vẫn
là một nội dung còn đang bỏ ngỏ
Thứ hai, về quá trình xâm lược Lào của thực dân Pháp, chúng ta
thường vẫn nhìn nhận Lào thuộc Pháp là kết quả của sự phân chia thuộc
địa giữa thực dân Anh và thực dân Pháp ở khu vực Đông Nam á có liên quan đến Xiêm hay thuần tuý là cuộc tranh giành giữa Pháp và Xiêm!
Thứ ba, tại sao xứ Lào giàu có thuộc Pháp nhưng lại chỉ chiếm vị
trí thứ yếu trong chính sách của Pháp so với các khu vực khác ở Đông Dương Tình hình ấy để lại những hệ quả như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và chính trị của nước Lào cả khi đó và sau này
Thứ tư, cuộc xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp được
bắt đầu ở Việt Nam, được mở rộng ở Campuchia và cuối cùng được kết thúc ở Lào Tuy nhiên, quá trình xâm lược và cai trị của Pháp đối với từng nước lại không giống nhau về hình thức, phương pháp, thủ
đoạn, mức độ và tính chất Làm rõ quá trình Pháp xâm lược và cai trị
ở Lào hy vọng sẽ góp phần lí giải những khác biệt đó
Hơn nữa, trong con mắt của người Pháp lúc đó, Đông Dương là một khối thống nhất, cho nên khi nghiên cứu về quá trình xâm lược
và cai trị của Pháp ở Lào sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cuộc xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này
Thứ năm, khi đề cập đến thành công của cuộc Cách mạng Tula
ở Lào, một số nhà sử học phương Tây cho rằng kết quả đó là sự “ăn may”, “ăn theo” Điều đó có đúng không? Câu hỏi còn đang bỏ ngỏ
Do đó nghiên cứu giai đoạn lịch sử này của Lào chính là góp phần xem xét lại quan điểm của các sử gia phương Tây và khẳng định tính nội lực của cách mạng Lào cũng như sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Lào - Việt trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung
Đây là thời kì đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng khối liên
Trang 3minh chiến đấu Lào - Việt - nguồn gốc của mối quan hệ đặc biệt giữa
hai dân tộc trong giai đoạn hiện nay
Những vấn đề đặt ra trên đây đã thôi thúc chúng tôi chọn “Quá
trình xâm lược và chính sách cai trị của Pháp ở Lào (1885-1945)-
Đặc điểm và hệ quả” làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình với
hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh đặt ra ở trên
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Pháp ở
Lào đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới trong các công trình
khoa học viết về lịch sử khu vực hoặc lịch sử của dân tộc Lào Có
thể đề cập đến các nhóm công trình nghiên cứu sau:
2.1 Các tác giả Lào
Với mong muốn nhân dân Lào hiểu rõ sự phát triển lịch sử
dân tộc, ngày 17 tháng 6 năm 1971, Nhà xuất bản Viêng Chăn đã
giúp đỡ tác giả Chao Nhun On Phon xuất bản cuốn "Dã sử Lào,
thời kỳ biến thành thuộc địa của Xiêm và Pháp"; Mahasila
Vilavong là nhà Sử học nên những công trình viết về lịch sử dân
tộc đươc xuất bản Năm 1977, cuốn "Lịch sử Lào từ thượng cổ đến
giữa thế kỷ XIX" Năm 1989, Nhà xuất bản Giáo dục và Thể thao
Viêng Chăn cho ra mắt bạn đọc bộ "Lịch sử Lào" gồm 3 tập; Tác
giả Đêsa Nulạt đã viết hai cuốn "Lịch sử Lào thời cận đại" (1976),
"Lịch sử Lào thời hiện đại" (1997); Được sự giúp đỡ của Viện
Nghiên cứu Lịch sử trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Lào, trong
chuyến đi thực tế cho luận án (tháng 8/2007), chúng tôi có cuốn
"Lịch sử Lào từ thượng cổ đến nay" do Bộ Văn hoá Lào xuất bản
năm 2000
2.2 Các tác giả Việt Nam
Là một nước láng giềng gần gũi, các nhà khoa học Việt Nam
cũng đóng góp nhiều công trình nghiên cứu về Lào trên các
phương diện Tuy nhiên, những công trình viết về lịch sử Lào
không nhiều Chúng tôi nhận thấy rằng, vấn đề các sử gia Việt Nam dành nhiều tâm huyết liên quan chủ yếu đến giai đoạn lịch sử
từ sau năm 1945 Lịch sử Lào từ năm 1885 đến năm 1945 chỉ được
điểm đến trong một số công trình thông sử Có thể dẫn ra một số công trình sau:
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có cuốn "Lào, đất nước -
con người" (1995) của tác giả Hoài Nguyên và cuốn "Đất nước Lào
- lịch sử và văn hoá" (1996) do Giáo sư Lương Ninh chủ biên Cũng
trong thập kỷ này, nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã cho in cuốn
“Lịch sử Lào” do Viện Nghiên cứu Đông Nam á biên soạn (1997)
Đầu thế kỷ XXI, bạn đọc đón nhận cuốn "Lịch sử Lào hiện đại"
Đây là công trình hợp tác nghiên cứu của Nguyễn Hùng Phi (Việt Nam) và Tiến sĩ Buasi Chalơnsúc (Lào) do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành (2006) Đại diện cho góc nhìn mới (đánh giá yếu tố tích cực bên cạnh tiêu cực) về chủ nghĩa thực dân là cuốn
"Lịch sử Đông Nam á" (2005) do Giáo sư Lương Ninh chủ biên
2.3 Các tác giả một số nước khác
Nghiên cứu quá trình xâm lược, chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Lào, trước tiên cần phải đề cập đến một số công trình của các
học giả người Pháp đương thời - những người có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thực tế nước Lào "Phái bộ Pavie ở Đông Dương
1879-1895" (Mission Pavie Indo - Chine 1879-1895) gồm 11 tập được xuất
bản tại Paris năm 1919 Theo dạng hồi ký như vậy, năm 1921, cuốn
"Sự chinh phục những trái tim - đất nước triệu voi và lọng trắng" (A
la conquête des coeurs - les pays des Million d’ Eléphants et du
Parasol blance) của Pavie được xuất bản tại Paris Những công trình
được cấu trúc và trình bày một cách hệ thống dựa trên những báo cáo của chính quyền Pháp cũng như thực tế chính sách của họ áp dụng ở
xứ Lào đương đại gồm có: "Nước Lào và chế độ bảo hộ của Pháp" (1900) của Gosselin Capitaine; "Lịch sử Lào" của Lucien de Reinach
Trang 4với lời tựa của Paul Doumer nguyên toàn quyền Đông Dương; Cuốn
"Lịch sử nước Lào thuộc Pháp" (1931) của Paul Le Boulanger
Bên cạnh các công trình đã công bố của người Pháp, các nhà
khoa học Liên Xô cũng có nhiều đóng góp cho quá trình nghiên cứu
lịch sử Lào Liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án có những
công trình:"Chính sách của Pháp ở Cao Miên và Lào 1852 - 1907"
(1960) của tác giả Đêmensep thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô;
Tác giả Ionhexian năm 1973 cho ra mắt bạn đọc cuốn "Nước Lào -
sự phát triển kinh tế, xã hội từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 60
của thế kỷ XX"
Đối với người Mỹ, họ không mấy quan tâm nghiên cứu sâu về
lịch sử Lào thời cận đại mà chủ yếu tập trung vào giai đoạn hiện đại,
tức là sau năm 1945
Năm 1956, cuốn "Lịch sử Đông Nam á" của nhà sử học Anh -
D.G.E Hall ra mắt bạn đọc, đến nay đã được tái bản lần thứ tư Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia (Việt Nam) biên dịch công trình sang
tiếng Việt năm 1997
Thái Lan và Lào là hai nước có mối quan hệ gần gũi về địa lí và
văn hoá, nhưng số nhà nghiên cứu Thái Lan quan tâm đến lịch sử cận
hiện đại Lào rất ít Phần nội dung luận án tìm hiểu hầu như không có
một công trình nào1
Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu về lịch sử Lào của các tác
giả trong và ngoài nước liên quan đến giai đoạn lịch sử mà luận án
đang hướng tới, chúng tôi nhận thấy một vài điểm cơ bản sau:
1 Trong quá trình tìm tài liệu cho luận án (đi thực tế tại Lào), Nghiên cứu sinh đã cố
gắng tìm những công trình của người Thái Lan viết về giai đoạn lịch sử mà luận án
quan tâm, với hy vọng tiếp cận quan điểm và cách nhìn nhận của người Thái Lan về
vấn đề này Tình hình nghiên cứu về Lào của Thái Lan, Nghiên cứu sinh dựa trên
nguồn tài liệu và tham khảo ý kiến của Thầy Nguyễn Hào Hùng, chuyên viên cao cấp
về Lào của Viện Nghiên cứu Đông Nam á
Thứ nhất, nội dung giai đoạn lịch sử 1885-1893 chỉ được đề cập
ở mức độ khái quát trong các công trình khoa học đã được công bố Ngay cả trong các công trình lịch sử của người Lào, vấn đề này cũng chưa nhận được sự quan tâm sâu sắc
Thứ hai, quan điểm đánh giá về chủ nghĩa thực dân chưa thực
sự khách quan Hiện tượng này bị chi phối bởi thế giới quan đơn tuyến của người nghiên cứu vì ảnh hưởng của tình hình chính trị thời
đại Ở Việt Nam, từ đầu thập niên 90, xu hướng xem xét, đánh giá lại thời kỳ thuộc địa đã được đặt ra song số lượng các công trình chuyên sâu chưa nhiều nhất là liên quan trực tiếp đến Lào
Tính đến thời điểm thực hiện luận án, ở Việt Nam, chúng tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu lịch sử trọn vẹn, chuyên biệt
về đề tài mà luận án đề cập
3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng tới là: Quá trình xâm lược và chính sách cai trị của Pháp ở Lào (1885-1945), những đặc
điểm, hệ quả của nó
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ hoàn cảnh đặc biệt của nước Lào trước khi thực dân
phương Tây xâm lược
- Phân tích âm mưu và thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp
trong tiến trình tranh giành ảnh hưởng với phong kiến Xiêm về vùng
đất Lào qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Làm rõ mức độ thực thi chính sách cai trị của thực dân Pháp ở
xứ Lào trên các mặt: Chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục
- Rút ra những đặc điểm và hệ quả của quá trình xâm lược, cai
trị của thực dân Pháp ở Lào thời kỳ cận đại
Trang 5* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án bao quát từ năm
18852, tức là năm mà thực dân Pháp bắt đầu có hành động cụ thể thực hiện
âm mưu xâm chiếm Lào cho đến năm 1945 khi Lào tuyên bố độc lập
Về nội dung: Luận án tìm hiểu tiến trình xâm lược vùng đất
Lào của Pháp và thực trạng Lào thời thực dân trên các lĩnh vực: Chính
trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, có sự đối sánh trong khuôn
khổ Liên bang Đông Dương thuộc Pháp
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Tư liệu lưu trữ (tư liệu gốc), tư liệu này bao gồm hai loại:
Loại 1: Bao gồm các văn bản, số liệu thống kê của chính quyền Pháp
liên quan đến Lào Loại tư liệu này không được lưu giữ tại Lào mà được
tập trung ở hai trung tâm lưu trữ: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội
và Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp (Centre d’Archives des pays
d’Outre Mer) ở Aix - En - Provence Do không có điều kiện tiếp xúc
trực tiếp với Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Pháp, nên tư liệu lưu trữ
được chúng tôi sử dụng trong luận án khai thác chủ yếu ở Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội (Phông lưu trữ Phủ Toàn quyền Đông
Dương - GGI)
Loại 2: Bao gồm các báo, tạp chí, niên giám thống kê chung
của Đông Dương và của Lào đã được in ấn và phát hành Loại tư liệu
này được lưu giữ rải rác ở các bộ phận lưu trữ của các thư viện lớn
của Việt Nam (Thư viện Quốc gia Hà Nội, Viện Thông tin Khoa học
Xã hội Việt Nam)
2
Cho đến nay, việc xác định mốc thời gian bắt đầu giai đoạn lịch sử cận đại
Lào có nhiều ý kiến khác nhau Chúng tôi lấy mốc năm 1885 dựa vào sự
kiện ngày 7-5-1885 Pháp và Xiêm ký Hiệp định sơ bộ, theo đó Pháp được
phép đặt một Phó lãnh sự tại Luông Pha Băng với nhiệm vụ cùng Xiêm xem
xét vấn đề biên giới giữa Xiêm và vùng đất thuộc địa Việt Nam của Pháp
- Các công trình khoa học đã công bố có liên quan
Đó là các công trình của các tác giả đương thời và hiện nay, trong và ngoài nước nghiên cứu chung về Đông Dương và về Lào
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Qua việc xác định đối tượng nghiên cứu, với chủ đề trên, phương
pháp lịch sử, phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu chủ đạo
Xuất phát từ việc nghiên cứu một giai đoạn lịch sử theo những lát cắt của thời gian, đặt sự kiện lịch sử trong tổng thể chung của khu vực và
thế giới đồng đại để đối chiếu, nhận xét, do vậy phương pháp so sánh
được chúng tôi chú ý vận dụng Do nguồn tài liệu ít ỏi và tản mát nên
trong quá trình thực hiện luận án phương pháp tổng hợp, thống kê và
phân tích là những phương pháp không thể thiếu
5 Đóng góp của luận án
Luận án đóng góp ở những điểm sau:
- Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam đi
sâu nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử quan trọng của nước Lào, dựng lại bức tranh tổng thể về quá trình xâm lược và tình hình Lào thời kỳ Pháp xâm dựa trên nguồn tư liệu đa chiều
- Rút ra những đặc điểm và đánh giá về những hệ quả của nó
(cả mặt tích cực và hạn chế)
- Trong quá trình nghiên cứu, người viết luôn đặt Lào trong
phép so sánh đồng đại với các nước trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp Những hệ quả rút ra từ luận án góp phần giải đáp về những hạn chế và khó khăn mà nước Lào hiện tại đang phải đối mặt trong quá trình xây dựng đất nước Những hệ quả cũng chính là
những bài học kinh nghiệm quý báu đối với cả hai nước Việt Nam -
Lào về định hướng trong đường lối đối ngoại, hợp tác và phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay
- Nội dung và tư liệu của luận án được sử dụng, phục vụ cho
nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Lào nói riêng và lịch sử Đông Nam
á nói chung, cũng như phục vụ nhu cầu tham khảo của bạn đọc quan tâm tới lịch sử Lào
Trang 66 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, thư mục tài liệu tham khảo và
mục lục theo quy định của một luận án tiến sĩ, nội dung của luận án
gồm 3 chương:
cai trị của thực dân Pháp đối với Lào
Chương 1 Quá trình xâm lược Lμo của thực dân Pháp
(1885-1893)
1.1 Tình hình quốc tế và khu vực Đông Nam á cuối thế kỷ XIX
V.I Lênin đã chỉ rõ rằng: “Chủ nghĩa tư bản sẽ không tồn tại
nếu nó không ngừng mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai
phá những xứ sở mới ” Việc hướng tới những vùng đất mới, những
chân trời mới là một điều hiển nhiên khi chủ nghĩa tư bản bước vào
thời đại công nghiệp cơ khí hoá (những năm 50, 60 của thế kỷ XIX)
Nhìn trên bình diện châu á vào thời điểm những năm cuối thế
kỷ XIX cho thấy các nước thực dân đang củng cố và mở rộng hơn nữa
những vùng đất thuộc địa của mình Khu vực Đông Nam á, các nước
Đông Nam á hải đảo đều đã có chủ Đông Nam á lục địa đang diễn
ra cuộc đua tranh quyết liệt giữa thực dân Anh và thực dân Pháp trong
sự phân chia phạm vi ảnh hưởng đối với vùng đất còn lại mà họ coi là
còn trống, chưa có chủ Vùng đất của Xiêm3 là mục tiêu hướng tới
của cả thực dân Anh và Pháp
3 Bản đồ Đông Nam á thế kỷ XVII-XVIII của người châu Âu vẽ không có nước Lào
mà chỉ có lãnh thổ của Xiêm
1.2 Nước Lào và âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
1.2.1 Khái quát về đất nước, con người và lịch sử Lào trước khi Pháp xâm lược
Lào là một nước lục địa thuộc bán đảo Đông Dương nằm ở khu vực Đông Nam châu á Quốc gia Lang Xạng (Lào) ra đời vào thế kỷ XIV Quốc gia Lang Xạng hưng thịnh trải qua 12 triều vua Sau thời của vua Xulinha Vôngsa (1693), nước Lào rơi vào tình trạng phân liệt và trở thành thuộc địa của phong kiến Xiêm từ năm 1778 Như vậy, Lào là một quốc gia mất độc lập từ trước khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược
1.2.2 Vị trí chiến lược của Lào trong âm mưu xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Nam á lục địa
Tính đến thời điểm năm 1884, thực dân Pháp đạt được kết quả lớn trong tiến trình mở rộng thuộc địa ở Đông Dương Họ đã làm chủ Việt Nam cũng như Campuchia Yếu tố thúc đẩy tham vọng của người Pháp tiến vào vùng đất trung tâm Đông Nam á, một phần là sự tiếp tục của những kế hoạch không thành của họ trước đây và quan trọng hơn đó chính là quyền lực mà họ có được (quyền bảo hộ) đối với vùng đất Lào (vùng đất giáp biên giới phía tây Việt Nam) thông qua văn bản kí kết hiệp ước giữa triều đình phong kiến Việt Nam với Pháp năm 1884
Lào có tầm quan trọng đặc biệt đối với chiến lược thực dân của
Pháp ở khu vực Đông Nam á Thứ nhất, cương giới thuộc địa của họ
mở rộng vào trung tâm Đông Nam á; Thứ hai, họ có lợi thế về
thương mại khi tiếp giáp với Xiêm (Thái Lan), Miến Điện và Trung Quốc Do vậy, thực dân Pháp bằng mọi cách để dư luận thế giới thấy
được quyền lợi hợp pháp của họ đối với vùng đất này
Trang 71.3 Quá trình thực dân Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của phong kiến
Xiêm để chiếm vùng đất Lào
1.3.1 Vài nét về ảnh hưởng của Xiêm và nhà Nguyễn (Việt Nam) ở
Lào trước thời thực dân
Với vị trí địa lý đặc biệt, Lào trở thành nước đệm trong chính
sách đối ngoại của các nước lớn trong khu vực Vùng đất Lào là đối
tượng tranh chấp của phong kiến Xiêm và triều đình nhà Nguyễn
(Việt Nam) từ đầu thế kỷ XIX Tranh chấp Xiêm - Việt ở vùng đất
Lào diễn ra dai dẳng, nhưng không có cuộc xung đột quân sự lớn nào
xảy ra cho đến tận những năm giữa thế kỷ XIX thì có phần tạm lắng
Sự tranh giành ảnh hưởng về vùng đất này sôi động trở lại vào những
năm cuối thế kỷ XIX, nhưng đối thủ có sự thay đổi Xiêm phải đối
mặt với thực dân Pháp
1.3.2 Vấn đề biên giới phía tây của Bắc Kỳ - sự khởi đầu cuộc tranh
giành vùng đất Lào giữa phong kiến Xiêm và thực dân Pháp
Xác định biên giới phía tây của Bắc Kỳ (Việt Nam thuộc Pháp)
với vùng đất của Xiêm là bước khởi đầu cuộc tranh giành vùng đất
Lào giữa phong kiến Xiêm và thực dân Pháp Thực tế, quá trình thâm
nhập của người Pháp vào lưu vực sông Mêcông diễn ra từ rất sớm và
có định hướng rõ ràng Việc thực dân Pháp từng bước leo thang xâm
lược Việt Nam và thái độ nhu nhược của triều đình Huế có ảnh hưởng
tức thì tới chính sách của Xiêm đối với Lào
Sau năm 1884, người Pháp yêu cầu phía Xiêm tổ chức một uỷ
ban xem xét về biên giới giữa Luông Pha Băng và Bắc Kỳ Xiêm đã
ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 7-5-1885, cho phép Pháp được đặt
một phó lãnh sự tại Luông Pha Băng
Chính phủ Xiêm một mặt thể hiện tinh thần hợp tác với Pháp
về việc xác định biên giới, mặt khác mau chóng tổ chức lại hệ thống
hành chính ở Lào nhằm che đậy sự thực về vùng đất này đối với Pháp
Chính sự kiện giặc Hõ tấn công Luông Pha Băng đã làm lộ ý đồ của
chính phủ Xiêm, thực dân Pháp nhân cơ hội đó công khai sáp nhập vùng Sip Song Châu Thai (12 châu mường của người Thái) vào vùng
đất thuộc địa của mình
1.3.3 Sức ép quân sự, ngoại giao của Pháp đối với Xiêm và bản Hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893
Sau năm 1888, thực dân Pháp tiến hành điều tra và tiếp tục đòi lại những vùng đất trước đây từng thuộc về Việt Nam, họ muốn tiếp cận với lưu vực sông Mêcông Tham vọng của Pháp không chỉ đụng chạm đến quyền lợi của Xiêm mà nó trở thành mối quan ngại của thực dân Anh trong phân chia ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam á Bối cảnh mới buộc Pháp phải có sự điều chỉnh về phương sách lấn đất trong giai đoạn này
Chiến dịch xâm chiếm Lào trên toàn bộ vùng đất phía đông Lào chính thức được triển khai từ tháng 4-1893 dưới sự chỉ đạo của Toàn quyền Đông Dương M De Lanessan Quan điểm dùng quân đội bản xứ và sử dụng phương pháp ngoại giao hoà bình để giành được cảm tình của dân cư được quán triệt trong toàn bộ chiến dịch
Chính phủ Pháp quyết định tấn công trực tiếp vào thủ đô Xiêm Kết quả, phong kiến Xiêm buộc phải ký vào bản Hiệp ước Pháp -Xiêm ngày 3-10-1893 tại lâu đài Vallabha (Băng Cốc) Theo nội dung của Hiệp ước, vùng đất Lào phía đông sông Mêcông thuộc quyền sở hữu của thực dân Pháp
Quá trình xâm lược Lào của Pháp trải qua hai giai đoạn, thể hiện cấp độ xâm lược khác nhau:
Giai đoạn thứ nhất (1885-1888): Xuất phát từ vấn đề xác định
biên giới phía tây của Bắc Kỳ (Việt Nam) giữa phong kiến Xiêm và thực dân Pháp, thực dân Pháp phát hiện sự thực về sự tồn tại của nước Lào Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tham vọng mở rộng cương giới thuộc địa của Pháp
Trang 8Giai đoạn thứ hai (1888-1893): Tham vọng của Pháp không
chỉ đụng chạm đến quyền lợi của Xiêm mà còn liên quan đến lợi ích
của thực dân Anh trong quá trình phân chia ảnh hưởng ở khu vực Đông
Nam á Mối quan hệ tam giác Anh - Pháp - Xiêm về vấn đề sông
Mêcông rất phức tạp Với bản hiệp ước 1893, Pháp đã đạt được mục
đích: Mở rộng cương giới thuộc địa tới lưu vực sông Mêcông
Chương 2 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Lμo
(1893 -1945)
2.1 Vài nét về chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương
- Thực dân Pháp xây dựng bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ từ
trung ương đến địa phương
- Quá trình bóc lột kinh tế Đông Dương của tư bản Pháp tiến
hành triệt để trên mọi phương diện Chủ trương của tư bản Pháp là
độc chiếm thị trường Đông Dương
2.2 Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Lào
2.2.1 Về chính trị
- Đối với xứ Lào, việc đầu tiên thực dân Pháp quan tâm tới là
thiết lập hệ thống cai trị các cấp Quá trình này trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1893 - 1899, đây được coi là giai đoạn “thử nghiệm”
Lào thuộc Pháp được chia thành hai vùng: Bắc Lào và Nam Lào Sau
một vài năm tồn tại thể chế này, Pháp nhận thấy việc phân chia không
thích hợp với tổ chức cai trị chung nên chính quyền thực dân có sự
thay đổi Quyết định của Chính phủ Pháp ký ngày 10-4-1899 thành
lập Lào là một xứ nằm trong Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp
Giai đoạn 1899-1945, ở Lào có hai hệ thống chính quyền song
song tồn tại: Vương triều Luông Pha Băng do nhà vua đứng đầu và
Pháp, do viên Khâm sứ Pháp đứng đầu
- Song song với việc thiết lập hệ thống chính quyền, thực dân
Pháp tiến hành xây dựng lực lượng quân đội, cảnh sát và toà án
Lực lượng quân đội Pháp ở Lào thời gian đầu mang tính chất di
động, không đóng thành các doanh trại lớn Số lượng quân đội phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Lào
Lực lượng cảnh sát được xây dựng chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở Lực lượng cảnh sát gồm có: Cảnh sát an ninh, cảnh sát hình sự, cảnh sát kiểm soát và cảnh sát bản
Về mặt tổ chức tư pháp ở Lào, hệ thống toà án theo các cấp: Xã, tỉnh, xứ ở cấp xứ, toà án tối cao được điều khiển bởi Khâm sứ với sự tham dự của hội thẩm
2.2.2 Về kinh tế
2.2.2.1 Chính sách thuế
Ngân sách đầu tư của Pháp cho xứ Lào phụ thuộc vào sự cân
đối tài chính của chính quyền Pháp đối với toàn Liên bang Đông Dương Nguồn ngân sách chủ yếu chi phí cho hoạt động của các xứ là ngân sách địa phương Ngân sách Lào được thành lập theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 30-9-1895 Ngân sách này do Khâm sứ Lào quản lý Nguồn thu của ngân sách Lào trông vào các loại thuế: Thuế thân, thuế cộng đồng công ích, thuế rượu, muối, thuốc phiện và thuế gia súc Thuế điền thổ dần hình thành và thực thu trong thời gian Pháp cai trị
2.2.2.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng
Hạ tầng cơ sở Đông Dương nói chung và nước Lào nói riêng
được biểu thị bằng sự đầu tư của thực dân Pháp nhằm khôi phục và xây dựng những công trình giao thông mới
ở Lào, trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp cải tạo một số con đường rộng từ 1m đến 2m hoặc từ 3m đến 6m, xây dựng mới một
Trang 9số con đường giao thông rải đá và xe ô tô chỉ chạy được một mùa Sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, theo nghị định năm 1918, hệ thống
đường bộ được chia làm hai loại: Đường thuộc địa và đường hàng xứ
Sự phân chia này nhằm quy định trách nhiệm và phân chia ngân sách
bảo dưỡng và xây mới; Đường sắt trong thế kỷ XX đã làm nổi bật vai
trò việc khai thác kinh tế ở thuộc địa chưa khai phá Đối với Đông
Dương, đường sắt được Toàn quyền Paul Doumer nhấn mạnh tầm quan
trọng như một thực thể liên kết giữa các xứ trong Liên bang Đông
Dương Tại Lào, dự án Tân ấp - Thà Khẹt đã được hoạch định năm
1924 nhưng không được thực thi trên thực tế do chi phí quá tốn kém
Con sông Mêcông nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao
thông đường thuỷ Tuy nhiên, công việc vận tải lớn dọc theo nước
Lào vẫn phải phụ thuộc vào hình thức giao thông này
2.2.2.3 Khai thác kinh tế
Mục đích khai thác kinh tế thuộc địa của thực dân Pháp rất rõ
ràng Ngay từ năm 1891, Meline đã nói rõ: “Trong một tổ chức thuộc
địa, nền sản xuất thuộc địa chỉ được thu gọn trong việc cung cấp cho
chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm gì ta không có ” Trên
tinh thần đó, đối với xứ Lào, thực dân Pháp tiến hành khai thác một
số ngành sau:
Khai thác lâm nghiệp
Đây là ngành kinh tế hàng đầu mà tư bản Pháp thâm nhập bởi họ
có thể khai thác ngay, cho lời nhanh mà không cần bỏ vốn đầu tư
nhiều Ngoài những nguồn lợi về gỗ, các sản phẩm phụ mang lại nguồn
lợi lớn cho các nhà tư bản Pháp thông qua thu gom và xuất khẩu như
cánh kiến trắng, sáp ong, nhựa thông, đậu khấu rừng, tinh dầu
Khai thác mỏ
Xứ Lào có nhiều mỏ kim loại quí Báo cáo của Tổng tư lệnh ở Hạ Lào ngày 16-3-1898 gửi Toàn quyền Đông Dương cho biết, người Pháp đã phát hiện các mỏ có chứa vàng, đồng, thiếc, kẽm, chì Nhưng, số lượng giấy phép xin thăm dò khai thác mỏ đến năm 1910 mới chỉ là 16 (con số qua ít so với tiềm năng thực của Lào) Đến năm
1922, số giấy phép đăng ký khai thác ở Lào là 58 chiếm 2% so với toàn Đông Dương
Những năm 20 của thế kỷ XX, là thời điểm xét về mặt sản lượng cũng như quy mô khai thác mỏ đạt mức cao nhất trong thời kỳ Pháp thống trị Lào Giá trị khai thác mỏ hàng năm cho thấy rõ lợi nhuận tăng tiến Bước sang những năm 30, ngành khai thác mỏ chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 Sau năm 1940, khai thác kinh tế ở Lào của tư bản Pháp bị thu hẹp so với toàn cảnh nền kinh tế Đông Dương
Khai thác kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp Lào chưa thực sự thu hút vốn đầu tư của Pháp Xuất phát từ lợi ích thực tế, thực dân Pháp chú trọng đến phát triển kinh tế đồn điền, sản phẩm chủ yếu là cây lúa, cây cà phê và cây cao
su Tuy nhiên, kinh tế đồn điền ở Lào chỉ có biểu hiện khởi sắc trong những năm 20 của thế kỷ XX theo nhu cầu của thị trường thế giới
2.2.3 Văn hoá - x∙ hội
* Hoạt động giáo dục
Chiếm xứ Lào từ năm 1893 nhưng đến năm 1902 thực dân Pháp mới bắt đầu tổ chức nền giáo dục ở Lào Mục đích của giáo dục nhằm duy trì ách thống trị của Pháp Chủ trương của người Pháp đưa thêm một số kiến thức sơ đẳng về khoa học tự nhiên vào chương trình học của hệ thống trường chùa ở Lào, duy trì hệ thống trường chùa
Trang 10* Hoạt động y tế
Trong lĩnh vực y tế, thực dân Pháp có sự quan tâm nhất định
Ngân quỹ dành cho y tế của Lào chỉ chiếm có 1% ngân sách địa
phương Tỉ lệ này tăng lên 1,6 % vào năm 1910 Các cơ sở y tế chủ
yếu phục vụ cho người châu Âu và công chức Lào
Qua tiếp xúc với nguồn tài liệu lưu trữ về về xứ Lào thời thuộc
Pháp, trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, chúng tôi nhận thấy Pháp quan
tâm chủ yếu tới vấn đề giáo dục và y tế Liên quan đến văn hoá như
báo chí, kiểm soát các ấn phẩm, các hoạt động văn hoá nghệ thuật
hầu như không có Trên thực tế, mãi đến năm 1941 để đối phó với
chủ nghĩa Đại Thái của Thái Lan, thực dân Pháp mới xuất bản tờ báo
định kỳ đầu tiên của Lào - Lào Nhay (Đại Lào) Tờ báo đựơc in bằng
tiếng Pháp và tiếng Lào nhưng nhân dân Lào không thể đọc vì họ hầu
như mù chữ Điều đó cho thấy thực trạng mức độ nô dịch về văn hoá
của thực dân Pháp ở Lào
Từ nghiên cứu về chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với
xứ Lào giai đoạn 1893-1945, xin rút ra mấy điểm sau:
Thứ nhất, mọi biện pháp mà thực dân Pháp thực hiện trên đất Lào
đều nhằm mục đích hướng xứ Lào hoà nhập vào guồng máy chung
Liên bang Đông Dương về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá
Thứ hai, xét về quy mô thâm nhập kinh tế tư bản thông qua
khai thác kinh tế ở Lào mức độ không lớn Về cơ bản, kinh tế Lào
tiếp tục là nền kinh tế tự nhiên Xã hội Lào mang đầy đủ đặc trưng
sự nô dịch về văn hoá
Thứ ba, quá trình vơ vét thuộc địa của Pháp tác động lớn đến
đời sống, kinh tế - xã hội của người dân bản xứ và làm cho nó biến
đổi Sự biến đổi về cơ bản là tiêu cực, song không thể phủ nhận yếu tố
tích cực (tác động ngoài ý muốn của kẻ đi xâm lược) đem đến cho sự
phát triển của chính nước bản xứ
Chương 3
Đặc điểm vμ hệ quả quá trình xâm lược, cai trị
của thực dân Pháp đối với Lμo
3.1 Đặc điểm
3.3.1 Biện pháp ngoại giao được chú trọng trong quá trình xâm lược Lào
Trong quá trình xâm lược các nước Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào), biện pháp quân sự và ngoại giao đều được thực dân Pháp sử dụng Tuy nhiên, trong tiến trình xâm lược Lào, thủ pháp ngoại giao được thực dân Pháp triển khai chủ yếu và có hiệu quả là vì:
- Vị trí địa lý của Lào không thuận lợi cho thực hiện tác chiến truyền thống của thực dân Pháp đối với thuộc địa vì Lào là một nước nằm sâu trong lục địa Pháp không thể triển khai lực lượng hải quân
và thực thi biện pháp quân sự trên đất Lào
- Về vai trò của triều đình phong kiến đối với vận mệnh của đất nước Triều đình phong kiến của Lào vẫn tồn tại song, vì Lào trước khi Pháp xâm không còn là một quốc gia thống nhất nên triều đình phong kiến Luông Pha Băng không phải là của toàn Lào Thực tế, Lào
là một quốc gia đã mất quyền tự chủ, là thần thuộc của phong kiến Xiêm Xuất phát từ hoàn cảnh đó, Pháp thực hiện biện pháp lôi kéo,
dụ dỗ triều đình phong kiến Lào
- Chiếm Lào, thực dân Pháp phải đối mặt với các thế lực ở vùng
đất Xiêm- Lào Các thế lực ở đây là phong kiến Xiêm, thực dân Anh Xiêm đô hộ Lào từ năm 1778 Miến Điện thuộc Anh có một số tiểu quốc phụ thuộc diện tích nằm cả hai bên bờ sông Mêcông Do vậy, mối quan hệ “tay ba”Anh - Pháp - Xiêm liên quan đến quyền lợi của
đất Lào diễn ra rất phức tạp Quan hệ Anh- Pháp xuất phát từ lợi ích